Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC TRÌU

GIÁO DỤC TIỂU HỌC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ PÚNG LUÔNG, HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2013

2
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tôi tên là Nguyễn Ngọc Trìu, tác giả luận văn “Giáo dục tiểu học miền núi
phía bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái)”. Tôi cam đoan đây là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc
của tôi, và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin đƣa ra trong
luận văn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013.
Nguyễn Ngọc Trìu

4
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất nhiều
ngƣời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, ngƣời thầy đã chỉ dạy cho tôi kiến thức, từ lý

Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
DTTS
Dân tộc thiểu số
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
PEDC
Primany Education for Disadvantaged
Children Project (Dự án giáo dục tiểu
học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn)
SGV
Sách giáo viên


Chƣơng 3:
Chƣơng trình và thực hành giáo dục 64
3.1 Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 64
3.1.1 Huy động trẻ đủ tuổi ra lớp 1 64
3.1.2 Chuẩn bị kiến thức và ngôn ngữ 67
3.2. Chất lƣợng một số môn học chính 68
3.2.1 Chất lượng học môn Tiếng Việt 69
3.2.2 Chất lượng học môn Toán 72
3.3 Biện pháp nâng cao chất lƣợng học tập 76
3.4 Vấn đề giới 78
3.5 Sự hòa nhập của HS khuyết tật 80
3.6. Ngôn ngữ 83
3.7 Hiện tƣợng bỏ học 84

7
3.8 Sự mất cân đối về chất lƣợng giáo dục giữa các 88
điểm trƣờng
3.9 Chất lƣợng các lớp ghép 92
Tiểu kết chương 3 94
Chƣơng 4:
Giáo viên và học sinh 96
4.1 Trình độ chuyên môn và năng lực giáo viên 96
4.1.1 Trình độ đào tạo và chuyên môn của GV TH 98
4.1.2 Phương pháp dạy học, tiếp cận các chương trình, 100
nội dung mới
4.2. Đời sống và điều kiện sinh hoạt 101
4.2.1 Thu nhập của đội ngũ GV 101
4.2.2 Điều kiện sinh hoạt 104
4.2.3 Những lý do GV gắn bó với giáo dục vùng DTTS 106
4.3. Những khó khăn đối với GV TH miền núi 108

43
Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất của huyện Mù Cang Chải năm học
2011 - 2012
44
Bảng 2.3: Thống kê các loại phòng học toàn huyện Mù Cang Chải qua 3
năm học
45
Bảng 2.4: Các loại phòng học tại trƣờng TH Púng Luông qua 3 năm học
46
Bảng 2.5: Tình hình cơ sở vật chất tại các điểm trƣờng của trƣờng
TH Púng Luông
47
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng và nhu cầu SGK tại huyện Mù Cang Chải
qua 3 năm học
48
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng và nhu cầu SGK tại trƣờng TH Púng
Luông
50
Bảng 2.8: Đánh giá của GV, phụ huynh HS về SGK và chƣơng trình
mới
51
Bảng 2.9: Tình trạng sử dụng và nhu cầu thiết bị dạy học của huyện Mù
Cang Chải qua 3 năm học
53
Bảng 3.1: Số lƣợng trẻ vào lớp 1 của trƣờng TH Púng Luông
65
Bảng 3.2: Chất lƣợng môn Tiếng Việt trƣờng TH Púng Luông qua 3
năm học
69
Bảng 3.3: Chất lƣợng môn Toán tại trƣờng TH Púng Luông qua ba năm

90
Bảng 3.15: Chất lƣợng giáo dục tiểu học môn Tiếng Việt tại các điểm
trƣờng năm học 2010 – 2011
90-91
Bảng 3.16: Tình trạng lớp ghép tại trƣờng TH Púng Luông và huyện Mù
Cang Chải
92
Bảng 4.1: Biến động GV, cán bộ giáo dục tại trƣờng TH Púng Luông
qua ba năm học
96
Bảng 4.2: Trình độ GV tại trƣờng TH Púng Luông
99
Bảng 4.3: Lý do lên công tác vùng cao của GV trƣờng TH Púng Luông
106
Bảng 4.4: Những khó khăn đối với GV TH miền núi
109
Bảng 4.5: Mong muốn của đội ngũ GV TH tại trƣờng TH Púng Luông
111
Bảng 4.6: Nguyên nhân từ phía gia đình khi trẻ bỏ học
114
Bảng 4.7: Tác động của gia đình tới việc đi học của trẻ
115-116
ngữ, văn hóa tộc ngƣời, chiến lƣợc giáo dục chủ trƣơng: “Các dân tộc thiểu số 1
Tô Duy Hợp, Phạm Đức Nghiêm, Đổi mới chính sách về Giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn
nhân lực vùng đặc biệt khó khăn để giảm nghèo bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 198, ngày 7/2/2011.
2
Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1998, tr. 8.

