đánh giá kết quả điểu trị arv ở bệnh nhân hivaids tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới - Pdf 24

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến năm 2010, toàn cầu đã đương đầu với HIV/AIDS gần 3 thập
kỷ. Nhiều thành tựu về y học, xã hội học, tuyên truyền giáo dục, huy động
cộng đồng, trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, những nỗ lực ấy vẫn
chưa đủ sức để ngăn chặn sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS. Đặc biệt, ở các
nước chậm và đang phát triển, nơi mà nguồn lực dành cho chẩn đoán, điều trị,
theo dõi và quản lý người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp thì HIV/AIDS vẫn
còn là vấn đề quan trọng của y tế công cộng [1], [34], [64].
Để hạn chế sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS và kéo dài cuộc sống
cho những người bị mắc bệnh, nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục
nâng cao nhận thức, hiểu biết về HIV cho cộng đồng, điều trị dự phòng, điều
trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm
đã được triển khai. Trong các biện pháp trên, việc điều trị bằng các thuốc
ARV đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dự các thuốc ARV không điều trị
khỏi HIV/AIDS nhưng nú đó làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong, kéo
dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải
chung sống với AIDS [8],[14].
Tại Việt Nam, việc mở rộng điều trị và theo dõi điều trị tại các điểm
điều đã được tiến hành từ tháng 3 năm 2006 với sự hỗ trợ của các dự án Quỹ
toàn, Pepfar, Quỹ Bill-Clinton … Trong điều trị ARV, việc tuân thủ điều trị
đảm bảo cho điều trị có hiệu quả cao. Nếu không tuân thủ điều trị tốt sẽ làm
xuất hiện các chủng HIV kháng thuốc, các chủng HIV này có thể lây truyền
sang những người khác và dẫn đến thất bại điều trị. Điều trị ARV là điều trị
suốt đời, do đó việc theo dõi hiệu quả điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Cho
tới nay, Việt Nam cũng như tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chưa có
1
nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ARV để đưa
ra được cỏc cỏc kết quả thực tế, dựa vào đó có được các biện pháp phù hợp
nhằm tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút [15], [25].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điểu trị ARV ở
bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

1.1.2. Tỡnh hình nhiễm HIV Việt Nam
Tại Việt nam, kể từ khi ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào
tháng 12/1990. Cho đến ngày 31/12/2009, theo báo cáo của Tiểu ban Giám
sát và Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, số ca nhiễm HIV được phát
hiện là 160.109 trong đó 35.603 ca AIDS và 44.540 ca tử vong do AIDS. Số
lượng bệnh nhân AIDS được tiếp cận điều trị thuốc ARV cho tới nay trên
35.000 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS [3].
Ðến nay, có 100% số tỉnh, thành phố, 97,5% số huyện và hơn 70,5% số
xã, phường báo cáo có người nhiễm HIV và một số tỉnh, thành phố có 100%
số xã, phường báo cáo có người nhiễm HIV. Hình thái dịch HIV ở nước ta
vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung. Tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm
nghiện chích ma túy, gái mại dâm và đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng. Tuy
nhiên, dịch HIV có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như những năm
trước trong nhóm có hành vi nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, gái bán dâm);
và có xu hướng gia tăng trong nhóm phụ nữ mang thai cũng như đa dạng hóa
đối tượng nhiễm ở nhiều ngành nghề khác nhau như công nhân, trí thức, học
sinh, sinh viờn…. [5], [19].
Để thống nhất trong điều trị AIDS toàn quốc, Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định 3003/2009/QĐ-BYT hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc điều trị
HIV/AIDS và Quyết định số 2051/2006/QĐ-BYT về hướng dẫn quy trình
điều trị ARV [9], [14].
1.2 . Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Quá trình điều trị thuốc kháng virut
1.2.1.1. Thế giới
Những trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào
năm 1981, tuy nhiên đến năm 1987, mới có AZT được đưa vào sử dụng điều
4
trị kháng vi rút HIV [53], đến năm 1996 cũng chỉ sử dụng phác đồ có 2 loại
thuốc kết hợp và chỉ sau năm 1996, trên thế giới mới sử dụng phác đồ kết hợp
ít nhất ba loại thuốc [64].

