tóm tắt luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh bắc kạn - Pdf 24


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
o0o LÊ SỸ LỢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY
TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2007 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện …………………………………

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TT Tên bài báo
Tên tạp chí đăng
báo
Tác giả 1
Selection of suitable winter
potato varieties from
imported for summer rice-
based field cultivation in
Cho Don District, Bac Kan
Province, Vietnam
Korean Journal of
Crope Science (Vol.
30 Suppl.1 - 2005),
P. 138-139
Le Sy Loi
Nguyen Thi Lan
Tran Ngoc Ngoan

Lê Sỹ Lợi
Nguyễn Thị Lân
Trần Ngọc Ngoạn
Nguyễn Văn Viết 4
Ảnh hưởng của thời vụ
trồng đến sinh trưởng và
năng suất khoai tây vụ Đông
tại Bắc Kạn
Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn số 13 năm
2006, Tr. 75-77
Lê Sỹ Lợi
Nguyễn Thị Lân
Trần Ngọc Ngoạn
Nguyễn Văn Viết 1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây khoai tây (Solanum Tuberosum.L) là cây lương thực của nhiều nước
châu Âu, một số nước sử dụng làm lương thực chính (Đường Hồng Dật, 2005).
Củ khoai tây chứa 20% chất khô trong đó có 80 - 85% tinh bột, 3 - 5% protein và
một số vitamin khác (Trần Như Nguyện và cs, 1990; Nguyễn Văn Thắng và cs,
1996). Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một đơn vị trồng trọt thì khoai tây
cao hơn lúa mì 3 lần, lúa nước là 1,3 lần và ngô là 2,2 lần (Leviel, 1986).

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số nghiên cứu về giống khoai tây
1.1.1. Hiện tượng thoái hóa giống khoai tây
Thoái hóa giống là hiện tượng khi sử dụng giống tại chỗ và trồng liên tiếp
nhiều vụ cây sẽ sinh trưởng kém, cây thấp, lá xoăn, thân có vết loang lổ, dị
dạng, củ nhỏ dẫn đến giảm năng suất (Vũ Triệu Mân, 1978). Có 2 nguyên nhân
thoái hóa giống: Thoái hóa bệnh lý do nhiễm virus (Liviel, 1986) và thoái hóa
sinh lý chủ yếu đo tác động của môi trường (Perenec, 1985).
Khoai tây là ký chủ của 60 loại virus gây bệnh cho cây trồng, trong đó có
33 loại virus hại khoai tây. Ở Việt Nam, bệnh virus có mặt ở khắp các vùng
trồng khoai tây. Tỷ lệ quan sát qua triệu chứng bên ngoài đã xác định được từ
14,6% đến gần 75% diện tích trồng khoai bị bệnh virus (Vũ Triệu Mân, 1986).
1.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo, nhập nội giống khoai tây
Năm 1971 Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) ra đời, mục tiêu cơ bản của
CIP là tăng năng suất, tính ổn định và tính hiệu quả trong sản suất khoai tây ở
các vùng đang phát triển, cải tiến sản xuất khoai tây ở các vùng nhiệt đới và bán
nhiệt đới thấp.
Ở Việt Nam, từ năm 1966 đến 1980 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam đã nhập khoảng 220 giống của Liên Xô (cũ), Đức, Hà Lan và tiến
hành khảo nghiệm, giới thiệu ra sản xuất giống Việt Đức 1 (Kardia của Đức)
Việt Đức 2 (Mariella của Đức), giống Ackersegen của Pháp, giống Diamant,
Nicola của Hà Lan (Trương Văn Hộ và cs, 2002)
Từ năm 1982 – 1989, Trung tâm Nghiên cứu cây có củ (TTNCCCC), Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu và đánh giá nhiều
dòng giống, trong đó chọn ra giống VC38.6 được phép khu vực hoá năm 1989.
Năm 1983 – 1990: Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Trung ương
đã tiến hành khảo nghiệm 25 giống, trong đó Lipsi là giống tốt được Hội đồng
Khoa học Bộ Nông nghiệp công nhận là giống quốc gia năm 1990.
Năm 1993 – 1996: Viện Nghiên cứu cây Lương thực và cây Thực phẩm
đánh giá và chọn ra hai tổ hợp lai HPS2/67 và HPS/67 đã được Hội đồng Khoa

