skkn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết - Pdf 24

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng cho
trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ bước
đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn,
phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc
và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để
chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư
duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn
tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ.
Trên thực tế, việc dạy trẻ làm quen với chữ viết ở trường tôi còn bị hạn chế do
thiếu đồ dùng sáng tạo, do khả năng của giáo viên còn hạn chế nên chưa kích thích
được trẻ thích thú khi học. Chuyên đề Làm quen văn học - chữ viết đã được Sở
giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua đã chỉ rõ được tầm
quan trọng của chữ viết với trẻ. Trên cơ sở thực tiễn của lớp và qua những kinh
nghiệm đã tích luỹ được trong các măm dạy trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn
làm quen với chữ viết” với mục đích đem đến cho trẻ những giờ làm quen với chữ
viết thật hấp dẫn và phong phú. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt
được kết quả cao trên trẻ và góp phần góp giáo viên thực hiện tốt chuyên đề cho trẻ
làm quen chữ viết.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm tình hình
Trường mầm non Mai Dịch đi vào hoạt động được 5 học kì. Trường có 10 lớp
trong đó có 4 lớp Mẫu giáo lớn với số cháu 210 trẻ, Nhà trường luôn quan tâm đến
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo
lớn số 9 với 54 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài này lớp, tôi đã gặp những
thuận lợi, khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi
- Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật

được kỹ năng nghe, nói, đọc viết của trẻ để từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp
- Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập
để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ.
- Công việc khảo sát trẻ, chúng tôi thường thực hiện vào tháng 10. Quá trình khảo
sát qua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa,…) và qua các hoạt
động hàng ngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) để từ đó đánh giá từng trẻ
theo các kỹ năng.
+ Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác
nhau. Độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái
nghĩa. Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép. Nghe hiểu thơ, ca dao, đồng
dao, tục ngũ phù hợp với trẻ. Nghe và làm theo từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp nhau trở
lên…
+ Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói có
mạch lạc không? Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thẩn rõ
ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Biết trả lời các câu hỏi về
nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà
có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì? Sử dụng các từ biểu cảm, có
hình ảnh. Tự tin khi giao tiếp. Nói và thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với
yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Đọc thơ, ca dao, đồng dao. Kể lại sự việc một cách
mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm. Kể lại truyện đã được nghe một cách rõ ràng, diễn
cảm. Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật, theo tranh, theo chủ đề, theo kinh nghiệm
bản thân.
+ Kỹ năng đọc: trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới? Có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc thuộc bài thơ không? Tư thế
ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc
của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.
+ Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớp
lên các nét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn. Làm quen với cách viết tiếng Việt:
hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét
chữ.

Sử dụng các từ biểu
cảm, có hình ảnh. Tự
tin giao tiếp. Kể lại sự
việc 1 cách mạch lạc.
Đọc tho, ca dao…
13/54
24,1%
15/54
27,8%
15/54
27,8
11/54
20,3%
Kỹ năng đọc: biết cách
giở sách, đọc từ trái
sang phải, từ trên
xuống dưới…”Đọc”
sách qua các tranh vẽ.
Phân biệt phần mở đầu,
kết thúc của sách.
11/54
20,3%
19/54
35,1%
16/54
29,6%
8/54
15%
Kỹ năng viết: Trẻ biết
cách ngồi, cầm bút, để

+ Làm lịch hàng ngày
Ví dụ: Ở chủ điểm Thế giới thực vật:
+ Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và
chữ mẫu của cô về các loại quả, cây, rau, hoa…
+ Cho trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối với với từ dưới các hình ảnh
có sẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình ảnh có sẵn với
các chữ cái in đậm
- Góc thiên nhiên: Các loại cây, tôi đều gắn tên để cho trẻ có thể ghép chữ xem
đây là cây gì.
- Trên các mảng tường, tôi có thể trang trí nhiều hình ảnh phù hợp với chủ
điểm và mỗi hình ảnh đều gắn tên gọi.
2.3 Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi.
Với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết, tôi
luôn cố gắng tranh thủ các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen chữ viết
một cách hợp lí:
+ Giờ đón, trả trẻ: có thể gắn ảnh có tên của trẻ, cho trẻ gắn thứ ngày
tháng…xem tranh ảnh, đọc đồng dao.
+ Giờ hoạt động chung: Với tất cả các môn học khác, nếu có thể tôi đều lồng
ghép thêm các chữ cái.
+ Giờ hoạt động góc: các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu
như làm các bài tập gắn, đính , viết và gài chữ theo mẫu v.v…
+ Giờ hoạt động ngoài trời: cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ.
+ Giờ ăn: giải thích các món ăn, nhận khăn thêu bằng tên trẻ.
+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ có thể bật nhạc – ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ
nghe.
+ Giờ hoạt động chiều: in, tô chữ rỗng, tìm cắt chữ trong báo, sách, lầm bộ
sưu tập.
2.4 Chú ý đến giáo dục cá nhân
- Việc giáo dục cá nhân có tác dụng tốt đến trẻ. Đặc biệt trong lĩnh vực cho
trẻ làm quen chữ viết, giáo dục cá nhân sẽ giúp cô giáo củng cố, bổ sung các kiến

