skkn một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 - Pdf 24

PHẦN A : MỞ ĐẦU
I/ Tính cấp thiết của đề tài :
Như chúng ta đã biết năm học 2006-2007 là năm thứ 4 thực hiện
chương trình thay sách giáo khoa môn công nghệ lớp 8 trong nhà trường bậc
THCS . Có vai trò góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục hướng
nghiệp và chuẩn bị phân luồng cho học sinh , một bộ phận sẽ vào học các
lĩnh vực : giáo dục phổ thông , giáo dục nghề nghiệp , số còn lại sẽ đi vào
cuộc sống lao động . Trên tinh thần đó , môn công nghệ 8 cần trang bị cho
học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật , cơ khí , kĩ thuật điện , gắn
liền với thực tiễn sản xuất và đời sống hằng ngày , đồng thời tăng tỉ lệ thực
hành , nhằm hình thành cho các em một số kĩ năng lao động nghề nghiệp .
Đồng thời hình thành cho các em tác phong công việc làm việc theo qui
trình công nghệ nhất định . Trên tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp , cần thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo
dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống và lao động sản xuất hằng ngày của
mỗi người . Giới thiệu và giúp học sinh bước đầu tìm hiểu , làm quen với
một số qui trình công nghệ đơn giản của cơ khí và kĩ thuật điện , rèn luyện
cho học sinh “ tư duy kĩ thuật ”, hình thành tác phong công nghiệp trong lao
động và trong cuộc sống , tạo cho các em hứng thú kĩ thuật , có thói quen lao
động theo kế hoạch , tuân thủ qui trình công nghệ , an toàn lao động và bảo
vệ môi trường . Tạo cho các em lòng say mê , hứng thú học tập , tác phong
công nghiệp , tuân thủ theo qui trình công nghệ và an toàn lao động . . Song
tình hình thực tế hiện nay ở huyện Hiệp Đức nói chung và trường THCS
Trần Hưng Đạo nói riêng hiện nay còn gặp phải không ít những khó khăn
trong thực tế về người dạy ( Thiếu giáo viên có gốc đào tạo chuẩn về chuyên
môn bộ môn công nghệ , và người học cũng không ít người xem nhẹ được
xem là môn học phụ không cần thiết , chưa được quan tâm đúng mức , nhất
là kĩ năng vận dụng kiến thức để thực hành .
Xuất phát từ vị trí to lớn đó trong thực tế , bản thân đã nhiều năm làm
công tác giảng dạy bộ môn đã tổng kết được kinh nghiệm về việc rèn luyện
kĩ năng thực hành một cách thành thạo đầy tư duy sáng tạo , rèn luyện kĩ

việc giảng dạy cần kết hợp lí thuyết với thực hành trong đó nhất là việc rèn
luyện kĩ năng thực hành cho học sinh , hình thành cho các em kĩ năng tập
cho các em vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đã được học vào cuộc sống
hằng ngày , qua đó gây thêm lòng hứng thú và lòng say mê của học sinh với
môn công nghệ lớp 8 .Để làm được vấn đề này là tạo cho các em có thói
quen lao động theo kế hoạch , phát triển năng lực tư duy thực hành một cách
sáng tạo khoa học thì đòi hỏi người giáo viên có yêu cầu cao hơn về kĩ năng
tạo sản phẩm theo qui trình công nghệ . Muốn vậy thì người truyền thụ kiến
thức phải tạo cho các em kĩ năng thực hành , hình thành cho các em một
năng lực thực hành tốt . Chính vì vậy mà việc rèn luyện kĩ năng thực hành
môn công nghệ lớp 8 là việc làm hết sức quan trọng , từ trong thực tế nhiều
năm giảng dạy bản thân đã đúc kết được kinh nghiệm trong việc “ Rèn luyện
kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8”.
II/Mục đích của đề tài :
Nhằm để rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ở trường
THCS , để đáp ứng được cho xã hội sau này những con người chủ tương lai
đất nước thì cần phải giáo dục cho các em ngay từ đầu những kĩ năng tư duy
sáng tạo , tạo cho các em thói quen lao động theo kế hoạch và vận dụng vào
trong thực tế một cách thành thạo , bước đầu hình thành cho các em tác
phong công nghiệp trong lao động và trong cuộc sống . Qua đó bản thân đã
tổng kết được những kinh nghiệm trong việc “ Rèn luyện kĩ năng thực hành
môn công nghệ lớp 8 ” ở trường THCS Trần Hưng Đạo .
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
1. Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng thực hành
môn công nghệ .
2. Phân tích thực trạng trong việc giảng dạy môn công nghệ lớp 8 nhất là
phần rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ .
3. Một số phương pháp giảng dạy trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành
môn công nghệ .
4.Kết quả của việc áp dụng tổng kết kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ

