Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam - Pdf 25



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TÔ HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

CỦA MALAYSIA VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO
VIỆT NAM


NGHIÊN CỨU
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

CỦA MALAYSIA VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế
Mã số : 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN
20
1.2 Những môi trường, nhân tố của môi trường đầu tư
trực tiếp nước ngoài
21
1.2.1 Môi trường chính trị - xã hội

21
1.2.2 Môi trường kinh tế

23
1.2.3 Môi trường cơ sở hạ tầng

25
1.2.4 Nhân tố pháp lý

27
1.2.5 Nhân tố lao động, tài nguyên

28
1.3 Vai trò của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 29
1.3.1 Tăng cường thu hút FDI

29
1.3.2 Chọn lọc nguồn FDI

34
CHƯƠNG 2

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
MALAYSIA VÀ TÁC ĐỘNG THU HÚT FDI


2.2.3 Các nhân tố tiêu cực của môi trường FDI tác động đến thu
hút và sử dụng FDI.
74

2.3 Đánh giá về môi trường FDI của Malaysia. 75
2.3.1 Phân tích điểm mạnh. 75

2.3.2 Phân tích điểm yếu. 81

2.3.3 Phân tích thách thức. 84

CHƯƠNG 3

GỢI Ý CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TỪ NGHIÊN
CỨU MÔI TRƯỜNG FDI CỦA MALAYSIA

88

3.1 Những kinh nghiệm rút ra từ hoàn thiện môi trường
FDI của Malaysia .
88

3.1.1 Xây dựng cơ chế chính sách. 88

3.1.2 Các hoạt động hỗ trợ khác. 91

3.1.3 Kinh nghiệm của Malaysia. 92

3.2 Những gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện môi trường 95

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu Nguyên nghĩa

Tiếng Anh Tiếng Việt
1 AFTA Asean free trade area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
2 APEC
Asia – pacific Economic
Co-operation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương
3 ASEAN
Association of South –East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
4 CEPT
Scheme on Common
Effective Preferential
Tariffs
Chương trình thuế quan ưu đãi
có hiệu lực chung
5 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
6 CNC Công nghệ cao
7 CNH Công nghiệp hóa

MIDA
Malaysia Intrustrial
Development Authority
Cục Phát triển công nghiệp
Malaysia
18

MITI
Ministry of International
Trade and Industry
Malaysia
Bộ Công nghiệp và Thương
mại quốc tế Malaysia
19

M&A Merger and Acquisition Mua lại và sáp nhập
20

NEP New economic policy Chính sách kinh tế mới
21

NICs
Newly Industrialized
Countries
Các nước công nghiệp mới
22

ODA
Official Development
Assitance

WB World bank Ngân hàng Thế giới
30

WTO World trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
iii DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh (GCI) của một số quốc gia 27
Bảng 1.2. Dòng vốn FDI toàn cầu tại các nước phát triển 32
Bảng 1.3. Bảng các chỉ số bền vững tác động tới GCI của một
quốc gia
33
Bảng 2.1. Số liệu GDP của Malaysia (2001-2005) 46
Bảng 2.2. Cơ sở hạ tầng của Malaysia từ 1996-2005 52
Bảng 2.3. Số liệu lao động của Malaysia từ 2000-2005 58
Bảng 2.4 Lao động Malaysia từ năm 2008-2011 59
Bảng 2.5. So sánh số lượng văn bằng sở hữu trí tuệ được cấp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thời cơ và thách
thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có vấn đề cạnh tranh thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI có ý
nghĩa quan trọng, cần thiết đối với các nước đang phát triển. Nó chẳng
những bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
trong nước, mà còn tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở
rộng thị trường… Vấn đề thu hút FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường thu hút FDI tại mỗi
quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc cạnh tranh thu hút FDI.
Malaysia đang nổi lên trở thành một Singapore thứ 2 tại khu vực.
Với tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt 7,2%, quy mô nền kinh tế đạt 239,96
tỷ USD đứng thứ 3 khu vực sau Indonesia và Thái Lan. Đóng một vai trò
then chốt trong thành công về phát triển kinh tế, công nghiệp hóa trong thời
gian qua của Malaysia chính là nguồn vốn FDI. FDI đã tạo thêm nguồn lực
đẩy nhanh công nghiệp hóa (CNH) theo chiến lược hướng ngoại (hướng
vào xuất khẩu) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong suốt những năm 2000 đến 2009, Malaysia luôn là một trong số
10 nước có sức hấp dẫn tốt nhất đối với nguồn vốn FDI. Vậy Malaysia đã
làm gì để tạo dựng một môi trường thu hút FDI hấp dẫn đến như vậy? Đây
là một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia đi sau như Việt Nam.
Đến năm 2010, chúng ta được chứng kiến sự sụt giảm khá nhanh của
nguồn vốn FDI vào Malaysia chỉ đạt 7,2 tỷ USD bằng 79% so với năm
2009. Lần đầu tiên sau một thập kỷ, Malaysia không nằm trong 10 quốc gia
hấp dẫn về thu hút FDI trên thế giới. Chính phủ Malaysia đã nhanh chóng
2


