nhận định về xu hướng cải cách hệ thống ngân hàng thương mại trong tình hình tài chính việt nam hiện nay - Pdf 10



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
oOo

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
NHẬN ĐỊNH VỀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: TS. Diệp Gia Luật

NHÓM 7

Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 04
CHƯƠNG I 05
I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 05
I.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại 05
II.2 Các chức năng cơ bản 06
I.3 Phân loại ngân hàng thương mại 10
CHƯƠNG II 11
II. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ 11
CHƯƠNG III 15
III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY 15
CHƯƠNG IV 25
IV. XU HƯỚNG CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – TRONG QUÁ KHỨ
25
IV.1 Ngành ngân hàng giai đoạn trước 1990 25
IV.2 Những cải cách từ 1990 - nay 26
IV.3 M&A - xu thế tất yếu 29
CHƯƠNG V 40
V. XU HƯỚNG CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – TRONG HIỆN

Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) của Việt Nam đã phát triển rất mạnh kể
từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát
triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín
dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010. Hệ
thống các TCTD nói chung, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã
đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với tổng số tiền gửi lên tới trên 100% GDP và trở
thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Một số NHTM và tổ chức tín
dụng lớn đã vươn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tương đương
hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất
động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính,… thông qua hệ thống hàng
trăm chi nhánh, sử dựng hàng vạn lao động, thành lập nhiều công ty con,… đạt lợi
nhuận mỗi năm tới hàng nghìn tỷ VND, kể cả khi nền kinh tế gặp khó khăn như những
năm 2009 hay năm 2011.
Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của
hệ thống ngân hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ
lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương

nghĩa là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền bạc của
công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Còn ở Mỹ thì
ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Nhưng ở Việt Nam, theo điều
20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng (12/12/1997) định nghĩa như sau:
“ Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 6

là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh
toán.”
Ngân hàng thương mại hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dài gắn
liền với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Thời kỳ đầu từ thế kỷ 15 đến
thế kỷ 18, các ngân hàng thương mại hoạt động độc lập với nhau thực hiện các chức
năng: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế và phát hành giấy
bạc ngân hàng. Về sau, các ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ huy động
vốn với thời gian dài hơn, thực hiện các khoản tín dụng trung và dài hạn và đầu tư tài
chính. Cùng với sự ra đời của thị trường tài chính, để thích ứng với môi trường mới,
ngân hàng thương mại kinh doanh phát triển theo hướng hỗn hợp, với nghiệp vụ kinh
doanh ngày càng đa dạng.
I.2 Các chức năng cơ bản
 Chức năng trung gian tín dụng
Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa
đóng vai trò là chủ thể cho vay. Là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những

các khoản thu khác.
Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi của khách
làm cho ngân hàng thực hiện được vai trò trung gian thanh toán. Và chức năng này đã
giúp khắc phục được những hạn chế và rủi ro cao khi thanh toán giữa các chủ thể kinh
tế bằng tiền mặt như việc tập hợp, kiểm tra, vận chuyển làm chi phí thanh toán cao.
Các nhiệm vụ cụ thể:
- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. Thanh toán
qua ngân hàng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua
việc phản ánh trên sổ sách ngân hàng. Các chứng từ dùng làm căn cứ hạch toán vào sổ
sách phải chuẩn xác do ngân hàng cung cấp và kiểm soát. Do đó ngân hàng sẽ thiết kế
và cung cấp cho khách hàng các phương tiện thanh toán khác nhau như: giấy chuyển
tiền, ủy nhiệm chi, séc, thư tín dụng,…
- Tổ chức và kiểm soát quá trình thanh toán giữa các khách hàng. Để đảm bảo yêu
cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi đòi hỏi ngân hàng thương
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 8

mại phải tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. Tùy theo
từng phương thức thanh toán sẽ có những quy trình khác nhau, khách hàng sẽ cảm
nhận được những tiện ích và ưu điểm của từng phương thức để lựa chọn cho từng giao
dịch thanh toán thích hợp.
- Chức năng thanh toán có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt động của nền kinh tế xã
hội. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng góp phần tiết
giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông, bảo đảm an toàn trong thanh toán.
Ngoài ra, hoạt động này còn tiết kiệm thời gian và nhanh chóng, tăng tốc độ lưu thông
hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Việc

