Nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng của phương pháp phong bế cạnh rễ thần kinh - Pdf 25

1

Đau thắt lưng hông là một chứng bệnh song hành với loài người, được
coi là cái giá mà con người phải trả cho dáng đi đứng thẳng. Ngày nay, y học
xác định đau thắt lưng hông phần lớn là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi vị trí
sinh lý và chèn ép vào các rễ thần kinh tuỷ sống kế cận gây nên hội chứng
thắt lưng hông (đau cột sống thắt lưng và lan dọc phía sau của chân theo
đường đi của dây thần kinh hông to).
Trong các bệnh lý về thần kinh ngoại vi thì hội chứng thắt lưng hông
chiếm 60,32%. Trong đó, theo Lambert (1960) 63% số bệnh nhân đau thắt
lưng là do thoát vị đĩa đệm, theo các tác giả Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn
Chương, Cao Hữu Hân (1991) tỷ lệ này là 84,27%.
Trên cơ sở lão hóa đĩa đệm theo thời gian (sinh lý) và các quá trình
bệnh lý của bản thân đĩa đệm cùng với những tác động (chấn thương) những
động tác vận động đột ngột, gắng sức quá mức hay sự thay đổi tư thế bất lợi
của cột sống rất dễ dẫn tới thoát vị đĩa đệm gây ra một bệnh cảnh lâm sàng
cột sống đa dạng và phức tạp biểu hiện ở nhiều mức độ, giai đoạn bệnh khác
nhau. Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ bị hạn chế mọi hoạt động trong sinh hoạt
và làm việc, làm giảm năng xuất lao động, giảm chất lượng cuộc sống…
Nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm không được điều trị kịp thời hoặc không
điều trị đúng cách đã làm cho bệnh tiến triển xấu, để lại di chứng nặng nề, tạo
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trên nền tảng của sự phát triển y học trong nước và thế giới, từ thập
kỷ 50 - 60 của thế kỷ XIX đã có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán và
điều trị thoát vị đĩa đệm được công bố và ứng dụng trong thực tiễn đó là: các
phương pháp điều trị bảo tồn (dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu ); điều trị
can thiệp tối thiểu (giảm áp bằng LASER, dùng sóng radio ); điều trị phẫu
2
thuật (phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở). Mỗi phương pháp đều có những hạn
chế nhất định và chỉ định phương pháp điều trị cụ thể cho từng mức độ tiến

(ở ngực và đốt sống cùng). Các đốt sống xếp chồng lên nhau ở giữa là các sụn
gian đốt.
Hình 1.1. Cột sống nhìn từ các phía
Cột sống chia làm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng 5 đốt sống
thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt, các đốt sống kết nối với nhau
bằng các khớp và hai bên cột sống có các khuyết của cuống sống khi chồng
lên nhau tạo nên lỗ gian đốt, là nơi thoát ra của các rễ thần kinh tuỷ sống.
4
Đoạn cột sống lưng được gắn với khung xương sườn bằng các khớp sườn -
cột sống, đoạn xương cùng được gắn với xương cánh chậu bằng khớp cùng -
chậu, chỉ có đoạn cột sống cổ và cột sống thắt lưng được tự do. Do đó, đoạn
cột sống cổ và cột sống thắt lưng có cử động rất linh động, 2 đoạn cột sống
này dễ bị tổn thương hơn các đoạn cột sống khác.
Xương cột sống có nhiệm vụ tạo hình dáng, cấu trúc cho cơ thể, là cột
trụ chịu sức nặng của cơ thể và giúp cho cơ thể cử động được. Xương cột
sống còn giúp bảo vệ các thành phần thần kinh, mạch máu trong ống tủy và
bảo vệ cơ thể chống lại lực tác động từ bên ngoài theo chiều dọc và chiều từ
phía sau.
1.1.2. L#M.OP+,
Cột sống thắt lưng - cùng có cấu trúc chung của cột sống, nhưng lại có
những đặc điểm riêng là thân đốt sống rất to và rộng ngang, cuống đốt sống
dày, mỏm ngang dài và hẹp, không có khớp sống sườn, mỏm gai hình chữ
nhật đi thẳng ra sau, không có lỗ mỏm ngang.
D97Q78 #++,R0% S
5
Là đoạn bản lề của cột sống có đường cong sing lý ưỡn ra trước, cử
động tự do vì không được gắn với xương nào ở 2 bên nên rất dễ bị chấn
thương khi có những tác động mạnh.
Cột sống thắt lưng có 5 đốt. Mỗi đốt sống gồm có: Thân đốt sống, cung
đốt sống và các mỏm: 1 mỏm gai, 2 mỏm ngang và 4 mỏm khớp. Nhờ những

