phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sau khi gia nhập WTO - Pdf 24

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), cũng đồng nghĩa là Việt Nam bắt đầu bước vào sân chơi chung của thị trường
thương mại thế giới theo luật chơi chung dành cho tất cả các thành viên của tổ chức
này và từng bước thực hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.
Ngành nông lâm nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam ở mọi giai
đoạn phát triển. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay với khoảng 70% dân số sản xuất nông
lâm nghiệp. Một trong những thế mạnh không thể không kể tới là ngành lúa gạo – mặt
hàng xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và những thuận lợi do khách quan mang đến nhưng cũng
sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức trong việc phát triển đất nước nói chung và
phát triển ngành lúa gạo nói riêng.
Chính vì vậy, em chọn đề tài “phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo
Việt Nam sau khi gia nhập WTO” từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành
sản xuất lúa gạo trong môi trường hội nhập.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
2.1.Mục tiêu chung :
Phân tích thực trạng ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam sau khi trở thành thành
viên chính thức của Tổ Chức Thương mại thế giới WTO từ đó đề xuất những giải
pháp phát triển ngành sản xuất lúa gạo trong môi trường hội nhập.
2.2.Mục tiêu cụ thể :
- Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam trước khi gia
nhập và sau khi gia nhập WTO.
- Phân tích những thuận lợi và cơ hội, những khó khăn và thách thức đối với
ngành sản xuất lúa gạo.
1
- Đề xuất các giải pháp phát triển ngành sản xuất lúa gạo trong môi trường hội
nhập.
4.Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thứ

những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán". Có thể nói,
WTO chính là một diễn đàn để các quốc gia, các thành viên tiến hành thoả thuận,
thương lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu
trí tuệ..., để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.
WTO gồm những quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế:
Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26.000 trang văn bản pháp lý,
WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi thành viên hoạch định và
thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và
3
nâng cao đời sống nhân dân các nước thành viên. Các văn bản pháp lý này bản chất
là các "hợp đồng", theo đó các chính phủ các nước tham gia ký kết, công nhận (thông
qua việc gia nhập và trở thành thành viên của WTO) cam kết duy trì chính sách
thương mại trong khuôn khổ những vấn đề đã thoả thuận. Tuy là do các chính phủ ký
kết nhưng thực chất mục tiêu của những thoả thuận này là để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp, các nhà sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu
thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán của mình.
WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp:
Nếu "mục tiêu kinh tế" của WTO là nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại
hàng hoá, dịch vụ, trao đổi các sáng chế, kiểu dáng, phát minh...(gọi chung là quyền tài sản
sở hữu trí tuệ) thì các hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp
thương mại phát sinh giữa các thành viên theo các quy định đã thoả thuận, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO chính là ?mục tiêu chính trị?
của WTO. Mục tiêu cuối cùng của các mục tiêu kinh tế và chính trị nêu trên là nhằm tới
"mục tiêu xã hội" của WTO là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
1.1.2.Mục tiêu của WTO :
Hình dung đơn giản về WTO như nêu trên cũng chính là nội dung của các mục
tiêu của WTO như được ghi nhận tại Lời mở đầu của Hiệp định thành lập WTO. "Các
bên ký kết Hiệp định này thừa nhận rằng: Tất cả những mối quan hệ của họ (tức các
bên ký kết thành lập ra WTO) trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phải được thực

yếu vào các tháng trong mùa hè chiếm tời 80% lượng mưa cả năm. Mưa thường tập
trung trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 hay tháng 11 trong năm. Tại đồng bằng
sông Cửu Long do tác động của gió mùa, nên mùa mưa kéo dài từ 5 đến 6 tháng với
lượng mưa trung bình trên 200 mm/tháng. Tháng 10 thường là tháng mưa nhiều nhất
trong năm. Sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc về điều kiện thời tiết khí hậu
khiến cho các hệ thống nông nghiệp ở các vùng cũng rất đa dạng.
Độ ẩm không khí cao, dao động trong khoảng 80% và thay đổi theo vùng, theo
mùa trong năm. Nhiệt độ bình quân trong năm luôn trên 20
0
C, cao nhất vào tháng 6,
tháng 7 (khoảng 35-36
0
C cũng có năm lên tới 38-39
0
C) và thấp nhất vào cuối tháng
12, tháng 1 (nhiệt độ dưới 15
0
C, cũng có năm nhiệt độ xuống dưới 10
0
C). Tuy nhiệt
5
độ bình quân chung như vậy nhưng nó cũng khác nhau theo địa hình, theo vùng của
đất nước, cụ thể là nhiệt độ đó tăng dần từ cao xuống thấp, từ Bắc vào Nam.
Điều kiện khí hậu thời tiết nước ta như vậy đã tạo nhiều sự thuận lợi cho việc
phát triển nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với nông nghiệp nó là cơ sở để ta phát
triển một nền nông nghiệp toàn diện trong đó có ngành sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên
cũng chính điều kiện khí hậu đó cũng gây không ít khó khăn trong sản xuất; hàng năm
thường xảy ra lũ lụt, bão quét về mùa mưa, hạn hán về mùa khô gây ra biết bao khó
khăn thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta. Mặc khác, khí hậu nóng ẩm
cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh, dịch hại vật nuôi và cây trồng phát sinh và