Tôi đã sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ viết để
trẻ tăng hứng thú, cung cấp, củng cố kiến thức kĩ năng.
Ví dụ: Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ các chữ đã học như:
+ Trò chơi: Đoán chữ:
Cách chơi: Trẻ nhắm mắt, cô lấy tay viết chữ lên tay trẻ. Cho trẻ đoán chữ gì.
+ Trò chơi: Cho trẻ dùng các bộ phận trên cơ thể mình tạo chữ vừa học
+ Trò chơi: Xếp chữ (gài chữ, viết chữ) thành các từ theo mẫu:
Chuẩn bị: Cô có các bức tranh, dưới tranh có từ chỉ hình ảnh đó
Cách chơi: Trẻ xếp các chữ cái rời thành từ giống mẫu có sẵn.
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, trẻ nào xếp (gài, viết) nhanh nhất là
người chiến thắng.
+ Trò chơi: Gạch chân chữ cái đã học.
Chuẩn bị: Các hình ảnh và từ dưới tranh.
Cách chơi: Có 2 – 3 đội chơi, mỗi đỗi sẽ gạch chân dưới các chữ cái đã học
theo yêu cầu của cô trong từ dưới tranh.
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gạch được nhiễu chữ cái đúng theo
yêu cầu của cô là đội chiến thắng.
+ Vẽ hình ảnh có chữ đã học
Cách chơi: Cho trẻ tìm các chữ cái đã học có trong từ chỉ tên các loại rau, quả,
hoa, con vật…trẻ biêt sau đó phải vẽ lại hình ảnh đó.
Luật chơi: Trong thời gian quy định, trẻ phải vẽ được hình ảnh và nói được chữ cái
có trong từ chỉ hình ảnh đó.
- Thông qua các môn học khác lồng ghép các trò chơi.
Ví dụ: Trẻ học chữ qua giờ “làm quen văn học”:
Cách chơi: Khi cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh để đoán xem đó là bức tranh vẽ về
nhân vật hoặc cảnh vật trong câu truyện nào, sau mỗi mảnh ghép có các chữ cái
khác nhau đã học, trẻ phải lấy mảnh ghép có chữ cái nào ghép vào đúng khoảng
trống trên bảng có chữ cái đó.
Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào gắn nhanh và đúng tạo thành bức
tranh là đội chiến thắng. Trò chơi chơi theo luật tiếp sức.

KN nghe, hiểu người
khác nói. Nghe, làm theo
từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp
nhau trở lên. Nghe hiểu
nội dung thơ, truyện. Biết
liên hệ với bản thân.
14/54
25,9%
20/54
37 %
16/54
29,6%
4/54
7,5%
32/54
59,2%
18/54
33,3%
4/54
7,5%
0
KN nói: mạch lạc rõ ràng,
đủ câu, không nói lắp,
ngọng. Bày tỏ tình cảm,
nhu cầu, kinh nghiệm bản
thân rõ ràng, dễ hiểu. Trả
lời các câu hỏi về nguyên
nhân, so sánh. SD các từ
biểu cảm có hình ảnh. Tự
tin giao tiếp. Kể lại sự

15%
24/54
44,5%
20/54
37%
10/54
18,5%
0
KN viết: Trẻ biết cách
ngồi, cầm bút, để vở, tô
chữ đúng quy trình
9/54
16,2%
17/54
32%
18/54
33,3%
10/54
18,5%
26/54
48,2%
21/54
38,9%
7/54
12,9%
0
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Nguyên nhân thành công
Để giúp trẻ thuộc mặt chữ, nhận biết và phát âm đúng các chữ cái giáo viên
cần:

dạy trẻ Mẫu giáo lớn làm quen chữ
viết. Năm học: 2008 - 2009
Người viết: Lê Thị Kim Dung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường mầm non Mai Dịch.
Cầu Giấy, tháng 4 năm 2009



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status