75 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - chi nhánh TP.HCM thông qua huy động vốn từ kiều hối - Pdf 23

1
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. KIỀU HỐI LÀ GÌ ?
Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có giải
thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được
chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:
- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu
chính quốc tế;
- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi
nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước
ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi
về cho Người thụ hưởng ở trong nước.”
Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước,
điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào cuối năm
2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày
15/12/2007 về kiều hối : " Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho
thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao
động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về
tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du
học tại Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank-to-bank”
Theo tôi cần kết hợp cả 2 định nghĩa trên để có một định nghĩa tổng quan về Kiều hối
như sau: Kiều hối là bao gồm toàn bộ tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ
cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân
của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du
học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phải thông qua con đường chính
thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép; thông qua các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt
Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu.

- Đặc điểm của phương thức này là:
Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu.
3
 Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các
ngân hàng thương mại.
 Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Phí cao.
 Không an toàn.
Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối được
chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối được chuyển
qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn).
1.2.3. Cơ sở pháp lý về kiều hối tại Việt Nam
Ở Việt Nam, kiều hối chảy về nước cũng thông qua hai phương thức trên. Do đó dể tạo
điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp
kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút
kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều qui định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ
được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và người gửi.
Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài
chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây, quyền lợi của
người nhận và người gửi được đảm bảo đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở
rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam (Quyết định số
170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về khuyến khích người
Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày
17/06/2002).
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm nhiều quyết
định, nghị quyết từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần tạo điều kiện thông thoáng cho
lượng kiều hối chuyển về nước nhiều hơn như: Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN
nhày 19/08/2002 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với mục đích là hoàn thiện mạng lưới
của các tổ chức nhận và chi trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển nhanh, an toàn

những mâu thuẫn liên hệ đến chính trị, giữa quyền lợi của Đảng và của nhân dân.
Ngược lại Kiều hối gồm nhiều triệu món tiền nhỏ, được phân phối rộng rãi và không
qua trung gian Nhà nước. Do đó kiều hối không bị ảnh hưởng tiêu cực như số lượng thu
nhập từ dầu thô.
5
- Quan trọng hơn cả, trên phương diện thực tế, kiều hối trực tiếp giúp nhiều gia đình
nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm ăn. Như vậy kiều hối giúp giảm mức nghèo
đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần đông công nhân xuất khẩu lao
động phát xuất từ đây.
Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2007
Nguồn:
Niên giám
của Tổng
cục thống
kê, Báo
cáo ước
tính các
năm của
Tổng cục thống kê, Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia.
Trong 5 năm vừa qua lượng kiều hối chuyển về nước mỗi năm mỗi tăng vượt bậc
(hình1.1) cho thấy kiều hối thực sự là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất
nước và đang có nhiều thuận lợi để đột phá trong tương lai. Những năm gần đây chính
sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thêm nhiều thuận lợi cho cả
người gửi và người nhận. Đây được coi là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng
ngoạn mục về lượng kiều hối chuyển tiền về nước.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG VỀ KIỀU HỐI ĐẾN NĂM 2010.
1.4.1. Xác định đúng đối tượng phục vụ.
- Các đối tượng khác chuyển tiền về Việt Nam với mục đích hỗ trợ thân nhân và mục
đích từ thiện khác.
- Các công ty, tổ chức hoạt động dịch vụ kiều hối trong và ngoài nước.