11
đƣợc tạo điều kiện để học tập và nắm vững tiếng phổ thông, đồng thời tổ chức
học chữ viết riêng của dân tộc”
3
.
Trong nhiều năm qua, tồn tại sự phát triển không đồng đều, khoảng cách
rất lớn về giáo dục giữa đồng bằng và miền núi, đô thị và nông thôn, giữa dân
tộc đa số và thiểu số. Trƣớc thực trạng đó, Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng,
chính sách riêng nhằm ƣu tiên cho đồng bào vùng sâu, vùng xa trong quá trình
thoát nghèo và phát triển. Trong số các chính sách đó, những chủ trƣơng và đầu
tƣ cho giáo dục đƣợc coi là một yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế
- xã hội cho đồng bào, giảm nghèo bền vững.
Nghiên cứu mới đây của GS.Tô Duy Hợp và cộng sự tại 3 vùng: Tây Bắc,
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ năm 2009 chỉ ra nhiều rào cản hạn chế khả năng tiếp
cận cơ hội học tập cho trẻ em gia đình nghèo. Nghiên cứu cho thấy nhóm gia
đình có mức sống khá giả nhất chi cho giáo dục nhiều gấp gần 11 lần so với
nhóm nghèo nhất. Đối với những hộ càng nghèo, thì việc chi cho giáo dục của
con em họ càng là gánh nặng đối với ngân sách gia đình
4
. Theo số liệu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ở Việt Nam, hằng năm, có khoảng 3,6% số HS trong độ

70,3%, Si La 73% , tỉ lệ ngƣời biết tiếng phổ thông chỉ khoảng 15%. Tính đến
năm 2007, mới chỉ có 29 HS thuộc các dân tộc rất ít ngƣời đƣợc cử tuyển vào
các trƣờng đại học, cao đẳng. Dân tộc Brâu chƣa có ngƣời nào đạt trình độ tốt
nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Tuy vậy, giáo dục TH vùng núi phía Bắc Việt Nam tại các vùng có đông
đồng bào DTTS sinh sống còn rất nhiều vấn đề khó khăn. Không chỉ có các thực
hành chính sách chƣa đầy đủ, thiếu phù hợp với điều kiện địa lý, không gian văn
hóa xã hội đặc thù, mà ngoài ra, các yếu tố văn hóa nhƣ giới, nhu cầu lao động…
vẫn đang tạo ra những rào cản không nhỏ đối với giáo dục TH miền núi. Tìm
hiểu thực trạng, nguyên nhân đó sẽ góp phần đƣa ra khuyến nghị giúp các nhà
quản lý giáo dục, những nhà nghiên cứu chính sách cụ thể hơn nữa những biện
pháp cần thiết và phù hợp cho giáo dục TH vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Nghiên cứu “Giáo dục tiểu học vùng núi phía Bắc Việt Nam: Trường hợp xã
Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” cho thấy phần nào thực trạng
giáo dục TH tại vùng cao và hiệu quả của những chính sách đầu tƣ cho giáo dục
khu vực này trong nhiều năm trở lại đây. Những chính sách, chủ trƣơng đối với
giáo dục và giáo dục TH đã tác động tới sự phát triển giáo dục của vùng cao,
vùng khó khăn nơi đây nhƣ thế nào.
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề tài 6
9 dân tộc ít ngƣời gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng và Cờ Lao, tất cả còn
khoảng 5.000 ngƣời. Các dân tộc này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu,
Nghệ An và Kon Tum.

13
Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam, nghiên cứu trƣờng hợp xã
Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là đề tài khoa học tìm hiểu về
thực trạng, những tồn tại và đƣa ra những giải pháp khắc phục đối với giáo dục

triển kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm có năm hình thức chính:
+ Nghiên cứu ƣớc tính đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định của đầu tƣ trong việc giáo dục của lực lƣợng lao
động .
+ Nghiên cứu năng suất, trong đó ƣớc tính sự đóng góp của giáo dục bổ
sung cho năng suất vật lý của công nhân và nông dân.
+ Nghiên cứu lợi ích- chi phí, trong đó đánh giá sự đóng góp kinh tế của