môn kĩ thuật được lấy tên là môn công nghệ , môn công nghệ góp phần thực
hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và chuẩn bị phân luồng cho
học sinh sau này các em sẽ đi vào cuộc sống thực tiễn trong lao động . Môn
công nghệ 8 trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật , cơ
khí , kĩ thuật điện , gắn liền với thực tiễn hằng ngày và có thể các em tham
gia vào trong lao động khi cần thiết mà bản thân các em đã có kĩ năng thực
hành môn công nghệ .Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc ý thức học tập
bộ môn công nghệ lớp 8 còn xem nhẹ cho nên học sinh chỉ học qua loa lấy lệ
, tiết thực hành chưa được quan tâm đúng mức học tập còn mang hình thức .
Kĩ năng thực hành của các em chưa thật sự quan tâm .Đồng thời ý thức của
một bộ phận phụ huynh đầu tư cho việc học tập bộ môn của học sinh chưa
được quan tâm . Chưa thấy được vai trò quan trọng của việc học tập bộ
môn , trong đó việc vận dụng lí thuyết vào trong thực hành còn hạn chế chưa
có hiệu quả cao .
- Chương trình quá nặng so với kiến thức của các em được học trong chương
trình nhất là phần vẽ kĩ thuật và kĩ thuật điện …
- Giáo viên giảng dạy bộ môn công nghệ chuyên ngành đào tạo còn thiếu .
- Việc kiểm tra đánh giá tiết thực hành còn xem nhẹ nhất là việc rèn luyện kĩ
năng thực hành , chưa thấy được vai trò của bộ môn trong cuộc sống , nhằm
hình thành cho các em tác phong trong công nghiệp làm mọi công việc theo
qui trình .
* Tóm lại : Những nguyên nhân nêu trên đã đẫn đến việc học tập bộ môn
chưa tốt nhất là phần rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 cho
học sinh . Song từ năm 2004 cho đến nay được sự quan tâm của ngành về
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học , Cũng như việc thay sách tăng tiết
thực hành , bên cạnh đó nhà trường đã tạo điều kiện tập huấn thay sách và
phân công đúng chuyên môn và quán triệt trong phụ huynh cũng như trong
học sinh về việc học tập bộ môn nên chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt nhất
là phần rèn luyện kĩ năng thực hành, các em đã thực hành các phân môn của
môn công nghệ 8 một cách thành thạo .

các dạng bài để có những phương pháp giảng dạy khác nhau .
- Trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ lớp 8 ( Vẽ kĩ
thuật , cơ khí , kĩ thuật điện )để thực hiện tốt giáo viên phải bám vào các
dạng sau
1.2/ Dạng thứ nhất : Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập tình huống
Trong dạng này gồm các bài cụ thể các bài cụ thể :
1.2a/Phần 1 : vẽ kĩ thuật :
- Đọc bản vẽ các khối đa diện
- Đọc bản vẽ các khối tròn xoay .
- Đọc bản vẽ nhà đơn giản .
1.2b/Phần 2: Cơ khí
- Đo và vạch dấu
- Truyền chuyển động
1.2c/ Phần 3: kĩ thuật điện
- Cứu người bị tai điện
- Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình .
- Sơ đồ điện
- Thiết kế mạch điện .
1.3/Dạng thứ hai : Thực hành tạo sản phẩm đơn giản
Trong dạng này gồm các bài cụ thể các bài cụ thể :
1.3a/ Phần 1: Cơ khí
- Ghép nối chi tiết
- Truyền chuyển động
1.3b/Phần2: kĩ thuật điện
- Đèn ống huỳnh quang
- Quạt điện
- Máy biến áp 1 pha
- Lắp mạch điện .
* Tuỳ thuộc vào các dạng bài thực hành mà giáo viên đi theo trình tự khác
nhau mới đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành .

Vuông góc
Ba chiều Hình chiếu
trục đo
Vuông góc Hai chiều Hình chiếu
Vuông góc
Không những thế mà còn rèn luyện cho các em tưởng tượng được các hình
chiếu , hình cắt , mặt cắt của một vật thể từ đó các em mới làm các bài tập
thực hành được . để thực hiện được điều này giáo viên cần phải hướng dẫn
cụ thể về cách quan sát các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với
người quan sát , vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu .
Điều quan trọng ở đây là giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo các thiết bị
dạy học trực quan . Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phải thực hiện
được các nội dung sau :
* Về đọc bản vẽ:
- Hình dung đúng hình dạng vật thể
- Phân tích đúng hình chiếu các mặt , các cạnh của vật thể .
- Thời gian đọc ngắn .
* Về vẽ bản vẽ :
-Vẽ đúng các hình chiếu của vật thể .
- Đặt đúng vị trí các hình chiếu .
- Trình bày bản vẽ cân đối vẽ đúng thời gian qui định .
1.4b/ Phần kĩ thuật điện :
Phần tính toán giáo viên cần phải rèn luyện kĩ năng tính toán và liên hệ tới
các kiến thức vật lí cần thiết để tính toán , nếu giáo viên không luyện tập cho
học sinh thì khó mà các em có kĩ năng vận dụng để tính toán .
1.5/ Dạng thứ hai Thực hành tạo sản phẩm đơn giản
- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ .
- Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu – Học sinh quan sát
- Học sinh thực hiện theo qui trình .
- Các sản phẩm làm ra sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn kĩ thuật

các bước thao tác , đọng tác riêng biệt để hướng dẫn , dừng lại ở những thời
điểm cần thiết , ở những chỗ khó để giải thích học sinh hiểu , nhắc nhở học
sinh tránh sai lầm , nếu cần thiết giáo viên làm lại nhiều lần những thao tác
khó để học sinh quan sát kĩ lưỡng .
+ Giáo viên làm lại với tốc độ bình thường toàn bộ công việc để giúp cho
học sinh hệ thống lại toàn bộ quá trình thực hành theo công việc .
. Sau đó giáo viên thao tác mẫu theo từng bước và giải thích những thao tác
khó để học sinh tiếp thu dễ dàng .
* Giai đoạn đánh giá rút kinh nghiệm : Đánh giá kết quả việc hướng dẫn học
sinh thực hành , thường được giáo viên dạy thực hành tự mình rút ra kinh
nghiệm về việc thực hiện thao tác mẫu để điều chỉnh cho phù hợp với mục
tiêu đề ra . Để đánh giá được kết quả này giáo viên gọi học sinh thực hiện lại
xem thử kết quả tiếp thu của học sinh như thế nào . Qua đó giáo viên có thể
hiểu được phần nào khả năng ảnh hưởng của việc làm mẫu của mình trong
việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn cho học sinh
1.5b/Phương pháp huấn luyện : Giáo viên thực hiện – học sinh luyện tập
Phương pháp này được sử dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh trong các
bài thực hành cơ khí và kĩ thuật điện đây là phương pháp giáo viên hướng
dẫn cách thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần những thao tác , động tác một
cách có mục đích hệ thống , có kế hoạch nhằm hình thành củng cố những kĩ
năng kĩ xảo cần thiết . Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện thành thạo các
bước thực hành , chỉ khi nào nắm chắc toàn bộ những thao tác mới thì mới
có được kết quả cao . Trong quá trình đó đòi hỏi học sinh phải tập trung cao
độ làm đúng theo sự chỉ dẫn của thầy, trình tự hướng dẫn của giáo viên như
sau :
+ Thao tác mẫu một lần .
+ Tách từng thao tác nhỏ và giải thích .
+ Làm mẫu tóm tắt cho học sinh ghi lại ấn tượng
Phương pháp này thường được dùng sau khi giáo viên đã làm mẫu , khi học
sinh luyện tập thực hành , huấn luyện giữ vai trò quan trọng . Giáo viên cần

4.1/ Rèn luyện kĩ năng thực hành bài “ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ”.
Đây là dạng kiểu bài thực hành tương đối khó với học sinh bởi vì
bước đầu các em mới làm quen với việc hình học trong không gian . Do đó
giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện trực quan , làm một cái
nêm bằng gỗ với ba hướng chiếu A,B,C và các hình chiếu. Giáo viên cần
làm rõ để cho học sinh hiểu được một số điểm như sau :
Bài tập thực hành này gồm có hai phần : Phần trả lời câu hỏi bằng
cách lựa chọn chỉ sự tương ứng giữa hướng chiếu và các hình chiếu của cái
nêm , phần vẽ lại các hình chiếu cho đúng vị trí . Kết hợp vẽ và đọc các hình
chiếu . Vẽ để hiểu sâu sắc kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng vẽ hình .
* Hoạt động 1 : Tổ chức thực hành
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách quan sát hướng chiếu của hình xác
định được các hướng chiếu . Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách
vẽ .
- Khi xác định hướng chiếu thì học sinh phải quan sát thật kĩ kưỡng các
hướng chiếu từ mẫu vật thật .( Xác định cho được hình chiếu đứng , hình
chiếu bằng , hình chiếu cạnh ) . Điều này muốn rèn luyện được kĩ năng vẽ
hình cho học sinh thì đòi hỏi người giáo viên phải nêu yêu cầu cụ thể từng
công việc để xác định , nếu không các em sẽ không vẽ được và nhận biết
được các hình chiếu đồng thời xác định không được tỉ lệ của các hình so với
vật thật . Cho nên khi giáo viên hướng dẫn yêu cầu học sinh quan thao tác
mẫu của thầy .
* Chú ý : khi vẽ chia làm hai bước :
- Bước vẽ mờ : Tất cả các đường đều vẽ bằng nét mảnh , có chiều rộng
khoảng 0,25mm.
- Bước tô đậm : Sau khi vẽ mờ xong , cần kiểm tra lại các hình đã vẽ , sửa
chữa những sai sót …rồi tiến hành tô đậm , chiều rộng của nét đậm khoảng
0,5mm . Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho , có thể vẽ theo tỉ
lệ .
- Từ sự hướng dẫn của giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào hình vẽ mẫu vật