+ Được tiếp đón ân cần, lịch sự, được phục vụ nhanh.
+ Được tư vấn về việc sử dụng những món tiền kiều hối nhàn rỗi sao cho sinh lợi
nhiều nhất.
+ Được sử dụng các tiện ích dịch vụ khác của ngân hàng.
1.4.3. Xác định đúng thị trường tiềm năng.
Từ năm 1991 đến năm nay, kiều hối tăng bình quân trên 10%/ năm. Thị trường kiều hối
của cả nước sẽ tiếp tục phát triển và dự đoán năm 2008, lượng kiều hối vào Việt Nam
sẽ đạt 7 tỷ USD và dự đoán đến năm 2010, lượng kiều hối vào Việt Nam sẽ gần đạt 10
tỷ USD. (nguồn www.mof.gov.vn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam)
7
Trong năm 2006, Việt Nam đã đưa 83.440 lao động ra nước ngoài làm việc. Lượng
ngoại tệ do lao động Việt Nam chuyển về nước đạt trên 2,5 tỷ USD. Theo Bộ Lao động
Thương Binh và Xã hội, năm 2008 sẽ có khoảng 100,000 người đi lao động ở nước
ngoài ở các nước như Anh, Hy Lạp, Canada, Lybia..
Theo báo cáo của một số ngân hàng và tổ chức kinh tế có doanh số kiều hối lớn, ngoại
tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia như: Mỹ, Canada,
Australia, Đức, Pháp, Nhật, Singapore, Hongkong, Hàn Quốc, Nga,... Tại các nước và
khu vực như Đài loan, Malaysia, Nhật, Trung Âu, Đông Âu... tuy có một số khá lớn
người Việt nam đang lao động, học tập sinh sống nhưng ngoại tệ chuyển về chỉ chiếm
tỷ lệ nhỏ trong tổng số ngoại tệ từ nguồn kiều hối ở nước ngoài chuyển về. Hiện nay
Việt Nam có 2,7 triệu Việt kiều sinh sống ở 90 nước trên thế giới. Trong đó:
+ Mỹ: 1,3 triệu người
+ Pháp: 300,000 người
+ Australia: 250,000 người
+ Canada: 180,000 người
+ Còn lại ở các nước khác
(Nguồn Báo điện tử Vietnamnet: www.vnmedia.vn)
1 QUY TRÌNH NHẬN VÀ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.5.1. Quy trình nhận tiền kiều hối.

- Họ và tên (full name):...............................................................
- Số tài khoản (account’s number):…………
- Số CMND (passport or ID card number) :...............................
- Địa chỉ (address):......................................................................
- Điện thoại (telephone number):................................................
TÊN NGÂN HÀNG NGƯỜI THỤ HƯỞNG (beneficiary’s bank)
VD: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM
HO CHI MINH CITY BRANCH
134 NGUYEN CONG TRU, DIST. 1, HO CHI MINH CITY, VIET NAM
SWIFT CODE: BIDVVNVX310
Khi Ngân hàng người thụ hưởng nhận được lệnh báo có từ ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng sẽ lập tức ghi có vào tài khoản khách hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ liên
lạc với khách hàng để thông báo về số tiền chuyển về.
Nếu khách hàng (người nhận tiền) không muốn mở tài khoản tại Ngân hàng thì có thể
cung cấp cho người chuyển tiền đủ những thông tin trên kèm theo số chứng minh nhân
nhân, Ngân hàng vẫn sẽ nhận tiền về an toàn cho khách hàng.
 Nhận tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty chuyển
tiền quốc tế.
Hiện nay trên các hệ thống Ngân hàng Việt Nam có mặt của nhiều tổ chức chuyển tiền
lớn trên thế giới. Đại diện là hai công ty chuyển tiền nhanh toàn cầu là Western Union
và Money Gram.
9
Thông qua hệ thống toàn cầu của các tổ chức này khách hàng có thể nhận tiền kiều hối
từ người thân một cách nhanh chóng (chỉ mất vài phút). Với mỗi hệ thống Ngân hàng
làm đại lý cho các tổ chức trên, cách thức nhận tiền cũng có vài điểm khác nhau. Và
đây cũng là một trong những lợi thế thu hút lượng kiều hối của các hệ thống Ngân
Hàng Việt Nam.
Khách hàng chỉ cần mang chứng minh nhân dân (hoặc những giấy tờ tùy thân hợp lệ
khác) đến ngân hàng và cung cấp mã số chuyển tiền mà người thân cung cấp, cùng với
loại tiền tệ mà mình mong muốn nhận (VND, USD). Nhân viên ngân hàng sẽ dựa trên

chuyển tiền, ngân hàng sẽ chuyển tiền đến ngân hàng thụ hưởng (hoặc một ngân hàng
đại lý trung gian).
Theo thông lệ thì quy trình chuyển tiền này thì sẽ mất khoảng từ 1 đến 3 ngày làm việc.
Khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng đại diện cho mình những thông tin của người
thụ hưởng bao gồm:
- Họ và tên (full name):...............................................................
6
Ngaân haøng, Bưu điện,
Các Đại lý tổ chức chuyển
tiền Quốc tế tại Việt Nam
Người chuyển tiền
(VIỆT NAM)
Người nhận tiền
(NƯỚC NGOÀI)
(2)
(1)
(3)
Ngaân haøng, Bưu điện,
Các Đại lý tổ chức chuyển
tiền Quốc tế ở Nước ngoài
(5)
(4)
11
- Số tài khoản (account’s number):…………
- TÊN NGÂN HÀNG NGƯỜI THỤ HƯỞNG (beneficiary’s bank)
VD: UNITED OVERSEAS BANK LIMITED
BLK 1 TANJONG PAGAR PLAZA #01-404 SINGAPORE 082001
SWIFT CODE: SB007375
 Chuyển tiền kiều hối thông qua các đại lý (là các NHTM) của các Công ty
chuyển tiền quốc tế.

sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan đến quá trình chữa bệnh ở nước ngoài, cần
các giấy tờ sau:
• Giấy tiếp nhận khám, chữa bệnh của cơ sở y tế ở nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra
nước ngoài chữa bệnh của cơ sở y tế trong nước.
• Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở y tế nước ngoài.
• Bản sao hộ chiếu người bệnh.
- Mức ngoại tệ được chuyển mang ra nước ngoài, căn cứ vào mức chi phí theo giấy
thông báo chi phí của cơ sở y tế ở nước ngoài.
- Trường hợp cơ sở y tế ở nước ngoài không thông báo về tiền ăn ở, sinh hoạt phí và
các chi phí khác có liên quan, thì ngoài số tiền viện phí đã được thông báo thì được
phép chuyển, mang tối đa không quá 10,000 USD /người cho 1 lần chữa bệnh.
1.5.3.3. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước
ngoài:
- Công dân VN đi công tác, du lịch, thăm viếng phải có các giấy tờ sau:
• Giấy thông báo chi phí nước ngoài.
• Bản sao hộ chiếu
• Vé máy bay..
- Nếu cơ quan cho đi công tác, du lịch thì phải có thêm:
• Giấy giới thiệu cơ quan cử đi công tác, du lịch.
1.5.3.4. Chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài.
Công dân VN có nhu cầu chuyển, mang ngoại tệ để trả các loại phí: phí hội viên, phí xét
hồ sơ, phí visa và các loại phí khác…, thì gồm các giấy tờ sau:
• Giấy thông báo chi phí nước ngoài.
• Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu
13
• Mức ngoại tệ được chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí do phía
nước ngoài thông báo.
1.5.3.5. Chuyển, mang ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài.
- Gồm các giấy tờ:
• Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.

một lượng vốn khổng lồ từ kiều hối. Vậy các quốc gia Châu Á đã thực hiện những giải
pháp nào để thu hút một lượng vốn lớn với chi phí thấp.
1.5.1. Tại Ấn Độ.
Khi Ấn Độ chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghệ cao, nhiều Ấn
kiều đã tìm thấy ở quê nhà cái đã khiến họ ra đi: cơ hội kinh tế.
Năm 2000, Chính phủ Ấn Độ thành lập Ủy ban cấp cao để nghiên cứu phương cách cải
thiện quan hệ với cộng đồng Ấn kiều.Từ năm 2003, Ấn Độ thường xuyên tổ chức ngày
Ấn kiều để các bộ, ngành đối thoại và thu hút đầu tư của người Ấn. Năm 2004, Ấn Độ
thành lập Bộ các vấn đề Ấn kiều, để thường xuyên xử lý những mối quan tâm của Ấn
kiều.Ấn Độ còn xây dựng nhiều thành phố dành riêng cho Ấn kiều khắp cả nước.Thái
độ thiện chí của chính phủ Ấn Độ chẳng mấy chốc đã nhận được sự trả lời tích cực từ
phía Ấn kiều. Trong một thập niên sau khi cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với
cộng đồng Ấn kiều, Ấn Độ đã nhận một lượng kiều hối lên tới 154 tỷ USD, cao gấp
rưỡi Trung Quốc.
Thế mạnh lớn nhất của Ấn kiều chính là nguồn chất xám. Bằng chứng rõ rệt nhất là vô
số người Ấn đang làm việc tại Silicon Valley, trung tâm công nghệ cao của thế giới.
Nhờ sự thay đổi thái độ từ trong nước, rất nhiều tài năng công nghệ gốc Ấn đã lần lược
rời bỏ Silicon Valley, để về nước tiếp “nhiên liệu” cho cuộc bùng nổ công nghệ cao
đang diễn ra. Cụ thể, một tỷ phú của tập đoàn Gôgle là Ram Shriram đang cấp vốn cho
nhiều doanh nghiệp Ấn Độ. Người sáng lập Hotmail là Sabeer Bhatia có kế hoạch đầu
tư 2 tỷ USD vào một dự án hạ tầng ở Haryana, mà ông tin rằng sẽ là Silicon Valley thứ
hai của thế giới.
Hiện nay 20 công ty phần mềm của Ấn Độ đang được hỗ trợ bởi các Ấn kiều ở khắp
nơi trên thế giới, nền công nghệ thông tin đã trở thành mũi nhọn kinh tế của Ấn Độ, có
khả năng canh tranh toàn cầu. Cùng trở về với chất xám là nguồn vốn khổng lồ của các
Ấn kiều. Khi quan hệ giữa Ấn kiều và chính phủ chưa được cải thiện, 20 triệu Ấn kiều
15
với thu nhập bình quân 160 tỷ USD mỗi năm, chỉ gửi về quê 4 tỷ USD. Nhưng lượng
kiều hối đã tăng lên nhanh chóng theo nhịp trở về nước của Ấn kiều để kinh doanh: 11
tỷ USD năm 1995, 22 tỷ USD năm 2005, 24,5 tỷ USD năm 2006 và 27,5 tỷ USD năm

