SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH KHỐI 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM THÀNH 1 - Pdf 24


Phòng giáo dục Cẩm Thuỷ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỞ
SẠCH - CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH KHỐI 2 TRƯỜNG TIỂU
HỌC CẨM THÀNH1"
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Đơn vịcông tác: Trường tiểu học Cẩm Thành1
Tháng 4 năm học: 2007- 2008.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng VS - CĐ
cho học sinh khối 2
Phần I : Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Bậc tiểu học là bậc học quan trọng, là bậc học nền móng cho sự
phát triển lâu bền và toàn diện. Để đất nước ta tránh những lạc hậu và
chậm tiến về chính trị - kinh tế - văn hoá, cùng đuổi kịp nền văn minh thế
giới đòi hỏi mỗi con người Việt Nam - đặc biệt với mỗi chủ nhân tương
lai của đất nước cùng phát huy tài năng của mình, cùng đất nước đi lên
sánh vai với các cường quốc nam châu trên thế giới. Như Bác Hồ kính
yêu đã nói:" Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang được hay không",
dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc nam châu được
hay không. Đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".
Lời căn dặn ân cần đó như một động lực mạnh thúc đẩy mọi thế hệ cháu-
con quyết tâm học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để xây dựng nước
nhà ngày càng vững mạnh hơn, tươi đẹp hơn.
Việc coi trọng và phát triển giáo dục - Đào tạo của Đảng và nhà
nước ta thể hiện rất rõ ở nhiều mặt khác nhau như: Yêu cầu phổ cập giáo
dục Tiểu học trên phạm vi toàn quốc; xây dựng các trường chuẩn quốc
gia; từ những chính sách ưu đãi đối với giáo dục Để đạt được mục tiêu
Giáo dục- Đào tạo, người giáo viên tiểu học phải là người dìu dắt thế hệ

khảo có liên quan.
- Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê, mô tả.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng VS -
CĐ cho học sinh khối2
PhầnII: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương1: Cơ sở lý luận:
"Nâng cao chất lượng toàn diện ở bậc tiểu học " là mục tiêu giáo
dục do Đảng và Nhà nước đề ra. Việc rèn VS - CĐ cho học sinh cũng
không nằm ngoài mục tiêu đó. Rèn VS - CĐ cho học sinh là giúp mỗi học
sinh biết cách bảo vệ và giữ gìn sách vở một cách cẩn thận, từ bìa đến
trang viết bên trong. Rèn VS - CĐ là giúp các em biết trình bày khoa học,
biết viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận. Thông qua việc rèn VS - CĐ cho
học sinh, giúp học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, óc thẩm mỹ và cả tính
khoa học. Bước sang một kỷ nguyên mới của thế giới, trong cuộc sống sôi
động của xã hội hiện nay, con người đòi hỏi không chỉ ăn đủ no, mặc đủ
ấm mà cần phải được ăn ngon mặc đẹp; cũng như nhu cầu hiện nay,
chúng ta không chỉ dạy học sinh viết đúng mà cần phải rèn luyện để các
em viết đẹp, giữ vở cẩn thận. Qua cách giữ gìn vở của học sinh, chúng ta
cũng nắm được tính cách mỗi em. Trình độ mỗi học sinh, lòng tự trọng
đối với mọi người, thông qua VS - CĐ chúng ta cũng nhận thấy rõ điều
đó. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:" Chữ viết cũng là một sự biểu
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là
góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với
mình cũng như đối với thầy cô và bạn bè khi đọc bài vở của mình." Rèn
VS - CĐ cho học sinh còn là rèn về cách nhìn nhận một vấn đề nào đó
thật sâu sắc, giúp các em có cách nhìn về nhân sinh quan - thế giới quan
một cách đầy đủ, đúng đắn và khoa học để cùng hành trình với các em đi