6
với dây chằng dọc sau, dây chằng dọc trước chắc chắn và rất rộng ở vùng
lưng nên đĩa đệm khó thoát vị ra trước. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân
thoát vị ra trước nhưng không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng.
- Mâm sụn: ở phía trên và phía dưới đĩa đệm, nối kết đĩa đệm với hai
thân đốt sống trên và dưới. Chỉ có các vòng xơ ngoài cùng, phía sau có các
tận cùng thần kinh cảm giác và đau đớn khi kích thích.
DT7T78U2'#()#*
∗ Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm
- Thần kinh: Đĩa đệm được phân bố cảm giác bởi các nhánh màng tuỷ,
được V.Luschka phát hiện 1850, nên còn được gọi là dây thần kinh quặt
ngược Luschka. Nhánh màng tuỷ là một nhánh ngọn của dây thần kinh tuỷ
sống đi từ hạch sống, rồi phân bố các nhánh cảm giác cho dây chằng dọc sau,
màng cứng và các lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm, bao khớp đốt sống,
cốt mạc đốt sống, bằng những sợi ly tâm và giao cảm.
Những cấu trúc giải phẫu này (nhất là dây chằng dọc sau, bao khớp đốt
sống và cả bản thân dây thần kinh tuỷ sống) dễ bị kích thích cơ học và gây
nên triệu chứng đau.
- Mạch máu của đĩa đệm: Chỉ thấy xung quanh của vòng sợi (trong
nhân nhầy không có mạch máu). Theo Schmorl (1932) đĩa đệm được nuôi
dưỡng chủ yếu bằng khuếch tán. Các chất liệu chuyển hoá được chuyển từ
7
khoang tuỷ của thân đốt sống qua các lỗ sàng của bề mặt thân đốt và lớp canxi
dưới mâm sụn để đảm bảo dinh dưõng cho khoang gian đốt.
Do được tưới máu bằng phương thức khuếch tán nên chất lượng nuôi
dưỡng kém, vì vậy ở người quá trình thoái hoá đĩa đệm xuất hiện sớm.
∗ Các dây chằng
Hệ thống dây chằng cột sống thắt lưng gồm có: dây chằng dọc trước,
dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng trên gai,
dây chằng bao khớp. Độ bền vững của hệ thống dây chằng (nhất là dây chằng

cơ sở lão hoá của đĩa đệm theo thời gian (sinh lý) và các quá trình bệnh lý của
bản thân đĩa đệm (chấn thương, miễn dịch, chuyển hoá, di truyền ) dẫn đến
tình trạng thoái hoá đĩa đệm (thoái hoá sinh học + thoái hoá bệnh lý). Đĩa đệm
đã bị thoái hoá khi chịu tác động của chấn thương (có thể đột ngột cấp tính,
nhưng cũng có thể từ từ tiến triển thành mạn tính, hoặc chỉ là một cử động bất
thường của cột sống ở tư thế bất lợi ) cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm cột
sống. Khoảng 70% trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chỉ do chấn
thương cột sống mạn tính và đột ngột (thoát vị đĩa đệm ở đĩa đệm chưa bị
thoái hoá). Một đĩa đệm bình thường chưa thoái hoá cũng có thể bị thoát vị
nếu như nó chịu một tác động nặng nề của một chấn thương cấp tính.
Như vậy cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa dệm có thể diễn đạt bằng 2
công thức sau:
Đĩa đệm bình thường + chấn thương nặng nề = Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm thoái hoá + vi chấn thương hoặc chấn thương nặng nề cấp tính
= Thoát vị đĩa đệm
\1+]/^
3!&_3`)
!_$
Ja'`)b'c)
9
()#*
0c
' &
#()#*
' &#()#*de.
8U/#8U/
 `)#()#*
0*f
 `)#()#*
^

