tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp y tế trên địa bàn thành phố hà nội - Pdf 23

Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết
định, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là chủ thể sáng tạo ra mọi của
cải vật chất và văn hóa quốc gia. Đảng ta đã khẳng định “Sức khỏe không chỉ
là tài sản của mỗi người, mỗi quốc gia mà còn là tài sản của nhân loại”.
Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội là rất cần thiết và quan trọng.
Thực tế cũng cho thấy cùng với ngân sách nhà nước, các công cụ tài
chính khác nhu BHYT, viện phí đã đem lại nguồn lực đang đáng kể đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, song cần phải được hoàn thiện cả về
huy động và sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng
của nhân dân.
Sự đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công nói chng, các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng là cần thiết nhằm tách chức
năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị để hoạt động theo
cơ chế mới, phù hợp,có hiệu quả, xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu
“xin-cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính
cho các đơn vị sự nghiệp.
Sự ra đời của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính
phủ (Trước là Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ)
cùng với Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về cơ
chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là bước tiến mới trong quá
trình thực hiện chương trình cải cách tài chính công. Thành Phố Hà Nội cũng
đã triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới tại các đơn vị sự nghiệp
công, trong đó có các đơn vị sự nghiệp y tế.
Trong những năm gần đây, từ khi thực hiện chủ trương xã hội hóa các
hoạt động y tế và thực hiện công tác quản lý tài chính theo Nghị định số
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp y tế.
Chương 2: Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp y tế, trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, trên địa bàn Thành Phố Hà
Nội.
Do thời gian và điều kiện có hạn, sự hiểu biết về tình hình thực tế còn
chưa sâu sắc, nên bài viết của tôi không tránh khỏi sai sót, vì vậy tôi rất mong
sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo và các cán bộ tài chính.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, Tôi đã được sự hướng
dẫn tận tình của cô giáo, TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, cùng sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cô, các bác, anh chị trong Sở Tài Chính Hà Nội, đã giúp đỡ Tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1. VAI TRÒ CỦA SỰ NGHIỆP Y TẾ VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI.
Sự nghiệp y tế là sự chăm lo và bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc cho nhân
dân trong công cuộc thực hiện chiến lược phát triển con người cũng như chiến
lược phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay quan điểm chỉ đạo của Đảng là quan tâm thích đáng tới sự
nghiệp y tế, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với

Trong giai đoạn hiện nay, coi y tế là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân
và toàn xã hội, cần có nhiều hình thức đóng góp, đầu tư khác cho lĩnh vực y
tế, nhưng cốt yếu phải có sự đầu tư bằng tiền. Chúng ta không coi nhẹ các
nguồn kinh phí như viện phí, viện trợ, vốn vay…Thông qua chi ngân sách nhà
nước sẽ có tác động quan trọng tới việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấu
của ngành y tế, từ đó sắp xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản lý hoạt động y tế
một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động y tế cũng như
góp phần nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động kinh tế nói chung của
đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
1.2. NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP.
1.2.1.Ngân sách nhà nước cấp.
NSNN được đặc trưng bởi sự vận động của các nguồn tài chính trong
quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước, để phục vụ cho việc
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. NSNN phản ánh các quan hệ
kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội phát sinh khi nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực
tiếp.
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
Thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui đinh của pháp luật là
nguồn được chính phủ thu để hình thành ngân sách, trong đó có ngân sách
cho sự nghiệp y tế. Ngân sách cho sự nghiệp y tế dùng để chi cho các hoạt
động y tế nhất định, gồm chi đầu tư, chi vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ y
tế thuộc sở hữu Nhà nước, chi hỗ trợ người nghèo.Ở các nước đang phát triển,
đây là nguồn tài chính y tế quan trọng nhất, đối với hoạt động y tế dự phòng ở
hầu hết các nước, kể cả nước giàu, NSNN là nguồn tài chính y tế duy nhất để
đảm bảo cho hoạt động y tế dự phòng, kể cả lĩnh vực chuyên sâu và hoạt động
thường xuyên.Đối với hoạt động khám chữa bệnh đây không phải là nguồn
duy nhất nhưng vẫn là nguồn tài chính cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu

nghiệp.Các loại hình bảo hiểm khác chưa được triển khai một cách phổ biến.
Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe
của Đảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công ngoài
công lập ra đời với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và
bảo hiểm y tế.
1.2.3. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính Phủ Việt Nan
quy định là một phần của ngân sách Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp y tế
quản lý và sử dụng. Tuy nhiên đơn vị thường phải chi tiêu theo định hướng
những nội dung đã định từ phía nhà tài trợ.Nguồn kinh phí này đáp ứng
khoảng 20-30% chi tối thiểu của đơn vị.
1.3. NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP.
1.3.1. Nội dung của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho đơn vị sự
nghiệp y tế công lập.
Nhóm I: Chi cho con người
Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độ
hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự
nghiệp) và các khoản nộp theo lương: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đây là
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức
lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của đơn vị sự nghiệp y tế.
Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Bao gồm chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám
bệnh; trang thiết bị kỹ thuật, sách, tài liệu chuyên môn y tế…Nhóm này phụ
thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế. Có
thể nói đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm 50% tống số kinh phí và đòi hỏi
nhiều công sức về quản lý. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu

lực quản lý trong nhóm chi này, nhằm bảo toàn giá trị vốn trong sửa chữa để
có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.
Về mua sắm tài sản cố định.
Bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn. Do
tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh
trong đơn vị sự nghiệp y tế càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao.
Nhưng hầu hết các trang thiết bị này được sản xuất ở nước ngoài, giá cả tương
đối cao. Vậy việc mua sắm phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước,
đồng thời đơn vị phải có chiến lược quản lý và sử dụng công nghệ để đạt hiệu
quả.
Nhóm IV: Các khoản chi khác
Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, thông tin liên lạc, hội
nghị, tiếp khách…Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động
của bộ máy quản lý của các đơn vị sự nghiệp y tế. Do vậy, các khoản chi này
đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
Tỷ lệ nhóm chi này nên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí.
Trước đây nhóm chi này, bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với
định mức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý. Tuy nhiên, trong cơ chế
mới đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ
căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với
hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình.
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
Cùng với chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chính
sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu.Quản lý tốt nhóm này sẽ
tạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác.
1.3.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp

càng thuận lợi hơn và thực hiện công bằng xã hội, công bằng ở đây không có
nghĩa là bình đẳng hay ngang bằng mà công bằng là ai có nhu cầu nhiều hơn
thì được chăm sóc nhiều hơn, ai chịu thiệt thòi nhiều hơn thì quan tâm nhiều
hơn, phải biết quan tâm tới người nghèo, có điều kiện tới đâu ta quan tâm đến
đó, với ý nghĩa này thì chỉ có NSNN mới có thể làm được.
Để đảm bảo được tính nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trong
việc chăm sóc sức khỏe, phải coi NSNN là nguồn chủ đạo, nguồn có tính ổn
định nhất để những người nghèo, người ở vùng khó khăn có điều kiện khám
chữa bệnh cơ bản. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ các nguồn
kinh phí như viện phí, viện trợ, bảo hiểm y tế nhưng trong hoàn cảnh của
Việt Nam thì để đảm bảo một nền y tế công bằng, phải lấy NSNN là nguồn
chủ yếu.
Thực tế cho thấy, là không phải cần khi kinh tế phát triển cao rồi mới
giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay cả trong từng bước và suốt quá trình
phát triển tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, mặc dù vẫn có sự điều tiết vĩ mô
của nhà nước nhưng cơ chế thị trường vẫn có quy luật của nó, đó là sự phân
hóa giàu nghèo, khoảng cách này càng lớn thì khả năng chi trả cho nhu cầu
khám chữa bệnh sẽ ngày càng khác nhau, tầng lớp dân nghèo co nguy cơ bị
thiệt thòi, không đủ khả năng để khám chữa bệnh khi ốm đau. Bên cạnh đó,
những người nghèo ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, xa các
trung tâm y tế mà thường xuyên mắc các bệnh hiểm nghèo, họ vẫn có nhu cầu
khám chữa bệnh. Trong bối cảnh như vậy, để chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân
dân, đảm bảo được công bằng với các thành viên trong xã hội cần đặc biệt có
sự chú trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế là một trong các công cụ
quản lý vĩ mô của nhà nước, nó vạch ra sự phát triển có kế hoạch của thiết bị

