Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố yên bái trong điều kiện hiện nay - Pdf 22

Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Sinh viên: Vũ Thị Hạnh
Lớp: CQ46/01.02
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học
cơ sở trên địa bàn thành phố Yờn Bỏi trong điều kiện hiện
nay”
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính công

Hà Nội - năm 2012

SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
i
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Sinh viên: Vũ Thị Hạnh
Lớp: CQ46/01.02
Đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trung học
cơ sở trên địa bàn thành phố Yờn Bỏi trong điều kiện hiện
nay”
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Tài chính công

Giáo viên hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Văn Du

UBND Uỷ ban hân dân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản lý tài chính công của Học viện Tài Chính
2. Giáo trình quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công của Học viện Tài Chính
3. Tài liệu quyết toán chi ngân sách nhà nước thành phố Yờn Bỏi từ năm
2009 đế năm 2011
4. Các báo cáo tổng kết năm học của ngành giáo dục từ năm 2009 đến
năm 2011
5. Luõt NSNN
6. Mục lục NSNN
7. Trang web .
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
iv
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
8. Trang web .
9. Trang web .
10.Nghị định 43/2006/ NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng chính phủ
quy định về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị
sự nghiệp công lập
11. Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/ NĐ-CP
12. Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài Chính về
“Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chớnh”
13. Một số tài liệu và trang web khác.

SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
v

SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
vii
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Xuất phát từ thực tế đú nờn trong thời gian thực tập tại phòng Tài chớnh –
Kế hoạch thành phố Yờn Bái, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu chi và quản lý
chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS thông qua đề tài: “ Một số giải pháp
nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Yờn Bỏi trong điều
kiện hiện nay ”.
 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chi thường xuyên NSNN cho
sự nghiệp giáo dục THCS.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục THCS trên địa bàn thành phố Yờn Bỏi trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp thiết thực góp phần tăng cường quản lý chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Yờn Bỏi trong thời
gian tới.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quản lý chi thường xuyên NSNN
cho sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Yờn Bỏi.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo
dục bậc THCS trong phạm vi thành phố Yờn Bỏi.
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục THCS thành phố Yờn Bỏi giai đoạn (2009-2011).
 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lờnin là cơ sở phương
pháp luận.
- Nghiên cứu tài liệu, phân tích so sánh, tổng hợp, thống kê.

CHƯƠNG 1
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Giỏo dục THCS và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1. Tổng quan về sự nghiệp giáo dục và giáo dục THCS
Hoạt động giáo dục là một động đặc biệt bởi sản phẩm của nó đặc biệt, đó
là sản phẩm con người. Phát triển giáo dục không chỉ là sự nghiệp riêng của một
quốc gia nào mà là sự nghiệp chung của toàn xã hội, của mọi quốc gia. Sự phát
triển của sự nghiệp giáo dục đem lại lợi ích chung cho toàn nhân loại, là điều
kiện giúp cho đời sống của mỗi người trong cộng đồng ngày càng được nâng
cao về cả vật chất lẫn tinh thần.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự nghiệp giáo dục, có thể nói giáo dục là
hoạt động của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm trong
cuộc sống, lao động, sản xuất. Giáo dục trước hết là sự tác động từ nhân cách
này đến nhân cách khác, tác động từ nhà giáo dục tới người được giáo dục và sự
tác động qua lại giữa những người được giáo dục với nhau. Thông qua môi
trường học tập trong giáo dục cũng như trong các mối quan hệ xã hội mà nhân
cách con người được hình thành. Và với sự phát triển của hệ thống giáo dục đã
thúc đẩy sự phát triển con người và đưa tới những thành công của xã hội.
Giáo dục là sự khơi dậy các nhu cầu chân chính trong mỗi người, là tạo
điều kiện nảy nở những khát vọng hoài bão lớn lao, là rèn luyện và bồi dưỡng
năng lực của con người để thực hiện những nhu cầu chân chính đó.
Trong sự phát triển của nhân loại, con người vừa là đối tượng cống hiến,
vừa là đối tượng được hưởng thụ từ sự phát triển đó. Trong sự tiến hóa của lịch
sử, con người được xem là trung tâm, con người là nhân tố quyết định đến mọi
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
1
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
hoạt động của xã hội. Vì vậy trên hết vấn đề giáo dục con người có vai trò rất
lớn và ngày càng được coi trọng.