thuốc ARV một cách toàn diện nhất trên thế giới và có những kết quả tích
cực. Tỷ lệ tử vong do AIDS đã giảm 50% trong giai đoạn 1996 – 2002, trong
khi đó số nhập viện liên quan đến AIDS giảm 80% trong cùng thời kỳ [34].
Nga và Ucraina là hai nước có số người sống với HIV gộp lại chiếm
khoảng 90% số người đang sống với HIV trong khu vực Đông Âu và Trung
Á. Tại đây, tiếp cận liệu pháp điều trị ARV vấn tiến triển rất chậm. Tính đến
giữa năm 2006 chưa đến 24.000 người được điều trị bằng thuốc ARV
(khoảng 13% của số ước tính 190.000 người cấn đến các thuốc này).
Hai khu vực Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu, việc tiếp cận các thuốc điều trị
ARV ngày càng rộng rãi, số người tử vong do AIDS trong năm 2006 khỏ ớt,
chỉ còn 30.000 người. Việc cung cấp ARV đã làm giảm 80% tỷ lệ tử vong
trong giai đoạn 1996 – 2003 [34].
Kết quả điều trị HIV ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, tỷ lệ người sống thêm
được 2 năm hoặc lâu hơn kể từ khi được chẩn đoán AIDS đã tăng từ 64% lên
85% trong giai đoạn 1996 – 2000. Tháng 1/2002 Tổng thống Bush đã cam kết
tăng cường chi tiêu cho phũng chống HIV/AIDS. Quĩ Clinton đã thuyết phục
các công ty dược giảm giá thuốc ARV xuống dưới 140USD/ người/ năm/ ở
trên 122 nước. Tuy nhiên giá thuốc vẫn ở mức cao đối với những nước nghèo
trên thế giới. Vào tháng 6/2005 chỉ có 970.000 người ở các nước đang phát
triển và nước có thu nhập thấp có thể tiếp cận với liệu pháp ARV [52].
6
Ở Châu Á, dịch AIDS đến muộn bắt đầu từ cuối năm 1980 nhưng phát
triển mạnh. Tính đến tháng 4/1992, số người nhiễm HIV là 1.000.000 người,
đến năm 1995 là 3.500.000 người. Đến cuối năm 2005 ước tính là 8,6 triệu
người. Theo dự báo Châu Á – Thái Bình Dương ước tính vào năm 2010 là 10
triệu người. Số người được tiếp cận điều trị thuốc ARV đã tăng lên gấp 3 lần
kể từ năm 2003 cho đến năm 2006 (khoảng 16% tổng số người được điều trị
ARV ở Châu Á [33].
Hiện tại trên thế giới mỗi ngày cú thờm 11.000 người nhiễm HIV,
trong đó có khoảng 95% người ở khu vực Châu Phi, cận Sahara và Đông Nam

trong thời gian qua UNAIDS và WHO đã cung cấp sự giúp đỡ kỹ thuật đáng
kể cho Việt Nam góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng chống
HIV/AIDS đặc biệt là mở rộng các can thiệp dự phòng tích cực chăm sóc và
điều trị cho những người nhiễm HIV.
Từ năm 2004, dự án về điều trị do ESTHER tài trợ đã triển khai tại
Đông Anh – Hà Nội, Việt Tiệp –Hải Phòng và Bệnh viện nhiệt đới Thành phố
Hồ Chí Minh. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2006 việc điều trị ARV đã mở rộng
trên phạm vi cả nước với sự hỗ trợ của các dự án Peppar, Qũy toàn cầu, Quỹ
Bill- Clinton… Cho đến cuối năm 2009 toàn quốc đó cú 315 điểm điều trị
ngoại trú ARV [2].
Với các dự án kể trên, thuốc ARV được cấp miễn phí cho bệnh nhân
AIDS. Số bệnh nhân được tiếp cận thuốc tăng lên nhanh chóng trong các năm
2007-2008. Ước tính đến tháng 12/2009, số bệnh nhân AIDS có thể tiếp cận
được với thuốc điều trị là 35.000 người, trong đó khoảng 2.500 trẻ em. Song
nhu cầu cần điều trị thuốc khỏng cũn cao hơn rất nhiều [2].
8
1.2.2. Các văn bản quy phạm
Hiện nay, để thống nhất chung về chương trình điều trị trong chiến lược
quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Bộ y tế đã ban hành:
+ Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
HIVAIDS ngày 07/3/2005 [6]. Và được thay thế bằng Quyết định 3003/QĐ-
BYT ngày 19/8/2009[13].
+ Quyết định số 2051/QĐ-BYT ban hành Quy trình điều trị
HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus (ARV) ngày 09/06/2006 [9].
+ Quyết định số 3116/QĐ-BYT, về việc phối hợp trong chẩn đoán,
điều trị và quản lý người bệnh lao/ HIV ngày 21/08/2007[10]
+ Quyết định số 4361/QĐ-BYT về việc ban hành quy trình chăm sóc
và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, ngày 07/11/2007[11].
+ Quyết định số 3821/QĐ-BYT năm 2008 về Hướng dẫn phác đồ điều trị
dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virut [12].