CĐ chưa cao.
Qua khảo sát thực tế, chất lượng VS - CĐ đối với khối 2 trường
Tiểu học Cẩm Thành1 thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát chất lượng VS - CĐ (lần1)
TT LỚP
TỔNG
SỐ HS
LOẠIA LOẠIB LOẠIC
1 2A
2 2B
3 2C
Cộng:
Nhìn vào bảng trên ta thấy: số học sinh đạt VS - CĐ chiếm tỷ lệ
quá thấp. Loại A chiếm %, loại B chiếm %, loại C chiếm %. Qua
đó ta thấy chất lượng VS - CĐ chưa có hiệu quả cao. Điều đó chứng tỏ,
việc rèn VS - CĐ cho học sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Thực tế là vậy, giáo viên tuy đã có quan tâm nhắc nhở, song học
sinh lại không có ý thức rèn luyện, tuỳ tiện với vở, với chữ; sách vở thì
không đủ về số lượng, chất lượng thì như vậy. Đôi lúc làm cho giáo
viên thiếu tính kiên nhẫn, dẫn đến trong tâm trí của cô chỉ cần học sinh
biết đọc thông viết thạo là được; học sinh thì học chăng hay chớ chẳng
cần quan tâm đến VS - CĐ làm gì. Hầu như vở của các em thường
không có bìa, không nhãn, mép vở thì quăn, khi không đem giấy nháp
thì sẵn sàng xé toạc, làm cho vở long ra xệch xoạc
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng VS -
CĐ cho học sinh khối2
Vở chép chính tả đã vậy, vở chép toán còn tồi tàn hơn, số nọ viết
chồng lên số kia, tẩy xoá cả cục mực ở đó, trình bày thì cẩu thả.Khi được
hỏi vì sao em để vở bẩn vậy? học sinh chỉ cười; về nhà em có luyện chữ
viết không? học sinh trả lời là "không"; thế các em có được cô giáo hướng

trơn, lúc thì mực xanh, lúc thì mực đen, mực tím lẫn lộn làm cho bài viết
lem nhem. Mặt khác vở ô ly lại không rõ hàng kẻ, vở giấy quá mỏng cũng
là nguyên nhân dẫn đến các em chưa quan tâm đến việc rèn chữ viết - giữ
vở sạch.

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng VS -
CĐ cho học sinh khối2
2.3. Về phía gia đình:
Hầu hết các gia đình trong thôn bản không có bàn để con em ngồi học.
Đồ dùng học tập thiếu, phần đa phụ huynh lại chưa thực sự quan tâm đến việc
học của các cháu, không đôn đốc các em học bài ở nhà, gặp chăng hay chớ,
phó mặc cho thầy cô, bởi thế cũng dẫn đến tình trạng lười nhác của học sinh.
2.4. Về cơ sở vật chất:
Phòng học thì chưa đủ ánh sáng làm cho học sinh nhìn không rõ hàng
kẻ nên viết không đúng mẫu, bàn ghế thì siêu vẹo, ngồi viết lại không đúng tư
thế, vở thì quăn hết cả mép, rách cả bìa như vậy chất lượng vở sạch chữ đẹp
làm sao mà đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Để việc nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của học sinh được tốt hơn
thì chúng ta cần phải làm gì? cần có biện pháp giải pháp nào?
ChươngIII. Biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng
VS - CĐ cho học sinh khối 2 trường tiểu học Cẩm Thành2.
1. Đối với nhà trường:
1.1. Ban giám hiệu nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở để giáo viên đạt
được chất lượng VS - CĐ một cách thực chất nhất. Trong hội đồng nhà trường
cần học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để nâng cao chất lượng dạy và học đi đôi
với việc rèn VS - CĐ cho học sinh. Nhà trường nên tổ chức những kỳ thi VS -
CĐ cho cả giáo viên và học sinh. Đó là động lực giúp mỗi giáo viên- học sinh
cần cố gắng hơn, qua đó chỉ ra được những cái ưu, cái nhược để rút kinh
nghiệm cho những năm học sau.