năm. Lượng kiều hối do những công nhân này gửi về nước đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế khan hiếm tiền mặt của Phillipines và sự gia tăng
lượng tiền gửi đã góp phần đẩy giá peso Philippines lên.
Theo Ngân hàng trung ương Philippines, sở dĩ lượng tiền kiều hối tăng ổn định là do số
người Philippines lo động ở nước ngoài tăng. Ngoài ra việc triển khai những công nhân
có tay nghề cao hơn, tiền lương cao hơn cũng là một lý do khiến lượng kiều hối gia
tăng. Đa số các khoản tiền được gửi từ Mỹ, Arab Saudi, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh,
các Tiểu Vương quốc Arab Thống Nhất và Singapore.
Năm 2004, lượng kiều hối mà người lao động Philippines gửi về thông qua các ngân
hàng chính thức 8,55 tỷ, năm 2005 đã lên tới 10,7 tỷ USD, năm 2006 là 12,8 tỷ USD,
năm 2007 đạt con số kỷ lục 17 tỷ USD – đứng thứ 4 Thế giới về thu hút kiều hối trong
năm 2007.
Kết luận chương 1:
Trong giai đoạn Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế
giới – WTO được hơn một năm, cộng với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về
kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện
mạnh mẽ về môi trường làm ăn và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên, nên lượng
17
kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng cao. Và điều này cho thấy dịch vụ kiều hối là
dịch vụ đầy tiềm năng vì kiều hối được xem như một kênh huy động vốn ngoại tệ đặc
biệt mà Ngân hàng không cần phải trả nhiều chi phí. Do đó việc đẩy mạnh dịch vụ kiều
hối là góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa
đất nước hội nhập nhanh với kinh tế Thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc
gia. Tuy nhiên, song song với việc thu hút mạnh kiều hối Ngân hàng Trung ương cần
thực hiện cả mục tiêu điều hành tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ
NGUỒN KIỀU HỐI TẠI BIDV HCMC
18

19
Các hoạt động thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, ngân hàng tại nhà (Home
Banking)…ngày càng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của chi nhánh cũng
như yêu cầu của khách hàng. Chi nhánh đề ra mục tiêu lâu dài là phấn đấu ngày càng
tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận.
Chi nhánh chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào trong tất cả các mặt hoạt động,
tạo điều kiện phát triển sản phẩm mới, nâng cao khả năng điều hành quản trị, ra quyết
định kịp thời cũng như kiểm soát tốt các hoạt động của chi nhánh.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chi nhánh coi Marketing là chức năng trọng tâm,
là chức năng nối kết các chức năng khác để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đã thành
lập tổ Marketing, ban Marketing tác nghiệp trong các hoạt động nghiệp vụ.
Trong kế hoạch phát triển, chi nhánh xây dựng mô hình bộ máy tổ chức mới đáp ứng sự
phát triển chiều rộng và đồng thời tạo tiền đề nâng cao về chất các hoạt động nghiệp vụ,
áp dụng được các công nghệ mới trong tương lai, như thành lập phòng hỗ trợ tín dụng,
thành lập các phòng giao dịch, chi nhánh trực thuộc tại các địa bàn kinh tế trọng điểm,
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện giao dịch một cửa thanh toán …
Tất cả các hoạt động trên của chi nhánh vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phát
triển theo hướng một Ngân hàng thương mại hiện đại, thể hiện sự tiến bộ trưởng thành
của chi nhánh trong sự nghiệp đổ mới của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh phát triển trong thời gian qua, đồng thời nâng cao khả năng cạnh
tranh khu vực trong thời gian tới.
2 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức.
20
2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ đang được cung ứng bởi BIDV HCMC.
2.1.2.1. Sản phẩm của nghiệp vụ huy động vốn.
Trong sản phẩm huy động vốn BIDV HCMC có các hình thức khá phong phú, đa dạng
như:
- Tính chất tiền gửi: tài khoản thanh toán, tài khoản có tính chất giao dịch chứng khoán,
tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm có kỳ hạn,
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,…