5
, sẽ
có điểm đau cột sống L
4
và L
5
[5].
11
- Khám khả năng vận động cột sống bằng cách cúi (nghiệm pháp tay
đất), ngửa, nghiêng và xoay. Đặc biệt chú ý đến nghiệm pháp đo chỉ số
Schober, chỉ số đo này ≥ 14/10 là bình thường, còn < 14/10 là biểu hiện của
hội chứng thắt lưng hông [5].
∗ Hội chứng rễ thần kinh:
Khám thần kinh rất quan trọng và có thể thừa nhận chứng cứ khách
quan về sự chèn ép rễ thần kinh. Sự chèn ép rễ thần kinh gây ra những biến
đổi về chức năng phản xạ (giảm hoặc mất phản xạ gối - gót), cảm giác (tê,
giảm cảm giác nông), vận động (yếu hoặc liệt), rối loạn thực vật và dinh
dưỡng dẫn đến teo cơ. Biểu hiện bằng dấu hiệu căng rễ và tổn thương chức
năng rễ thần kinh.
+ Các dấu hiệu căng rễ
- Có điểm đau cạnh sống.
- Dấu hiệu Lasègue dương tính.
- Dấu hiệu chuông bấm dương tính.
- Hệ thống điểm đau Valleix ấn đau.
- Ngoài ra còn có thể khám một số dấu hiệu khác như: Neri, Siccar,
Bonnet, Dejérine…
+ Tổn thương chức năng rễ thần kinh
- Rối loạn cảm giác: tê hoặc đau theo dải da do rễ thần kinh bị tổn
thương chi phối.
- Rối loạn vận động: yếu (hiếm khi liệt) các nhóm cơ do rễ thần kinh bị

cơ khép
Phản xạ gối
L
5
Mặt ngoài đùi, trước
ngoài cẳng chân mu
chân, ngón cái
Các cơ trước- ngoài
cẳng chân (không
thể đi trên gót chân)
S
1
Mặt sau ngoài đùi, sau
ngoài cẳng chân, bờ
ngoài bàn chân, ngón út
Các cơ khu sau cẳng
chân (không thể đi
bằng ngón chân)
Phản xạ gót
S
2
Mặt sau trong đùi và
cẳng chân, gan chân
Các cơ nhỏ ở bàn
chân (dạng, khép,
gấp các ngón)
Phản xạ da gan
chân
S
3

hoá mô. Quá trình này sẽ tạo dao động điện thế ở bộ phận nhận tín hiệu. Tín
hiệu được thu nhận, xử lý, chuyển đổi thành các tín hiệu hình ảnh: hình ảnh
cộng hưởng từ, cường độ tín hiệu của các mô được xác định chủ yếu bằng số
hạt nhân nguyên tử Hydro của mô đó.
Cộng hưởng từ phân tích nhiều đặc tính mô: Đậm độ Hydrogen tạo
nên hình ảnh thì T
1
, thì T
2
.
Hình ảnh thì T
1
cho thấy rõ cấu trúc giải phẫu và hình ảnh thì T
2
cho
thấy các thành phần trong ống sống và mô tủy rõ hơn.
Hình ảnh cộng hưởng từ cho phép quan sát mô mềm rõ ràng [34], bao
gồm cả đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cộng hưởng từ là một kỹ thuật nhạy bén
để xác định vị trí thoát vị đĩa đệm. Phương pháp chụp cộng hưởng từ là một
kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hoàn thiện nhất, sử dụng nhiều mặt cắt (Axial,
Sagittal, Coronal) có khả năng phát hiện và khảo sát các tổn thương với hình
ảnh chuẩn và độ nhạy cao, cung cấp các chi tiết giải phẫu chính xác và đáng
tin cậy, giúp cho chẩn đoán sớm và chính xác giai đoạn bệnh để lựa chọn
phương pháp điều trị phù hợp.1
Khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, hình ảnh cộng hưởng từ sẽ
hướng dẫn phẫu thuật tốt hơn. Các ảnh cắt dọc (sagittal) giúp đánh giá toàn bộ
cột sống thắt lưng, vị trí và số tầng thoát vị.
14
Các ảnh cắt ngang theo trục (Axial) cho thấy các thoát vị trung tâm,
cạnh trung tâm (phải, trái) và thoát vị lỗ liên hợp. Phối hợp ảnh dọc và ảnh