trường thu hút FDI của Malaysia với tư cách là nước đi trước và đã có
những thành công trong thu hút FDI có ý nghĩa thiết thực về lý luận, thực
tiễn đối với Việt Nam trong việc phát huy tiềm năng thu hút nguồn vốn
nước ngoài cho đầu tư phát triển, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020
“nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Xuất phát từ những ý
nghĩa đó, tác giả lựa chọn nội dung “Nghiên cứu môi trường đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Về vấn đề nghiên cứu môi trường thu hút FDI của Malaysia cũng đã
có một số công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, như
sau:
2.1. Công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế
Công trình nghiên cứu “Malaysia - tổng quan khung pháp lý trong
đầu tư trực tiếp nước ngoài “ của tác giả Arumugam Rajenthran trên Tạp
chí Kinh tế và tài chính số 5/2002 do Viện nghiên cứu Đông Nam Á –
Singapore xuất bản tháng 10/2002. Công trình đã nghiên cứu và phân tích
các khía cạnh pháp lý liên quan đến FDI ở Malaysia về lập pháp, đất đai,
lao động, môi trường; một số chính sách khuyến khích về thuế và phi tài
chính… Công trình nghiên cứu này, tác giả chủ yếu phân tích trên góc độ
vĩ mô, gắn với bối cảnh cụ thể để phân tích sự xuất phát của các chủ
trương, chính sách cũng như mục tiêu của những quy định trong chính sách
thu hút FDI của Malaysia. Đồng thời công trình nghiên cứu cũng nêu lên
một số thách thức của Malaysia trong vấn đề xử lý các mối quan hệ với các
nước láng giềng ASEAN, liên quan đến bản thỏa thuận về thương mại liên
quan đến các khía cạnh đầu tư (TRIM), về bản thỏa về các vấn đề thương
4

mại trong quyền sở hữu trí tuệ (TRIP). Tuy nhiên công trình chưa nghiên
cứu đầy đủ nội dung của môi trường thu hút FDI của Malaysia.

“Kinh tế Malaysia” được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2001
tại Hà Nội. Các tác giả đã đề cập rất khái quát một số chính sách cũng như
kết quả thu hút FDI của Malaysia đến năm 2000 nhưng cũng chỉ dừng lại
việc giới thiệu.
Luận án tiến sỹ kinh tế về vấn đề “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực
trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Quang Cơi năm 2005, đã đề cập tương đối toàn diện các chính
sách thu hút FDI của Malaysia, thông tin về chính sách và số liệu được cập
nhật đến năm 2005. Công trình đã có những nghiên cứu, so sánh về những
điểm tương đồng và khác biệt của Malaysia và Việt Nam trong việc thu hút
FDI, đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách thu
hút FDI của Malaysia từ đó áp dụng đối với chính sách thu hút FDI của
Việt Nam. Tuy nhiên cách nhìn nhận của tác giả mới đơn thuần dừng lại ở
phần chính sách chưa đặt chính sách là một phần của môi trường đầu tư.
Các yếu tố của môi trường FDI tại Malaysia chưa được xem xét cụ thể.
Một số nghiên cứu khác có liên quan đến chính sách thu hút FDI của
Malaysia như: Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003) trong “Điều chỉnh cơ cấu
kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan”; Phạm Xuân Dũng (2004)
trong “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”;
Nguyễn Bích Đạt (2006) trong “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Ngoài ra, có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập liên
6

quan đế chính sách, môi trường, kết quả thu hút FDI vào Malaysia ở những
thời điểm nhất định.
Nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng thể môi
trường thu hút FDI của Malaysia giai đoạn 1998- 2011. Vì vậy, luận văn sẽ
tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về việc cải thiện môi