L/C nhập khẩu trả ngay; Chấp nhận và thanh toán hối phiếu chậm trả; Thanh
toán chứng từ nhờ thu; Bảo lãnh nhận hàng; Ký hậu vận đơn.
22
+ Hoạt động xuất khẩu: Phát hành, tu chỉnh, thông báo L/C; Xác nhận L/C do
ngân hàng đại lý phát hành; Xử lý chứng từ nhờ thu trong xuất khẩu.
+ Dịch vụ chuyển tiền và kiều hối: Chuyển tiền đến và đi: từ khách hàng trong
và ngoài nước; Thanh toán và phát hành hối phiếu (Bank’s draft); Điện chuyển
tiền; Hủy, sửa đổi lệnh chuyểnh tiền, hối phiếu,… tiếp nhận và chi trả kiều hối.
+ Dịch vụ thu đổi và kinh doanh ngoại tệ: Đổi séc du lịch lấy tiền mặt, kiểm tra
ngoại tệ; Mua, bán ngoại tệ.
+ Kinh doanh các sản phẩm phái sinh.
+ Dịch vụ khác: dịch vụ mobile banking, cất giữ hộ giấy tờ có giá, kiểm đếm hộ,
giao nhận tiền tại nơi khách hàng yêu cầu….
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN LỰC KIỀU HỐI CỦA
BIDV HCMC TRONG THỜI GIAN QUA. (2000->2007)
2.2.1. Tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối của BIDV HCMC:
Trong thời gian qua, ngoài việc BIDV- HCMC thực hiện chi trả kiều hối thông qua dịch
vụ ngân hàng, BIDV-HCMC còn thực hiện dịch vụ kiều hối với các tổ chức tín dụng và
công ty làm dịch vụ kiều hối thông qua việc chia phí với các chi nhánh đầu mối do
BIDV chỉ định như sau:
• Trước năm 2006 BIDV HCMC ký hợp đồng đại lý phụ chi trả kiều hối với Ngân
hàng Á Châu dựa trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc do BIDV ký với ACB. Trong đó
BIDV HCMC được hưởng hoa hồng phí với tỷ lệ 0.7%/doanh số chi trả hằng tháng
+ 10% VAT và phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ nếu khách hàng yêu cầu nhận tiền mặt
bằng ngoại tệ. Nhưng đến năm 2006, BIDV-HCMC ký hợp đồng đại lý chính thức
chi trả kiều hối với Western Union. Trong đó BIDV-HCMC hưởng phí trong dịch
vụ kiều hối trên mỗi cuộc tiền thanh toán hoặc cuộc tiền chuyển đi.
• BIDV ký một thoả thuận chuyển tiền kiều hối với Ngân hàng Metropolitan, chi
nhánh Đài Loan về chuyển tiền nhanh từ Đài Loan về Việt Nam. Theo đó các chi
nhánh của Metropolitan tại Đài Loan sẽ tiếp nhận tiền của người có nhu cầu chuyển