C (Haverkort et al., 1997). Nơi có cường độ ánh sáng
cao và nhiệt độ thích hợp thì thời vụ dài hơn và tiềm năng năng suất cao hơn.
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ la tinh, châu Phi, châu Á đều có
thể trồng được khoai tây (Van Keulen et al., 1995) tuy nhiên vùng này có nhiệt
độ cao, ánh sáng ngày ngắn, vì vậy tỉ lệ giữa năng suất thực tế với tiềm năng
năng suất là rất thấp và chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz., et al., 2001).
Ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc Việt Nam khoai tây có thể trồng vào 2 thời
vụ. Vụ 1 trồng từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10, tốt nhất là từ 1/10 trở đi, vụ 2
trồng vào tháng 12 và tháng 1. Các tỉnh miền núi, vụ 1 được trồng từ 15/9, vụ 2
trồng từ 15/1 đến đầu tháng 2 (Đường Hồng Dật, 2005). Vùng núi khí hậu ôn
hòa như Sapa, Đà Lạt có thể trồng được quanh năm (Đỗ thị Bích Nga và cs, 1990).
1.2.2. Một số nghiên cứu về mật độ gieo trồng
Năng suất củ tương quan thuận với số thân, số nhánh, đường kính thân và
độ che phủ (Trần Như Nguyện và cs, 1990). Khoảng cách giữa các hàng khoai
tây thích hợp nhất là 60 - 75 cm, khoảng cách giữa các hàng nhỏ hơn 60 cm cho
số lượng củ nhiều nhưng củ nhỏ, khối lượng củ tăng khi khoảng cách cây tăng
từ 20 cm lên 35 cm (Endale Gebre et al., 2001).
Theo Nguyễn Văn Viết và cs (1995), nếu trồng khoai tây để làm giống có
thể trồng với mật độ dày 7 – 8 khóm/m
2
, năng suất khá cao (18,8 tấn/ha), hệ số
nhân giống tăng và sự hao hụt trong bảo quản cũng thấp hơn. Trường hợp trồng

4
khoai tây thương phẩm, cần trồng với khoảng cách 50 x 25 cm hoặc 60 x 25-30
cm (Đường Hồng Dật, 2005).
1.2.3. Một số nghiên cứu về bón phân cho khoai tây
Năng suất tối ưu của khoai tây đạt được khi bón ít nhất là 45 đến 400 kg
N/ha (Porter et al., 1991). Ở California thường bón với lượng 162 – 267 kg
N/ha (Timm et al., 1983), lượng đạm khuyến cáo ở Trung Quốc là 140 – 170 kg

nghiên cứu để tìm ra bộ giống tốt và các biện pháp canh tác phù hợp.
Tốc độ mở rộng diện tích khoai tây ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc còn
chậm là do hầu hết các giống khoai tây trồng ở vùng này đều được chọn lọc từ
Đồng bằng hoặc nhập từ Trung quốc có điều kiện sinh thái, đất đai khác với
vùng miền núi. Tỉnh Bắc Kạn chưa có công trình nghiên cứu về chọn giống và
các biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây. Để khoai tây trở thành cây vụ Đông chủ
lực, đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm tìm ra giống khoai tây có năng suất
cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thích h
ợp cho việc sản xuất khoai tây
thương phẩm trong vụ Đông và khoai tây củ giống trong vụ Xuân.

5
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu 7 giống khoai tây (Baraka, Sinora, Marlen, Redstar,
Redone, Satana, Fontane) nhập nội từ Hà Lan và giống Diamant được dùng làm
đối chứng.