vở đã có mẫu sẵn, hàng viết cũng rõ ràng học sinh luyện viết ở đây nhiều
sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Khi học sinh chuẩn bị viết bài vào vở, giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát, nhận xét mẫu chữ hoa, mẫu từ ứng dụng. giáo viên vừa hướng đẫn quy
trình viết vừa viết mẫu để học sinh có biểu tượng cách viết. Đặc biệt khi
hướng dẫn học sinh viết từ, câu ứng dụng, giáo viên nên lưu ý cách viết
liền mạch, độ cao, độ rộng mỗi con chữ, khoảng cách các chữ, con chữ
trong tiếng, hướng dẫn đánh dấu thanh.
- Những con chữ được viết cao 1 ly lá: a, ă, â, c, e, ê, i, m ,n,o,ô,ơ,ư,v, x.
- Những con chữ được viết cao 2,5 ly là: b, h, l, k, g, y.
- Những con chữ được viết cao 2 ly là: d, đ, q, p.
- Những con chữ được viết cao hơn 1 ly là: r, s.
- Con chữ viết cao 1,5 ly là: t,
- Các con chữ trong câu viết cách nhau 1 con chữ o.
- Các chữ phải viết liền mạch(không nâng bút trong khi viết tiếng)
- Dấu thanh được đặt ở cạnh âm chính. Đối với các tiếng trong nguyên âm
đôi thì đặt ở âm thứ 2 của nguyên âm đôi kể từ trái sang phải.
Trước khi viết vào vở giáo viên nên cho học sinh viết âm, từ vào bảng con
cho thành thạo. Họ sinh viết đúng vào hàng kẻ đậm ở trong vở. Độ rộng
của mỗi con chữ viết đúng theo mẫu chữ viết đã ban hành. Học sinh cần
viết cẩn thận, viết nắn nót bài ở lớp, rèn luyện thêm bài tập ở nhà làm sao
để nét bút mềm mại, đều và đẹp.
- Đối với vở chính tả:
Các em nghe viết hoặc nhớ viết chính xác bài chính tả. Không chỉ
viết đúng mà đòi hỏi viết đẹp. đây là cuốn vở thể hiện chữ viết của mỗi
học sinh sau khi được hướng dẫn cụ thể ở môn tập viết. Qua đây giáo viên
cần nắm đươck những học sinh nào đã viết đạt, chưa đạt để sữa chữa kịp
thời. Giáo viên cần khuyến khích khen ngợi học sinh viết đungd, đẹp, nêu
gương bạn tốt làm động lực thúc đẩy cho những em khác để các em cố
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng VS -

1.4. Đối với gia đình:
Gia đình là tế bào của xã hội. Vì vậy phụ huynh học sinh cần có sự
phối kết với thầy cô giáo để nắm bắt tình hình của con em mình ở trường
cũng như ở nhà.Gia đình cần quan tâm đôn đốc, tạo điều kiện tốt nhất
giúp các em học ngày càng tiến bộ hơn.
1.5. Đối với xã hội:
Cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh có thể học tốt nhất.

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng VS -
CĐ cho học sinh khối2
2. Kết quả thực nghiệm:
Mặc dù còn gặp một số khó khăn trong việc thực hiện. Nhưng với
tâm huyết nghề nghiệp tôi đã áp dụng một số biện pháp trên vào việc rèn
VS - CĐ cho học sinh khối2 trường tiểu học thì chất lượng VS - CĐ đã
được nâng cao rõ rệt. Kết quả được thể hiện qua bảng khảo sát lần2 như
sau:
TT Lớp
Tổng
số HS
LoạiA LoạiB LoạiC
1 2A
2 2B
3 2C
Cộng:
Nhìn vào kết quả trên tôi thấy chất lượng VS - CĐ của học sinh
khối2 trường tiểu học Cẩm Thành1 đã có sự tiến bộ rõ rệt. Dó là quá
trình phấn đấu không mệt mỏi của cô và trò. Đến nay học sinh đã có ý
thức tự giác trong việc rèn VS- CĐ.
V. Bài học kinh nghiệm:
Để đạt được kết quả như trên là nhờ ở lòng "Yêu nghề mến trẻ"

Chính vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính
mong đồng nghiệp tham gia góp ý để kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn.
2. Ý kiến đề xuất:
Để nâng cao chất lượng VS - CĐ cho học sinh trường tiểu học nói
chung, học sinh trường tiểu học Cẩm Thành1 nói riêng tôi xin có một số
ý kiến đề xuất sau:
2.1. Đối với nhà trường:
- Luôn nhắc nhở các giáo viên phải quan tâm đến việc rèn VS -
CĐ cho học sinh.
- Tổ chức cuộc thi VS - CĐ yêu cầu mọi giáo viên ở trường được
tham gia, qua đó các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm cho nhau, học
hỏi lẫn nhau.
- Học sinh cần được tham gia các cuộc thi VS- CĐ đây là động
lực khích lệ phong trào VS - CĐ trong toàn trường.
- Có phần thưởng kèm theo cho giáo viên, học sinh đạt thành tích
cao trong cuộc thi, điều này giúp toàn trường tham dự cuộc thi một cách
hào hứng.
- Cần cung cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học đúng về tiêu chuẩn,
đủ về số lượng.
2.2. Đối với giáo viên:
Giáo viên là người cung cấp kiến thức cho học sinh, luôn sát cánh
bên các em trong việc rèn VS - CĐ. Là người quyết định lớn đến việc
rèn VS - CĐ cho các em. Để làm được điều đó mỗi giáo viên cần:
- Nhận thức đúng vai trò của người thầy trong việc rèn VS - CĐ
cho học sinh.
- Thường xuyên tự học hỏi, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức, nâng
cao năng lực chuyên môn.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằmNăng cao chất lượng
VS - CĐ cho học sinh khối2

