Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sađéc (2004 – 2006) - Pdf 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
š ab ›

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH SAĐÉC
(2004 – 2006) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRƯƠNG CHÍ HẢI PHẠM TẤN LÀNH
MSSV: 4031261
Lớp: Tài Chính–TD 02 - K29


iii
LỜI CẢM ƠN
------a*b------
Sau những năm tháng học tại trường Đại học Cần Thơ, là một sinh viên
ngành Tài chính, tôi luôn luôn cố gằng tìm hiểu, học hỏi về những vấn đề có liên
quan đến chuyên ngành của mình, kết hợp với những kiến thức thức thực tế sau
ba tháng thực tập tại MHB SaĐéc, tôi đã phần nào hiểu biết thêm vế tình hình tài
chính ở một ngân hàng trong những năm qua cụ thể là MHB Sa Đéc qua đề tài
“Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Sađéc”. Là sinh viên ngành Tài chính thiết nghĩ đây là đế tài thực tế và bổ ích
giúp tôi hình thành những kiến thức cơ bản để sau khi tốt nghiệp tôi có thể vận
dụng vào công việc của mình sau này. Tuy nhiên, do kiền thức của bản thân còn

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
vi
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
------a*b------ ..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

1.1.1. Sự cần thiết của đề tài………………..…………….....….....1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển………………….……...…….2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………...….............3
1.2.1. Mục tiêu chung………………………………..…................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.…………………………….......….…...…..3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………………………………......…....3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................3
1.4.1. Giới hạn về địa lý…………………………………….….....3
1.4.2. Giới hạn về thời gian………………………….….………...3
1.4.3. Đối tượng nguyên cứu……………………………………..4
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU...4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN..................................................................5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng.......................................................5
2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng..............................7
2.1.2. Rủi ro tín dụng.......................................................................12
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng..............................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................15
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nguyên cứu........................................15
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu....................................................15
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu..................................................16 viii
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH

ix
4.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA
NGÂN HÀNG.............................................................................................51
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..............................................54
5.1. GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG..........................54
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MHB SAĐÉC............................57
5.2.1. Nâng cao hơn nửa chất lượng huy động vốn........................56
5.2.2. Đẩy mạnh công tác tín dụng.................................................58
5.2.3. Tập trung giải quyết nợ xấu..................................................58
5.2.4. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ......................................59
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................60
6.1. KẾT LUẬN.....................................................................................60
6.2. KIẾN NGHỊ....................................................................................61
6.2.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN ..................61
6.2.2. Kiến nghị đối với MHB.......................................................62
6.2.3. Kiến nghị đối với MHB Sađéc...................................... ......63


Hình 4.1: Tỷ trọng thu nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng.........35
Hình 4.2: Tỷ trọng thu nợ theo thời hạn cho vay của Ngân hàng..........37
Hình 5: Tỷ trọng dư nợ của MHB Sađéc theo thời hạn cho vay..........39
Hình 6: Tình hình dư nợ theo đối tượng cho vay..................................41 xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
------a*b------

MHB : Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NHNN: Ngân hàng nhà nước
Cty& DN: Công ty và doanh nghiệp.
NH: Ngân hàng.
VN: Việt Nam.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

• Mở rộng cho vay có tài sản thế chấp.
• Phân tán rủi ro.
• Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng.

1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài.
“Có thể nói NHNN và các NHTM Việt Nam đang đứng trước những vận
hội to lớn cho sự phát triển, song những thách thức và yếu kém có thể làm cho hệ
thống NHTM Việt Nam phải chịu phần thua thiệt nhiều hơn phần lợi được hưởng
từ quá trình hội nhập quốc tế, và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với thế giới nếu
như không có những cải cách thích hợp và đồng bộ với mở cửa thương mại, dịch
vụ…” Đó là nhận định mang tính thời sự nhất hiện nay được đặt ra để thảo luận
và tìm cách giải quyết, nhằm giúp cho ngành Tài Chính nói chung và ngành
Ngân hàng nói riêng, một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế có hướng giải
quyết tốt nhất.
Quả thật vậy, trong cơ chế thị trường và chính sách mở cửa kinh tế thì
ngành Ngân hàng là chiếc cầu nối rất quan trọng, đáng tinh cậy và cần thiết cho
quá trình hoạt động cũng như giao dịch của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, là trung tâm thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội để phân phối nguồn vốn này
cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn để sản xuất và phát triển, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, hệ thống các Ngân hàng thương mại
(NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về nhiều
mặt, kể cả số lượng và chất lượng. Ngân hàng đã có những đóng góp xứng đáng

ü Căn cứ khoa học.
Căn cứ khoa học của đề tài là những quy định của Ngân hàng nhà nước về
hoạt động trong lĩnh vực tài chính nói chung và trong lĩnh vực Ngân hàng nói
riêng. Các kiến thức được triền đạt trong khung chương trình đào tạo ngành tài
chính của trường đại học, cùng với những tài liệu của các chuyên gia kinh tế đã
được nhà nước cho phép phát hành rộng rải trong cả nước.
ü Căn cứ thực tiển.
Sau 12 tuần đi thực tập tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Sađéc cùng với việc xuống địa bàn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, từ đó thu
thập số liệu của Ngân hàng từ các báo cáo tài chính trong ba năm trở lại đây, và
tiến hành phân tích các chỉ số tài chính, các chỉ số an toàn và các chỉ số tín dụng,
từ đó đánh giá điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng để đưa ra
những giải pháp và kiến nghị cho Ngân hàng.
3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi
nhánh SaĐéc nhằm nâng cao và phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
− Phân tích và đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng trong giai đoạn 2004-2006.
− Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
− Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
Câu 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB Sađéc qua ba năm như

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU.
Qua quá trình tiềm kiếm các tài liệu có liên quan đến “Phân tích hoạt động
tín dụng của ngân hàng” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số
bài viết có nội dung tương tự như sau:
1) ”Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương Đồng Tháp”
SVTH: Nguyễn Trúc Linh – Tài chính K28.
2) ”Phân tích rủi ro ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh
Sađéc”.
3) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Vietcombank – Luận Văn Thạc sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Phát do PGS.TS.
Nguyễn Đăng Dờn TPHCM hướng dẫn.
4) Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM trong xu thế hội nhập
trên địa bàn Tp Cần Thơ – Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Thị Ánh Hồng –
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Hoàng Ngân TPHCM
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.


