Hai mô hình cải cách hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập và gợi ý chính sách cho Việt Nam - Pdf 25

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGÔ THỊ NGỌC MAI HAI MÔ HÌNH CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ở CÁC NỀN KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI VÀ HỘI NHẬP VÀ GỢI
Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội, 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

đang chuyển đổi và hội nhập 10
1.1. Đặc điểm cơ bản của các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập 10
1.2. Hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập 21
Chương 2: Hai mô hình cải cách hệ thống NHTM phổ biến ở các nền
kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập 29
2.1. Mô hình “phục hồi”- trường hợp nghiên cứu của hệ thống ngân hàng
Trung Quốc 29
2.1.1. Thực trạng hệ thống ngân hàng Trung Quốc trước cải cách (trước
1997) 29
2.1.2. Quá trình cải cách Hệ thống ngân hàng Trung Quốc 34
2.1.3. Bài học kinh nghiệm 47
2.2. Mô hình “cấp mới”- Trường hợp nghiên cứu của hệ thống NH Nga 49
2.2.1. Hệ thống ngân hàng của Nga trước cải cách 49
2.2.2. Quá trình cải cách Hệ thống ngân hàng Nga 51
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nga 551

2.3. So sánh mô hình “phục hồi” và “cấp mới” qua hai trường hợp nghiên
cứu và những thuận lợi, khó khăn nếu áp dụng vào Việt Nam 58
Chương 3: Một số hàm ý chính sách cho việc cải cách 64
hệ thống NHTM của Việt Nam. 64
3.1. Đặc điểm cơ bản của hệ thống NHTM tại Việt Nam và sự cần thiết phải
cải cách hệ thống NHTM Việt Nam. 64
3.1.1. Điểm mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 65
3.1.2. Điểm yếu 65
3.2. Nguyên tắc chung của quá trình cải cách 71
3.3. Các mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 73
3.3.1. Mục tiêu của giai đoạn 1 74

5
IFRS
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
6
NHTM
Ngân hàng thương mại
7
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
8
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
9
TMCP
Thương mại cổ phần
10
TCTD
Tổ chức tín dụng
11
USD
Đô la Mỹ
12
VND
Việt Nam đồng
13
WTO
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1
Biểu đồ 2.1
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng thương mại
Nhà nước
29
2
Biểu đồ 2.2
Vốn của Ngân hàng thương mại Nhà nước
30
3
Biểu đồ 3.1
Đường cong lãi suất huy động tại Việt Nam
62
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 25 năm đổi mới, cùng với nền kinh tế của đất nước, ngành
ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống
ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng thương
mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) trực tiếp kinh doanh tiền

sẽ nghiên cứu hai xu hướng có thể gọi là hai mô hình cải cách hệ thống
NHTM phổ biến ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập là “phục
hồi” và “cấp mới”, để rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam trong quá
trình cải cách hệ thống NHTM. Nhận thấy sự cần thiết của việc cải cách
hệ thống NHTM, tác giả đã chọn đề tài “Hai mô hình cải cách hệ thống
ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập
và gợi ý chính sách cho Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu ngoài nước về cải cách hệ
thống ngân hàng (xem danh mục tài liệu tham khảo). Hầu hết các nghiên
cứu này cho thấy, cải cách hệ thống ngân hàng là một vấn đề lớn, có ảnh
hưởng sâu rộng tới nền kinh tế của các quốc gia.
Nhìn chung, các quốc gia thường cải cách hệ thống ngân hàng khi
xảy ra khủng hoảng tài chính, kinh tế hoặc sau khủng hoảng và đang
thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi. Thực tiễn này đã được chứng
minh trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 (Hawkins
và Turner, 1999; Hawkins, 1999; Dookyung Kim, 1999). Trong cuộc
khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ bắt đầu từ năm 2007, Mỹ cũng
3

thực hiện một biện pháp cải cách mạnh mẽ là tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng trong quá trình xảy ra khủng hoảng và sau khi thực hiện các chính
sách kích thích kinh tế. Nae-Youn Lee (2000) và Dominique Strauss-
Kahn (2009) cho rằng, khi các quốc gia đối mặt với những cuộc khủng
hoảng kinh tế và đang theo đuổi các chính sách khôi phục nền kinh tế,
cải cách hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém được
coi là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Sự ổn định của hệ
thống tài chính được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất về
mặt thể chế cho sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường và cho