2.2.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
(1)- Đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế sản
xuất khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn.
+ Điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và sự ảnh
hưởng đến sản xuất khoai tây của tỉnh Bắc Kạn
+ Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế năng
suất khoai tây tỉnh Bắc Kạn
(2)- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của 7 giống khoai tây
nhập nội trong điều kiện vụ Đông và vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn.
+ Thí nghiệm1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các

+ Thí nghiệm 14: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lượng củ
giống và năng suất khoai tây vụ Xuân.
+ Thí nghiệm 15: Ảnh hưởng vun tạo vồng đến số lượng củ làm giống
và năng suất khoai tây vụ Xuân.
(5)- Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ Đông trên đất ruộng một vụ.

2.3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Kạn
Tiến hành theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của người dân – PRA.
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển; chỉ tiêu sinh lý; tình hình bệnh hại;
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất; chất lượng củ và chỉ tiêu bảo quản củ
giống được nghiên cứu theo quy phạm khảo nghiệm giống khoai tây c
ủa Bộ
NN&PTNT và Trung tâm Khoai tây quốc tế - CIP

7
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
KHOAI TÂY Ở TỈNH BẮC KẠN

3.1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai
Bắc Kạn có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho cây khoai tây sinh
trưởng và phát triển. Nhiệt độ trung bình năm đạt 20 – 22
0
C, tháng 1 có nhiệt
độ thấp nhất là 14 - 16

có lưu lượng thấp, vì vậy tỉnh cần hỗ trợ người dân đắp thêm đập chặn nước và
củng cố hệ thống kênh mương nội đồng.
3.1.2. Hiện trạng sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn
3.1.2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây
Số liệu bảng 3.4 cho thấy diện tích khoai tây tăng lên hàng năm. Năm
2001 chỉ có 36,3 ha, đến năm 2005 đã có 53 ha tăng 16,7 ha. Năng suất khoai
tây t
ăng cũng tăng đáng kể, năm 2001 năng suất đạt 11,4 tấn/ha, năm 2005 là
15,2 tấn/ha, cao hơn năm 2001 là 3,8 tấn/ha.

8
Bảng 3.4. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2001 36,3 11,4 413,82
2002 37,6 12,0 451,20
2003 39,5 12,9 509,55
2004 44,7 13,5 603,45
2005 53,0 15,2 805,60
Trung bình 42,2 13,0 556,72
(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn năm 2005)
3.1.2.2. Thuận lợi và yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Bắc Kạn
* Thuận lợi: Điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho cây khoai tây sinh
trưởng, phát triển với nhiệt độ trung bình từ 14,3 – 28,3
0
C, lượng mưa từ 0,3 –
492 mm, ẩm độ từ 77 – 89%. Tiềm năng mở rộng diện tích khoai tây lớn, diện
tích đất có thể trồng được khoai tây vụ Đông là 8.177 ha, vụ Xuân là 1.089 ha.
* Yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây
- Thiếu giống tốt và chưa có bộ giống thích hợp, hầu hết giống khoai tây

trưởng (điểm)

Công thức
2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB
Diamant(đ/c) 90 90 90 61,0 57,8 59,4 3,2 3,3 3,3 7,7 7,3 7,5
Baraka 90 90 90 67,5 68,4 68,0 3,6 3,8 3,7 7,3 7,0 7,2
Sinora 85 85 85 66,8 65,5 66,2 3,5 3,4 3,5 6,7 6,7 6,7
Marlen 85 85 85 61,4 63,9 62,7 3,2 3,0 3,1 8,3 8,7 8,5
Redstar 90 90 90 56,7 56,9 56,8 3,1 3,4 3,3 6,3 5,7 6,0
Redone 90 90 90 62,2 61,4 61,8 3,5 3,5 3,5 7,7 7,3 7,5
Satana 85 85 85 59,4 58,3 58,9 3,9 3,7 3,8 9,0 8,7 8,8
Fontane 90 90 90 66,2 67,4 66,8 2,8 2,8 2,8 6,6 6,7 6,7
CV (%) - - - 10,1 12,1 10,7 15,9 19,3 14,4 13,4 8,17 9,81
LSD
05
- - - 11,0 13,2 11,7 0,94 1,15 0,87 1,75 1,04 1,21

