Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục Tiểu học và THCS ở huyện Từ Liêm - Pdf 12

Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
MỤC LỤC
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03

Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng đặc biệt trong sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Chỉ có tri thức mới đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc
hậu, hội nhập với nền kinh tế thế giới, làm chủ được khoa học công nghệ. Để
giáo dục vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chúng ta phải
phát triển giáo dục cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thấy được tầm quan trọng của
giáo dục, thời gian qua Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục.
Chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực này tăng lên cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt
đối, điều đó đó gúp phần tạo điều kiện cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất trường
học, mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học trên phạm vi cả
nước.
Xét trên phạm vi một huyện, chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực giáo
dục có một vị trí quan trọng. Từ Liêm là một huyện kinh tế dựa vào nông nghiệp
là chính, đất chật, người đông, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, khả năng
XHH chưa nhiều nên ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục vẫn giữ vai
trò chủ đạo. Sự nghiệp giáo dục được coi là một trong những động lực để phát
triển nền kinh tế xã hội của huyện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,
chi ngân sách cho giáo dục hàng năm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách
huyện. Tuy vậy chất lượng giáo dục còn thấp, chưa xứng đáng với nguồn vốn mà
huyện đã đầu tư. Trong khi thực hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất hợp lý đặc biệt là công tác
quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc chọn đề tài “ Một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước cho giáo dục Tiểu học và THCS ở huyện Từ Liêm ” là cần thiết cả về mặt
lý luận và thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vất lịch

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
1.1 Sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động của sự nghiệp giáo dục
Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người và có thể coi là dạng
quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo nhiều nghĩa khác
nhau. Hay nói cách khác, giáo dục là quá trình bồi dưỡng, nâng đỡ sự trưởng
thành về nhận thức của con người, tạo ra những con người có đầy đủ kiến thức,
năng lực hành vi, có khả năng sang tạo. Ở góc độ hẹp hơn, giáo dục được hiểu
đó là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người.
Nhận rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội, kiến thức là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai. Hội nghị
lần thứ hai (khoá VIII) của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đưa ra những định hướng chiến lược của Đảng ta về phát triển giáo dục – đào
tạo trong thời kỳ mới. Giáo dục có vai trò quyết định đối với việc hình thành quy
mô và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục là sự nghiệp chung,
Nhà nước chăm lo xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và ban hành những
chính sách phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; các
doanh nghiệp, mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự
nghiệp phát triển giáo dục, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo
dục... và mọi người được tạo cơ hội tiếp cận với học vấn phổ thông và nghề
nghiệp
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình
lao động hàng triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó,
mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự
nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong xã hội cổ xưa,
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
3
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
thì giáo dục chỉ dừng lại ở sự truyền dạy cách sống, kinh nghiệm đấu tranh và

loại hình với nhiều cấp bậc, theo nhiều thể chế và trong mỗi trường hợp phải có
nhiều phương án tương đương. Đặc biệt phải khắc phục tình trạng mất cân đối
trong phân công đội ngũ giáo viên. Việc thiếu giáo viên phổ biến là ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa và nhất là với cấp tiểu học.
Về chất lượng giáo dục:
Chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giáo
dục toàn diện. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến
bộ, toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ
phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Hệ thống trường, lớp ngày càng mở
rộng và được bố trí hợp lý nên số học sinh bỏ học giảm rõ rệt thể hiện qua công
tác duy trì sĩ số. Tỷ lệ hoàn thành cấp học qua các năm học có xu hướng tăng
lên. Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã củng cố và tăng cường xây
dựng nhiều trường dân tộc nội trú để thu hút các con em dân tộc thiểu số đến
trường.
Đồng thời với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học
theo Nghị quyết 40/2000/QH của Quốc hội, phương pháp giáo dục ở các nhà
trường đã bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ
động và tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin vào quá trình dạy và học. Chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở
các cấp học và trình độ đào tạo đã và đang được xây dựng làm cơ sở cho việc
đánh giá và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn.
Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ hoàn thành các cấp học không ổn định qua các
năm học, không đồng đều giữa các cấp học do công tác đổi mới phương pháp
dạy và học đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ; cơ sở vật chất, kỹ thuật,
nhất là đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành còn thiếu thốn;
công tác phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu một số trường chưa được quan tâm đúng
mức. Ngoài ra trong những năm qua, các khối tiến hành thay sách giáo khoa theo
quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo nhưng việc tiếp cận và triển khai giảng dạy
theo nội dung sách mới của không ít giáo viên còn lúng túng. Trong giáo dục
chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất

Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng
với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn lực con người đóng vai trò quyết
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
6
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế – xã hội. Kinh tế
nước ta có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới, thu hút
được mạnh mẽ các nguồn đầu tư, đều phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong những nguồn lực rất
quan trọng đối với quá trình CNH – HĐH đất nước. Nói đến phát triển nguồn
nhân lực chính là phát triển nguồn lực con người cả về số lượng và chất lượng để
đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế. Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà
trường trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề
gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp? để giảm bớt tình trạng nguồn
nhân lực dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp chủ yếu là lao động thô sơ. Vì
vậy, một nền giáo dục phát triển toàn diện sẽ góp tạo ra một đội ngũ lao động có
đủ phẩm chất, trình độ, kỹ thuật nghề nghiệp có khả năng tiếp thu khoa học,
công nghệ của nền sản xuất hiện đại.
Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ : Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi
khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thì lực lượng lao động, nhất là lực lượng
lao động kỹ thuật có tay nghề cao càng có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng trưởng
kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu và áp dụng
phương tiện kỹ thuật hiện đại của các nước trên thế giới để đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – công
nghệ hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khoảng cách phát triển kinh tế so với
các nước đi trước. Do vậy, giáo dục phát triển tạo ra nguồn nhân lực có trình độ
đáp ứng sự phát triển của khoa học – công nghệ. Đồng thời để thúc đẩy đổi mới

1.2.1 Các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục
Giáo dục cũng như các ngành khác trong nền kinh tế cần được duy trì, củng
cố và phát triển. Để làm được như vậy thì cần phải có nguồn lực đầu tư cho giáo
dục. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục góp phần tăng cường cơ sở vật chất thông
qua việc xây dựng mới và nâng cấp các trường lớp; chi trả các khoản lương cho
cán bộ giáo viên; đồng thời cũng là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ các em có
hoàn cảnh khó khăn có thể đi học… Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế
đang trên đà phát triển, cần phải đào tạo được một đội ngũ nhân lực có chất
lượng cao để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển. Do vậy nguồn lực để đầu
tư cho giáo dục ngày càng phải được nâng cao.
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
8
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
Hiện nay, Bộ Giáo dục Đào tạo đang triển khai nhiều đề án nhằm tiếp tục
thực hiện Nghị quyết 14/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục Việt Nam đến năm 2020. Có nhiều vấn đề đặt ra nhằm mong muốn
tìm ra giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian sắp tới.
Một trong những vấn đề cơ bản nhất là làm thế nào để tăng cường nguồn lực đầu
tư cho giáo dục trong điều kiện nước ta vẫn là một nước nghèo, ngân sách nhà
nước còn hạn chế. Vấn để tăng nguồn lực tài chính cho giáo dục được coi là một
trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, điều đó
có nghĩa là phải tăng cường đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Nhưng hiện nay do
nguồn lực hạn chế nên đòi hỏi phải cân nhắc trong việc đầu tư cho các công trình
xây dựng các trường học mới. Phải ưu tiên cho các địa phương có hoàn cảnh khó
khăn, điều kiện kiện cơ sở vật chất còn thấp.
Một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để tăng
nguồn lực đầu tư cho giáo dục là XHH giáo dục. Như chúng ta được biết: dưới
thời phong kiến ở nước ta mức độ XHH có thể xem rất cao xét theo khía cạnh
người dân làm giáo dục, trường lớp công không tồn tại, giáo dục được thực hiện
trong các lớp học ở làng do các thày đồ và dân làng tổ chức. Nhưng trong điều