công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Việt Nam (GESEVIETNAM). Với
dịch vụ chuyển tiền UNITELLER, khách hàng thụ hưởng sẽ trực tiếp đến chi nhánh
của BIDV xuất trình mã số chuyển tiền (Folio), Chứng Minh Nhân Dân hoặc hộ
chiếu (passport) còn hiệu lực (đối với người không cư trú) và yêu cầu nhận tiền theo
hình thức Uniteller tại chi nhánh.
24
Chi nhánh phục vụ hướng dẫn khách hàng điền các thông tin vào Phiếu lĩnh tiền
(mẫu do GESEVIETNAM cung cấp), xác định người thụ hưởng đúng với chứng
minh thư hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) và fax đến GESEVIETNAM.
GESEVIETNAM sẽ kiểm tra mã số chuyển tiền để chấp nhận chi trả hoặc không.
Trong trường hợp chi trả, GESEVIETNAM sẽ chuẩn chi đến Chi nhánh Đông Đô.
Chi nhánh Đông Đô sẽ thực hiện chuyển tiền cho các chi nhánh phục vụ người thụ
hưởng của BIDV.
Chi nhánh phục vụ người thụ hưởng thực hiện chi trả nguyên số tiền theo đúng chỉ
dẫn nhận được kể từ khi được chuẩn chi (trừ trường hợp khách hàng rút tiền mặt
bằng ngoại tệ).
Sau khi thực hiện chi trả, mỗi tuần chi nhánh phục vụ người thụ hưởng fax giấy
biên nhận lĩnh tiền có chữ ký của người thụ hưởng về GESEVIETNAM.
Chi nhánh Đông Đô xây dựng bộ ký hiệu mật giữa chi nhánh với GESEVIETNAM;
giữa chi nhánh Đông Đô với các chi nhánh khác trong hệ thống. Chi nhánh Đông
Đô sẽ tổng hợp phí dịch vụ và chuyển trả phí cho các chi nhánh phục vụ người thụ
hưởng theo tỷ lệ 50/50.
• Ngoài ra, để mở rộng hoạt động chi trả kiều hối BIDV đã ký hợp đồng chuyển
tiền từ Malaysia về Việt Nam với Ngân hàng VID-Public Bank.
BIDV chỉ định Sở Giao Dịch I làm đầu mối chi trả kiều hối và tổng hợp. Sau đó Sở
Giao Dịch I chia phí báo Có cho chi nhánh phục vụ người thụ hưởng theo tỷ lệ
50/50 trên giá trị thu phí không bao gồm thuế VAT. Ngoài ra, Chi nhánh phục vụ
người thụ hưởng được hưởng thêm phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ của khách hàng.
2.2.2. Kết quả đạt được của hoạt động kiều hối:
Hình 2.1. Doanh Số Chi Trả Kiều Hối Tại BIDV-HCMC
Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động TTQT của các năm của P. DVXNK
Biểu đồ trên cho thấy tình hình hoạt động dịch vụ kiều hối tại BIDV-HCMC giảm
mạnh trong suốt 06 năm từ 2000 đến 2005. Tuy nhiên trong 1 vài năm gần đây với tốc
độ tăng trưởng kiều hối trong nước cộng với việc phát triển nhiều kênh chi trả kiều hối,
BIDV HCMC đã có một bước tiến vượt bậc về dịch vụ kiều hối so với các ngân hàng
khác trên cùng địa bàn. Cụ thể doanh số chi trả kiều hối trong năm 2004 (2.695.000
USD) của BIDV-HCMC chỉ bằng 1/7 doanh số chi trả kiều hối của năm 2001
(18.530.000 USD) và số món kiều hối giao dịch qua BIDV-HCMC cũng giảm dần
tương ứng (từ 1040 món trong năm 2001 giảm hơn 2/3 chỉ còn 278 món giao dịch kiều
hối trong năm 2005), nhưng đến năm 2007 đã tăng dần (lên lại 875 món với doanh số
9.335.000 USD; tăng hơn 60% so với năm 2006). Nếu so sánh với các ngân hàng khác
trên cùng địa bàn thì doanh số chi trả kiều hối của BIDV-HCMC vẫn chiếm chưa nhiều
trong tổng doanh số chi trả kiều hối được chuyển về Việt Nam qua kênh chính thức tại
Tp. Hồ Chí Minh.
Riêng đối với kênh chuyển tiền ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế về mặt thủ tục và
tính chuyên môn của nhân viên, nên tính đến nay doanh số chuyển tiền vẫn là con số
quá nhỏ chỉ khoảng vài trăm ngàn USD/ năm.
Hình 2.2. Thị phần chi trả kiều hối của BIDV HCMC so với toàn hệ thống năm
2007


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status