Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh (2) - Pdf 24

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thực hiện chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đưa Việt
Nam chuyển từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Vĩnh Long đẩy mạnh quá trình này theo hướng tăng tỷ trọng GDP ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu GDP.
Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010 như sau: GDP
tăng bình quân đạt 7,5%/năm, cơ cấu ngành nông – ngư nghiệp 20-21%, cơ cấu
ngành dịch vụ 41-42%, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm,
giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân 13,1%/năm, giá trị dịch vụ tăng bình
quân 7,5%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14-16%/năm.
Là một huyện đầu não của Vĩnh Long, Bình Minh được thiên nhiên ưu đãi
rất nhiều, khí hậu quanh năm điều hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống đa số
bằng nông nghiệp. Bên cạnh sự phát triển về nông nghiệp, thì các ngành công
nghiệp, thương mại- dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, một mặt nền kinh tế, cơ sở hạ tầng dần được cải
thiện, mặt khác, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách khuyến
khích đầu tư của Trung Ương và của Tỉnh nên ngày càng nhiều doanh nghiệp
được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế Tỉnh nhà
nói chung và huyện Bình Minh nói riêng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên hiện
nay, thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền
kinh tế do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn
phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày nay, vấn đề huy động vốn trong xã
hội là rất nan giải cho các ngân hàng và vấn đề cho vay sao cho phù hợp, thiết
thực, đạt hiệu quả đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, ngân hàng phải
phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 1 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng

1.3.2. Phạm vi thời gian
Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu 3 năm 2004-2006.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 3 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua 3 đặc điểm cơ bản như sau:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một
lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.
2.1.1.2. Chức năng của tín dụng
a) Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông
qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở
chỗ:
- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín
dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
- Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần
tài nguyên phân phối lại.

a) Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để
tiến hành sản xuất kinh doanh.
b) Tín dụng tiêu dùng
- Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 5 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
2.1.3.Các hình thức huy động vốn.
2.1.3.1 Vốn tiền gửi
a)Tiền gửi khách hàng
* Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
- Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra
bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng biết và ngân hàng phải
đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán
nên gọi là tài khoản giao dịch.
- Ưu điểm: Loại tiền gửi này có lãi suất thấp nên làm giảm chi phí huy động
vốn của ngân hàng.
- Nhược điểm: Tài khoản tiền gửi này thường xuyên biến động nên ngân
hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.
* Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ)
- Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra trong
một thời gian nhất định. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn.
Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gửi tiền cho nên ngân
hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện khách hàng không được
hưởng lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền
đúng hạn. Điều này còn tùy thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và
loại tiền gửi định kỳ.
- Ưu điểm: Đối với ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một
ngày nhất định mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho ngân hàng
chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử
dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả.

vốn của ngân hàng, có thể là: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
- Ưu điểm: Thời gian huy động nhanh, số tiền lớn.
- Khuyết điểm: Ngắn hạn và lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm.
b) Trái phiếu ngân hàng.
- Trái phiếu ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào ngân hàng, nó là
một loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở
nước ta, trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì
ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài
hạn như: đầu tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…
- Đối với khách hàng, trái phiếu ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu
nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 7 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
- Ưu điểm: Đối với ngân hàng vốn huy động từ trái phiếu lãi suất thấp và ổn
định trong thời gian dài. Do vậy ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng
nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn.
- Nhược điểm: Do lãi suất thấp và thời gian dài nên rất khó thu hút khách
hàng.
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân
hàng.
Để thu hút được tiền gửi cũng như nâng cao hiệu quả huy động vốn thì ngân
hàng cần phải đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:
- Uy tín cao: Thể hiện mức độ tin tưởng, sự tín nhiệm của khách hàng hiện
có dành cho ngân hàng.
- Chất lượng dịch vụ cao: Thể hiện qua sự hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng, sự đa dạng về hình thức dịch vụ, chất lượng sản phẩm, phong cách giao tiếp
của nhân viên đối với khách hàng. Nhân viên hiểu được người gửi tiền muốn gì.
- Lãi suất kích thích: Trả cho người gửi tiền thỏa đáng, nếu không nói là tốt
hơn các ngân hàng khác.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng, trật tự xã
hội ổn định, người dân an tâm sản xuất dẫn đến thu nhập cũng như đời sống của

