Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở việt nam hiện nay - Pdf 25

MỤC LỤC
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện giao thông cơ giới ở Việt Nam tăng lên
rất nhanh, đặc biệt là khu đô thị 9
MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề ô nhiếm môi trường không khí đang là vấn đề cấp bách
không của chỉ riêng một quốc gia mà còn là vấn đề chung của nhân loại
.Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá ,dầu mỏ ,khí
đốt và thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như :
chất thải sinh hoạt ,chất thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp làm các
chất độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người
và sinh vật trên trái đất . Nó tạo ra các hiện tượng lắng đọng axit ,hiệu ứng nhà
kính, thủng tầng ozon ,sương mù quang hóa và axit đại dương. Nếu như chúng ta
không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới
mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng
lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình
nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ
tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ
Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần
đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có
biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói
riêng không chỉ tác động tới thiên nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe con người. Ngày nay công nghiệp phát triển càng mạnh mẽ , quá trình
đô thị hóa ngày càng mở rộng thì nguồi thải gây ô nhiễm càng nhiều, áp lực
làm biến đổi chất lượng không khí ngày càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường
ngày càng quan trọng.

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”.
(http://vea.gov.vn/VN)
Vấn đề ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn rất khó giải quyết
không chỉ riêng với một quốc gia nào mà là đối với toàn thế giới.
Ô nhiễm không khí bao gồm: ô nhiễm do bụi, ô nhiễm khí độc, ô nhiễm
tiếng ồn, ô nhiễm mùi.
3
II. Ô nhiễm không khí - Hiện tượng, tác hại và nguyên nhân
1. Các hiện tượng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều các hiện tượng biến đổi
môi trường đáng lo ngại (là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí
hậu) và có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống con người
cũng như các sinh vật khác.
Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng như sự lắng đọng axit, hiệu
ứng nhà kính, thủng tầng ozon, hiện tượng quang hóa, axit hóa đại dương.
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu toàn cầu
Ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới hiện
nay. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc
như: CO
2
, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng
gây hiệu ứng nhà kính là CO
2
, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà
kính, CH
4
là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái

một nóng lên, tác động đến tầng ôzôn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
sinh thái và môi trường sống của muôn loài.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính
thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ
sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh
chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass),
và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ
Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần
5
đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có
biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng
ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn.
Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì
tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
3. Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường sống
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù",
gây nhiều bệnh cho con người, có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có
con người.
- Lắng đọng axit: Lắng đọng axit (Acid deposition) hiện đang là một
trong những vấn đề nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng nhất không chỉ vì
mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống của con người và các hệ
sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm
soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xét những ảnh hưởng của
chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu.


PAN (oeroxy acetel nitat). Chúng là
những hợp chất có tính oxy hóa mạnh, dễ dàng phản ứng với các hợp chất
khác, gây ra sự hủy diệt. Khi ở tầng bình lưu, ozone giúp bảo vệ trái đất tránh
khỏi những tia cực tím nhưng khi ozone ở gần mặt đất với nồng độ cao nó sẽ
giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần
xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp và gây nguy hiểm cho con người.
Ozone ở gần mặt đất được hình thành khi các động cơ xe phát thải khí
nitrogen oxides và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (từ sơn, các dung môi, các
chất đốt dễ bay hơi) tương tác với nhau dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Điều này thường xảy ra với những thành phố ô nhiễm.
7
Khi có hiện tượng sương mù quang hóa, tầm nhìn của chúng ta sẽ bị
giảm đi. Đặc biệt nó gây nên những tác động có hại đối với sức khỏe con
người như các bệnh về đường hô hấp, giảm chức năng của phổi gây chết các
tế bào mô và gây ung thư. Sương mù quang hóa còn gây hại cho cây trồng và
làm hao mòn nhiều loại nhiên liệu.
- Hiện tượng axit hóa đại dương: mọi người đều biết rằng nồng độ các-
bon đi-ô-xít trong không khí đang tăng lên do lượng nhiên liệu con người sử
dụng. Tuy nhiên, ít người biết rằng đại dương đã hấp thụ rất nhiều các-bon đi-
ô-xit, làm tăng thêm một số ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu đối
với cuộc sống con người. Tuy nhiên, vì giữ vai trò là một tấm bọt biển khổng
lồ hấp thụ khí CO2 nên thành phần hóa học của đại dương đang bị biến đổi,
gây ra hiện tượng nhiễm axit đại dương. Ngoài những tác động tiêu cực đối
với các hệ sinh thái biển, tình trạng axit hóa đại dương còn có thể khiến âm
thanh đi được quãng đường dài hơn dưới đáy biển. Sự thay đổi này tác động
tới hoạt động liên lạc của động vật có vú dưới nước. Do mức ồn dưới đáy đại
dương tăng lên, những động vật giao tiếp bằng sóng âm không thể nhận thông
điệp đồng loại. Những loài không giao tiếp bằng sóng âm cũng gánh chịu
nhiều hậu quả tai hại. Có thể đưa ra 1 ví dụ minh họa:

