skkn xây dựng phong trào “vở sạch chữ đẹp trong trường tiểu học - Pdf 24

SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp
trong trường Tiểu học”.
NỘI DUNG:

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng. Đặc biệt
đối với học sinh tiểu học, việc xây dựng nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Vì đây là những năm học đầu tiên đối với các em, nhà
trường không chỉ giúp các em học viết và rèn luyện chữ viết: viết đúng, viết đẹp,
viết đảm bảo tốc độ nhằm tạo điều kiện cho các em ghi chép bài học của tất cả các
môn học được tốt, mà còn thông qua rèn luyện chữ viết, giáo dục cho các em những
phẩm chất đạo đức như: Tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Rèn chữ viết cho học sinh còn là dịp để học sinh trau dồi các kỹ năng viết chữ, kỹ
năng trình bày, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có
tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các
thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết và duy trì nền nếp thói quen tốt trong học
tập của học sinh. Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa
thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối
với người đọc bởi người xưa đã có câu: “Nét chữ, nết người”. Mặc dù hiện nay,
vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới đời
sống mọi mặt của xã hội, có thể có nhiều người nghĩ không cần viết chữ đẹp vì đã
có máy tính. Nhưng với những ý nghĩa giáo dục như đã nêu ở trên thì việc rèn chữ
cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết, nó đã góp phần vào việc giáo dục toàn
diện cho học sinh.Chính vì vậy “ Ban giám hiệu trường Tiểu học … đã chú trọng
xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh và đến nay, sau năm
năm học (2004-2005  2008-2009) kiên trì thực hiện phong trào đó chúng tôi đã
đúc rút ra được một số biện pháp có hiệu quả trong việc chỉ đạo xây dựng nền nếp
“Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh. Trong khuôn khổ của một đề tài sáng
kiến kinh nghiệm tôi xin được trình bày nội dung giải pháp cụ thể như sau:

óc thẩm mỹ. Từ những mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở khoa học nêu trên mà chúng tôi
đã tập trung nghiên cứu vạch ra kế hoạch một cách chi tiết cụ thể về công tác “Giữ
vở sạch - Viết chữ đẹp” cho HS, được triển khai trong toàn trường và chúng tôi coi
đó là một trong những công việc trọng tâm của hoạt động chuyên môn được duy trì
thường xuyên thành nền nếp thực hiện trong suốt các năm học năm học.
II. NỘI DUNG:
1. Khảo sát thực trạng.
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu và áp dụng giải pháp “Giữ
vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh của trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
tình hình thực tế việc giữ vở và chữ viết của học sinh toàn trường ngay từ đầu năm
học. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn về
kỹ năng chữ viết, giữ vở cụ thể là:
- Mẫu chữ viết không thống nhất, không xác định được dòng kẻ, ngồi viết
chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, nghịch ngợm.
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ.
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn,
phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết.
- Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy
định nên vở viết của các em rất bẩn nhầu nát, quăn mép.
- Giấy viết, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giấy, bút, mực kém
chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
- Vở ghi chép các môn học của học sinh lẫn lộn, trình bày không khoa học, tùy tiện.
. Trang:2
SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.
2. Nhận định nguyên nhân
- Học sinh không có nền nếp thói quen tốt trong khi viết, trình bày bài, vở.
- Vở ghi, dụng cụ viết của học sinh còn chưa được gia đình xác định, đầu tư đúng mức.

1. Khảo sát tình hình chữ viết của học
sinh, phân đối tượng.
- Tháng 9 Tập thể Hội đồng
Sư phạm
2. Xây dựng các tiêu chí “Giữ vở sạch
- Viết chữ đẹp”.
- Tháng 9 Tập thể Hội đồng
Sư phạm
3. Phát động phong trào “Giữ vở sạch -
Viết chữ đẹp”.
- Tháng 9 - Ban giám hiệu và
GV PT các lớp
4. Kiểm tra nền nếp rèn chữ - giữ vở
của học sinh.
- Tuần cuối của các
tháng
- Ban giám hiệu
. Trang:3
SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.
5 Tổng kiểm tra kết quả thực hiện nền
nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”.
- Tuần thứ 3 của
tháng 11 và tuần thứ
3 của tháng 3/2007
- Ban giám hiệu và
GVPT các lớp.
6 Thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”. Tháng 4/2005 - Học sinh toàn
trường.
7 Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm
phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ

a) Phòng học
Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ
thoáng mát, đủ ánh sáng. Nhà trường đã trang bị đầy đủ bóng điện trong các lớp để
phục vụ cho việc dạy và học trong những ngày trời mưa, trời tối không có ánh sáng
mặt trời các em có đủ ánh sáng để học tập và viết bài
b. bàn ghề học sinh
Nhà trường vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ kinh phí mua trang bị cho
học sinh những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh từng lớp tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết tốt.
c. Bảng lớp
. Trang:4
SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.
- Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày bảng
là bài mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Vì vậy nhà trường trang bị đầy đủ bảng
chống loá cho các lớp
d. Bảng con của học sinh
- Chúng tôi yêu cầu thống nhất một loại bảng nhựa cùng kích thước 20 x
25cm mặt bảng có kẻ ô vuông rõ ràng cỡ (5 x 5cm) có chia thành các dòng kẻ nhỏ.
Yêu cầu học sinh dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng (khăn mặt cũ rộng vừa
phải, giặt ẩm)
e. Phấn và bút; giấy viết viết
* Phấn viết
Chúng tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm (hãng phẫn Mic). Đồng
thời chúng tôi hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi
nhiều lần để đỡ mất thời gian và tránh được thao tác thừa khi viết bảng.
* Bút viết
- Bút chì:(đối với HS lớp 1 giai đoạn đầu). Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận
tiện khi sử dụng.
- Mực viết: Chúng tôi cho các em viết thống nhất một màu mực và sử dụng
các loại bút kim chất lượng tốt.

- Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi
mực ra vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy
trắng, không nhoè mực
5. Dạy các nét cơ bản:
Tuần đầu giáo viên các lớp tổ chức ôn luyện lại cho học sinh (Tất cả các lớp)
các nét cơ bản vì nếu học sinh viết chuẩn các nét cơ bản thì đó là tiền đề cho việc
viết chữ đẹp.
Đầu tiên giáo viên dạy cho học sinh viết hai nét ngang vào sổ. Viết cơ bản hai
nét trên cũng dễ viết và nó giúp học sinh giúp học sinh sau này có dạng chữ viết
thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên mới tiến hành dạy
các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét khuyết.
Để trong quá trình dạy luyện viết được thông nhất trong cách gọi tên các nét,
giáo viên thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét như sau:
- Nét sổ - Nét cong hở trái
- Nét ngang - Nét cong hở phải
- Nét xiên phải - Nét cong kín
- Nét xiên trái - Nét cong kín
- Nét móc xuôi - Nét khuyết trên
- Nét móc ngược - Nét khuyết dưới
- Nét móc 2 đầu - Nét thắt giữa
Làm tốt phần này là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi viết chữ được
đúng đẹp theo mẫu.
6. Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ:
Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh.
Giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy
trình mẫu. Ngoài ra, giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát -
chữ viết của cô phải đúng theo mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học
sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp thời.
Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết và luyện viết giáo viên
hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn.

viết liền mạch bằng cách lia bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới,
đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau.
- Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới
con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá.
9. Giáo viên phối hợp với phụ huynh:
Thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên cần thống nhất cách đọc và
luyện viết ở nhà để phụ huynh có thể giúp các em được nhiều hơn.
10. Động viên, khen thường
- Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và
động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến bộ về chữ viết, học sinh
viết đẹp giữ vở sạch
- Giữ lại và trưng bày những quyển vở, bài viết trình bày sạch, đẹp trong tủ
của lớp để học sinh học tập, thi đua.
- Phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho
những học sinh viết còn yếu.
- Một năm hai lần nhà trường tổ chức kiểm tra đáng giá chất lượng “Vở sạch
– Chữ đẹp” toàn trường, xét khen thưởng các lớp và các giáo viên có thành tích cao
trong công tác này.
c) Kết quả thực hiện
1- Thống nhất được một số quy định đối với học sinh:
- Thống nhất hình thức của vở, (bọc và nhãn vở)
- Toàn bộ học sinh viết bút mực nước có nét thanh đậm. Vở viết chất lượng cao
có dòng kẻ 5 ly không thấm.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
. Trang:7
SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.
2- Xây dựng được tiêu chí “Vở sạch - Chữ đẹp” cho học sinh (Căn cứ vào
tiêu chí vở sạch chữ đẹp do ngành quy định, kết hợp hội đồng sư phạm nhà trường
quy định thêm một số tiêu chuẩn theo tình hình của trường ) cụ thể như sau:
A. Cá nhân học sinh:

- Không vẽ bậy, bôi bẩn.
- Không xé rách.
Vở sạch là vở không vi phạm bất cứ tiêu chuẩn nào. bài làm có chữ viết rõ
ràng, trình bày sáng sủa và tiết kiệm giấy, theo đúng sự hướng dẫn, có tính chất quy
định thống nhất của từng giáo viên và nhà trường.
* Về xếp loại vở sạch:
- Loại A: Đủ các tiêu chuẩn trên.
- Loại B: Vi phạm một trong các tiêu chuẩn trên.
- Loại C: Vi phạm hai tiêu chuẩn trở lên.
b) Tiêu chuẩn chữ đẹp:
. Trang:8
SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.
- Chữ viết đúng mẫu, rõ nết cơ bản.
- Chữ viết đúng độ cao và khoảng cách quy định, liền nét trong một
chữ và trong một tiếng khá tốt.
- Chữ viết đúng chính tả, đúng vần, đúng tiếng.
- Viết đúng thời gian quy định.
* Về xếp loại chữ viết:
- Loại A: Đủ các tiêu chẩn trên.
- Loại B: Vi phạm mợt trong các tiêu chuẩn 2,3,4.
- Loại C: Vi phạm tiêu chuẩn 1.
c) Xếp loại vở sạch chữ đẹp:
- Vở xếp loại A, chữ viết xếp loại A: Xếp loại A.
- Vở xếp loại B, chữ viết xếp loại A: Xếp loại A.
- Vở xếp loại A, chữ viết xếp loại B: Xếp loại B.
- Vở xếp loại B, chữ viết xếp loại B: Xếp loại B.
- Vở xếp loại B, chữ viết xếp loại C: Xếp loại C.
- Vở xếp loại C, chữ viết xếp loại B: Xếp loại C.
d) Xếp loại tập thể:
- Lớp đạt 90% loại A, không có loại C: Đạt lớp vở sạch chữ đẹp.

4 5D Lê Thị Hồ 28 27 96.4 1 3.6

Đạt
CỘNG 113 105 92.9 8 7.15 4A Nguyễn Thị Tuyển 24 22 91.7 2 8.3

Đạt
6 4B Nguyễn Thị Hải 24 21 87.5 3 12.5

K. Đạt
7 4C Dương Thị Tuyết 24 23 96 1 4.2

Đạt
8 4D Phạm Thị Minh 26 24 92.3 2 7.7

Đạt
CỘNG 98 90 91.8 8 8.29 3A Trần Thị Cương 30 28 93.3 2 6.7

Đạt
10 3B Phạm Thị Hiến 33 33 100 0.0

Đạt
. Trang:9
SKKN: Xây dựng phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” trong trường Tiểu học.
11 3C Đoàn Thị Tinh 30 26 86.7 4 13.3


Đạt
CỘNG 87 82 94 5 5.7TOÀN TRƯỜNG 497 449 90.3 48 9.7- Kết quả học sinh của trường tham gia cuộc thi Viết chữ đẹp do Sở GD&ĐT
tổ chức trong năm học 2004-2005 như sau:
TT
Họ và tên Nữ DT
Học
lớp
Kết quả
1 Phan Thị Thảo X Kinh 1 Giải 3
2 Vũ Thị Quỳnh X Kinh 1 GiảI 3
3 Nguyễn Thị An X Kinh 2 GiảI 3
4 Lê Thị Sao X Kinh 4 GiảI 2
3.2 Giải pháp thực hiện nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” những năm học tiếp
theo:
a) Thực hiện Kế hoạch:
Qua một năm thực hiện sáng kiến giải pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp “Vở
sạch - Chữ đẹp” cho học sinh, chúng tôi nhận thấy việc học sinh viết chữ đẹp, giữ
vở sạch phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời chúng tôi
nhận được sự đồng tình ủng hộ của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh, chính
vì vậy trong những năm học tiếp theo chúng tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên, học sinh
của trường duy trì nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” theo kế hoạch và đẩy mạnh thành
phong trào thi đua trong suốt những năm học 2005-2006 đến nay và càng ngày càng
đi vào chiều sâu, chất lượng vở sạch chữ đẹp của học sinh tăng rõ rệt. Chất lượng

Đạt
4 5D Nguyễn Thị Toan 27 27 100.0 0.0
Đạt
CỘNG 103 101 98.1 2 1.9

5 4A Nguyễn Thị Tuyển 25 24 96.0 1 4.0
Đạt
6 4B Lê Thị Hồ 25 23 92.0 2 8.0
Đạt
7 4C Dương Thị Tuyết 24 22 92 2 8.3
Đạt
8 4D Phạm Thị Minh 24 23 95.8 1 4.2
Đạt
CỘNG 98 92 93.9 6 6.1