của giáo viên chủ nhiệm.
A. Đặt vấn đề:
1. Lời nói đầu:
Để làm tốt việc dạy và học tập các môn văn hoá của học sinh thì
nhiệm vụ giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp thói quen tốt cho học sinh
chiếm một vai trò rất quan trọng. Bởi nó định hướng cho các em chủ động
học tập và làm việc theo kế hoạch đề ra, hình thành những thói quen tốt tạo
ra kết quả học tập, lao động cao nhất, rèn luyện thành đức tính của người
công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Trước tình trạng học sinh xa xút về đạo đức, học tập, làm việc tuỳ tiện
mất nề nếp, kỷ cương ở các trường nói chung, trường Trung học cơ sở nói
riêng (THCS) làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đức dục và trí dục
của học sinh và người công dân sau này. Vấn đề đó yêu cầu nhà trường, đội
ngũ các thầy cô giáo chủ nhiệm, gia đình học sinh và toàn xã hội báo động
và quan tâm.
Vậy làm thế nào để giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp, thói quen tốt
cho học sinh quả là một vấn đề không dễ dàng đối với đội ngũ các thầy cô
giáo nói chung và thầy cô giáo chủ nhiệm nói riêng. Điều đó khiến tôi băn
khoăn trăn trở và tâm huyết khi chọn đề tài này.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
2.1. Thực trạng:
Vấn đề giáo dục đạo đức, hình thành thói quen tốt cho học sinh
không đáp ứng được yêu cầu đò hỏi thực tế của xã hội. Bởi lẽ trước mặt trái
của kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến nhậ thức của các em, sự
bùng nổ về khoa học công nghệ thông tin, truyền hình, sách báo, văn hoá
phẩm đồ truỵ đã lôi cuốn làm ảnh hưởng đến đạo đức, huỷ hoại dần thói
quen tốt ở các em.
Sự đô thị hoá ngày càng cao, thu hút nguồn lực từ nông thôn ra thành
thị, nước ngoài làm ăn, trong đó có cha mẹ của học sinh, do đó các em ở nhà

21 em chưa được quan
tâm chiếm 52%.
B. Giải quyết vấn đề:
1. Các giải pháp thực hiện:
1.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Phải khảo sát phân loại đối tượng, hoàn cảnh qua hồ sơ của năm
học trước và thẩm định thực tế thăm gia đình học sinh.
- Tổ chức cho học sinh học tập các nội quy, quy chế của nhà trường
về nhiệm vụ và quyền lợi của người học sinh.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thời gian biểu, góc học
tập ở gia đình.
- Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội nơi
các em cư trú.
- Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, các thầy cô giáo bộ môn,
tạo ra môi trường học tập, vui chơi bình đẳng, lành mạnh.
1.2. Đối với học sinh:
- Học tập, thảo luận, xây dựng , thực hiện nghiêm túc các nội quy,
quy định của người học sinh trong nhà trường. Đề xuất ý kiến khi băn
khoăn, thắc mắc để giáo viên chủ nhiệm vầ nhà trường giải đáp.
- Tham gia lao động sản xuất cùng gia đình, gắn học đi đôi với
hành.
3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
3.1. Khảo sát tìm hiểu đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm 8A( thời
gian một tuần).
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên tìm hiểu hồ sơ của học sinh
qua học bạ, số điểm năm học trước, tham khảo ý kiến giáo viên chủ
nhiệm cũ. Trong thời gian này, giáo viên tìm hiểu đối tượng với các nội
dung sau:
- Cho học sinh làm bản thông tin về cá nhân:
Kinh nghiệm: giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp, thói quen tốt cho học sinh