+ Cao học: Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn
hơn phụ thuộc vào ngành và trường quy định. Sau khi tốt nghiệp, các học viên
cao học được cấp bằng Thạc sĩ.
+ Nghiên cứu sinh: đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay.
Thời gian làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm với người có bằng cử nhân, kỹ
sư và 3 năm với người có bằng thạc sĩ. Sau khi hoàn thành thời gian và bảo vệ
thành công luận án, các nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng Tiến sĩ.
Như vậy giáo dục bậc THCS là một phần quan trọng của sự nghiệp giáo dục
và đóng vai trò là nền tảng phát triển cho các bậc học cao hơn. Giáo dục THCS
nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khá toàn diện về tất cả các lĩnh vực
tự nhiên và xã hội ở mức cơ sở tạo điều kiện cho thế hệ lao động trẻ sau khi học
xong bậc THCS được trang bị những hiểu biết nhất định, giỳp cỏc em có hành
trang tối thiểu chuẩn bị bước vào cuộc sống. Giáo dục THCS là thực hiện giáo
dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông, cơ bản, hệ
thống, và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu
vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích
cực sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng
kiến thức vào cuộc sống.
1.1.2. Vai trò của giáo dục THCS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
 Đào tạo nguồn nhân lực có văn hóa
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yờu cõu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
3
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ
thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy
truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân

dục
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực
hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Nội dung chi NSNN là rất
đa dạng, điều này xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc
phát triển kinh tế - xã hội. Thông thường căn cứ theo nội dung kinh tế của các
khoản chi mà chi NSNN có thể chia ra thành: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển và chi khác.
Chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục là quá trình phân phối và sử
dụng quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi của lĩnh vực giáo dục nhằm đảm
bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra.
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi thường xuyên vì vậy nú cú
cỏc đặc điểm sau:
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang tính ổn định.
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục mang tính chất tiêu dùng xã hội. Vì kết
quả của hoạt động trên không tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mục đích của
nó là đầu tư cho con người, tạo ra con người có đủ đức và tài.
- Phạm vi, mức độ chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục gắn chặt với sự lựa
chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa giáo dục. Giáo dục một mặt
được coi là hàng hóa cá nhân nhưng mặt khác nó cũng là hàng hóa công cộng
bởi giáo dục đem lại lợi ích cho toàn xã hội chứ không riêng cá nhân được giáo
dục. Khoản chi cho giáo dục thường chiếm tỷ trọng lớn, có tính chất quyết định
trong việc hình thành và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
5
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
1.2.2. Nội dung chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi thuộc nhóm chi hoạt động
sự nghiệp cho lĩnh vực văn – xã, thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN.
Đây là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN nhằm
duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

Những khoản chi này không phát sinh một cách thường xuyên liên tục nên việc
chi tiêu không thể căn cứ vào định mức chi. Do đó việc quản lý các khoản chi
này gặp rất nhiều khó khăn và rất dễ gây lãng phí cho NSNN.
Tổng hợp các khoản mục nói trên sẽ hình thành nên chi thường xuyên của
NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS, đây là các khoản chi phát sinh thường
xuyên tương đối ổn định.
1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên NSNN đối với sự nghiệp giáo dục
Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục có nhiệm vụ quan trọng là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để giáo dục được tồn tại và
phát triển thì cần phải có nguồn tài chính cung cấp thông qua hoạt động chi
NSNN. Hiện nay các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bao gồm: Nguồn NSNN,
nguồn đóng góp của nhân dân, các tổ chức xã hội, nguồn vốn tài trợ…Nhưng
trong đó nguồn vốn NSNN là nguồn vốn ổn định giữ vai trò chủ đạo chiếm
khoảng 80% trong các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục. Vai trò của chi thường
xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất: NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn để duy trì và phát triển
hệ thống giáo dục theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
Giáo dục là một lĩnh vực hoạt đụng xó hội rộng lớn. Thời gian qua Nhà
nước ta đó cú chính sách xã hội hóa giáo dục nhưng hiện nay hệ thống các
trường công lập còn nhiều và chiếm một tỷ trọng lớn. Nhà nước khuyến khích
mở rộng các trường bỏn cụng, dân lập tư thục nhưng số lượng các trường này
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
7
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đồng thời việc xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục thực
hiện chậm, các thành phần kinh tế phi Nhà nước phát triển chưa mạnh nên sự
đóng góp còn hạn chế. Do đó mọi gánh nặng đều đặt lên vai của Nhà nước.
Thứ hai: Chi thường xuyên NSNN góp phần quyết định đến sự tồn tại và
hoạt động của bộ máy nhà trường. Bằng việc chi thường xuyên NSNN, Nhà
nước thực hiện việc cung cấp các phương tiện vật chất, xây dựng mới, cải tạo,