về những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành từ đó có kế hoạch động viên, khai
thác các nguồn thu cũng như phân phối sử dụng chúng một cách đúng đắn,
hợp lý cho kỳ kế hoạch.
- Tình hình thực hiện kế hoạch của các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
Hoạt động tài chính thường diễn ra theo một quy luật nhất định, trong
từng thời kỳ tương đối dài. Do vậy, các tài liệu phản ánh tình hình thực hiện
kế hoạch của các năm trước, đặc biệt là các năm báo cáo cho phép dự báo, dự
kiến tình hình tài chính của năm kế hoạch theo quy luật vận động của những
năm trước.
- Các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu chi tài chính của ngành
Y tế.
Để xây dựng các chỉ tiêu thu chi cho năm kế hoạch được sát, đúng thì
ngoài các căn cứ nêu trên phải đặc biệt tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định
mức thu chi tài chính của ngành thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản
pháp lý của nhà nước.
- Căn cứ vào số kiểm tra
Việc lập dự toán phải căn cứ vào số kiểm tra được cấp có thẩm quyền
giao. Số kiểm tra là cơ sở, là hành lang pháp lý tạo điều kiện cho đơn vị lập
dự toán một cách chính xác, khách quan và khả thi.
 Phương pháp lập dự toán
Việc lập dự toán được tiến hành theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng
hợp từ dưới lên. Theo phương pháp này thì các đơn vị cơ sở (Trạm xá, bệnh
viện…) sẽ căn cứ vào số kiểm tra của các cấp có thẩm quyền giao tiến hành
lập dự toán thu, chi của đơn vị mình trong năm kế hoạch.Sau đó, thủ trưởng
đơn vị có nhiệm vụ xét duyệt và gửi lên cơ quan chủ quản và cuối cùng tổng
hợp thành dự toán thu chi của từng ngày.
1.4.2. Thực hiện dự toán
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính

Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu không có dự toán mà
cần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thòi có thứ tự ưu tiên việc gì trước,
việc gì sau. Khi thực hiện dự toán đơn vị sự nghiệp y tế cần phải chú ý:
• Khâu vệ sinh phòng dịch bệnh
• Thuốc men đảm bảo khám chữa bệnh
• Trang thiết bị
• Tiền lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên
• Sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận được thông
báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và quyền hạn.
Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức
theo Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả chất lượng công việc
1.4.3. Quyết toán.
Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh
phí.Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán
ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung, và các
khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu
quả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng
thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm
cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cở sở cho việc lập kế
hoạch của năm sau.
Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải.
• Tổ chức bộ máy kế toán theo đúng quy định nhưng đảm bảo tinh giản,
gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả
• Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định
• Ghi chép cập nhập, phản ánh kịp thời và chính xác
• Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp

SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.
2.1.1. Thực trạng ngành Y tế Hà Nội những năm gần đây.
* Hệ thống tổ chức.
Các cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà Nội: Tổng số 89 đơn vị gồm
Tuyến thành phố:
Thành phố Hà Nội hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và y học
cổ truyền, có tổng diện tích 68,91 ha với 7980 giường bệnh.
Tuyến quận, huyện, thị xã:
Hà Nội có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trong đó có 7 trung tâm
y tế có giường bệnh. Tổng diện tích của 7 trung tâm này là 2, 15 ha với tổng
số 115 giường bệnh.
Tuyến xã, phường, thị trấn:
Hiện nay trên khắp địa bàn Hà Nội có 576 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
Ngoài ra có 20 đơn vị khác gồm: Các trung tâm chuyên khoa, Trường
cao đẳng y tế Hà Đông, Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội, Chi cục an toàn vệ
sinh thực phẩm, ban quản lý dự án.
Về đội ngũ nhân lực và hệ thống đào tạo ngành y tế tại Hà Nội.
Toàn ngành y tế Hà Nội hiện có 12.847 cán bộ, công nhân viên chức.
Phân theo cấp: - Thành phố : 5.409 người chiếm 42,1%
- Quận, huyện : 4.256 người chiếm 33,1%
- Xã, phường : 3.182 người chiếm 24,76%
Phân theo khối: - Khối hành chính : 191 người
- Khối sự nghiệp : 12.847 người
Theo chức danh:

cấp dưới.
- Y tế cơ sơ, và các chương trình y tế.
Tiếp tục duy trì hoạt động của y tế các cấp dưới, đảm bảo 100% các
trạm, y tế xã phường có nhân viên y tế hoạt động. Tăng số lượt người khám
bệnh/ đầu người tại các trạm y tế từ 18,9% lên 24,6% trong vòng 3 năm.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình y tế, mục tiêu hoạt
động của chương trình y tế quốc gia và Thành phố đều vượt kế hoạch đề ra
như: Chương trình tiêm chủng rộng mở rộng đạt 99,85%; giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi từ 15,5% xuống còn 8,2%.
- Công tác khám chữa bệnh.
Công tác khám chữa bệnh có nhiểu chuyển biến tích cực, chất lượng
chuyên môn từng bước được nâng cao. Con số này ngày càng tăng lên, đầu
tiên thể hiện ở công suất khám chữa bệnh.
- Công tác dược.
Cung ứng đầy đủ thuốc chất lượng tốt cho công tác khám chữa bệnh,
thực hiện tốt các quy chế chuyên môn dược, quản lý, bảo quản, xuất nhập
thuốc theo đúng quy định. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất mua sắm
trang thiết bị và nhân lực cho khối dược, nhiều đơn vị đã và đang triển khai
ứng dụng tin học trong quản lý dược.
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
2.2. TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP Y
TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.2.1. Số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế.
Chi thường xuyên NSNN cho y tế được định nghĩa là khoản chi từ
NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ thuế trực thu và gián thu.
Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi đã được chủ tài khoản phê duyệt,
NSNN sẽ cấp cho đơn vị một khoản tiền để chi trả, thanh toán các nhu cầu
thường xuyên. Để kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi, của đơn vị đối với

tăng, nhưng tỷ trọng so với các ngành khác giảm, để phù hợp và đảm bảo phát
triển toàn diện nền kinh tế.
Không chỉ tăng lên về số lượng, mà chi ngân sách nhà nước cho sự
nghiệp y tế tăng lên cả về chất lượng. Tức là đã giảm được những khoản chi
cho kiến thiết, thị chính gọn nhẹ bộ máy quản lý, tăng chi sự nghiệp cho
phòng bệnh và sự nghiệp khám chữa bệnh. Cộng thêm những kết quả đã đạt
được trong thời gian qua đã thể hiện được hiệu quả trong công tác quản lý chi
ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế.
Mặc dù, ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên thường xuyên
tăng, song mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu. Số còn lại các đơn vị
phải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và bảo hiểm y
tế.
Ngoài ra ngân sách Thành phố còn chi cho sự nghiệp Y tế trong các
hoạt động khác như:
Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp
Bộ…
Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực
hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, theo giá khung giá do Nhà nước quy định.
2.2.2. Tình hình chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp Y tế theo các
nhóm mục chi.
Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm, được phân bổ
chi tiêu theo các nhóm mục chi được thể hiện ở dưới biểu đồ sau:
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài Chính
Biểu đồ 3
Chi cho con người – thuộc nhóm mục chi I chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong các khoản chi, từ 80% -90% tổng chi trong kinh phí thường xuyên của
ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp y tế.
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn- thuộc nhóm chi II là khoản chi quan

người được thể hiện ở bảng dưới đây:
Nguyễn Thị Diệu Lớp CQ45/01.03
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Bảng số 01 : Cơ cấu chi cho con người theo các tiểu nhóm chi.
ĐVT

: Triệu đồng
Mục chi
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011( Dự toán)
Số đã thực
hiện
Tỷ trọng
(%)
Số đã
Thựchiện
Tỷ trọng
(%)
Số đã
Thực
hiện
2010/2009
(%)
Số Thực
hiện
Tỷ trọng
(%)
Tổng chi cho con người 765.647 100 986.428 100 128,8 1.002.090 100
1. Tiền lương. 366.362 47,85 543.620 55,11 148,3 590.230 58,9
2. Phụ cấp lương. 31.328 4,08 51.195 5,19 163,4 69.145 6,9
3. Sinh hoạt phí CB đi học. 258.559 33,77 216.225 21,92 83,6 164.342 16,4


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status