đó
Lâm sàng giai đoạn IV
10
- Hội chứng suy mòn do HIV (sụt > 10% trọng lượng cơ thể, cộng với tiêu
chẩy mạn tính không rõ căn nguyên > 1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài
không rõ căn nguyên > 1 tháng
- Viêm phổi do Pneumocystis carinii
- Bệnh do toxoplasma ở não
- Bệnh do cryptosporidia cú tiờu chẩy > 1 tháng
- Nhiễm nấm cryptococcus ngoài phổi
- Bệnh do cytomegalovirus ở cơ quan khác ngoài gan, lách, hoặc hạch
- Nhiễm virus Herpes simplex da và niêm mạc > 1 tháng hoặc ở nội tạng
- Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển
- Bệnh nấm lưu hành ở địa phương có biểu hiện lan tỏa toàn thân (như nấm
histoplasma, penicillium)
- Bệnh nấm candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi
- Nhiễm các mycobacteria không phải lao lan tỏa toàn thân
- Nhiễm khuẩn huyết salmonella không phải thương hàn
- Lao ngoài phổi
- U lympho
- Sarcoma Kaposi
- Bệnh lý não do HIV (biểu hiện trên lâm sàng bằng rối loạn khả năng tri
thức hoặc rối loạn chức năng vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng
ngày, tiến triển trong vài tuần hoặc vài tháng mà không có bệnh lý nào
khác ngoài HIV là nguyên nhân gây ra các triệu chứng này
11
- Hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trờn 50% số ngày trong tháng trước
đó [7], [8], [13], [14], [64].
1.2.2.1. 2. Phân theo giai đoạn miễn dich của người lớn nhiễm HIV được
đánh giá thông qua số tế bào TCD4:

c. Chỉ định điều trị ARV:
Theo quyết định 3003/QĐ – BYT ngày 19/8/2009,đối với người lớn, vị thành
niên nhiễm HIV có chỉ định dùng ARV khi:
+ Có xét nghiệm TCD4:
- Nhiễm HIV ở giai đoạn IV, không phụ thuộc số TCD4 là bao nhiêu.
- Nhiễm HIV ở giai đoạn III khi số TCD4 < 350 tế bào/mm
3
- Nhiễm HIV giai đoạn I, hoặc II, khi số TCD4 ≤ 250 tế bào/mm
3
+ Không có xét nghiệm TCD4:
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn IV, không phụ thuộc tổng số tế bào lympho là
bao nhiêu.
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn II, hoặc III, khi tổng số tế bào lympho ≤ 1200
tế bào /mm
3
[6], [7], [8], [13], [14].
d. Tư vấn trước điều trị:
- Mục đích quan trọng nhất là nhằm nâng cao khả năng tuân thủ điều trị của
bệnh nhân trong quá trình điều trị ARV
- Làm cho bệnh nhân hiểu được lợi ích của điều trị ARV
- Giúp cho bệnh nhân biết rằng khi điều trị vẫn phải sử dụng cỏc biờn phỏp
dự phòng lây truyền và điều trị dự phòng các bệnh NTCH.
13
- Giúp bệnh nhân biết được các tác dụng phụ của thuốc ARV, cách theo dõi,
xử trí khi gặp phải.
- Tư vấn cho người hỗ trợ nắm được vai trò và các việc phải làm của một
người hỗ trợ điều trị. [6], [7], [8], [13], [14].
e. Cỏc phác đồ điều trị:
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dựng cỏc thuốc ARV gồm các loại:
d4T, 3TC, AZT, NVP, EFV, TDF, ABC… với cách phối hợp thuốc như sau:

+ Theo dõi độc tính của thuốc:
Bệnh nhân được cung cấp thông tin về độc tính của các loại thuốc họ
đang sử dụng, được theo dõi các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc ARV [6],
[7], [8], [13], [14].
+ Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV:
- Kiến thức về HIV/AIDS đã được tư vấn, tập huấn trước điều trị ARV
- Tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân là uống đúng thuốc, uống đúng liều
lượng, uống đúng thời gian, uống đúng quy cách
- Hoàn cảnh gia đình: kinh tế, sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình,
tình trạng hôn nhân, con cái, nghề nghiệp.
- Điều kiện: khoảng cách tới nơi nhận thuốc, phương tiện giúp tuân thủ.
15
- Tính chất công việc của người bệnh ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc.
- Trình độ văn hóa và nhận thức của bệnh nhân.
- Những hành vi, thói quen có khả năng ảnh hưởng không tốt tới tuân thủ: sử
dụng chất gõy nghiện, bia rượu, thuốc lá.
- Tính liên tục và sự sẵn có của các thuốc ARV.
- Bệnh lý của bệnh nhân hiện có
- Tác dụng phụ của thuốc ARV mà đối tượng mắc phải trong quá trình điều trị
ARV
- Sự giúp đỡ của các tổ chức trong cộng đồng: y tế, xã hội, các tổ chức [6],
[7], [8], [13], [14].
1.2.2.3. Các thành quả nghiên cứu:
1.2.2.3.1. Trên thế giới:
Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá về liên
quan giữa tuân thủ điều trị ARV, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc
tuân thủ điều trị, các rào cản tuân thủ điều trị vv…và cũng đã đề xuất các biện
pháp giúp tăng cường tuân thủ điều trị.
Tsertsvadze T và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu bệnh Truyền nhiễm,
AIDS và miễn dịch lâm sàng tại Georgia đã nghiên cứu trên 594 bệnh nhân

Gomes RR và cộng sự nghiên cứu trên 323 bệnh nhân tại Belo Horizonte,
Minas Gerais State, Brazil, cho thấy có tới 187/323 (57,9%) bệnh nhân có ít
nhất 1 lần không tới phòng khám lấy thuốc đúng hẹn, những người đã có tiền
sử không tuân thủ với các thuốc khác không phải ARV chiếm tỷ lệ cao hơn
17
những người còn lại. Vì vậy, việc đánh giá kỹ việc sử dụng các thuốc của
bệnh nhân trong quá khứ và theo dõi sử dụng thuốc trong hiện tại là căn cứ để
xác định biện pháp giúp bệnh nhân tăng cường tuõn thủ điều trị với thuốc
ARV [43].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của chi phí đi lại từ nhà tới nơi nhận thuốc được
tiến hành tại một phòng khám ở Tây nam Uganda, Tuller DM và cộng sự cho
thấy rằng, những bệnh nhân không đến lấy thuốc thường xuyên và theo đúng
hẹn của thầy thuốc là do thiếu tiền để chi phí cho việc đi lại, việc hỗ trợ tài
chính cho chi phí đi lại lấy thuốc là một trong những yếu tố góp phần vào sự
thành công của các chương trình điều trị ARV tại vùng cận Sahara [58].
Uzochukwu BS, Onwujekwe OE, Onoka AC, Okoli C, Uguru NP,
Chukwuogo OI nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị trên
những bệnh nhân được theo dõi và điều trị ARV tại Nigeria cho thấy: trong số
174 bệnh nhân, có tới 75% không tuân thủ hoàn toàn mặc dù trước điều trị họ
đã được tư vấn và hiểu về sự cần thiết phải điều trị thuốc đều đặn suốt cả cuộc
đời, phải xét nghiệm định kỳ, khả năng xẩy ra các tai biến trong quá trình điều
trị, chi phí cho việc đi lại tới điểm điều trị và phác đồ thuốc hàng ngày. Số
ngày bệnh nhân hết thuốc trung bình trong một tháng là 3,57 ngày. Những lý
do không tuân thủ được đề ra từ nghiên cứu này là: do tác dụng phụ của
thuốc, không có sẵn thuốc tại điểm điều trị, quên không mang thuốc theo, sợ
bị kỳ thị, cho rằng uống thuốc nhưng không làm hết tình trạng nhiễm HIV,
bệnh nhân lĩnh rồi bán thuốc cho những bệnh nhân khác không thể tham gia
vào chương trình điều trị. Những người tuân thủ kém bao gồm: phụ nữ, trẻ
dưới 3,5 tuổi, độc thân, người có trình độ học vấn cao [59].
Bussmann H, Wester CW và cộng sự nghiên cứu trên 650 bệnh nhân được