Goldstein (1996), hầu hết các nhà phân tích cho rằng hệ thống kế toán và
các quy định làm hạn chế vai trò của kỷ luật thị trường. Tại nhiều quốc
gia châu Á, quy định phân loại nợ không chặt chẽ khiến các ngân hàng
có thể giấu nợ xấu.
- Các quy định và cơ chế giám sát không đầy đủ và hiệu quả. Trong
nghiên cứu của Ouarda Merrouche và Erlend Nier (2010) về nguyên
nhân sâu xa của các cuộc khủng hoảng tài chính từ 1999 đến 2007 về
mối quan hệ giữa năng lực giám sát, quản lý với khả năng tích tụ rủi ro
(hay mất cân đối về tài chính), kết quả cho thấy các quy định đảm bảo an
toàn kém và rủi ro đạo đức đã góp phần làm tăng tích tụ rủi ro trong hệ
thống tài chính.
- Thị trường chứng khoán chưa phát triển, đặc biệt là đối với các
chứng khoán dài hạn, thì các khoản vay dài hạn phải được ngân hàng
cung cấp, khi đó ngân hàng sẽ tập trung quá nhiều rủi ro.
5

Các nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng đều đề cập tới các phương pháp sau (Dziobek, 1998):
1. Chính phủ bơm vốn/ hoặc mua cổ phiếu để nắm giữ quyền quản

2. Đóng cửa các ngân hàng không có khả năng tồn tại một cách có
trật tự (đồng thời chi trả bảo hiểm tiền gửi hoặc bán phần hoạt
động tốt cho ngân hàng khác).
3. Sáp nhập các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài.
4. Sáp nhập ngân hàng trong nước với nhau.
5. Thành lập công ty quản lý tài sản.
6. Thay đổi cơ cấu sở hữu ngân hàng (ví dụ tư nhân hóa) .
Dziobek (1998) cho rằng ngoài các biện pháp trên, cần có những
biện pháp vĩ mô đối với từng thể chế và các yếu tố về pháp lý nhằm điều
chỉnh và khôi phục hệ thống ngân hàng có vấn đề nhằm đảm bảo khả

ngân hàng, hay đánh giá hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng độc lập.
Xuất phát điểm của các nghiên cứu trong nước là các đánh giá thực
trạng về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Điểm mạnh của các
nghiên cứu này là đang ngày càng áp dụng các công cụ và mô hình phân
tích theo các chuẩn mực nghiên cứu trên thế giới.
Trong những năm gần đây, trước sự yếu kém của hệ thống tài
chính, ngân hàng của Việt Nam và yêu cầu cần phải cải cách, một loạt
công trình nghiên cứu khoa học công phu được tiến hành nhằm phân
tích, đánh giá thực trạng của hệ thống này, tìm hiểu các kinh nghiệm
7

quốc tế và đưa ra các kiến nghị chính sách. Có thể kể ra một số công
trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như:
Đề tài cấp nhà nước của Viện Nghiên cứu về Quản lý Kinh tế
Trung ương “Phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2020”
được xem là một nghiên cứu tổng thể, toàn diện và cập nhật các vấn đề
phát triển của thị trường tài chính.
Đề tài “Lý luận và thực tiễn về tự do hóa các giao dịch vốn và sự
ổn định khu vực tài chính Việt Nam: Khuôn khổ chính sách đến năm
2020” đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về tự do hóa giao
dịch vốn trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 như Thái
Lan, Indonesia và của Trung Quốc, Ấn Độ, Hungary, từ đó rút ra bài học
cho Việt Nam.
Liên quan đến yêu cầu cải cách hệ thống Ngân hàng nhà nước
(NHNN) Việt nam, Nguyễn Hồng Sơn và các tác giả khác (2008) đã chỉ
ra những hạn chế trong mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống này hiện
nay, đó là (i) tính độc lập tương đối so với các tổ chức bộ máy nhà nước
khác, (ii) không phân định rõ ràng giữa chức năng của Ngân hàng Trung
ương (NHTW) và chức năng quản lý, (iii) chưa tác bạch chức năng quản
trị và điều hành, (iv) tổ chức bộ máy quá cồng kềnh.

trên nghiên cứu mô hình cải cách hệ thống NHTM của các nền kinh tế
đang hội nhập và chuyển đổi trên thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh
tế đang hội nhập, chuyển đổi và Việt Nam.
9

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không đi sâu vào mô tả thực trạng
quá trình cải cách hệ thống NHTM mà tập trung nghiên cứu, đánh giá
mô hình và cách thức cải cách hệ thống NHTM ở các nền kinh tế đang
chuyển đổi và hội nhập¸từ đó rút ra hàm ý chính sách đối với mô hình và
cách thức cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích mô
hình lý thuyết, nghiên cứu trường hợp và so sánh
Hai trường hợp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được lựa chọn là:
+ Nga: theo mô hình cấp mới
+ Trung Quốc: theo mô hình phục hồi
Luận văn sẽ sử dụng khung dưới đây để tổng hợp và so sánh các
trường hợp nghiên cứu của các nước. Khung này cho phép hình dung rõ
nét và tìm ra mối liên hệ giữa những điểm khác biệt giữa hai trường hợp
nghiên cứu và những điểm khác biệt trong mo hình tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận
văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách hệ thống NHTM ở các nền
kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập.
Chương 2: Hai mô hình cải cách hệ thống NHTM phổ biến ở các
nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập.