3.2.1.2. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3.17 và 3.18. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
khoai tây thí nghiệm vụ Đông 2002 - 2003 tại Bắc Kạn
Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Giống
2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB
Diamant(đ/c) 9,0 8,8 8,9

46,3 45,5 45,9 18,77 17,72 18,24

Baraka 8,1 8,1 8,1

47,5 47,6 47,6


CV (%) 13,2 15,3 9,49 9,43 13,7 10,2 11,9 12,3 12,2
LSD
05
1,84 2,08 1,31 8,32 11,7 8,84 4,06 3,96 4,03
Số liệu bảng 3.17 và 3.18 cho thấy số củ của các giống có xu hướng thấp
hơn giống đối chứng ở cả 2 năm, trong đó giống Satana chỉ thu được 6,3 – 6,5
củ/khóm, thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên khối lượng củ của

10
giống Satana cao nhất, trung bình 2 năm đạt 65,9 g/củ, các giống khác có khối
lượng củ tương đương giống đối chứng.
Giống Satana có năng suất thực thu luôn dẫn đầu và ổn định hơn, đạt từ
21,95 tấn/ha (vụ Đông 2003) đến 22,77 tấn/ha (vụ Đông 2002). Giống Marlen
có năng suất cao thứ hai, đạt 22,5 tấn/ha (vụ Đông 2002); 21,46 tấn/ha (vụ
Đông 2003). Giống Redstar có năng suất thực thu thấp nhất, chỉ đạt 12,38
tấn/ha (vụ Đông 2002); 11,53 tấn/ha (vụ Đông 2003). Chênh lệch giữa năng
suất thực thu và năng suất lý thuyết của giống Satana và Marlen thấp (trung
bình 2 năm là 2,95 và 4,36 tấn/ha) chứng tỏ rằng khả năng thích ứng của 2
giống này cao, có thể lựa chọn cho sản xuất vụ Đông ở Bắc Kạn.
3.2.1.3. Một số chỉ tiêu về chất lượng củ
Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng củ của các giống khoai tây
thí nghiệm vụ Đông năm 2002 tại Bắc Kạn
Hàm lượng một số chất trong củ tươi Chất lượng sau luộc
Giống
Chất
khô (%)
Tinh
bột (%)
Protein
(%)

Xuân 2002 - 2003 tại Bắc Kạn
TGST (ngày)
Chiều cao cây
(cm)
Số thân
chính/khóm
Sức sinh
trưởng (điểm)

Công thức
2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB
Diamant(đ/c) 90 90 90 54,2 57,0 55,6 3,6 3,4 3,5 7,3 6,7 6,9
Baraka 90 90 90 66,5 65,9 66,2 4,4 4,7 4,6 7,3 7,7 7,6
Sinora 85 85 85 61,3 61,6 61,5 3,9 4,1 4,0 7,3 6,7 7,0
Marlen 85 85 85 56,7 58,6 57,7 4,0 4,2 4,1 8,3 7,0 7,7
Redstar 90 90 90 56,9 55,7 56,3 3,3 3,1 3,2 6,0 6,7 6,3
Redone 90 90 90 59,5 60,3 59,9 3,9 3,7 3,8 7,0 6,7 6,8
Satana 85 85 85 54,2 53,8 54,0 4,2 4,4 4,3 8,0 7,8 7,9
Fontane 90 90 90 61,7 63,2 62,5 3,2 3,5 3,4 6,3 6,7 6,5
CV (%) - - - 6,41 8,62 7,39 11,6 12,3 10,3 12,5 12,2 7,15
LSD
05
- - - 6,60 8,99 7,66 0,77 0,83 0,70 1,59 1,49 0,89