khác nhau.
4.2. Hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện giao
thông cơ giới ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đặc biệt là khu đô thị.
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và
khu đông dân cư: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Theo số
liệu của bộ giao thông vận tải, số lượng xe máy tăng lên rất nhanh ( trung
bình mỗi năm là 15% đến 18%). Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là
quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá
9
cuốn theo trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, đối với các thành phố lớn, các
hoạt động giao thông vận tải của các cảng cũng tạo ra một lượng khí ô nhiễm
đáng kể. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt
thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
4.3. Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, song tác động này cũng cần được
tính đến. Chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt
gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân
gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
Đặc biệt là các khu dân cư nghèo, các khu phố cũ, phố cổ khi mà việc
đun nấu bằng than, dầu hỏa, củi khá phổ biến là nguyên nhân gây ô nhiễm
trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Ước tính khu này có
mật độ nguồn phát thải ô nhiễm cao hơn hẳn những khu khác, có thể gấp tới
10 lần so với các khu dân cư mức sống cao.
III. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
1.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm soát ô
nhiễm không khí.
1.1 Pháp luật quốc gia
Hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật để điều

của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- TCVN 5939-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
11
- TCVN 5940-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
1.2.Các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập
Việt Nam đã gia nhập chính thức vào các Điều ước quốc tế liên quan đến
kiểm soát đến kiểm soát ô nhiễm không khí sau:
- Công ước Viena 1985 : được thông qua vào 22/3/1985 tại Viena sau
nhiều nỗ lực xây dựng của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) dưới sự điều
hành của UNEP. Công ước này gồm 21 điều nêu ra những cam kết quốc tế
nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động tiêu cực
do tầng ôzôn bị suy giảm , hợp tác trong nghiên cứu, quan trắc và trao đổi
thông tin trong lĩnh vực này.
- Nghị định thư Montreal : Nghị định thư được thông qua ngày
16/9/1987 tại Montreal( Canada) nhằm xác định những biện pháp cần thiết để
các bên tham gia hạn chế và kiềm soát được việc sản xuất và tiêu thụ các hóa
chất làm suy giảm tầng ôzôn , kêu gọi cắt giảm 50% các chất CFC trước năm
2000. Nghị định gồm 20 điều và 5 phụ lục và cho đến ngày 31/01/1998 đã có
165 quốc gia phê chuẩn.
- Nghị định thư Kyoto: Đây là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước
khí hậu, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2005. Nội dung quan trọngcủa
Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính
ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang
phát triển đạt được sự phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững thông qua
thực hiện “ Cơ chế phát triển sạch ” CDM. Dự án CDM được đầu tư vào các
lĩnh vực như : năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm
nghiệp và quản lý chất thải. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và
Nghị định thư Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước

13
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
Đây là loại tiêu chuẩn được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản
lý chất lượng không khí
Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí hiện hành được xác lập
trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về vệ sinh y học nhằm bảo đảm cho chất
lượng không khí ở mức tương đối trong sạch. Mức độ đó được đánh giá bằng
nồng độ chất độc hại chứa trong một đơn vị thể tích không khí. Đơn vị đo
thông dụng là trọng lượng chất ô nhiễm chứa trong 1 m
3
không khí (mg/m
3
)
Việt Nam có 2 tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh:
TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn chất lượng không khí.
TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí-Nồng độ tối đa cho phép của
một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Như vậy, để đảm bảo được tính khả thi của các tiêu chuẩn môi trường
không khí xung quanh, trong điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt
Nam hiện nay, chúng ta không thể đặt ra yêu cầu quá cao về chất lượng không
khí như một số quốc gia trên thế giới. Nhưng với việc xác định nồng độ các
chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh theo 2 tiêu chuẩn nêu trên thì
cũng có nghĩa là Nhà nước vẫn kiểm soát được tình trạng ô nhiễm không khí
trên phạm vi cả nước .
Tiêu chuẩn thải khí
Khoản 3 Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định 2 nhóm tiêu
chuẩn về khí thải. Đây là loại tiêu chuẩn được xây dựng để khống chế các
chất thải khí được đưa vào môi trường trong các lĩnh vực khác nhau. Chúng
chiếm phần lớn trong hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí hiện hành
của Việt Nam (10/12 tiêu chuẩn ). Các tiêu chuẩn thải khí hiện nay bao gồm:

15
 Thải khí trong giới hạn cho phép : Các cơ sở công nghiệp buộc phải
làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ( giấy phép
môi trường ). Mục đích của biện pháp này là kiểm soát các chất thải khí ngay
từ nguồn phát sinh thông qua việc giới hạn lượng khí thải và giới hạn nồng độ
các chất độc hại có trong khí thải của các cơ sở công nghiệp. Sau khi đã có đã
có giấy phép môi trường , các cơ sở công nghiệp buộc phải tuân thủ đúng tiêu
chuẩn môi trường đã được ghi trong giấy phép . Nếu vượt quá giới hạn này thì
sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định
o Khu kinh tế , khu công nghiệp, khu chế xuất , khu công nghiệp cao ,
cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung phải có hệ
thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và pgải được vận hành thường
xuyên
 Nhiệm vụ của bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu
sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung :
 Quản lý hệ thống thu gom, tập trung và xử lý khí thải
 Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường , tổng hợp , xây
dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo với cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường cấp tỉnh
 Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi
trường trước khi thải ra môi trường ; không để rò rỉ phát tán khí thải, hơi khí
độc hại ra môi trường xung quanh ; khống chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt,
gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động
 Phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung vượt
quá tiêu chuẩn cho phép khi thi công công trình xây dựng trong khu dân cư
Các tổ chức , doanh nghiệp đã thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí
bằng việc đầu tư các trang thiết bị lọc khí trước khi thải ra môi trường .Tuy
nhiên, trên thực tế, việc kiểm soát nguồn thải chưa hiệu quả. Ví dụ như các
phương tiện giao thông lạc hậu xả khói đen sì, bụi bay trắng cả một vùng
trời , hoặc như mùi hôi thối từ những con sông “ chết “ như sông Tô Lịch giữa

tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm không
17
khí trên từng địa phương và trong cả nước. Hệ thống cơ quan này bao gồm :
2.3.1. Cơ quan có thẩm quyền chung
 Chính phủ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ và Điều 121 Luật bảo vệ
môi trường, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ các hoạt động bảo vệ
và kiểm soát ô nhiễm không khí trong cả nước. Một trong những hoạt động
quan trọng ấy là ban hành văn bản pháp luật như: Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc dùng xăng không pha chì; Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng ; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có chương trình cải
thiện chất lượng không khí ở các đô thị là một trong 36 chương trình ưu tiên
 UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: Đây là những cơ
quan thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí ở địa phương. Trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND cấp tỉnh ban hành các văn
bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở địa phương và chỉ đạo thực
hiện các văn bản đó. Ngoài a, UBND Tỉnh còn thẩm định báo cáo ĐTM, cấp
giấy phép về môi trường cho các cơ sở công nghiệp theo thẩm quyền
2.3.2. Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
Các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc
về kiểm soát ô nhiễm không khí
 Bộ Tài nguyên & Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chuyên
môn cao nhất và trực tiếp trước Chính phủ trong lĩnh vự kiểm soát ô nhiễm
không khí . Cục khí tượng thuỷ văn – đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên & Môi
trường giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thực hiện chức năng
này. Năm 2006, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phối hợp với các địa
phương tổ chức với các đoàn thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường ở một số
điểm nóng như lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và ngành sản xuất hoá chất. Kết

 Hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh riêng trong lĩnh vực kiểm soát không khí, hầu hết các quy định liên
quan đến vấn đề này đang nằm rải rác trong các điều khoản của Luật bảo vệ
môi trường 2005 và một số văn bản riêng rẽ.
 Việt Nam đã tham gia, ký kết các điều ước quốc tế (Công ước Vienna
năm 1994, Nghị định thư Montreal và Nghị định thư Kyoto năm 1998 về
giảm phát thải khí nhà kính). Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết quốc tế và
đưa pháp luật vào cuộc sống lại chưa được tích cực.
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí.
2.1. Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh
giá các tác động tới ô nhiễm không khí
2.1.1. Hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng không khí
của các cơ quan nhà nước.
Hiện nay, hoạt động quan trắc môi trường không khí nước ta được thực
hiện chủ yếu ở các khu đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất và một số
làng nghề. Hiện nước ta có 21 trạm quan trắc không khí. với tần suất quan
trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng và tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06
lần/năm. Tuy nhiên vấn đề quan trắc và kiểm kê nguồn phát thải còn nhiều
hạn chế, hoạt động quan trắc chưa tuân theo quy trình thống nhất dẫn đến việc
kiểm soát ô nhiễm bụi gặp nhiều khó khăn
http://thanhphobenvung.com.vn/tin-tuc/goc-thanh-pho-ben-vung/39-giai-phap-nao-cho-o-
nhiem-moi-truong-khong-khi
20
Thực hiện quyết định 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007 của Thủ Tướng
Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT
quốc gia đến năm 2020” các ngành , các cấp tiếp tục duy trì các trạm quốc
gia, đặc biệt đối với quan trắc chất lượng không khí tại các khu đô thị, KKT
trọng điểm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều thành phố lớn hiện đã và đang
thiết lập các hệ thống quan trắc và phân tích môi trường để thu thập các thông

Việc đánh giá tác động môi trường tiến hành thường xuyên đối với các
cơ sở sản xuất gây nhiều ô nhiễm. Đối với các dự án lớn như trong Điều 18
Luật Bảo vệ môi trường 2005 và danh mục các lĩnh vực mà Chính phủ quy
định thì phải lập báo cáo tác động môi trường một cách cụ thể. Trong đó có
tác động đối với môi trường không khí khi dự án đó đi vào hoạt động . Nếu
được phê duyệt thì các dự án đó mới được tiến hành trên thực tế. Điều này
góp phần kiểm soát đối với những dự án mà ảnh hưởng của nó tới một vùng
rộng lớn.
Tuy nhiên, đối với những dự án mà nó tác động lớn đến môi trường
không khí nhưng quy mô của nó chưa đến mức là những dự án lớn như quy
định của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và danh mục các lĩnh vực mà Chính
phủ thì hiện nay chưa tiến hành việc đánh giá tác động môi trường . Pháp luật
chưa có quy định về việc này.
Trên thực tế việc đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam vẫn còn
nhiều yếu kém và còn nặng tính hình thức Các cơ quan thẩm định, phê
duyệt, giám sát ĐTM ,ĐMC đôi khi còn buông lỏng quản lý, tạo điều kiện để
các dự án không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong báo cáo ĐTM ,
ĐMC đã phê duyệt. Mặt khác, việc lập báo cáo ĐTM , ĐMC thường được các
chủ dự án thuê tổ chức dich vụ tư vấn thực hiện. Theo quy định, đây là các tổ
22
chức có đầy đủ các điều kiện về chuyên môn cơ sở vật chất. Nhưng trong thực
tế, các tổ chức này còn rất thiếu và yếu nên chuyên gia của cơ quan thẩm
quyền hoặc thành viên của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM ,ĐMC để họ
giúp đõ. Do đo, việc phê duyệt báo cáo ĐTM ,ĐMC sẽ không khách quan,
trung thực nữa khi mà người lập cũng là người thẩm định.
Tỉnh Bến Tre Năm 2007, 17/173 cơ sở được kiểm tra không lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt (chiếm tỷ lệ 10%); 125/156 cơ sở không thực
hiện đúng nội dung cam kết bảo vệ môi trường.
(Báo cáo tổng hợp “ kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Bến

Tuy nhiên từ pháp luật đến thực tiễn còn nhiều bất cập. Chỉ qua phần
thực trạng về hoạt động ĐTM và ĐMC chúng ta có thể thấy phần lớn các báo
cáo ĐTM là không chính xác và không được công bố rộng rãi cho cộng đồng
dân cư được biết. Thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp hầu hết không đáng tin
cậy và cũng không đến được với cộng đồng dân cư.
2.1.4. Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí.
Trên thực tế, do ô nhiễm không khí có đặc thù là khuyến tán rộng, vì thế
xác định trách nhiệm và yêu cầu khắc phục (như bồi thường thiệt hại) là rất
khó khăn.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu về tình hình ô nhiễm không khí ở Việt
Nam đều cho thấy các nguồn gây ô nhiễm hiện nay chủ yếu là từ các hoạt
động công nghiệp (ở các thành phố lớn) và tiểu thủ công nghiệp (ở các làng
nghề), từ các hoạt động giao thông vận tải, do quá trình xây dựng đô thị, hạ
tầng kỹ thuật, do sinh hoạt của nhân dân (đun than, dầu, củi) và do cháy hoặc
ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận.
24

Trích đoạn Xử lý hành vi phạm tội trong lĩnh vự cô nhiễm không khí KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status