11

- Tự do hoá kinh tế, theo đó giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ do thị
trường quyết định chứ không xác lập bởi các tổ chức kế hoạch hoá tập
trung
- Quá trình chuyển đổi đòi hỏi phải tăng cường hội nhập quốc tế,
đặc biệt là hội nhập thương mại theo đó các rào cản thương mại sẽ bị xoá
bỏ
- Quá trình tư nhân hoá được đẩy mạnh để chuyển các doanh
nghiệp quốc doanh thành doanh nghiệp tư nhân với hiệu quả cao hơn
trong sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế
- Hệ thống tài chính được xây dựng để tạo thuận lợi cho ổn định
kinh tế vĩ mô và cho sự chuyển dịch của các dòng vốn tư nhân
Với các đặc trưng như vậy, nền kinh tế của hàng loạt các quốc gia
khác nhau được xác định là đang trong quá trình chuyển đổi, chủ yếu
bao gồm các nhóm quốc gia như: các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, các
quốc gia Trung và Đông Âu thuộc khối XHCN trước đây, Trung Quốc,
Việt Nam và nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ 3. Xem xét ở bối cảnh
rộng hơn thì bất kỳ một nền kinh tế nào đang nỗ lực cải cách, thay đổi từ
cơ chế kinh tế cũ để chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường đều có
thể được coi là nền kinh tế chuyển đổi. Mặc dù vậy, khái niệm kinh tế
chuyển đổi thường được gắn với các trường hợp điển hình hơn là các
quốc gia Trung và Đông Âu. Từ năm 2000, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã liệt
kê các nền kinh tế được coi là đang chuyển đổi như trong Bảng 1.
Bảng 1.1. Danh sách các nền kinh tế đang chuyển đổi
Phân loại theo khu vực
Tên
1. Trung và Đông Âu
Albania, Bulgaria, Croatia, Czech, Hungary,
12

theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, cùng hợp tác, cạnh tranh phát triển trong môi trường kinh
doanh ngày càng được thể chế hóa thống nhất, thông thoáng, bình đẳng.
Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng
kinh tế Nhà nước trong GDP và tổng đầu tư xã hội đã giảm đáng kể,
trong khi tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tăng. Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu
trong các lĩnh vực then chốt, bảo đảm vai trò trụ cột cho nền kinh tế.
Từng bước hình thành một số doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, phát
triển thương hiệu, vươn ra cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
* Quan hệ quản lý được chuyển đổi từng bước từ hành chính,
mệnh lệnh, tập trung, quan liêu sang phân công, phân cấp, phối hợp, tự
hạch toán, tự chịu trách nhiệm theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Cải cách hành chính Nhà nước thu được những kết quả đáng
khích lệ, từng bước xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp,
hiện đại, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý
nền kinh tế thị trường. Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, phương
thức hoạt động của Nhà nước được điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng
giảm các đầu mối và khâu trung gian, thực hiện nguyên tắc bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực; tách quản lý Nhà nước với hoạt động sản xuất kinh
doanh, cơ quan hành chính công với tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ
công. Nhà nước giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động thị
trường, từng bước chuyển sang chức năng định hướng, hỗ trợ và kiến tạo
phát triển. Trên thực tế, thể chế hành chính ngày càng được hoàn thiện
và chuẩn hóa. Công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
tăng cường trật tự kỷ cương thu được những kết quả nhất định. Nhìn
14

chung, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những bước cải thiện

hụt nhất trong chế độ cũ. Cũng phải có sự cổ vũ, khuyến khích cho hàng
chục ngàn người có khả năng lập các doanh nghiệp cỡ vừa. Các khoản
đầu tư dưới dạng công ty mới được tiến hành trên quy mô số đông. Cũng
chính khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa này đã thúc đẩy các hoạt động
mới, lành mạnh vào nền kinh tế Nga khi nó bắt đầu phục hồi sau suy
thoái nghiêm trọng.
Thứ nhất: Thành phần quan trọng nhất của cải cách sở hữu là
đảm bảo sự thâm nhập tự do (tự do tham gia kinh doanh) và phát triển
một khu vực tư nhân khởi-cuộc.
Phải làm cho việc đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài vào trong
nước là có thể. Nó cũng mở đường cho đưa vào các công nghệ mới, phổ
biến các phương pháp công nghiệp hiện đại, và bằng cách ấy đưa tổ chức
công việc hiện đại, sản xuất có kỉ luật và định hướng thị trường vào.
Điều này đòi hỏi phải khắc phục hai ác cảm ý thức hệ: ác cảm với vốn tư
bản nước ngoài và sự bài ngoại, sợ ảnh hưởng nước ngoài.
Thứ hai: Cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Mục đích kinh tế chủ yếu của cải cách sở hữu là tạo khuyến
khích mạnh hơn cho hiệu quả. Một trong những vấn đề của sở hữu nhà
nước kiểu cũ đã là tính phi cá nhân của nó. Chẳng ai cảm thấy lợi ích sở
hữu trực tiếp, cái mang lại hiệu quả cao nhất. Bõ công thiết lập một cơ
cấu sở hữu mới, trong đó lợi ích cá nhân này về hiệu quả thể hiện rõ ràng
hơn.
16

