Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Pdf 24


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƯ NGỌC THÀNH
Thái Nguyên - 2012

1 2
(12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát
sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và các khu kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các
công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các
nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được
xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, ngày càng phát triển về mọi
mặt đem lại nhiều lợi ích cho người dân như nâng cao mức sống, các dịch vụ
ngày càng tốt hơn nhưng đồng thời cũng sinh ra một lượng chất thải rắn sinh
hoạt khá lớn. Sự gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố đã gây
ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống của người dân.
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thành phố Thái Nguyên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Sau Đại học – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành; em đã tiến hành thực hiện đề tài:
”Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng và dự báo về chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố
Thái Nguyên.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố
Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất thải rắn

4
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt và môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được
con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế, xã hội của mình (bao gồm các
hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ).
Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản
xuất và các hoạt động sống (Trần Hiếu Nhuệ và CS, 2001) [7].
Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị được định nghĩa: Vật chất mà
người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được
bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó chất thải được coi là chất thải rắn
đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có
trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ (Trần Hiếu Nhuệ và CS, 2001) [7].
1.1.2. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành bốn loại:
Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn xây dựng và
chất thải nông nghiệp.
Trong đó chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến những
hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt
có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao

6
6
Hình 1.1. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
Nguồn: (Hoàng Lê Phương, 2006) [10]
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam
Ở Việt Nam hàng năm lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 15 triệu tấn
mỗi năm, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, khu chợ
và kinh doanh chiếm 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước.
Các khu đô thị dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát
sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm
60  70%, một số đô thị 90% là chất thải rắn sinh hoạt. Theo số liệu thống kê
đến năm 2004 lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân 0,91,2 kg/người/ngày
ở các thành phố lớn, 0,5  0,65kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ.
Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở các thành phố đang được
cải thiện nhưng ở vùng nông thôn còn rất hạn chế. Tỷ lệ thu gom ở các đô thị
Chất thải rắn sinh hoạt
Môi trƣờng
nƣớc
Môi trƣờng
đất
Con ngƣời
Bụi,
CH
4
,
NH
3

ODA. Ở nhiều vùng, việc áp dụng các phương thức tự tiêu huỷ chất thải như
đốt hoặc chôn chất thải, đổ bỏ ra các con sông, kênh rạch và vùng đất trống
còn khá phổ biến. Các bãi chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và
các bãi rác lộ thiên gây ra nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng
như nước rác làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, các chất ô nhiễm
không khí, mùi, ruồi, muỗi, chuột, bọ, ô nhiễm bụi và tiếng ồn làm tăng tỷ lệ
người bị mắc bệnh về da, tiêu hoá và hô hấp (Bộ xây dựng và Hiệp hội Môi
trường đô thị Việt Nam, 2009) [2].
Tái chế chất thải là phương thức xử lý khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều
hộ gia đình có thói quen chọn các loại chất thải có khả năng tái chế được như
kim loại và giấy để bán cho những người thu mua đồng nát hoặc là bán cho
các cơ sở thu mua trong vùng. Các loại chất thải có khả năng tái sử dụng, tái
chế còn được những người làm nghề thu nhặt rác phân loại và đem bán cho
các cơ sở tái chế. Ở Việt Nam, khoảng 32% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô
thị (tương đương với 2,1 triệu tấn/năm) hiện đang được đem đến các địa điểm
tiêu huỷ chất thải tại các khu đô thị, là các chất thải có thể đem tái chế được
như giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh. Nếu tiến hành tái chế với lượng rác thải
này thì sẽ giảm một cách đáng kể chi phí tiêu huỷ chất thải và tạo cơ hội cho
8
8
người nghèo có thêm nguồn thu từ việc bán các loại phế liệu (Nguyễn Xuân
Nguyên và CS, 2004) [8].
Ngoài ra, tỷ lệ chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt cao là yếu tố thuận
lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải sinh hoạt thành phân compost mà
nhờ đó có thể giảm thiểu được chi phí tiêu huỷ nếu như sản xuất được các loại
phân compost phù hợp với các điều kiện thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này
vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,

Phan Thiết (Bình Thuận), Biên Hòa (Đồng Nai), Mỹ Tho (Tiền Giang), Cà
Mau (tỉnh Cà Mau)… 47 đô thị được xếp loại 3 gồm các thành phố, thị xã.
50 đô thị thuộc loại 4 gồm các thị xã, thị trấn của các tỉnh trong cả nước. Còn
lại là 634 đô thị loại 5, chủ yếu là các thị trấn.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức
ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không
bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp
ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ
tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả
về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),
Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô
thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả
nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình,
nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở,
đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất
10
10
thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt
để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô

kg/người/ngày; TP Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; TP Ninh Bình 1,30
kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người
thấp nhất là TP Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; thị xã
Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; thị xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; thị xã
Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu
người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73
kg/người/ngày (Thu Hòa, 2010) [18].
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng
lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ
tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng
phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên
khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả
các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị
đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải
này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các
khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ
xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH
gây ra (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004) [1].
1.3. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại các nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại Singapore
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền một
cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của
quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.
12
12

Nguồn: (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [19]

Bộ phận
Kiểm soát
ô nhiễm

Bộ phận
Quản lý
Chất thải

Trung tâm KH
Bảo vệ phóng xạ
và hạt nhân

Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý chất thải rắn ở Singapore
13
13
đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế
Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn
nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư
nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng
50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở
thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc
loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày Viện nghiên cứu phát triển
TPHCM, 2010) [19].
Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm
1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm
soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định,
các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh

Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải
và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử
dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích
hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bộ Môi trường
Sở Quản lý chất thải
và tái chế
Phòng Hoạch định
chính sách
Đơn vị Quản lý
chất thải
Phòng Quản lý
chất thải công nghiệp
Hình 1.3. Cơ cấu quản lý chất thải rắn của Nhật Bản
Nguồn: (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [20]
15
15


16
các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi
thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị
công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như
tivi, tủ lạnh, máy giặt, thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước
cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố (Viện
nghiên cứu phát triển TPHCM, 2010) [20].
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không
cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý
rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng (Viện nghiên cứu phát
triển TPHCM, 2010) [20].
Theo số liệu của Bộ Môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450
triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong
tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên
36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách
đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác (Viện nghiên cứu phát triển TPHCM,
2010) [20].
17

cho 28 phường, xã. Đồng thời phỏng vấn trực tiếp 05 người thu mua phế liệu và
18
18
05 người nhặt rác để biết thông tin về giá thu mua hiện nay của một số rác thải
có thể tái chế.
2.4.2. Phương pháp điều tra trực tiếp
- Xác định lượng rác hộ dân: lựa chọn 84 hộ gia đình, mỗi phường, xã
chọn 03 hộ để công tác thu gom được tiến hành thuận lợi, dễ dàng. Tiến hành
phát túi từ ngày hôm trước đến cuối ngày hôm sau thu lại và tiến hành cân.
Sau khi cân rác được đem đến điểm tập kết và mang đi xử lý. Số lần cân rác
của mỗi hộ gia đình lặp lại 03 lần/tháng, diễn ra trong 05 tháng vào các ngày
sau:
Bảng 2.1. Thời gian cân rác tại các hộ gia đình
Tháng
Ngày cân rác
Lần 1
Lần 2
Lần 3
9/2011
01
09
16
10/2011
08
18
28
11/2011

nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu
giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và
cân trong 05 tháng, tiến hành cân vào cuối ngày) rồi tính trung bình lượng
rác/ngày hoặc tiến hành đếm các xe thu gom (nếu có thể). Rồi ước tính khối
lượng rác phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày.
- Xác định lượng rác của một xe đẩy tay: tiến hành cân ở các điểm tập
kết, mỗi điểm cân 2 xe, cân tại 03 điểm: ngã 6 Quan Triều, ngã ba Bắc Nam
và chợ Phúc Xuân, cân 2 lần trong tháng. Sau đó tính trung bình khối lượng
rác của 1 xe.
- Xác định thành phần rác thải: lấy mẫu đại diện tại 05 điểm tập kết là
các điểm: sau nhà văn hoá tổ 10 xã Phúc Xuân, ngã 6 Quan Triều, ngã tư
Minh Cầu, ky ốt xăng Phú Xá và cổng bàn cân Gang Thép. Lấy 01 lần/ngày,
lấy vào cuối ngày, mỗi tháng lấy 02 lần, lấy trong 05 tháng. Lấy 100 kg ở 5 vị
trí khác nhau trong đống chứa rác theo hình vuông hoặc hình chữ Z, mỗi điểm
lấy 20 kg. Sau khi lấy, thực hiện các bước sau:
- Đổ rác lấy được xuống sàn;
- Trộn kỹ rác;
- Đánh đống theo hình nón;
- Chia hình nón thành 4 phần bằng nhau và lấy 2 phần chéo nhau nhập
2 phần với nhau và trộn đều;
- Chia mỗi phần chéo đã phối thành hai phần bằng nhau;
20
20
- Phối các phần chéo thành hai đống, sau đó lại lấy ra ở mỗi đống ½
phần (25 kg);
- Tách các thành phần khác nhau rồi đem cân để xác định tỷ lệ các
thành phần đó.

X
n
= X
0
(1+D)
n
Trong đó:
X
n
: Dân số năm cần tính
X
0
: Dân số năm ta biết
D: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên (D = 0,9%)
n: Hiệu số năm ta biết và năm muốn tính

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 Km về phía
Tây Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng.
Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang.
+ Đường sắt có các tuyến: Tuyến Hà Nội - Quan Triều; tuyến Thái
Nguyên - Lạng Sơn; tuyến Thái Nguyên - Núi Hồng.
+ Đường thuỷ có sông Cầu, sông Công nối Thái Nguyên - Bắc Giang -
Bắc Ninh - Hà Nội (UBND thành phố Thái Nguyên, 2007) [12].
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
muốn khai thác, sử dụng hiệu quả phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh
quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của
Thành phố. Thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình khác
nhau như sau:
- Địa hình đồng bằng:
23
23
+ Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn
với độ cao địa hình 10-15 m.
+ Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có
diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30 m và phân bố dọc hai
con sông lớn là sông Cầu và sông Công.
+ Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải chất thải rắn ở độ cao lớn hơn.
- Địa hình gò đồi được chia thành ba kiểu:
+ Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt
đối 50-70 m.
+ Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ
100-125 m.

chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mang tính chất khí hậu
chung của khí hậu miền Bắc nước ta.
Khí hậu Thành phố có những đặc điểm cơ bản sau:
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7: 28,9
0
C)
với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2: 15,2
0
C) là 13,7
0
C. Tổng số giờ nắng
trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho
các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự
nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn.
Thành phố ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc nhờ được
những dãy núi cao (Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn) che chắn (UBND thành
phố Thái Nguyên, 2007) [12].
3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai con sông Cầu và sông Công do
đó chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hai con sông này.
- Sông Công có lưu vực 951 km
2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện
Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở
Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km
2
, chứa 175 triệu

Trích đoạn 32trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Đây là lợi thế lớn cho quá trình phát 33dần hình thành vóc dáng một đô thị mang bản sắc riêng của vùng trung du 43 Chỉ thị số: 199/TTg ngày 03/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các Hiện trạng bộ máy quản lý hành chính 46sửa chữa trụ sở.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status