thị của xã hội với hệ thống cung ứng thuốc chưa tốt, bệnh lao và còn thiếu
nhân viên y tế được đào tạo [45].
19
Bardeguez AD, Lindsey JC, Shannon M và cộng sự nghiên cứu tuân thủ
với điều trị ARV trên phụ nữ có thai tại Mỹ thấy: 334/445 (75%) phụ nữ tuân
thủ hoàn toàn trong thời gian mang thai, tỷ lệ này giảm dần sau 6, 24 và 48
tuần sau đẻ, do đó phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ tuân thủ cho phụ nữ
sau đẻ [38].
Tsertsvadze T, Bolokadze N, Sharvadze L, Gabunia P, Davli N trong
nghiên cứu về điều trị ARV tại Georgia trên 594 bệnh nhân được điều trị
ARV cho kết quả: 22/594 trường hợp ngừng điều trị, 111 bệnh nhân tử vong,
461 đang tiếp tục điều trị ARV, 406 bệnh nhân người lớn và 21 trẻ em sử
dụng phác đồ bậc 1, 31 người lớn và 2 trẻ em sử dụng phác đồ bậc 2, 1 người
lớn được điều trị khẩn cấp, 55 trường hợp được xác định bị thất bại điều trị,
trong đó 7 trường hợp thất bại về miễn dịch, 1 thất bại về lâm sàng và 47
trường hợp thất bại về vi rút học, 72% thất bại về vi rút học là do không thuốc
và 28% là do không tuân thủ. Phần lớn các ca tử vong do các bệnh lý không
liên quan tới AIDS hoặc mắc các bệnh lý không thể chữa khỏi được, các
trường hợp chết do bệnh lý liên quan tới AIDS do đến cơ sở y tế muộn hoặc ở
giai đoạn nguy kịch của bệnh. Nguyên nhân gây tử vong cao nhất là do suy
gan ở bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV hoặc HIV/HBV [60].
Lopez E, Jones DL, Ishii M, Tobin JN, Weiss SM tiến hành nghiên cứu so
sánh sự tuân thủ ARV giữa 2 nhóm: đang sử dụng thuốc gây nghiện và không
sử dụng chất gây nghiện, thấy sự tuân thủ ở nhúm khụng sử dụng chất gây
nghiện tốt hơn so với nhóm kia [46].
Nhân viên y tế cũng đóng một vai trò chính trong tuân thủ điều trị của
bệnh nhân; Malta M, Petersen ML, Clair S, Freitas F, Bastos FI tiến hành
phỏng vấn sâu 40 nhân viên y tế làm việc tại 6 trung tâm ở Rio de Janeiro,
Brazil đã thấy rằng: kinh nghiệm điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, mối quan hệ
20

Makurdi, đã đi tới nhận xét rằng: tính sẵn có của ARV và khả năng đến nhận
thuốc thường xuyên tại phòng khám là những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự
tuân thủ với HAART. Các cố gắng nhằm cung cấp miễn phí liên tục ARV và
bắt đầu điều trị ARV sớm cũng như thường xuyên giáo dục về tuân thủ sẽ làm
tăng khả năng tuân thủ [55].
Talam NC, Gatongi P, Rotich J, Kimaiyo S trong một nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại
Eldoret, Kenya trên 384 bệnh nhân đã đi tới kết luận rằng: Các yếu tố chính
ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị gồm: đi xa nhà, bận và quên. Vì vậy, cần phải
giáo dục cho bệnh nhân về tầm quan trọng của việc tuân thủ tuyệt đối với
uống ARV theo chỉ dẫn như là một biện pháp can thiệp thích hợp. Nghiên cứu
trong tương lai cần đưa ra được sự can thiệp toàn diện để giải quyết các rào
cản của sự tuân thủ [57].
Vriesendorp R, Cohen A, Kristanto P, Vrijens B, Rakesh P, Anand B,
Iwebor HU, Stiekema J tiến hành nghiên cứu so sánh tỷ lệ tuân thủ có được
bằng các sử dụng thiết bị điện tử Micro Electro Mechanical Systems (MEMS)
với việc tự báo cáo của bệnh nhân cho kết quả như sau: có sự khác biệt đáng
kể giữa tỷ lệ tuân thủ do máy điện tử ghi được và tự báo cáo của bệnh nhân,
và đã khuyến nghị rằng, sử dụng thiết bị điện tử có thể đánh giá chính xác
hơn sự tuân thủ của bệnh nhân [62].
Weiser S, Wolfe W, Bangsberg D, Thior I, Gilbert P, Makhema J,
Kebaabetswe P, Dickenson D, Mompati K, Essex M, Marlink R tiến hành
phỏng vấn 109 bệnh nhân và 60 nhõn viờn y tế đã đi tới kết luận rằng: chi phí
22
cho điều trị ARV là rào cản lớn nhất của tuân thủ ở bệnh nhân tại Botswana
[63].
Sharma M, Singh RR, Laishram P, Kumar B, Nanao H, Sharma C, Ahmed
T đã tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân đang sử dụng ARV và tiếp
tục tiờm chớch tại Manipur, nhằm xác định việc tuân thủ và các yếu tố liên
quan đến tuân thủ như: chất lượng của dịch vụ, ảnh hưởng của dịch vụ và