3.2.2.2. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3.23 và 3.24. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
khoai tây thí nghiệm vụ Xuân 2002 - 2003 tại Bắc Kạn
Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha)
Giống
2002 2003 TB 2002 2003 TB 2002 2003 TB

Xuân (tấn/ha)
Hệ số biến động giữa
các vụ (CV%)

Giống
2002 2003 2002 2003 Xuân Đông Chung
Diamant(đ/c) 18,77 17,72 14,17 15,09 17,82 15,51 16,14
Baraka 20,64 18,74 17,27 16,87 11,13 15,98 12,28
Sinora 20,27 19,37 16,79 14,32 18,22 15,92 15,85
Marlen 22,50 21,46 17,31 16,45 13,93 8,22 12,67
Redstar 12,38 11,53 11,24 12,35 19,07 17,29 17,64
Redone 20,44 18,62 14,25 13,17 16,36 13,13 15,00
Satana 22,77 21,95 18,53 15,27 13,96 8,64 9,53
Fontane 17,94 17,51 13,63 12,69 16,06 15,38 15,82
Năng suất của hầu hết các giống trồng vụ Xuân (CV=11,13 – 19,07%) có
hệ số biến động cao hơn vụ Đông (CV=8,64 – 16,14%). Mức độ biến động về
năng suất qua 4 vụ được xếp hạng như sau:
Nhóm 1 (CV < 10%): giống Satana
Nhóm 2 (CV = 10% - 12,5%): giống Baraka
Nhóm 3 (CV = 12,6% - 15%): giống Marlen, Redone
Nhóm 4 (CV > 15%): giống Fontane, Sinora, Redstar
3.2.4. Đặc điểm củ giống trong bảo quản
Kết quả bảng 3.26 chỉ rõ: giống Baraka và Satana có thời gian ngủ là 110
và 113 ngày (trồ
ng vụ Đông); 82 và 94 (trồng vụ Xuân), do bị hao hụt ít, số
mầm/củ nhiều, đồng đều nên chất lượng củ giống tốt nhất. Giống Redstar và
Redone có thời gian ngủ dài nhất là 135 và 126 ngày (vụ Đông); 112 và 106
(vụ Xuân). Giống Sinora và Fontane có mầm phát triển kém nhất.

13

3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất khoai tây vụ Đông
Bảng 3.28 và 3.29. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn
Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức
2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB
1 (4 khóm) 29,7 28,1 28,9 54,3 54,9 54,6 15,36 15,12 15,24
2 (6 khóm) 41,6 42,8 42,2 50,2 46,8 48,5 19,05 18,12 18,59
3 (8 khóm) 53,9 55,7 54,9 45,6 43,5 44,6 20,93 21,47 21,20
4 (10 khóm) 66,7 68,3 67,6 36,4 34,4 35,4 20,46 19,22 19,84
5 (12 khóm) 75,2 74,4 74,8 31,8 30,6 31,2 18,25 17,05 17,65
CV (%) 7,68 7,32 7,07 16,5 17,7 16,9 8,93 9,93 9,36
LSD
05
7,71 7,43 7,14 13,6 14,0 13,6 3,16 3,40 3,26
Số liệu bảng 3.28 và 3.29 cho thấy: Số lượng củ tăng theo mật độ trồng ở
cả 2 vụ, trong đó công thức 5 có số lượng củ cao nhất là 74,4 - 75,2 củ/m
2
. Khối
lượng củ giảm rõ ràng theo mật độ, công thức 5 có khối lượng củ thấp nhất là
31,2 g/củ, thấp hơn công thức 1 là 24,3 g/củ. Năng suất thực thu của công thức
3 có xu hướng vượt trội hơn ở vụ Đông 2004 nên trung bình 2 vụ công thức 3
có năng suất thực thu cao nhất là 21,2 tấn/ha.