9 3A Phạm Thị Hiến 26 26 100.0 0.0
Đạt
10 3B Trần Thị Cương 26 25 96 1 3.8
Đạt
11 3C Đoàn Thị Tinh 25 24 96 1 4
Đạt
CỘNG 77 72 93.5 5 6.5

12 2A Vũ Thị Nhạn 22 21 95.5 1 4.5
Đạt
13 2B Nguyễn Thị Hải 22 21 95 1 4.5
Đạt
14 2C Trần Thị Hải 23 23 100.0 0.0
Đạt
15 2D Nguyễn Thị Hưng 18 17 94 1 5.6

8 Trần Thị Trâm 3A 7.5 8 15.5 TB
9 Nguyễn Thị Thuý Quỳnh 3B 8.5 9 17.5 Khá
10 Nguyễn Thị Phương Thảo 3B 9 7 16 Khá
11 Nguyễn Thị Nhung 3C 6 7.5 13.5 TB
12 Nguyễn Thị Ánh Hồng 4B 8.5 8 16.5 Khá
13 Nguyễn Thị Phương Thảo 4A 8.5 8.5 17 Khá
14 Nguyễn Thị Thuý An 4A 8 8 16 Khá
15 Phạm Thị Ngọc 4B 6 8.5 14.5 TB
16 Trần Thị Hậu 4A 7.5 7 14.5 TB
17 Trần Thị Huyền 4A 9 9 18 Giỏi
18 Đỗ Quỳnh Như 5B 9.5 7 16.5 Khá
19 Nguyễn Kim Phượng 5B 9 9 18 Giỏi
20 Nguyễn Thị Thu Thuận 5B 9.5 10 19.5 Giỏi
21 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 5B 10 10 20 Giỏi
22 Phạm Thị Thuỳ Trang 5B 9.5 10 19.5 Giỏi
23 Trần Út Linh 5C 9 9 18 Giỏi
24 Trần Thế Phương 5D 8.5 8.5 17 Khá
* Chất lượng “Vở sạch – Chữ đẹp” Học kỳ I năm học 2008-2009:
TT Lớp Giáo viên TS
Chất lượng VSCĐ
Đạt
lớp
VSCĐ
Loại A Loại B
TS % TS %
1 5A Phạm Thị Hiến 22 22 100 Đạt
2 5B Nguyễn Thị Lý 22 22 100 Đạt
3 5C Nguyễn Thị Phượng 20 20 100 Đạt
4 5D Nguyễn Thị Toan 22 22 100
Đạt

+ Năm học 2005-2006:
. Lớp vở sạch chữ đẹp đạt: 19/19 lớp
. Trường đạt: Trường “Vở sạch – chữ đẹp”
+ Năm học 2006-2007:
. Lớp vở sạch chữ đẹp đạt: 19/19 lớp
. Trường đạt: Trường “Vở sạch – chữ đẹp”
+ Năm học 2007-2008:
. Lớp vở sạch chữ đẹp đạt: 19/19 lớp
. Trường đạt: Trường “Vở sạch – chữ đẹp”
So sánh kết quả đánh giá xếp loại “Vở sạch - Chữ đẹp” của các năm học cho
thấy chất lượng năm sau cao hơn năm học trước rất nhiều.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Kết luận:
Xây dựng nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học tôi
nhận thấy đây là một việc làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực.
Trong việc giúp học sinh, giáo viên nâng cao chất lượng chữ viết, tính cẩn thẩn, tính
kỷ luật, tính thẩm mĩ, giúp học sinh có ý thức viết đúng mẫu chữ - ý thức điều
chỉnh, trình bày bài viết sạch đẹp. Hơn nữa còn giúp giáo viên nâng cao được khả
năng viết chữ của mình, tự tin hơn trong các giờ dạy Tập viết, chính tả. Chất lượng
học tập của từng lớp được nâng cao qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn khả năng của
mình, cố gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày một
cao hơn. Thúc đẩy phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong học sinh còn là
dịp động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết, duy trì nền nếp
thói quen tốt trong học tập của học sinh. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của
người giáo viên. Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ
chức xã hội đối với việc “ Luyện nét chữ - rèn nết người”, Phụ huynh tin tưởng hơn
đối với nhà trường, uy tín của nhà trường, thầy cô giáo được nâng lên. góp phần
giáo dục thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp của Tiếng nói - Chữ viết dân tộc.
. Trang:13


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status