trờn đã đưa ra khuyến nghi cho quan điểm điều trị HIV/AIDS càng sớm càng
tốt để giảm tỷ lệ chuyển sang giai đoạn AIDS và tử vong do HIV/AIDS [20].
Năm 2005 Nguyễn Thị Bích Đào và Trần Quốc Tuấn đã nghiên cứu đề
tài “Đỏnh giỏ hiệu quả điều trị chống Retrovirus bằng phác đồ Lamzidivir +
Viramune + Viramune và Zerit + Epirit + Viramune ở bệnh nhân AIDS Hà
Nội”, tác giả đã đề cập tới hiệu quả điều trị bằng thuốc ARV trên bệnh nhân
AIDS và đề xuất những tác dụng phụ của thuốc ARV [21].
Năm 2008 Nguyễn Trần Chính và CS đã nghiên cứu “Hiệu quả điều trị
phác đồ ARV bậc 1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh,
tác giả cho thấy đáp ứng điều trị ARV là tốt bằng phác đồ bậc 1, một tỷ lệ nhỏ
phải chuyển đổi phác đồ do tác dụng không mong muốn của ARV hay tương
tác thuốc với Ma túy hoặc bờnh nhõn tham gia điều trị ARV ở giai đoạn
muộn, khi TCD4 < 100 hoặc trong giai đoạn lâm sàng của WHO 3 hoặc 4
[17].
Năm 2009 Nguyễn Văn Kính với mục đích “Nghiờn cứu tác dụng phụ
hay gặp của phác đồ ARV bậc 1” trên 144 bệnh nhân HIV/AIDS tại hai
phòng khám Đống Đa và Từ Liêm trong thời gian 02/2006 – 06/2009 dành
24
cho người trưởng thành. Kết quả cho thấy tác dụng phụ hay gặp của phác đồ
D4T + 3TC + NVP/EFV là dị ứng thuốc 13%, rối loạn phân bố mỡ 22,9%, tờ
bỡ đơn thuần 9,8%, tờ bỡ phối hợp với rối loạn phân bố mỡ dưới da 2,5% và
sẩn ngứa kéo dài 0,8%. Còn với phác đồ AZT + 3TC + NVP/EFV là thiếu
máu 50,5%, nôn kéo dài 4,25%, và dị ứng thuốc 4,25%, trong đó 54,25%
phải thay đổi thuốc có tác dụng phụ. Nghiên cứu cũng cho thấy thời gian xuất
hiện các tác dụng phụ như dị ứng thuốc là 10 ngày, thiếu máu là 7,6 tháng, rối
loạn phân bố mỡ dưới da là 16,7 tháng và tê bì là 27,6 tháng [24].
BS Ngô Thị Ánh Đông – tham vấn viên Phòng khám Ngoại trú Bình
Thạnh – Thành phố Hồ chí Minh đã báo cáo tham luận về vai trò của người
có H trong tuân thủ điều trị và khuyến nghị một số giải pháp như: sử dụng
hộp thuốc, đồng hồ báo thức, chuông điện thoại di động, nhắc nhở của người


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status