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp
với sơ đồ mạch điện và yêu cầu công suất của việc sử dụng .Giáo viên giúp
học sinh tính toán .
* Hoạt động 3 : Lắp mạch điện và kiểm tra theo mục đích thiết kế :
- Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện : Học sinh thể hiện ý tưởng tượng vị trí lắp đặt
các thiết bị điện và đồ dùng trong mạch điện sao cho đứng yêu cầu kĩ thuật
và đẹp .
- Khi vẽ sơ đồ lắp đặt , giáo viên lưu ý cho học sinh cần chú ý một số điểm
sau :
+ Thể hiện cách đi dây dẫn điện , các điểm nối dây dẫn .
+ Vị trí lắp đặt cầu chì , công tắc, bóng đèn .
- Dự trù thiết bị , dụng cụ và vật liệu vào báo cáo thực hành .
- Lắp mạch điện
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp mạch điện theo các bước :
+ Đo , vạch dấu các vị trí lắp thiết bị trên bảng điện .
+ Lắp dây vào các thiết bị ( cầu chì , công tắc )
+ Đi dây trên bảng điện .
- Giáo viên thực hiện thao tác mẫu về lắp mạch điện theo sơ đồ lắp đặt.
- Học sinh quan sát và thực hiện
- Giáo viên theo dõi việc thực hiện của học sinh .
- Sau khi lắp đặt xong giáo viên cho học sinh kiểm tra mạch điện có làm việc
theo mục đích thiết kế không ?
+ Giáo viên kiểm tra mạch điện khi chưa nối nguồn xem có lắp đúng theo
sơ đồ lắp đặt không ?
+ Nối nguồn , vận hành thử mạch điện xem làm việc đúng theo yêu cầu thiết
kế không ? Nếu không tiìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa lại .
* Như vậy ở đây thông qua tiết thực hành giáo viên đã rèn luyện kĩ năng
thực hành cho học sinh , và có thể các em vận dụng được kiến thức đã học
vào thực tế .
Hoạt động 4 : Tổng kết và đánh giá thực hành

Người thầy giáo phải nắm được tình hình thực trạng của trường , đồng
thời nắm bắt được các biện pháp giúp cho học sinh rèn kuyện kĩ năng thực
hành .
- Việc rèn luyện kĩ năng thực hành phải đảm bảo được tính hệ thống logich
đảm bảo được các bước theo qui trình .
- Việc thao tác mẫu của thầy đảm bảo tính sư phạm , chính xác .
- Tăng cường công tác kiểm tra của giáo viên trong tiết thực hành để rèn
luyện kĩ năng thực hành .
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hành một cách chính xác khách quan .
1.2/ Đối với học sinh :
- Hăng say học tập bộ môn , tăng cường thực hành để rèn luyện kĩ năng thực
hành cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống sau này .
1.3/ Đối với phụ huynh :
- Quan tâm nhiều đến việc học tập của con em , tạo mọi điều kiện để con em
hứng thú học tập bộ môn .
2/ Kiến nghị :
- Phòng giáo dục và nhà trường tạo mọi điều kiện để đội ngũ được tiếp cận
nhiều đồ dùng dạy học nhất là phần các dụng cụ kĩ thuật điện .
- Có phòng thực hành riêng để học sinh thực hành thuận lợi .
3/ Hướng nghiên cứu mới
Để thực hiện tốt mục tiêu dạy học ở trường THCS bản thân tôi tiếp tục
nghiên cứu và rút ra những biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành môn công
nghệ lớp 8 và các lớp trong khối THCS


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status