14
3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất khoai tây vụ Đông
Bảng 3.31 và 3.32. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn
Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức

1,08 1,36 1,16 9,43 9,19 8,99 4,93 4,26 4,25
Số liệu bảng 3.34 và 3.35 cho thấy bón từ 100 – 200 kg N/ha làm tăng số
củ/khóm so với công thức không bón đạm nhưng ảnh hưởng không rõ ràng đến
khối lượng củ. Công thức 4 có nhiều củ nên năng suất cao nhất là 24,35 – 24,51

15
tấn/ha, cao hơn chắc chắn công thức 1 và công thức 2 ở mức tin cậy 95%. Công
thức 1 có năng suất thực thu thấp nhất là 13,24 – 14,15 tấn/ha.
3.3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất khoai tây vụ Đông
Bảng 3.38 và 3.39. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn
Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức
2003 2004 TB 2003 2004 TB 2003 2004 TB
1(0P
2
O
5
) 6,7 6,3 6,5 46,3 49,8 48,1 16,42 15,94 16,18
2(30P
2
O
5
) 7,0 6,6 6,8 54,5 52,5 53,5 18,65 17,47 18,06
3(60P
2
O
5
) 6,6 6,8 6,7 54,9 56,8 55,9 18,95 19,79 19,37
4(90P

O) 7,3 7,7 7,5 52,0 52,8 52,4 19,66 19,89 19,27
3(100K
2
O) 7,2 6,8 7,0 58,4 55,8 57,1 21,41 20,21 20,81
4(150K
2
O) 7,3 7,5 7,4 58,2 58,9 58,6 22,67 22,38 22,52
5(200K
2
O) 7,4 7,0 7,2 61,5 59,3 60,4 22,75 22,83 22,79
CV(%) 12,0 11,4 11,4 7,61 5,95 6,72 7,47 10,6 8,74
LSD
05
1,65 1,56 1,57 7,96 6,22 7,03 2,97 4,11 3,43
Bón kali với lượng từ 50 – 200 kg K
2
O/ha ảnh hưởng không rõ ràng đến
số lượng củ nhưng làm tăng khối lượng củ nên năng suất cũng tăng theo lượng

16
kali. Cả 2 năm, công thức 5 đều cho năng suất cao nhất là 22,75 – 22,83 tấn/ha.
Công thức 1 cho năng suất thấp nhất là 18,35 - 18,94 tấn/ha, thấp hơn công
thức 5 từ 3,81 – 4,48 tấn/ha. Công thức 2 có năng suất đạt 19,66 – 19,89 tấn/ha,
thấp hơn công thức 5 từ 2,94 – 3,09 tấn/ha. Các công thức khác có năng suất sai
khác không chắc chắn so với công thức 5.
3.3.4. Ảnh hưởng của tưới nước đến năng suất khoai tây vụ Đông
Bảng 3.46 và 3.47. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất khoai tây vụ Đông 2003 - 2004 tại Bắc Kạn
Số củ/khóm (củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức

làm tăng khối lượng củ và năng suất. Công thức 3 có năng suất thực thu cao

17
nhất ở cả 2 vụ là 20,72 – 22,23 tấn/ha, công thức 1 chỉ thu được 15,33 – 16,15
tấn/ha, thấp hơn công thức 3 từ 5,37 – 5,74 tấn/ha.
3.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY CỦ
GIỐNG TRONG VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI BẮC KẠN