6
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy được chức năng tiết
kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội, đều này thể hiện qua các mặt
sau đây:
− Hoạt động tín dụng trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ
lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, các loại check, các
phương thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… thay thế một
số lượng tiền mặt lưu hành (kể cả tiền đúc bằng kim loại quý như trước đây và
tiền giấy như hiện nay) nhờ đó làm giảm các chi phí có liên quan như in tiền, đúc
tiền, vận chuyển, bảo quản…
− Với sự hoạt động của tín dụng đặc biệt là tín dụng Ngân hàng đã mở ra
một khả năng lớn cho việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua Ngân
hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau. Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua Ngân hàng ngày càng mở
rộng giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội
được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa
sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
− Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: đây là hệ quả của các chức
năng trên, cụ thể:
+ Thông qua kế hoạch huy động và cho vay của Ngân hàng sẽ phản ánh
được mức độ phát triển của nền kinh tế về các mặt: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi
trong toàn xã hội, nhu cầu của nền kinh tế.
+ Mặt khác qua các điều kiện cho vay, Ngân hàng có điều kiện nhìn tổng
quát vào cấu trúc tài chính của từng đối tượng vay vốn. Từ đó, phát hiện kịp
những trường hợp vi phạm chế độ quản lý của nhà nước, ngăn chặn những hiện
tượng tiêu cực lãng phí.
ü Vai trò của tín dụng.

dân sự.
− Cá nhân
− Hộ gia đình
− Tổ hợp tác
− Doanh nghiệp tư nhân
− Công ty hợp danh
8

2.1.2.2. Các nguyên tắc tín dụng.
Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên
hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã
được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận.
Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh
doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn
không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục
đích thể hiện sự thất tín của bên vay và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tiền vay. Do đó,
tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay
phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành
động của bên vay về phương diện này.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay
của Ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay.
Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển các quan hệ
vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo,
một sự cam kết của bên vay vốn. Việc thỏa thuận và sự cụ thể hóa nguyên tắc

đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ
để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có).
- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn
đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn.
2.1.2.4. Lãi suất tín dụng
Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ và
doanh số cho vay trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho
năm, quý, tháng.
Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của NHCT cho khách hàng biết.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,
cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi
suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn: 10
Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của
NHNN và Quy định của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL về lãi suất cho vay tại
thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Ngân
hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt
quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng.
2.1.2.5. Quy trình cho vay tại Ngân hàng.
Qui trình nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng chỉ mang tính định hướng tổng
quát và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hướng
xử lý riêng. Tuy nhiên, qui trình cho vay tổng quát của chi nhánh bao gồm:
− Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.

Đảm bảo đối vật là hình thức xác định những cơ sở pháp lý để Ngân hàng
có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng vay, khi
khách hàng không trả hoặc không có khả năng trả nợ.
v Các loại tài sản đảm bảo:
− Bất động sản.
− Động sản.
ü Tài sản đảm bảo tín dụng phải có các điều kiện sau:
− Tài sản được pháp luật cho phép chuyển nhượng.
− Tài sản có khả năng bán được.
2.1.2.7. Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là khoản thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn
vay. Thời hạn cho vay được tính từ khi bắt đầu nhận tiền vay đến khi trả hết nợ
gốc và lãi.
Thông thường Ngân hàng quy định các loại tín dụng theo thời hạn như
sau:
+ Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
+ Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng.
+ Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng
nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại cho quyết định thành lập hoặc giấy
phép kinh doanh đối với pháp nhân, không quá 15 năm Đối với cho vay các dự
án phục vụ đời sống.
2.1.2.8. Phương thức cho vay.
Ngân hàng gồm có các hình thức cho vay như sau:
− Cho vay từng lần. 12
− Cho vay theo hạn mức tín dụng.
− Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
13

2.1.3.3. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
− Đối với bản thân Ngân hàng:
Sự tổn thất của Ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra, có thể là các thiệt
hại về vật chất hoặc uy tín của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ
gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào
tình trạng thiếu hụt.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc
thanh toán, dần làm cho Ngân hàng bị lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
− Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền
kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, và đến toàn bộ các tầng lớp
dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, do
mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa các Ngân hàng, nên khi một Ngân hàng phá
sản sẽ có tác động dây chuyền làm cho các Ngân hàng khác lâm vào tình thế khó
khăn. Từ đó tạo nên tâm lý sợ hãi trong dân cư, Lúc đó họ sẽ đua nhau đến Ngân
hàng để rút tiền trước thời hạn trong khi các khoản tiền đang được đấu tư. Điều
đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng do thiếu khả năng thanh
toán. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
− Đối với quan hệ quốc tế:
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì xu hướng hội nhập, hợp tác với
nhau là điều tất yếu, mối quan hệ của các nước càng lúc càng gắn bó và mật thiết.
Do đó nếu tình hình kinh tế chính trị xã hội trong nước bất ổn, điều đó không chỉ
dẫn đến sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế - chính trị của quốc gia đó mà còn liên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status