̣
suy đoán chính thức và đào tạo về chi phí của tƣ nhân (thu nhập bỏ qua và các
chi phí khác phát sinh của sinh viên trong khi ở trƣờng) và chi phí công cộng.
Cuối cùng, cộng thêm thu nhập kiếm đƣợc của những ngƣời đƣợc giáo dục và
đào tạo.
+ Các nghiên cứu ƣớc tính hiệu quả của phụ nữ trong nền giáo dục về phát
triển kinh tế dài hạn và chất lƣợng cuộc sống .
+ Các nghiên cứu ƣớc tính vai trò của giáo dục trong xóa đói, giảm nghèo.
Kết quả của những nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới đều cho
rằng, trong cả nƣớc phát triển và đang phát triển, đầu tƣ giáo dục là một trong
những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào tăng trƣởng kinh tế. Đó là chi phí về
giáo dục đóng góp tích cực đến năng suất lao động; rằng tăng trƣởng kinh tế để
chi tiêu cho giáo dục. Ở góc độ khác, trong báo cáo của Ngân hàng thế giới năm
1990, chi tiêu cho giáo dục góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận lớn phụ
nữ, giúp cải thiện sức khỏe của trẻ em và giảm cả việc kết hôn sớm (tảo hôn) ở
nhiều tộc ngƣời trên thế giới. (Education and Development, Wadi D.Haddad,
Martin Carnoy, R. Rinaldi and Omporn Regel, 1990, 11 – 17)

15
Một số nghiên cứu sớm nhất về mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển
kinh tế tập trung vào sự đóng góp của giáo dục đối với tăng trƣởng kinh tế (
Schultz, 1961; Denison, 1962, 1967 ). Những nghiên cứu này đã giải thích cho

Omporn Regel, 1990, 23).
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về giáo dục dân tộc thiểu số nói chung và giáo dục TH ở miền
núi nói riêng đã nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu, quản lý giáo dục trong và ngoài nƣớc quan tâm, dành nhiều thời
gian tìm hiểu. Những đề tài nghiên cứu và tìm hiểu từ trƣớc đến nay góp phần
không nhỏ vào việc tìm những giải pháp thích hợp nâng cao, cải thiện nhằm đƣa
giáo dục miền núi có chất lƣợng ngày càng tốt và kịp với miền xuôi. Xa hơn là
cải thiện và nâng cao toàn bộ nền giáo dục Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào đánh giá chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số, trong đó có
giáo dục TH. Trong đó, riêng giáo dục TH, các nghiên cứu tập trung vào đánh
giá kết quả của phổ cập giáo dục TH.
Cách đây hơn hai thập kỷ, đã có những thống kê rất cụ thể, chi tiết chỉ rõ
khoảng cách chênh lệch rất lớn giữa số lƣợng HS đƣợc đào tạo và công nhận với
chất lƣợng trên thực tế. Nghiên cứu của La Công Ý trong cuốn: “Vài nét về sự
phát triển văn hóa giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc” (1985) đƣợc khảo sát
tại hai tỉnh Lai Châu và Lạng Sơn cho thấy số lƣợng HS đến trƣờng ngày càng
tăng nhƣng tỉ lệ nghịch với chất lƣợng đào tạo do cơ sở vật chất còn gặp quá
nhiều khó khăn. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra số lƣợng HS theo học các lớp trên ở
vùng dân tộc thiểu số thấp hơn nhiều so với các dân tộc có quy mô dân số lớn.
Để góp phần giải quyết thực trạng đó, tác giả đƣa ra giải pháp “Thầy tìm trò,
trƣờng gần dân” để đƣa con em đồng bào đến trƣờng. Song song với đó là đào
tạo cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số để từng bƣớc giải quyết khó khăn về chất
lƣợng giáo dục.

17
Tác giả Khổng Diễn và các đồng sự cũng đƣa ra những tổng kết, đánh giá
tình hình giáo dục tại khu vực này dựa trên những khảo sát nhiều năm cho công
trình Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc. Ông cùng
các cộng sự đƣa ra nhận định: giáo dục khu vực miền núi phía bắc đã có nhiều