3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng củ giống và năng suất
khoai tây vụ Xuân
Bảng 3.50 và 3.51. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng củ giống và
năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn
Số củ giống/m
2
(củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức
2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB
1(6 khóm) 29,0 27,6 28,3 47,3 42,8 45,1 15,27 13,87 14,57
2(8 khóm) 34,9 34,4 34,6 42,6 46,1 44,4 17,54 16,94 17,24
3(10khóm) 43,7 41,9 42,8 37,5 39,9 38,7 16,38 16,68 16,53
4(12khóm) 45,6 48,9 47,3 31,8 31,5 31,7 14,70 13,36 14,03
5(14khóm) 51,6 49,7 50,6 26,7 24,3 25,5 13,46 11,96 12,71
CV(%) 10,4 11,7 10,7 9,91 10,6 10,1 8,08 11,75 9,52
LSD
05
8,05 8,91 8,20 6,94 7,36 7,06 2,35 3,22 2,69
Số lượng củ giống là mục tiêu chính trong sản xuất khoai tây ở vụ Xuân.
Số liệu bảng 3.50 và 3.51 cho thấy ở vụ Xuân 2004, số lượng củ/m
2
của công

. Năng suất của công thức 1
cao nhất đạt từ 16,98 – 17,52 tấn/ha. Như vậy để thu được nhiều củ giống nên
trồng khoai tây vụ Xuân càng sớm càng tốt, muộn nhất là 15 tháng 1.
Bảng 3.52 và 3.53. Ảnh hưởng của thời vụ đến số lượng củ giống và năng
suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn
Số củ giống/m
2
(củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức
2004 2005 TB 2004 2005 TB 2004 2005 TB
1 (1/1) 40,5 41,3 40,9 43,2 39,8 41,5 17,52 16,98 17,25
2 (15/1) 37,6 37,0 37,3 43,2 41,6 42,4 17,20 16,26 16,73
3 (1/2) 36,8 34,6 35,7 36,5 36,3 36,4 14,62 12,21 13,42
4 (15/2) 33,4 32,1 32,8 32,6 30,7 31,7 12,74 11,34 12,04
5 (1/3) 28,3 30,7 29,5 28,2 28,8 28,5 10,36 9,10 9,73
CV(%) 7,59 7,46 7,32 11,3 11,6 9,68 13,4 15,0 14,0
LSD
05
5,05 4,95 4,75 7,85 7,76 6,58 3,65 3,71 3,64
3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến số lượng củ giống và
năng suất khoai tây vụ Xuân
3.4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lượng củ giống và năng suất
khoai tây vụ Xuân
Bảng 3.54 và 3.55. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lượng củ giống và
năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn
Số c
ủ giống/m
2
(củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công
thức

1(30P
2
O
5
) 35,7 32,5 34,1 40,2 39,4 39,8 14,27 12,87 13,57
2(60P
2
O
5
) 34,4 36,0 35,2 41,3 41,7 41,5 16,53 13,75 15,14
3(90P
2
O
5
) 34,9 38,9 36,9 45,0 44,6 44,8 16,72 16,92 16,82
4(120P
2
O
5
) 37,0 34,4 35,6 48,4 46,5 47,4 17,85 16,93 17,39
CV(%) 7,51 9,40 8,41 7,82 7,48 7,55 7,86 9,70 8,41
LSD
05
5,33 6,66 5,96 6,84 6,43 6,54 2,57 2,93 2,64
Số liệu bảng 3.57 và 3.58 cho thấy bón lân từ 30 – 120 kg P
2
O
5
/ha ít ảnh
hưởng đến số lượng củ giống nhưng công thức bón 90 P

LSD
05
6,34 7,51 6,84 6,72 6,10 6,40 2,42 2,73 2,38
Số củ giống/m
2
sai khác chưa rõ ràng khi được bón 50 – 200 kg K
2
O/ha,
tuy nhiên công thức bón 200 kg K
2
O có xu hướng cho số củ giống cao nhất là
37,1 củ/m
2
. Khối lượng củ tăng có ý nghĩa khi bón 200 kg K
2
O/ha nên năng
suất thực thu của công thức 4 đạt cao nhất là 18,58 – 18,93 tấn/ha, cao hơn rõ
ràng công thức 1, 2 và công thức 3. Như vậy để có nhiều củ giống và năng suất
cao khoai tây vụ Xuân cần được bón 200 kg K
2
O/ha