nước để đáp ứng các nhu cầu chung có tính chất toàn xã hội. Do đó việc sử dụng
ngân sách của nhà nước phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định để đảm
bảo công bằng và hiệu quả.
 Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Mọi nhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự
toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của cơ quan quyền lực nhà
nước từ thấp đến cao. Chỉ sau khi dự toán chi đã được Quốc hội xét duyệt và
thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phõn bổ số chi cho mỗi cấp. Các
cấp các đơn vị phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu thuộc
dự toán chi đã được quốc hội thông qua.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên mỗi ngành, mỗi
cấp, mối đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và
sử dụng cho các khoản mục và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy
định.
Khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán
làm căn cứ đối chiếu so sánh. Quyết toán phải được xác lập theo cùng chỉ tiêu
khoản mục dự toán.
 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính nhà nước,
nguồn lực là có hạn và nhu cầu là vô hạn vì vậy chúng ta phải chi làm sao mà
với mức phí bỏ ra thấp nhất song hiệu quả đạt được lại cao nhất. Hơn thế nữa do
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
9
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
hoạt động của NSNN diễn ra rộng và đa dạng phức tạp, nhu cầu chi luôn gia
tăng với mức độ không ngừng trong giới hạn huy động các nguồn thu. Chính vì
vậy để tiết kiệm và hiệu quả được tôn trọng chúng ta phải làm tốt và đồng bộ
một số nội dung sau:
- Xõy dựng các định mục tiêu chuẩn chi phù hợp với từng đối tượng hay
tính chất công việc, đồng thời bảo đảm tính thực tiễn cao.

THCS nói riêng là quản lý theo chu trình ngân sách, được thực hiện bằng công
cụ kế hoạch thông qua ba khâu chủ yếu là:
 Lập dự toán chi thường xuyên NSNN
Là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và chi ngân sách
giáo dục nói riêng. Khâu này mang tính định hướng tạo nền tảng cơ sở cho cỏc
khõu tiếp theo. Quản lý theo dự toán là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý
chi thường xuyên NSNN cho sự ngiệp giáo dục THCS, khi lập dự toán chi
NSNN cho sự nghiệp giáo dục THCS cần phải dựa trên căn cứ sau:
Thứ nhất: Chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì phát triển sự
nghiệp giáo dục THCS trong từng thời kỳ.
Thứ hai: Dựa vào khả năng nguồn kinh phí để đáp ứng được nhiệm vụ được
giao và nội dung hoạt động của sự nghiệp giáo dục THCS.
Thứ ba: Dựa vào tiêu chuẩn định mức, các chính sách, chế độ của nhà nước
liên quan đến hoạt động giáo dục THCS.
Thứ tư: Căn cứ vào quy mô giáo dục THCS, số giáo viên, cán bộ, số học sinh.
Thứ năm: Căn cứ vào đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước.
Quy trình lập dự toán chi:
- Theo phương pháp lập từ cơ sở lờn, cỏc trường học (đơn vị dự toán cấp
ba) là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổng hợp, xác định nhu
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
11
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
cầu chi để lập dự toán chi năm kế hoạch cho đơn vị mình, gửi lên cơ quan tài
chính cùng cấp xét duyệt theo những căn cứ đó nờu ở trên.
- Cơ quan tài chính xem xét tính hợp lệ, đúng đắn của dự toán cho các đơn
vị trực thuộc và trình UBND đồng cấp phê duyệt, sau đó trình lên cơ quan tài
chính cấp trên. Cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm xem xét dự toán
kinh phí cho các cơ quan cùng cấp, Bộ tài chính có trách nhiệm lập dự toán ngân
sách trung ương, tổng hợp ngân sách trình Chính phủ xem xét sau đó trình Quốc
hội phê duyệt.