sợi, thoát vị ra bên, lọt vào lỗ liên đốt và có thể bị kẹt giữa các mép thân đốt
sống kề nhau gây ra cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng. Đau thường rất dữ
dội, liên tục, tăng lên khi vận động cột sống. Bệnh nhân bị thể thoát vị này có
bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề.
- Thoát vị đĩa đệm trung tâm: Thoát vị đĩa đệm ra sau.
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: Hiếm gặp, lâm sàng nghèo nàn.
- Thoát vị đĩa đệm vào phần xốp thân đốt (thoát vị đĩa đệm kiểu Schmorl):
thường do phát hiện tình cờ.
- Thoát vị đĩa đệm hai bên: phía sau của vòng sợi có thể bị hư biến cả
hai bên của đường giữa, những mảnh vỡ nhân nhầy lồi ra hai bên cùng một
lúc hoặc hai lần khác nhau. Do đó bệnh nhân có thể bị đau một bên trước
hoặc cả hai bên cùng một lúc.
- Thoát vị đĩa đệm nhiều tầng: Thoát vị đĩa đệm có thể ở nhiều nơi
nhưng không nhất thiết phải ở những đĩa đệm kề nhau hay cùng một bên. Nếu
có thoát vị đĩa đệm nhiều tầng cần cân nhắc kỹ khi quyết định điều trị phẫu
thuật. Về lâm sàng thoát vị đĩa đệm nhiều tầng có biểu hiện rất phong phú và
điển hình hơn các trường hợp thoát vị đĩa đệm đơn.
1.2.5. 8N#' ' &#()#* +,
Chẩn đoán xác định = chẩn đoán lâm sàng + cận lâm sàng.
Các bước chẩn đoán:
∗ Bước 1: Chẩn đoán xác định có thoát vị đĩa đệm.
16
+ Căn cứ lâm sàng: là tiêu chuẩu chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ứng dụng
(modified) theo Saporta, đây là tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng nhưng có độ nhạy
và độ đặc hiệu tương đối cao.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo modified Saporta: bệnh nhân được chẩn
đoán xác định là thoát vị đĩa đệm khi có 4 triệu chứng trở lên trong 6 triệu
chứng sau:
- Có yếu tố chấn thương.
- Đau cột sống thắt lưng lan dọc theo dây thần kinh hông to.

, rễ L
4
do thoát vị đĩa đệm L
3
- L
4
, rễ L
5
là do thoát vị đĩa đệm L
4
- L
5
, rễ S
1

do thoát vị đĩa đệm L
5
- S
1
.
17
Nếu thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép: Quy luật xung đột đĩa- rễ là do
đĩa đệm ở cùng tầng của nó bị thoát vị chèn vào. Cụ thể: tổn thương rễ L
1