Việt Nam trồng khá nhiều loại giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện
của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều loại giống
lúa nhập từ Trung Quốc (chủ yếu là do khả năng thích ứng của các giống lúa Trung
Quốc với điều kiện đất đai khí hậu của miền Bắc), trong khi đó các tỉnh phía Nam lại
trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ Viện lúa quốc tế (IRRI). Mặc dù có hàng
100 giống lúa khác nhau, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng phổ biến nhất, chiếm
tới 60% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước. Trong số các giống lúa còn lại, mỗi
giống chỉ chiếm không quá 1% tổng diện tích gieo trồng. Theo điều tra của Bộ Nông
nghiệp & PTNT năm 2000, cả nước mỗi vụ trồng trên 200 giống lúa khác nhau. Tuy
nhiên số lượng giống lúa được trồng ở từng vùng và từng vụ có khác nhau. Vụ Đông-
Xuân ở miền Trung có số lượng giống lúa ít nhất, nhưng cũng đã là 131 giống lúa
khác nhau.
Các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc
(khoảng 60% diện tích). Khang Dân 18 and Q5 là hai giống lúa trồng tương đối phổ
biến trong vụ Đông-Xuân (15 và 12%) và vụ Mùa (18 và 14%).
Đối với nông dân miền Trung, giống lúa IR có vị trí quan trọng hơn. Hai giống
lúa được trồng nhiều nhất là IR17494 và Khang Dân 18 chiếm 21% và 13% trong vụ
Đông-Xuân và khoảng 12% và 8% trong vụ Hè-Thu.
IR50404 và OM1490 là hai giống lúa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía
Nam, chiếm khoảng 13% trong vụ Đông-Xuân và 10-13% trong vụ Hè-Thu. Mặc dù
giống IR64 là giống lúa chính phục vụ cho xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 5-6% diện tích
gieo trồng trong vụ Đông-Xuân và Hè Thu ở miền Nam.
1.4. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo
7
H thng tiờu th lỳa go Vit Nam khỏ phc tp thụng qua nhiu mt xớch
liờn h gia cỏc i tỏc khỏc nhau: nụng dõn sn xut lỳa, ngi thu gom lỳa, c s
xay xỏt, ngi bỏn buụn, ngi bỏn l v cỏc cụng ty quc doanh lng thc. Ngoi
ra, cụng ty lng thc quc doanh cũn phõn thnh 2 loi: TW (VINAFOOD I min
Bc v VINAFOOD II min Nam) v a phng. H thng cỏc kờnh tiờu th cú
th c mụ t khỏi quỏt bng s di õy. (Xem s 1).

chung và nền nông nghiệp nói riêng, đã và đang là yếu tố tác động mạnh mẽ đối với
ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Nó thúc đẩy nền nông nghiệp của đất nước có
bước chuyển đáng kể, tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
Thứ hai: các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất lúa gạo đang được
nâng cấp, tăng cường như : thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, hệ
thống các phương tiện giao thông vận tải thông tin liên lạc…cùng với những tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; các giống lúa mới với các phương pháp nhân
giống và sự phát triển của ngành công nghệ sinh học…đã có những tác động tích cực
đối với ngành sản xuất lúa gạo.
Thứ ba: lực lượng lao động trong ngành sản xuất lúa gạo của nước ta còn
chiếm trên 50% lao động của xã hội của cả nước , đó cũng là một yếu tố quan trọng,
một nguồn lực to lớn có ảnh hưởng không nhỏ cần được tận dụng khai thác có hiệu
quả để phát triển ngành; đồng thời góp phầnn giải quyết một vấn đề xã hội quan trọng
của đất nước đó là việc làm cho lao động.
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM TRƯỚC
VÀ SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO
2.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trước khi gia nhập WTO :
Đã từ lâu cây lúa luôn giữ một vị trí trung tâm trong ngành nông nghiệp và nền
kinh tế của Việt Nam. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như là một chiếc đòn
gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa thóc lớn đó là ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai
đồng bằng châu thổ có mật độ dân cư và thâm canh sản xuất nông nghiệp thuộc loại
cao nhất trên thế giới. Điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp đã tạo một môi
trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo tại hai đồng bằng châu thổ này.
Với cơ chế kế hoạch hoá sản xuất tập trung trong thập kỷ 70 và đầu thập kỷ
80, ngành lúa gạo đã lâm vào cảnh trì trệ, năng suất lúa giảm và các nguồn tiềm năng
tự nhiên phục vụ cho sản xuất lúa gạo không được khai thác hết. Kể từ năm 1986,