Đòi hỏi đầu tiên này để chuyển các quyền sở hữu chỉ nếu trả giá
đứng đắn cho chúng. Giá hợp lí cho các tài sản phải được xác lập bằng
bỏ thầu hay bán đấu giá.
Kinh nghiệm ở các nước đã phát triển, và mới đây ở Đông Âu,
cho thấy có hiệu quả lớn hơn nếu có các chủ sở hữu bên ngoài đứng đối
lập với ban quản lí nội bộ, đặc biệt trong trường hợp các công ty lớn hơn.

tư nhân cùng tồn tại cạnh nhau. Quy mô của khu vực tư nhân tăng vững
chắc thông qua ba quá trình:
* Thứ nhất, thông qua sự gia nhập của các hãng tư nhân mới.
* Thứ hai, thông qua bán các quyền sở hữu nhà nước nhất định
với giá hợp lí.
* Thứ ba, thông qua thanh lí các doanh nghiệp nhà nước không
hiệu quả, tỏ ra không có khả năng hoạt động.
Cần phải khuyến khích cả ba quá trình, nhưng chẳng nên ép
buộc quá trình nào cả. Không có yêu cầu nào về một lịch trình thời gian
hay về một mục tiêu định lượng quy định khi nào một mức độ cụ thể của
cải cách sở hữu phải được hoàn thành. Hệt như việc áp đặt tập thể hóa
lên xã hội đã dẫn đến kết quả kinh tế tồi, cũng thế điều ngược lại cũng sẽ
chẳng có tác động mong muốn. Cần phải có cơ hội cho những thí
nghiệm, thử nghiệm về các hình thức khác nhau của cải cách sở hữu.
Cạnh tranh lành mạnh giữa các hình thức sở hữu khác nhau.
Không cần ép buộc sở hữu công cộng (bất luận là sở hữu trung ương hay
địa phương, quận huyện, thành phố, hay làng xã) khỏi các vị trí nó có thể
18

đứng vững trong cạnh tranh thị trường. Mặt khác, không được phép phân
biệt đối xử chống lại sở hữu tư nhân.
Nhà nước với tư cách người mua không nên ra các quyết định
mua sắm dựa trên hình thức sở hữu của người bán. Việc mua sắm của nó
chỉ phụ thuộc vào người bán nào chào giá và các điều kiện khác tốt nhất.
Thứ 5: Hãy có cạnh tranh lành mạnh giữa các hình thức sở hữu.
Nhà nước, với tư cách người mua, không nên phân biệt đối xử chống lại
bất kể hình thức sở hữu nào.
Thành công của cải cách sở hữu phụ thuộc một phần vào thái độ
của những người điều hành khu vực nhà nước, ở trong bộ máy các bộ và
các doanh nghiệp. Nhiều người sợ thay đổi và chống cải cách vì lí do đó.

động một cách không hiệu quả. Tâm trạng chung bị tổn thương nghiêm
trọng bởi những hạn chế nặng nề lên các quyền con người, bởi thiếu
pháp trị, và bởi sự nghèo đói bắt nguồn từ sự không có hiệu quả phổ
biến. Tuy nhiên, những bất lợi này lại được kết hợp với một loại an toàn
kinh tế cá nhân đặc biệt. Đã không có thất nghiệp hàng loạt ở đô thị. Nhà
nước, theo cách gia trưởng, đã chăm lo giáo dục và y tế, và lương hưu
cho những người làm việc trong khu vực công. Biến đổi ở Đông Âu đã
gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong các lĩnh vực này.
Thất nghiệp hàng loạt nổi lên ở khắp nơi, quy mô của nó phụ
thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ trong tái cơ cấu sản xuất
và ngoại thương và cải cách sở hữu.
Thứ nhất: Chuẩn bị cho sự xuất hiện của thất nghiệp. Các hậu
quả của nó phải được giảm nhẹ bằng các hệ thống bảo hiểm và phúc lợi

Trích đoạn Nguyên tắc chung của quá trình cải cách Mục tiêu của giai đoạn 1 Định hướng chung Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đối với các NHTM Việt Nam
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status