pháp lý, môi trường kinh tế, lao động và cơ chế chính sách. Bên cạnh đó
xuyên suốt các nội dung trên là những phân tích về ưu và nhược điểm của
môi trường, cơ chế chính sách hình thành và tác động đến các nhân tố hình
thành môi trường thu hút FDI của Malaysia. Đồng thời trong quá trình
nghiên cứu, những kết quả và hạn chế trong thu hút FDI của Malaysia được
sử dụng để làm rõ những thành công và chưa thành công trong chính sách
và bất cập của môi trường FDI tại Malaysia.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là
phép biện chứng duy vật. Thông qua việc thu thập những số liệu về tình
hình môi trường FDI tại Malaysia, các cơ chế chính sách về thu hút FDI
của Malaysia đang tực hiện, từ đó phân tích, đánh giá và nhận xét các ưu và
nhược điểm trong quá trình thu hút FDI của Malaysia.
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT, hệ thống hóa, thống kê, dự
báo kinh tế, kết hợp phân tích, tổng hợp đánh giá các số liệu để rút ra kết
luận và đưa ra các gợi ý về việc xây dựng cơ chế chính sách thu hút FDI tại
Việt nam trong giai đoạn mới, phương pháp xin ý kiến chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận về môi trường FDI.
8

- Làm rõ thực trạng về môi trường FDI của Malaysia, những điểm
mạnh, điểm yếu, thành công và chưa thành công trong quá trình thu hút
FDI của Malaysia. Phân tích những lợi thế và nhược điểm về các nhân tố
trong môi trường FDI của Malaysia.
- Luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm về xây dựng môi trường
FDI của Malaysia vào điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số
gợi ý chính sách để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng những kinh
nghiệm này.
9

nghiệp đang hoạt động tại nước sở tại. Môi trường đầu tư trong nước
thường có những đặc điểm dễ nhận thấy:
Một là sự đơn giản về các quy định đầu tư của hệ thống pháp luật.
Hai là góp phần thúc đẩy lưu thông tiền tệ trong nước.
Ba là nó nhanh chóng được triển khai, rút ngắn thời gian do hoạt
động đầu tư, nguồn vốn đầu tư đều từ nước sở tại.
(ii) Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài: là tổng thể các yếu tố về
pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị
trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan. Ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư ngoài nước.
(iii) Kết cấu của môi trường đầu tư:
Môi trường chính trị - xã hội.
Môi trường kinh tế và tài nguyên.
Môi trường cơ sở hạ tầng;
Nhân tố pháp lý;
Nhân tố lao động.
1.1.2. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trước khi tìm hiểu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI,
chúng ta cần phải hiểu yếu tố cốt lõi của môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu như thế nào.
1.1.2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI): Là
hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vốn đủ lơn và kỹ
thuật vào nước nhận đầu tư, trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành
quá trình sản xuất kinh doanh. Hình thức này khác với đầu tư gián tiếp,
11

trong đầu tư trực tiệp chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý
và điều hành hoạt động sử dụng vốn. FDI được xem là biện pháp hữu hiệu
để giải quyết vấn đề vốn đầu phát triển của các nước đang phát triển, khi

liên kết một cách chặt chẽ.
Khái niệm này đã nêu khá đầy đủ và xuất xứ của nguồn vốn đầu tư ,
động cơ chủ yếu của FDI là phần vôn sử dụng ở nước ngoài gắn liền với
việc kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sử dụng vốn của
doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
Các khái niệm trên có thể khác nhau, nhưng đều thống nhất ở một số
nội dụng: FDI là hình thức đầu tư quốc tế, cho phép các nhà đầu tư tham
gia điều hành hoạt động đầu tư ở nước tiếp nhận đầu tư tùy theo tỷ lệ vốn
góp; quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng tài sản đầu tư, nhà đầu tư có
thể có lợi hơn nếu kinh doanh có hiệu quả và ngược lại phải gánh chịu rủi
ro khi kinh doanh thu lỗ.
1.1.2.2. Các hình thức FDI.
- Phân theo hình thức đầu tư
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được
ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước
nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở
nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh
doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư
cách pháp nhân mới nào.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm.
- Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng
đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
13

- Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một
công ty mới.
- Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận,
phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành
mục tiêu của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong

không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
- Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do
một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia
vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay
công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu
tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
- Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao
động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động
kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài
sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng).
Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài
ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
15

Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành
đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân
công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc,
giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v
Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra,
hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn
đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp,
vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng
"chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản
lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa
quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và
bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và
bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công
ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia,
mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp
đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy,
nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những
mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status