do thoát vị đĩa đệm L
1
- L
2
, rễ L

hai bên hay rễ S
1
hai
bên) đa số do thoát vị đĩa đệm ở vị trí sau giữa hoặc ra sau ở hai bên. Triệu
chứng đau rễ thường tăng, giảm không đều nhau ở hai bên.
- Trường hợp đau nhiều rễ: ít gặp, ít có giá trị chẩn đoán định khu
nhưng quan trọng vì thường là khởi đầu của hội chứng đuôi ngựa do khối
thoát vị lớn (thể giả u) chèn ép đuôi ngựa.
∗ Bước 3: Chẩn đoán giai đoạn: theo Arseni
- Giai đoạn I: Lồi đĩa đệm (protrusion) với biểu hiên lâm sàng là đau
thắt lưng cục bộ.
- Giai đoạn II: Kích thích rễ, trên lâm sàng biểu hiện là các dấu hiệu
căng rễ rất điển hình
- Giai đoạn III: Chèn ép rễ và làm giảm dẫn truyền thần kinh.
+ Giai đoạn 3a: Mất một phần dẫn truyền thần kinh, trên lâm sàng
biểu hiện là giảm chức năng cảm giác, phản xạ, yếu vận động và rối loạn chức
năng thực vật – dinh dưỡng (teo cơ nhẹ tương ứng ) của rễ thần kinh bị đĩa
đệm thoát vị chèn ép.
+ Giai đoạn 3b: Mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh, khi đó trên lâm
sàng rễ thần kinh bị chèn ép sẽ mất chức năng cảm giác, vận động (liệt cơ
tương ứng), mất phản xạ gân xương tương ứng.
- Giai đoạn IV: Hư đĩa-khớp (discarthrose), hư đĩa đệm, hư đốt sống
thứ phát, đau thắt lưng hông dai dẳng khó hồi phục.
18
∗ Bước 4: Chẩn đoán thể thoát vị đĩa đệm.
Chẩn đoán thể thoát vị đĩa đệm phải dựa vào hình ảnh cộng hưởng từ
hoặc hình ảnh chụp cắt lớp vi tính mới chính xác, tuy nhiên trên lâm sàng các
thể thoát vị đĩa đệm cũng có những đặc điểm nhận biết nhất định.
- TVĐĐ ra trước: thường chỉ có hội chứng cột sống, biểu hiện là đau
thắt lưng mạn tính, không có hội chứng rễ thần kinh.

2 lần / ngày.
Tác dụng chống viêm mạnh, hấp thu qua đường tiêu hoá nhanh.
Tác dụng phụ: khó tiêu, buồn nôn đau bụng táo bón đầy hơi, nổi mề
đay, mệt mỏi, ù tai, ngủ gật
Nhóm Teloxicam (Tilcotil)
Nhóm Diclofenac (Voltaren, Diclofen, Atalgin) liều diclofenac
sodium (Voltaren) 50mg/ lần
×
2lần 1 ngày.
Các nhóm Coxifs (Celecoxif, Rofecoxif, Waldecoxif ), nhóm non –
steroid ức chế chọn lọc cox – 2 (cox – 1 là enzym cấu tạo, cox – 2 là enzym
gây cảm ứng) có tác dụng chống viêm mạnh, thời gian bán huỷ dài, hấp thu
dễ dàng qua đường tiêu hoá dễ thấm vào mô và dịch bao khớp.
Tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, thận, hen (giảm đi rõ rệt chỉ còn
khoảng 0,1 – 1%).
Liều Celeblex 100mg
×
4 lần/ ngày.
* Thuốc giãn cơ:
Tác dụng làm giảm trạng thái co cứng cơ vân (giãn cơ trung ương)
giảm trương lực cơ vân do tác dụng lên trung tâm duy trì trương lực cơ ở não
giữa, hành tuỷ và tuỷ sống (ức chế tạm thời các phản xạ đơn và đa xinap tại
các neuron trung gian ở tuỷ sống và trên thần kinh trung ương qua đường dẫn
truyền hệ lưới hành não - tuỷ sống.
20
Tiêu biểu là Mydocalm
R
(hoạt chất tolperisone được tổng hợp đầu tiên
vào năm 1956 bởi Nádor, có mặt trên thị trường).
Mydocalm dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn (nhược cơ, hạ

* Thuốc an thần (tuỳ từng trường hợp lựa chọn thuốc cho phù hợp).