Tây Nguyên 165.3 176.8 186.1 0.99 25.8
Đông Nam Bộ 384.3 526.5 485.6 1.97 50.6
Đồng bằng sông Cửu Long 2580.1 3945.8 3813.8 3.31 64.0
3. Năng suất lúa, tấn/ha
Cả nước 3.2 4.2 4.6 3.03 62.7
Đồng bằng sông Hồng 3.4 5.4 5.6 4.33 94.0
Đông Bắc 2.3 3.8 4.1 5.12 88.4
Tây Bắc 1.7 3.0 3.2 5.31 104.0
Bắc Trung Bộ 2.4 4.1 4.5 5.25 94.9
Duyên hải Nam Trung Bộ 3.2 4.0 4.3 2.30 115.5
Tây Nguyên 2.3 3.3 3.3 2.86 74.2
Đông Nam Bộ 2.7 3.2 3.4 1.92 49.4
Đồng bằng sông Cửu Long 3.7 4.2 4.6 1.86 36.0
Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu của Tổng cục Thống Kê,1990-2002
Bên cạnh chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong
nước, hoạt động thương mại quốc tế đối với ngành hàng lúa gạo cũng đã được đẩy
mạnh. Một trong những bước thay đổi quan trọng nhất trong chính sách thương mại
đó là việc xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu và khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia hoạt động xuất khẩu gạo, và cũng nhờ đó mà đã tăng nhanh được lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam. Không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng
11
năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Trong giai đoạn 1997-2001, Việt Nam xuất
khẩu trung bình hàng năm khoảng 3,8 triệu tấn, cung cấp gạo cho hơn 120 quốc gia
trên thế giới, thuộc tất cả các Châu lục khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn là xuất sang
Châu Á (52%), Châu Âu (20%) và Trung Đông (12,7%). 5 nước đứng đầu trong danh
sách nhập khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2001 đó là: In-đô-nê-xi-a
(14,8%), Phi-li-pin (12,6%), Xin-ga-po (9,9%), Irắc (9,8%) và Thuỵ sĩ (8,4%).
Bảng 2 Gạo XK của Việt Nam, bình quân hàng năm giai đoạn 1997-2001
% Tấn USD USD/Tấn
Tổng xuất khẩu 100 3,808,655 843,051,138 221

12
thường xuyên vẫn thấy một trữ lượng lớn gạo thơm của Thái Lan tại thị trường thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức
lớn, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng trong quá trình mở rộng hội
nhập quốc tế. Tuy hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đã khá cao đạt
khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau trong nước lại có sự chênh
lệch đáng kể về năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã
đạt được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung
du miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân
khoảng trên 2 tấn/ha. Luợng gạo tham gia vào các kênh lưu thông chủ yếu phụ thuộc
vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH). Bất kỳ một rủi ro thiên tai nào xảy ra ở hai vựa thóc lớn
này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia. Trên thực tế,
các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ sông lớn đều không có gạo dư
thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao nông dân được
mùa do gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt hơn mức tiêu
dùng của địa phương. Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi
chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, hay nói một cách khác là sản xuất
thuần tuý mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không
đủ lương thực cho tiêu dùng gia đình từ một đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm
để đảm bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
và nông thôn Việt Nam.
Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã có những bước phát triển
đáng kể song vẫn đang còn quá nhiều trở ngại cần phải phấn đấu vượt qua. Ngành chế
biến xay xát lúa gạo hiện đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ một hệ thống
chủ yếu dựa vào các cơ sở chế biến xay xát quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu dùng
nội địa và chỉ có một số ít các nhà máy xay xát gạo qui mô lớn phục vụ cho thị trường
xuất khẩu, tiến tới một mô hình chế biến công nghiệp hiện đại hơn với nhiều nhà máy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status