2.1.6.1. Các nguyên tắc của tín dụng
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn trên hợp đồng tín dụng.
2.1.6.2. Điều kiện vay vốn
Ngân hàng xem xét và quyết định cho khách hàng vay khi có đủ các điều
kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo qui định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và phù
hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL.
2.1.6.3. Lãi suất cho vay
a) Khái niệm.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 9 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho
năm, quý, tháng.
- Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có trách
nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.
- Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với khách hàng được ưu đãi về
lãi suất theo qui định của Chính Phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, áp dụng lãi suất nợ quá hạn
theo mức qui định của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 150% lãi
suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong
hợp đồng tín dụng.
2.1.7. Rủi ro tín dụng

tranh,…
* Nguyên nhân khách quan
- Tình hình trong nước:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm với biến động
của nền kinh tế - xã hội như:
+ Thứ nhất khi nền kinh tế bị suy thoái thường xuất hiện những doanh
nghiệp thua lỗ và phá sản từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả được
sẽ làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng và tác động sâu sắc
đến tình hình kinh tế xã hội của quốc gia.
+ Thứ hai khi nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể
dẫn đến rủi ro tín dụng vì người gởi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình
bị mất giá khi gởi trong ngân hàng. Trong khi đó thì người đi vay thì muốn gia
tăng nhu cầu vay vốn và tìm cách kéo dài thời hạn vay. Điều này sẽ gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, làm cho những khoản đầu tư
của ngân hàng không hiệu quả và có thể dẫn đến nguy cơ ngân hàng bị phá sản.
- Tình hình thế giới:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi quốc gia là một tế
bào của nền kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế của nước này có tác động và ảnh
hưởng đến nền kinh tế của nước khác. Sự xuất hiện các khu vực kinh tế và các khu
mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA,… cho thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của các
nước trong khu vực cũng như thế giới đối với các nước thành viên. Chính vì vậy,
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 11 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
khi có sự biến động về kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ nước nào sẽ ảnh
hưởng đến các nước khác trên thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước
và tác động xấu đến ngân hàng.
2.1.8. Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.8.1. Doanh số cho vay
a) Khái niệm.
- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.

động của khách hàng vay vốn. Nếu vốn tự có của khách hàng tham gia càng lớn,
điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn mục tiêu vay vốn làm cho dự án
sinh lời đúng theo kế hoạch.
- Tài sản thế chấp và cầm cố:
Đánh giá khía cạnh đảm bảo một khoản vay và cũng là căn cứ định giá để
quyết định mức cho vay đối với khách hàng. Tài sản làm đảm bảo phải dễ chuyển
nhượng, thông thường tài sản thế chấp, cầm cố là giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, các loại động sản như xe, xà lan…
Song, đây là yếu tố sau cùng vì ngân hàng vẫn mong muốn rằng khoản cho
vay của ngân hàng được khách hàng hoàn trả bằng lợi nhuận của phương án vay
vốn. Việc thanh lý hay phát mãi tài sản thế chấp và cầm cố chỉ là giải pháp sau
cùng.
2.1.8.2. Doanh số thu nợ
a) Khái niệm
- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được
khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
b) Nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của ngân hàng
- Uy tín của khách hàng vay vốn: Uy tín của khách hàng thể hiện trong việc
thực hiện đúng như giao ước trong hợp đồng tín dụng và việc trả nợ đúng hạn.
- Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Kinh tế tăng trưởng, thời tiết thuận lợi, giá cả nông sản tăng…nên sản xuất
đạt hiệu quả, kinh doanh có lời tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt. Ngược lại,
kinh tế suy thoái hoặc lạm phát, thời tiết bất thường, dịch bệnh...gây ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất của người dân làm hạn chế khả năng trả nợ của khách
hàng.
+ Điều kiện chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng vay vốn nhưng nó thường vượt quá sự kiểm soát của người vay vốn, kể cả
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 13 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
người cho vay. Do vậy, cán bộ tín dụng của ngân hàng phải không ngừng cập nhật
thông tin và phân tích tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước của từng ngành

Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm (%)
trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng
2.1.9.4. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp
cho nhà quản trị phân tích, so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn
huy động.
2.1.8.10. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ
2.1.9.5. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng
tín dụng. Nếu tỉ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.
2.1.9.6. Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho
vay thể hiện qua biểu thức sau:

Chỉ số này phản ánh trong một kỳ kinh doanh từ một đồng doanh số cho vay
ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn.
2.1.9.7. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản
ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 15 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
=
Dư nợ/Tổng nguồn vốn =
Dư nợ
Tổng nguồn vốn
X
100%
=
Dư nợ/Tổng vốn huy động =
Dư nợ

gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F = F
1
– F
0
+ So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F =
0
1
F
F
X 100 - 100
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 16 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
Dư nợ bình quân =
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
2
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BÌNH MINH

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương
mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của
Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với mục tiêu là một Ngân hàng
thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư
chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát
triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