* Liệu pháp Corticoid: dùng tiêm ngoài màng cứng hoặc phong bế
quanh rễ thần kinh với các thuốc thường dùng là: Hydrocortison acetat, Depo-
medrol, Diprospan…pha với Lidocain hoặc Novocain [4].
Liều: Depo-medrol 40mg
×
1 ống pha với Novocain 1%
×
1 ống (tiêm
2 ngày 1 mũi hoặc 1 tuần 2 mũi
×
2 tuần).
Lưu ý biến chứng: Nhiễm khuẩn, thủng màng cứng, tụt huyết áp.
1.4.2.kf%&*
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng bằng vật lý trị liệu, đó là:
- Phương pháp điện xung: dùng dòng điện có xung tần số thấp hoặc
trung tác động trực tiếp vào cột sống thắt lưng. Có tác dụng giảm đau, kích
phục hồi dẫn truyền thần kinh, điều hòa rối loạn tuần hoàn ngoại vi
- Phương pháp nhiệt nóng Paraffin: Paraffin có nhiệt dung cao vì vậy
nó được sử dụng để làm tăng nhiệt và cung cấp năng lượng sẽ làm tăng cường
chức năng sinh học tạo chỗ.
- Phương pháp kéo giãn cột sống: sẽ tác động vào nhiều điểm khác
nhau của đoạn vận động cột sống làm giãn cơ tích cực, làm duỗi cột sống, làm
giãn rộng và giảm áp lực các khoang gian cột sống là tăng thấm dịch vào nuôi
dưỡng đĩa đệm, dẫn đến giảm đau, tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị
hạn chế vận động, khôi phục lại hình dáng giải phẫu của cột sống và tạo điều
kiện thuận lợi cho đĩa đệm thoát vị có khả năng trở về vị trí cũ. Thường trước
22

(khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị bằng phẫu thuật mở).
Các phương pháp hiện đại được vận dụng trong thời gian gần đây như
điều trị bằng năng lượng LASER hay bằng năng lượng Radio bao giờ cũng đòi
hỏi những trang bị kỹ thuật đắt đỏ đi kèm theo mà không phải cơ sở y tế nào
cũng có thể mua sắm được và phương pháp này cũng đòi hỏi phải có một đội
ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề. Một yếu điểm nữa của phương pháp là giá thành
cao, nhiều bệnh nhân không có đủ điều kiện kinh tế để tham gia thủ thuật.
Phương pháp điều trị bảo tồn từ lâu nay vẫn chứng minh được tính cần
thiết không thể phủ nhận của nó. Các tác giả trong nước trong nước và trên
thế giới đều thống nhất quan điểm là 90 - 95% số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng điều trị khỏi bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Đây là
phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả điều trị cao và có thể ứng dụng cho
mọi cơ sở y tế của các tuyến. Bệnh nhân được chỉ định điều trị nhiều đợt xen
kẽ các khoảng thời gian nghỉ giãn cách. Trang thiết bị và thuốc cần dùng có
rất sẵn trên thị trường.
Phác đồ tối ưu trong điều trị bảo tồn là tiêm ngoài màng cứng dùng
thuốc kết hợp kéo giãn cột sống, cũng như lý liệu pháp. Phương pháp này
càng hiệu quả hơn vì gần đây các loại dược phẩm có nhiều và chất lượng cao,
các loại trang bị điều trị vật lý phong phú đa dạng.
1.5. qDDqD;D?r8s=?=iYDWXYZ>[A
Ngày nay đã có nhiều công trình nghiên cứu điều trị bảo tồn thoát vị
đĩa đệm đang được áp dụng như:
24
+ Hồ Hữu Lương và cộng sự đã nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm
bằng tiêm ngoài màng cứng kết hợp với kéo giãn cột sống đồng thời xông
ngải cứu vùng thắt lưng, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả điều trị rất khả
quan. Có tới 87% số bệnh nhân đạt mục đích điều trị (có nghĩa là kết quả điều
trị bệnh thuyên giảm trên 50%) 60% số bệnh nhân đạt kết quả rất tốt.
+ Nguyễn Xuân Thản, Nguyễn Duy Đào đã nghiên cứu điều trị thoát vị
đĩa đệm bằng trị liệu tiêm ngoài màng cứng không kết hợp với các kỹ thuật

Trích đoạn PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status