Các dịch vụ tài chính mà ngân hàng thương mại cung cấp cho thị trường tài chính:
. Tư vấn tài chính
. Môi giới tài chính
. Lưu k ý chứng khoán
. Mở tài khoản ký quỹ kinh doanh chứng khoán
. Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán
. Ủy thác bảo quản, thu hộ, chi hộ… mua bán hộ.
. Dịch vụ ngân hàng điện tử…
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ
sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản,
tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Nếu ngân hàng thực hiện tốt chức
năng thanh toán sẽ làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân
hàng.
Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng với chức năng trung gian thanh toán
tạo cho ngân hàng thương mại khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Từ một tài khoản ban đầu,
qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyển khoản, đã làm cho số dư trên tài khoản
tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên.
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 10

I.3 Phân loại ngân hàng thương mại
 Căn cứ vào phạm vi hoạt động và tính chất kinh tế
. Ngân hàng thương mại chuyên doanh: gồm những ngân hàng hoạt động

nên nó càng chiếm thị phần lớn và giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính tín
dụng.
. Ngân hàng thương mại liên doanh: các ngân hàng được hình thành dựa
trên cơ chế góp vốn liên doanh giữa đối tác trong nước (nhà nước hoặc một ngân hàng
thương mại quốc doanh) với đối tác nước ngoài, đặt trụ sở kinh doanh trong nước và
vận hành trong khuôn khổ pháp lý trong nước.
. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là những ngân hàng nước ngoài nhưng
có trụ sở đặt trong nước, hoạt động theo luật pháp trong nước. Vốn điều lệ do ngân
hàng chính quốc cung ứng theo mức vốn quy định của ngân hàng trung ương nước sở
tại quy định.
. Ngân hàng thương mại nước ngoài: bao gồm những ngân hàng thương mại
được thành lập bằng 100% vốn nước ngoài, có hội sở chính được đặt trong nước và
hoạt động theo luật pháp trong nước. Do các ngân hàng có thể mở rộng chi nhánh qua
nhiều quốc gia khác nên sự hình thành các ngân hàng thương mại đa quốc gia trở nên
phổ biến.

CHƯƠNG II

II. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ

Năm 2011 tình hình kinh tế - xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh có nhiều khó
khăn, thách thức. Đầu năm, giá các hàng hóa và vật tư chủ yếu trên thị trường thế giới
biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau
khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn.
Tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi,
Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ở các mức
độ khác nhau. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, một số
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3 Trang 13

Trong bối cảnh các khoản thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm theo cam kết
WTO, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân giảm đáng kể, kết quả thu ngân
sách vượt dự toán và tăng so năm 2010 thật có ý nghĩa.
Tổng chi ngân sách Nhà nước cả năm ước đạt dự toán, trong đó chi đầu tư
phát triển tăng khá. Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt dự toán năm; chi trả nợ và viện trợ bằng
100,4%. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 ước bằng 4,9% GDP thấp hơn mức
5,3% GDP theo dự toán.
 Về xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96 tỷ USD mức cao nhất từ trước tới nay,
vượt xa so với kế hoạch (80 tỷ USD) và tăng 24 tỷ USD (33%) so năm 2010 nâng
kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cả năm vượt qua mốc 1.083 USD, cao hơn
nhiều so với mức 831 USD đã đạt được vào năm 2010. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua
mốc 80%, cao hơn tỷ lệ đã đạt được năm 2010 (70,9%). Còn kim ngạch nhập khẩu
ước đạt 106,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010. Nhập siêu giảm cả về kim ngạch và
tỷ lệ nhập siêu so năm 2010.
 Về du lịch
Việt Nam được lọt vào top 13 điểm đến châu Á tốt nhất và top 50 điểm đến của
tour du lịch tốt nhất thế giới, trong đó Sapa được bình chọn là một trong 10 điểm đến
tuyệt vời trên thế giới cho du lịch đi bộ.
Khách quốc tế đến nước ta năm 2011 ước tính đạt 5.730,6 nghìn lượt người,
tăng 15,9% so với năm 2010, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt
3.521,9 nghìn lượt người, tăng 13%; thăm thân nhân đạt 889,6 nghìn lượt người, tăng
71%.
 Dự báo năm 2012
Năm 2012, dự báo tình hình kinh tế-xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh

- Vốn FDI đăng ký mới đạt từ 14-16 tỷ USD.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 108- 110 tỷ USD, tăng 12,5% -14,5%
- Nhập siêu chiếm 11%-12% kim ngạch xuất khẩu.
- Thâm hụt ngân sách chiếm 4,9%-5,0% GDP.
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 15

- Nợ công chiếm 58,5%-60% GDP.
- Tạo việc làm mới 1,5-1,6 triệu lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp 4,5%-5,0%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,4%- 1,6% so năm 2011.
Nguồn: News.go.vn (27/01/2012)
Hệ thống ngân hàng thương mại và tình hình kinh tế nói chung, tình hình tài chính
nói riêng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những biến đổi kinh tế năm 2011
như lạm phát tăng cao dẫn đến chính sách tiền tệ thắt chặt đã gây ảnh hưởng không
nhỏ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và thực trạng các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều bất ổn trước bối cảnh đó

CHƯƠNG III

III. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Năm 2011, kinh tế vĩ mô Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn do những tác động
bất lợi cả trong và ngoài nước. Trong đó, lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên là 2 vấn đề
lớn nhất. Thâm hụt cán cân tổng thể kéo dài cùng chênh lệch cung cầu ngoại tệ ngắn
hạn vào cuối năm 2010 đã khiến tỷ giá USD tăng mạnh. Đầu năm 2011, tỷ giá tự do
cao hơn mức trần tỷ giá liên ngân hàng khoảng 8%, trước tình hình đó, tỷ giá chính

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hệ thống chỉ đơn thuần về mặt số lượng, không đi
kèm với sự cải thiện về chất lượng. Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 17

mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn
nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực.
Vốn điều lệ của các ngân hàng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự
có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức
vốn tự có của một ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân
hàng cỡ trung bình trong khu vực. Trong khi hệ thống ngân hàng thương mại nhà
nước chiếm đến 75% thị trường huy động vốn đầu vào và khoảng 80% thị trường tín
dụng.
Hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp ( dưới
5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà Nước và thông lệ quốc tế (8%).
Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản thấp (dưới 1%), lại luôn phải đối phó với rủi ro
kỳ hạn và rủi ro tỷ giá.
Điểm hạn chế thứ hai của các ngân hàng Thương mại trong nước là hệ thống dịch
vụ ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách
hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động và cấp tín
dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Do không đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân hàng
thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách
hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định.
Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều bất ổn, vì vậy hệ thống ngân hàng
thương mại nước ta cũng không thể tránh khỏi những khó khăn sau:
 Tín dụng VND tăng chậm:

khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Tình hình nợ xấu hiện nay có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn. Một
số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng thương mại
quốc doanh là do việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường
bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển, còn nhiều biến động phức tạp.
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 19

Habubank là ngân hàng đầu tiên báo lỗ trong quý 4/2011 gần 42 tỉ đồng,
mặc dù cả năm vẫn lãi, báo hiệu một năm kinh doanh khó khăn cho các ngân hàng
trong năm 2012.

Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 của các ngân hàng và
tính toán của người viết
 Rủi ro suy giảm chất lượng hoạt động
Mặc dù các ngân hàng tiếp tục lãi lớn nhưng một số chỉ số về chất lượng
hoạt động của ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu xấu. Yếu tố đầu tiên chính là thanh
khoản của hệ thống ngân hàng. Lần đầu tiên, các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn
khi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhỏ khó khăn về thanh khoản vay đều yêu cầu
phải có tài sản đảm bảo. Một số khoản cho vay liên ngân hàng đã quá hạn khiến
NHTM cho vay phải trích dự phòng. Tuy giá trị trích dự phòng chưa lớn nhưng điều
này cũng cho thấy: nếu tình trạng khó khăn về thanh khoản của hệ thống NHTM tiếp
tục kéo dài thì con số trích dự phòng sẽ ngày càng gia tăng thêm. Nguyên nhân là do
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
của năm 2011 đều cao hơn nhiều so với năm 2010. Đây cũng có thể là một trong
những nguyên nhân lý giải cho việc lợi nhuận của hệ thống ngân hàng trong năm 2011
vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng.
Trong năm 2012, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng
thắt chặt. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 dự kiến sẽ ở mức 15 – 17% nhưng sẽ
được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng ngân hàng thay vì cao bằng
như trước. Điều này sẽ dẫn tới việc các nhóm ngân hàng tốt sẽ được phân bổ các chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn. Đây là cơ hội để nhóm này tiếp tục bứt phá
mạnh để trở thành nhóm các ngân hàng dẫn đầu.Còn các nhóm ngân hàng nhỏ khác sẽ
có chỉ tiêu thấp hơn, thậm chí, có thể có các ngân hàng sẽ khó có cơ hội được tăng
trưởng tín dụng để tập trung vào hoạt động tái cấu trúc ngân hàng.
Tuy nhiên, các rủi ro về việc nợ xấu gia tăng cũng như thanh khoản tiếp tục
là mối đe dọa lớn với lợi nhuận của các ngân hàng ngay từ quý đầu tiên của năm 2012.
Nợ nhóm 2 đang có xu hướng gia tăng, nếu các khách hàng tiếp tục chậm trả nợ đối
với ngân hàng sẽ khiến cho ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ. Điều này đồng
nghĩa với tỷ lệ trích dự phòng sẽ gia tăng và lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm xuống. Tỷ lệ
trích dự phòng đối với nợ nhóm 2 là 5%, nợ nhóm 3 tăng lên là 20%, nhóm 4 là 50%
và nhóm 5 là 100%. Thanh khoản của nhiều TCTD yếu kém cũng khiến cho các
khoản vay liên ngân hàng không thể trả được cũng làm cho nhiều TCTD tiếp tục tăng
các khoản chi phí trích lập dự phòng lên.
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 22

 NHNN tích cực chống đô la hóa:
Song song với chủ trương thắt chặt tiền tệ, trong năm 2011, NHNN còn có
những động thái mạnh mẽ và kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh
tế, qua đó ổn định tỷ giá. Có thể kể đến các chính sách cụ thể như siết chặt kiểm tra và

cho vay vàng phục vụ gia công, chế tác trang sức; đặc biệt NHNN đã cấp quota nhập
khẩu ít nhất 10 tấn vàng trong năm 2011 song số lượng này không đủ sức để hạ nhiệt
cơn sốt vàng; sau đó NHNN cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng huy động được
từ dân đã giúp cung ra thị trường một lượng vàng lớn, qua đó thu hẹp đáng kể khoảng
cách giữa giá thế giới và Việt Nam, phần nào ổn định thị trường vàng trong các tháng
cuối năm.
 Năm 2011, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn tốt
Hoạt động ngân hàng trong năm 2011 bắt đầu có sự tách tốp do ngân hàng
Nhà nước (NHNN) nới lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng vào
cuối năm. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2011 của một số ngân hàng đã công
bố, CTG và MBB có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao với mức tăng lần lượt là
25,25% và 31,26%. ACB, EIB, VCB… có tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 17 – 20%.
Riêng Habubank có tốc độ tăng trưởng tín dụng -4,57%. Đối với mảng huy động vốn,
bốn ngân hàng là ACB, CTG, MBB, và SHB có tốc độ tăng trưởng huy động vốn trên
20%, trong khi đó, tăng trưởng huy động vốn của STB và EIB lại bị giảm lần lượt là -
7,56% và -5,15%.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tuy khác nhau khá lớn
nhưng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của những ngân hàng này đều tương
đối tốt so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế cao nhất được công bố đến thời điểm này
là của CTG với 5.784 tỉ đồng. Tiếp đến lần lượt là lợi nhuận của VCB (4.527,8 tỉ),
ACB (3.193,8 tỉ), EIB (3.051,3 tỉ), MB (2.129 tỉ), Sacombank (2.033,1 tỉ), SHB
(735,8 tỉ) và Habubank (348,8 tỉ). Riêng Habubank, quý 4/2011, ngân hàng mẹ lỗ -
41,7 tỉ đồng. Các chỉ số ROE đa phần ở mức trên 10% và ROA trên 1%.
Môn Tài Chính Tin T Nhóm 7 - CHKT Ngày 3
Trang 24


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status