thiết bị kỹ thuật tại các cơ sở thuộc ngành giáo dục.
Chi xây dựng bao gồm các khoản chi để xây dựng mới trường lớp, các cơ
sở giáo dục kết quả làm tăng thêm tài sản cố định năng lực hoạt động cho ngành
giáo dục.
Chi đầu tư cải tạo mở rộng, trang bị lại kỹ thuật bao gồm các khoản chi để
mở rộng cải tạo lại những tài sản hiện có nhằm tăng thêm công suất và hiện đại
hoá tài sản cố định.
- Chi thường xuyên : Đây là khoản chi mang tính chất thường xuyên, ổn
định nhằm mục đích duy trì sự hoạt động bình thường của sự nghiệp giáo dục.
Thuộc khoản chi này bao gồm chi cho con người ; chi nghiệp vụ giảng dạy; chi
mua sắm, sửa chữa và chi khác. Đây là khoản chi mang tính chất tiêu dùng vì nó
không tạo ra cơ sở vật chất mới vâ là khoản chi lớn hàng năm từ ngân sách Nhà
nước cho giáo dục.
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
10
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
- Chi chương trình mục tiêu cho sự nghiệp giáo dục : Nhằm để thực hiện
các chương trình, dự án về phát triển giáo dục của Nhà nước như : Chương trình
xoá mù chữ, chương trình phổ cập giáo dục, chương trình thực hiện kiên cố hoá
trường lớp, chương trình cải tiến sách giáo khoa…
Nguồn vốn ngoài NSNN :
Hiện nay, ngoài nguồn vốn quan trọng từ ngân sách Nhà nước thì nguồn
ngoài ngân sách góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của ngành giáo
dục. Với chủ trương của Nhà nước ta hiện nay là tăng cường XHH giáo dục thì
nguồn vốn này ngày càng tăng lên. Nguồn vốn huy động này bao gồm : Nguồn
thu học phí và một số khoản thu sự nghiệp khác.
- Nguồn thu học phí: Đây là nguồn rất quan trọng đối với sự phát triển của
giáo dục. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số chi cho sự
nghiệp giáo dục, đây là khoản đóng góp của gia đình người học hoặc người học
để góp phần đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Số tiền thu từ học phí so với

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, khi những khoản thu ngoài ngân
sách để đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp thì nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước
vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển giáo dục:
Chi ngân sách Nhà nước là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo duy
trì sự tồn taị và hoạt động của sự nghiệp giáo dục. Để duy trì sự tồn tại và hoạt
động ngành giáo dục cần phải có nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu. Phần lớn nhu cầu chi tiêu của ngành giáo dục được đảm bảo bằng nguồn từ
ngân sách Nhà nước. Bằng việc chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước thực hiện
việc cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết đảm bảo việc trang trải những
chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và phát triển của sự nghiệp giáo dục.
Một phần chi của ngân sách Nhà nước dùng để đảm bảo đời sống vật chất cho
đội ngũ cán bộ giáo viên và những người làm công tác quản lý trong nghành giáo
dục. Khoản chi này bao gồm các khoản chi lương, phụ cấp lượng, các khoản
phúc lợi tập thể và có chế độ khen thưởng phù hợp với từng đối tượng. Đây là
khoản chi không thể thiếu, để bù đắp và tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ
cán bộ trong ngành. Đồng thời nó là khoản chi để nhằm nâng cao được đời sống
vật chất và khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết với
nghề.
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
12
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
Chi ngân sách Nhà nước là khoản chi lớn trong việc tạo ra cơ sơ vật chất,
mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Hàng năm do quy mô giáo
dục được mở rộng, do nhu cầu hoạt động và sự xuống cấp tất yếu của các tài sản
cố định nên thường phát sinh nhu cầu xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại
hoá các trang thiết bị giảng dạy. Đây là khoản chi hết sức cần thiết nhằm tạo ra
tài sản cố định, nâng cao công suất hoạt động của các tài sản hiện có và có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Một cơ sở vật chất khang trang với
những đồ dùng giảng dạy hiện đại sẽ là cơ sở quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học. Chi cho khoản này được lấy một phần từ nguồn thu đóng

chi cho nhiều lĩnh vực khác nhau, song với tầm quan trọng của giáo dục hàng
năm Nhà nước giành sự ưu tiên rất lớn đầu tư để phát huy vai trò quyết định của
nó đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
1.3 Nội dung chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục
1.3.1 Nội dung chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước cho giáo dục
Nội dung chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục gắn liền
với nhiệm vụ và cơ chế quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong
từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho giáo dục,
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặt ra cho sự ngiệp giáo dục theo định hướng chung
của Nhà nước “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố
quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo. Do vậy đã hình thành
nên khoản chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Chi
thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục bao gồm :