Các khoản chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đó có trong dự toán NSNN giao.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
- Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
Đối với công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành ngân sách là khâu cốt
yếu có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập dự
toán tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến,
chỳng cú biến thành hiện thực hay không còn tùy vào khâu chấp hành ngân
sách. Hơn nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt còn có tác dụng tích cực trong
việc thực hiện cỏc khõu tiếp theo là khâu quyết toán ngân sách.
 Quyết toán chi thường xuyên NSNN
Đây là khâu cuối cùng của một chu trình quản lý ngân sách, là khâu nhằm
tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của cả hai khõu trờn và đánh giá tình hình
chấp hành dự toán nhằm rút ra kinh nghiệm cho kỳ dự toán tiếp theo.
Việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS ở khâu quyết toán
cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các đơn vị dự toán phải lập đầy đủ các báo cáo quyết toán và gửi các báo
cáo này kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng chế độ quy định.
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02
13
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
- Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, số liệu trên sổ sách
của mỗi đơn vị phải đảm bảo tính cân đối, khớp với số liệu của phòng tài chính
và của kho bạc.
- Nội dung các báo cáo phải đúng mục lục ngân sách.
Chỉ khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết toán các
khoản chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục THCS mới được tiến hành được
thuận lợi, đồng thời mới tạo ra cơ sở vững chắc cho việc phân tích đánh giá quá
trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực và khách quan.

15
Học Viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Là trung tâm kinh tế của tỉnh, thành phố đã phát huy được sức mạnh tổng
hợp bằng chính nội lực của mỡnh. Cỏc thành phần kinh tế phát triển tăng cả về
số lượng và quy mô. Hoàn thành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Trên địa bàn thành phố hiện có 25 hợp tác xã, 452 doanh nghiệp và 7516 hộ sản
xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân hàng năm đạt
14,96%; GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 26,3 triệu đồng.
Về hạ tầng kinh tế - xã hội, thành phố có hệ thống giao thông đô thị, điện
chiếu sáng, thông tin liên lạc, cây xanh môi trường, cảnh quan, cấp thoát nước
đã và đang được đầu tư hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến
năm 2010, trên địa bàn được trung ương, tỉnh và thành phố đã và đang đầu tư
nhiều công trình trọng điểm phục vụ cho phát triển kinh tế xó hụi như: Đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai, bệnh viện tuyến tỉnh, xây dựng mới bệnh viện đa
khoa thành phố quy mô 100 giường, khu trung tâm công viên Yờn Hũa, hồ sinh
thỏi xã Nam Cường, xây dựng cụm công nghiệp Đầm Hồng…
Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự nghiệp văn hóa xã hội của thành phố
có nhiều tiến bộ góp phần phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa
phương và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Các trung tâm y tế của
thành phố, trạm y tế xã, phường đã hoàn thành tốt các chương trình y tế, đảm
bảo duy trì tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh
cho nhân dân. Hiện thành phố có 13/17 xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; có
200 cơ sở ngành y, dược tư nhân, trong đó có nhiều cơ sở khám chữa bệnh được
đầu tư các thiết bị y tế hiện đại, tạo điều kiện để nhân dân được chăm sóc sức
khỏe và hưởng các dịch vụ y tế ngày một tốt hơn.
Mạng lưới giáo dục được duy trì, chất lượng dạy và học được nâng lên,
100% xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Hiện trên địa bàn thành
phố có 25 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 15 trường THCS, 7 trường
THPT, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 4 trường cao đẳng. Tỷ lệ trường tiểu
SV: Vũ Thị Hạnh Lớp CQ46/01.02


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status