xem về cách học tập và cách tạo điều kiện học tập ở gia đình cho các em. Tất
cả các gia đình này đều chưa có góc học tập, các em chưa có thời gian biểu
học tập, gia đình chưa nắm được lịch, thời gian học tập cụ thể của các em, gia
đình chưa thực sự quan tâm chăm sóc các em học tập như chưa gọi các em
thức dậy trước giờ khi đến lớp, chưa lo ăn sáng, phương tiện đi học cho các
em dẫn tới sức khoẻ của các em chưa tốt khi đến lớp; gia đình các em chưa
thường xuyên liên lạc với các thầy cô giáo.
kết quả sau khi trao đổi 100% gia đình phụ huynh học sinh khi được
tiếp cận trao đổi, phụ huynh thống nhất và nhất trí:
- Phải có góc học tập, theo dõi thời gian học và tạo điều kiện thời gian,
vật chất cho các em học.
- Chăm sóc thường xuyên cho các em đi học đúng giờ, đảm bảo sức
khoẻ học tập.
Kinh nghiệm: giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp, thói quen tốt cho học sinh
THCS của giáo viên chủ nhiệm.
- Thường xuyên liên lạc với thầy cô giáo chủ nhiệm, bộ môn, nhà
trường, hội phụ huynh để nắm được tình hình trương, lớp và con của
mình.
- 100% gia đình học sinh khi được tiếp xúc rất phấn khởi và tâm
đồng hợp tác với giáo viên, tạo điề kiện thói quen tốt cho các em học tập.
3.3. Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với giáo viên bộ môn để tạo
điều kiện tốt giáo dục đạo đức và rèn thói quen tốt trong học tập
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, nhưng không đứng trưên lớp suốt cả
thời gian lớp học, nên việc nắm bắt tâm sinh lý, những nảy sinh mới phát
sinh trong quá trình học tập để bàn bạc trao đổi thống nhất biện pháp
giáo dục đạo đức và tạo thói quen tốt cho các em học tập và rèn luyện.
Kết quả sau khi trao đổi thống nhất toàn bộ giáo viên bộ môn và học sinh
đều phấn khởi dạy tốt- học tốt, đưa phong trào nề nếp học tập đi lên.
3.4. giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh thảo luận việc thực
hiện các nội quy, quy chế của nhà trường, lớp.

không vi phạm các quy định của trường, lớp và đã không vi phạm đạo
đức, hình thành các thói quen tốt trong học tập và rèn luyện.
C. Kết luận:
1. Tính hiệu quả của vấn đề:
Sau 3 tháng nghiên cứu, khảo sát về thực nghiệm giáo dục đạo
đức, xây dựng nề nếp hình thành thói quen tốt cho học sinh THCS Cẩm
thành nói chung và lớp 8A năm học 2007- 2008 nói riêng. Tôi thấy kết
quả trước và sau khi nhận lớp khảo sát học sinh đã tiến bộ rất nhiều.
Trước khi nhận chủ nhiệm lớp 8A là một lớp đặc biệt của nhà trường-
nam đông- nữ ít, học sinh vi phạm đạo đức nhiều, các em lớn hay bắt
nạt các em bé, em xa bắt nạt em gần, nam bắt nạt nữ làm cho lớp mất
ổn định về nề nếp, vi phạm đạo đức, không có thói quen tự giác trong
học tập, rèn luyện
Đến nay 92% các em đẫ không vi phạm đạo đức, đã có thói quen
thực hiện nề nếp của gia đình, trường, lớp, xã hội. Đây là điểm mạnh tôi
thấy trong công tác làm chủ nhiệm lớp. Điều đó được phụ huynh học
sinh phấn khởi, các em tin yêu, giáo viên gần gủi, yêu quý học sinh khi
vào giờ dạy.
2. ý kiến đề xuất:
Để làm công tác chủ nhiệm đỡ vất vả, không tốn thời gian, vật
chất vào công việc mới, có thời gian đầu tư cho công việc chuyên môn.
Ban giám hiệu, chuyên môn nên để cho giáo viên chủ nhiệm bám theo
lớp lâu dài.
Trên đây là những kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm giáo dục
đạo đức, hình thành thói quen tốt cho học sinh THCS. Rất mong các
đồng chí, đồng nghiệp góp ý xây dựng để tôi hoàn thiện hơn.
Cẩm Thành, ngày 15 tháng 02 năm 2008.
Người viết:

Lê Trọng Nhất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status