- Ngắn hạn, trung và dài hạn các đơn vị kinh tế và cá nhân.
- Xây dựng, mua, sữa chữa nhà ở.
- Các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.
- Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, phương tiện
vận tải thủy bộ, thi công công trình, mua sắm phương tiện tiêu dùng, hợp tác lao
động và các nhu cầu về đời sống.
- Tài trợ xuất - nhập khẩu.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 18 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC PHÒNG BAN
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bình Minh trong 3 năm 2004-2006
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc: là người có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Ngân hàng, trực
tiếp chỉ đạo phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kiểm tra nội bộ, hướng dẫn và
giám sát thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên đã giao. Có quyền
quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm và miễn nhiệm,
khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên.
 Phó giám đốc: có nhiệm vụ hổ trợ cùng giám đốc trong các nghiệp vụ,
giám sát tình hình hoạt động của các phòng trực thuộc đơn vị, đôn đốc thực hiện
đúng qui chế đã đề ra, điều hành trực tiếp phòng kế toán Ngân quỹ, tổ chức hành
chánh và các công việc khác do Giám Đốc phân công.
 Tổ hành chánh thực hiện chức năng tổ chức hành chính lực lượng cán bộ
công nhân viên trong vấn đề tham gia tổ chức của đơn vị, lập các thủ tục cần thiết
trình lên Ban Giám Đốc, ra quyết định đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật nhân
viên.
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 19 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng nghiệp

3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH QUA 3 NĂM 2004-2006
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của
các ngân hàng thương mại. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại
một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra, một mặt
họ phải đối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền
tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận
cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 20 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của
ngân hàng mình.
Trong 3 năm 2004- 2006, nhất là kết quả đạt được trong năm 2006, đã thể
hiện rõ định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL chi nhánh Bình Minh. Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong
điều kiện môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các ngân
hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
Bảng 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL HUYỆN BÌNH MINH
QUA 3 NĂM 2004-2006.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2005 so với 2004
Chênh lệch
2006 so với 2005
2004 2005 2006 Số tiền
Tốc độ
tăng
(%)

Lợi nhuận
Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Phát triển
nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh
Lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm
2005 lợi nhuận đạt 1.598 triệu đồng tăng 184 triệu đồng so với năm 2004, tương
ứng với tốc độ tăng 13%. Sang năm 2006 con số này đạt đến 2.216 triệu đồng tăng
618 triệu đồng so với năm 2005, ứng với tốc độ tăng 38,7%. Sở dĩ có sự chênh
lệch về lợi nhuận giữa năm 2005 và năm 2006 là do năm 2005 tốc độ tăng chi phí
(77,2%) cao hơn tốc độ tăng thu nhập (57,8%). Do chi nhánh mới đi vào hoạt động
năm 2003 nên chưa thiết lập được mối quan hệ với khách hàng, để thu hút tiền gửi
Ngân hàng đã tăng lãi suất đầu vào làm cho phi phí tăng lên. Mặt khác, Bình Minh
là một huyện nông thôn nên vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay. Do
vậy, chi nhánh phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở điều này làm cho chi phí
năm 2005 tăng cao.

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 22 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HUYỆN BÌNH MINH

4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1. Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo
lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức
được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát
triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng
vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu

Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Bình Minh qua 3 năm 2004-2006
Qua biều đồ ta thấy được nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng, đến cuối
năm 2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt tới 85.042 triệu đồng. Sự tăng của
tổng nguồn vốn là do vốn huy động và vốn điều chuyển không ngừng tăng lên.
Mặc dù vốn huy động tăng qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp (dưới
24%) trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Trong 3 năm qua, kinh tế tăng
trưởng khá, đời sống văn hóa xã hội của các tầng lớp dân cư đi vào ổn định và dần
cải thiện, nhưng do nền kinh tế Tỉnh mang tính thuần nông làm cho tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế còn thấp, hơn nữa sự chậm phát triển của công thương nghiệp trong
Tỉnh cũng là nguyên nhân làm cho mức huy động thấp. Do vậy, để đảm bảo nhu
cầu vay vốn của khách hàng thì Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội
sở làm cho vốn điều hoà tăng mạnh vào năm 2005 là 56,8%. Tuy nhiên, sang năm
2006 con số này lại giảm xuống 2,3%. Điều này cho thấy để đảm bảo an toàn, hiệu
quả trong hoạt động, Ngân hàng đã từng bước cơ cấu lại nguồn vốn ngày càng hợp
lí hơn, tăng dần tỷ trọng vốn huy động và giảm dần tỷ trọng vốn vay.
Nhìn chung, hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
huyện Bình Minh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động của
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Ngân 25 SVTH: Phan Thị Ngọc Đăng

Trích đoạn 2006 Số tiền Tốc độ Doanh số thu nợ theo kỳ hạn. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế. Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ theo ngành kinh tế.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status