20
3.4.4. Ảnh hưởng của biện pháp vun gốc đến số lượng củ giống và năng
suất khoai tây vụ Xuân
Bảng 3.63 và 3.64. Ảnh hưởng của biện pháp vun gốc đến số lượng củ giống
và năng suất khoai tây vụ Xuân 2004 - 2005 tại Bắc Kạn
Số củ giống/m
2
(củ) KLTB củ (g/củ) NSTT (tấn/ha) Công

Số liệu bảng 3.65 cho thấy, sử dụng giống mới và áp dụng biện pháp kỹ
thuật mới có năng suất cao hơn 63,6% so với sử dụng giống cũ và áp dụng biện
pháp kỹ thuật cũ (mô hình 4 so với mô hình 1).
3.5.2. Hiệu quả kinh tế của trồng khoai tây vụ Đông
Số liệu bảng 3.66 cho thấy, trong điều kiện vụ Đông ở Bắc Kạn trồng
khoai tây giống Satana với kỹ thuật mới cho hiệu lãi thuần cao nhất là 22,87
triệu đồng/ha, cao hơn trồng giống VT2 và áp dụng biện pháp kỹ thuật của
TTKN tỉnh 2,2 lần, cao hơn trồng ngô đông 5,2 lần.

21
Bảng 3.66. Sơ bộ hạch toán kinh tế cho mô hình trồng thử khoai tây, ngô
vụ Đông tại Bắc Kạn (tính cho 1 ha)
Khoai tây vụ đông Ngô vụ đông*
Mô hình 1 Mô hình 4

Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Đơn
giá
(1000 đ)
Số
lượng
T. tiền
(1000 đ)
Số
lượng
T. tiền
(1000 đ)

Tổng 193 14,61 -
Sau 1 năm khuyến cáo mở rộng mô hình trồng khoai tây đã có 193 hộ gia
đình của 5 huyện thực hiện với diện tích 14,61 ha. Huyện Chợ Đồn, Chợ Mới
và Bạch Thông được xây dựng mô hình trình diễn nên có nhiều hộ thực hiện
nhất (29 – 65 hộ với diện tích 2,39 – 4,96 ha). Huyện Ba Bể và Ngân Sơn mặc
dù chưa xây dựng mô hình trình diễn năm 2005 nhưng do công tác khuyến nông
tốt nên có từ 25 – 32 hộ thực hiện với diện tích từ 2,02 – 2,17 ha.

22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1- Điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển
với nhiệt độ trung bình từ 14,3 – 28,3
0
C, lượng mưa từ 0,3 – 492 mm, ẩm độ từ 77
– 89%. Diện tích đất đai có thể trồng được khoai tây vụ Đông là 8.177 ha, khoai
tây vụ Xuân là 1.089 ha. Do đó tiềm năng sản xuất khoai tây ở Bắc Kạn còn rất
lớn nhưng thực tế năng suất khoai tây thấp, năm 2005 là 15,2 tấn/ha. Diện tích
khoai tây chưa được mở rộng do các yếu tố hạn chế sau:
- Chưa có bộ giống phù hợp, thiếu củ giống có chất lượng tốt, giá giống cao
và không chủ động.
- Nông dân có mức sống thấp nên việc đầu tư củ giống, phân bón không đầy
đủ và chưa kịp thời cho khoai tây sinh trưởng và phát triển.
- Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây chưa thực sự phù hợp.
- Diện tích khoai tây manh mún, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
2- Bảy giống khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn từ 85 – 90 ngày cho
phép bố trí trong cơ cấu: lúa Xuân – lúa Mùa sớm – Khoai tây đông, hoặc cây màu
vụ
Xuân (khoai tây vụ Xuân) – lúa Mùa sớm – khoai tây Đông (cây màu vụ Đông).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status