Chi thanh toán cho cá nhân
Thuộc nhóm mục chi này bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương,
BHXH, BHYT, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của
trường. Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi của NSNN cho
sự nghiệp giáo dục.
Mục đích của khoản chi này nhằm đáp ứng trực tiếp các nhu cầu về đời
sống sinh hoạt cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường, từ đó nhằm duy
trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy trong lĩnh vực giáo dục. Nhóm chi này có
tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống giáo dục trong cả
nước. Mức độ chi cho khoản chi này nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ của Nhà
nước quy định cho từng đối tượng. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chất lượng, số
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
14

cho có hiệu quả nhất.
Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục bao gồm 3 khâu: Lập dự toán (kế hoạch) chi thường xuyên, chấp hành
dự toán chi thường xuyên và quyết toán các khoản chi thường xuyên.
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
15
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
1.3.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục
Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của dự toán chi
ngân sách Nhà nước. Đây là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách, nhằm
mục đích để phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính
của Nhà nước nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách Nhà nước hàng năm
một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Căn cứ lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sự giáo dục hàng năm:
+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục cụ
thể của năm kế hoạch.
+ Dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển sự
nghiệp giáo dục.
+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên
cho sự nghiệp giáo dục kỳ kế hoạch.
+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo
dục của ngân sách Nhà nước hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay
đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
+ Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trong đó có kế hoạch cho phát triển giáo dục và dự toán chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục năm sau.
+ Tình hình thực hiện dự toán các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
Quy trình lập dự toán ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
Theo phương pháp lập từ cơ sở lên, các cơ sở của ngành giáo dục là đơn vị
trực tiếp sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổng hợp, xác định nhu cầu chi để lập

+ Phải đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ
tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn của ngân sách
Nhà nước.
+ Tuân thủ nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua kho bạc nhà nước. Mọi
khoản kinh phí chi trả từ ngân sách Nhà nước của các cơ sở giáo dục phải do kho
bạc trực tiếp thanh toán:
Các cơ sở giáo dục căn cứ vào giấy rút dự toán kinh phí đã được duyệt để
đến Kho bạc Nhà nước trực tiếp rút tiền. Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thanh
toán chi trả khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao và có
quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đủ điều kiện. Các điều kiện là:
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
17
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
+ Đã có trong dự toán ngân sách được giao.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định
+ Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ
quyền quyết định chi.
Cùng với việc cấp phát các nguồn kinh phí thì cơ quan tài chính phối hợp
với Kho bạc Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân
sách tại các cơ sở giáo dục. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt quá nguồn
cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì
có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán.
Trong quá trình sử dụng các khoản vốn, kinh phí do ngân sách Nhà nước
cấp phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi
khoản chi đó. Do nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên để phát triển sự
nghiệp giáo dục một cách toàn diện thì việc đảm bảo yêu cầu này rất quan trọng.
Đó là cơ sờ để tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, giảm bớt gánh nặng của ngân
sách và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên.
1.3.2.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục

Chỉ một khi các yêu cầu trên được tôn trọng đầy đủ thì công tác quyết
toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo mới được tiến
hành thuận lợi. Đồng thời, các yêu cầu này mới tạo cơ sở vững chắc cho việc
phân tích đánh giá quá trình chấp hành dự toán một cách chính xác, trung thực
và khách quan.
Chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục sẽ được thực hiện tại các
đơn vị cụ thể. Do đó việc quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục thuộc về trách nhiệm của các đơn vị dự toán và cơ quan tài
chính.
Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm,
số liệu trên sổ sách của mỗi đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số
liệu của Kho bạc cả về tổng số và chi tiết. Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập
báo cáo quyết toán năm để gửi xét duyệt.
Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán năm gửi đơn vị dự toán
cấp trên. Trong thời gian tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết
toán của các đơn vị dự toán cấp dưới, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
19
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán
cấp dưới. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán của
đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp dưới không có ý kiến gì thì coi như
đã chấp nhận để thi hành.
Trình tự phê chuẩn và gửi báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà
nước hàng năm của một cấp ngân sách chẳng hạn ngân sách Huyện như sau:
Phòng tài chính huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu,
chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục trên địa bàn Huyện trình UBND huyện
xem xét để gửi Sở Tài chính, đồng thời UBND huyện trình Hội đồng nhân dân
huyện phê duyệt. Sau khi Hội đồng nhân dân phê duyệt, báo cáo quyết toán năm
được lập thành 4 bản gửi đến các cơ quan sau:

Từ xưa ở Từ Liêm đã có đường giao thông thuỷ bộ thuận tiện. Phía bắc có
sông Hồng và hai nhánh là sông Tô Lịch và sông Nhuệ chảy dọc theo chiều dài
của huyện. Đường bộ có quốc lộ 32 chạy ngang giữa huyện, đường 70. Đẩu thế
kỷ XX có thêm các đường hàng tỉnh như đường 23, đường 65, đường 69. Nay có
nhiều tuyến giao thông huyết mạch như: đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng -
cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài; đường Láng – Hoà Lạc. Những năm
qua, hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp, sửa chữa nhằm đạt được các
mục tiêu cho phát triển kinh tế.
Cùng với phát triển chung của Thành Phố Hà Nội, trong những năm gần
đây, kinh tế Từ Liêm có xu hướng phát triển ngày càng đi lên. Những năm gần
đây nền kinh tế của huyện đã có chiều hướng phát triển nhanh. Để giải quyết
việc làm cho người dân, Từ Liêm đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng các chợ -
trung tâm thương mại và đang xin làm thêm 2 khu ở xã Phú Diễn (khoảng 5 ha)
với tinh thần ưu tiên xét cho các hộ mất đất có địa điểm kinh doanh. Huyện chỉ
đạo xã Xuân Phương lập dự án xây dựng khu sản xuất, chuyển giao công nghệ
cây ăn quả đặc sản cam Canh, bưởi Diễn và trồng hoa cây cảnh tại 4 ha nằm
trong khu đô thị mới Xuân Phương để cùng với dự án vùng hoa Tây Tựu, đưa Từ
Liêm thành điểm du lịch sinh thái của Thủ đô. Bên cạnh đó thương nghiệp dịch
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
21
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Công
vụ cũng phát triển mạnh mẽ gắn liền giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, sản
xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hoá. Kinh tế
phát triển, thu nhập người dân trong Huyện ngày càng cao đã góp phần nâng cao
mức sống của người dân trên địa bàn Huyện, hộ giàu tăng nhanh so với các
huyện khác trong khu vực thành phố Hà Nội.
Đời sống của nhân dân được từng bước cải thiện, lại được sự quan tâm của
Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân và các ban ngành, trong những năm gần đây huyện
Từ Liêm đã thúc đẩy các hoạt động Văn hoá- Xã hội phát triển phong phú, đa
dạng, hoạt động văn hoá, thể thao của Huyện thường xuyên giành được nhiều

Chỉ tiêu Số trường Số lớp Số học sinh
Năm học
Ngành học
06-07 07-08 06-07 07-08 06-07 07-08
Tiểu học 22 23 511 543 17.890 17.981
THCS 20 20 415 430 15.432 15.718
Nguồn: Phòng giáo dục huyện Từ Liêm
Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con em cán bộ công nhân, nhân dân
trên địa bàn huyện, thực hiện quy chế đổi mới quy mô, chất lượng giáo dục của
nhà nước ta, trong những năm gần đây huyện không ngừng đầu tư, tập trung
nhiều nguồn kinh phí để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều phòng học,
trường học cao tầng. Mua sắm thêm nhiều trang thiết bị phục vụ tốt cho công
việc dạy và học. Huyện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác giáo dục.
Quy mô giáo dục đã phát triển ở tất cả các vùng, các cấp học thể hiện ở báo cáo
tổng kết năm học của các năm như sau:
Đối với cấp Tiểu học đã được đầu tư xây dựng mới trường Tiều học
Mônôxốp nên tổng số trường Tiểu học của huyện tăng lên từ 22 lên 23 trường
(trong đó có 20 trường công lập và 03 trường ngoài công lập) trong năm 2007 –
2008. Cùng với đó số lớp và số học sinh cũng đã tăng lên đáng kể, toàn huyện đã
huy động được hầu hết số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1, không có học sinh bỏ học; huy
động được 85% trẻ khuyết tật còn sức khoẻ ra lớp hoà nhập. Số lớp tăng lên sẽ
đảm bảo cho chất lượng dạy và học được nâng cao; đáp ứng 100% học sinh các
trường Tiểu học được học 2 buổi/ngày.
Khối trường THCS số trường vẫn dừng lại ở 20 trường (trong đó có 17
trường công lập và 03 trường ngoài công lập). Nhưng để đáp ứng nhu cầu số học
Sinh viên: Vũ thị Hằng Lớp: K43/01.03
23

Trích đoạn Lập dự toỏn chi thường xuyờn ngõn sỏch Nhà nước cho giỏo dục Tiểu học và THCS ở huyện Từ Liờm Chấp hành dự toỏn chi thường xuyờn ngõn sỏch Nhà nước cho giỏo dục Tiểu học và THCS huyện Từ Liờm Chi phớ nghiệp vụ chuyờn Quyết toỏn chi thường xuyờn ngõn sỏch Nhà nước cho giỏo dục Tiều học và THCS ở huyện Từ Liờm Đỏnh giỏ thực trạng chi và quản lý chi thường xuyờn ngõn sỏch Nhà nước cho giỏo dục Tiểu học và THCS ở huyện Từ Liờm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status