là những trở lực ngăn cản trẻ em tới trƣờng. Vƣơng Xuân Tình và Bùi Thế
Cƣờng đƣa ra khái niệm “bản trắng” về giáo dục và cho rằng cƣ dân miền núi
phía Bắc Việt Nam là một trong những nhóm ngƣời nghèo nhất ở nƣớc ta nên
nhu cầu lao động, bao gồm cả trẻ em khi các em đủ tuổi đến trƣờng hoặc đang đi
học là rất bức thiết. Vì vậy, tác giả đƣa ra kiến nghị: nâng cao chất lƣợng giáo
dục miền núi phải song song với các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm cải
thiện đƣợc tình trạng nghèo đói kinh niên.
Cùng khuynh hƣớng phân tích các nền tảng văn hóa, xã hội của tộc ngƣời
nhằm tìm ra mối liên hệ với tình trạng giáo dục miền núi. Lê Thị Thủy trong
nghiên cứu: Học tập và lao động của trẻ em gái dân tộc nhìn từ kết quả nghiên
cứu đã khẳng định: Đối với vùng núi, mức sống gia đình có liên quan trực tiếp
đến việc học tập của trẻ em. Nhiều hộ thiếu ăn từ 4-5 tháng/năm, làm không đủ
ăn nên nhiều phụ huynh cho con em mình nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình.
Ngoài ra, bản thân bố mẹ các em cũng chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
việc đi học.
Ngoài hệ thống các nghiên cứu đánh giá chính sách, mối tƣơng quan giữa
mức sống và giáo dục ở trên, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo) có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá chƣơng trình học, sách
giáo khoa và các hình thức tổ chức lớp học của HS miền núi.
Trƣớc hết, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự chuẩn bị cho trẻ trƣớc khi
vào lớp 1 chƣa đầy đủ, điều này sẽ dẫn tới tình trạng kém tiếp thu ở bậc tiểu học.
Các bằng chứng trong Nghiên cứu chất lượng học tập của HS lớp 1,2,3 vùng dân
tộc thiểu số theo chương trình TH của tác giả Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự
cho thấy sự chuẩn bị của trẻ mẫu giáo trƣớc khi ra lớp 1 của vùng dân tộc miền

19
núi chƣa đƣợc đầu tƣ và chú ý đứng mức. Trong các địa bàn nghiên cứu ở Yên
Bái, Hòa Bình và Cao Bằng, tình trạng này ở Yên Bái phổ biến hơn cả. Qua
phân tích chất lƣợng học tập các môn chủ đạo Toán, Tiếng Việt, nghiên cứu chỉ
ra những điểm yếu trong tiếp nhận tri thức của HS miền núi nhƣ chậm, học mang

sở vật chất cho giáo dục TH miền núi… phần nào đã nói lên những bất cập đang
tồn tại.
Còn không ít các công trình, các đề tài khoa học và nghiên cứu khoa học
đề cập tới nội dung hoặc một phần nội dung mà chúng tôi nghiên cứu. Chƣa thể
hệ thống đƣợc toàn bộ do điều kiện hạn chế nên chúng tôi tập trung khai thác tối
đa những tƣ liệu mà mình đọc, sƣu tầm và có đƣợc. Những nghiên cứu trên là
những chỉ dẫn và định hƣớng rất hữu ích đối với chúng tôi trong quá trình thực
hiện đề tài của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nguồn tƣ liệu đƣợc chúng tôi sử dụng
gồm ba loại:
- Tài liệu của các nghiên cứu đi trƣớc là tiền đề, định hƣớng cho nghiên
cứu của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề cần quan tâm.
- Nguồn tài liệu thực địa: Gồm toàn bộ các báo cáo tổng kết 3 năm học từ
2010 đến 2012 của trƣờng TH Púng Luông; Báo cáo tổng kết 3 năm học cấp TH
từ năm 2010 đến 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải.
Thống kê các bảng hỏi, hệ thống tài liệu thông qua băng ghi âm, phỏng vấn và
thảo luận nhóm trong quá trình điền dã.
- Nguồn tài liệu tham khảo trên internet: Bao gồm các tƣ liệu liên quan
đến chính sách giáo dục, chính sách hỗ trợ GV và HS của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các Vụ, Phòng ban liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên
cứu còn sử dụng các thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Yên Bái,
huyện Mù Cang Chải và các báo điện tử: Dantri.com.vn, baoyenbai…

21
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn nghiên cứu tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh
Yên Bái. Đây là một tỉnh nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, có địa hình chủ yếu là
đồi núi gây khó khăn cho giao thông hạ tầng phát triển, điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt với nhiều thiên tai, nhƣ sƣơng muối, lũ quét, lở đất gây khó khăn cho phát

pháp trọng tâm vì những ƣu điểm của nó trong mô tả dân tộc học.
Chúng tôi có 2 đợt điền dã chính:
Đợt 1: từ ngày 5 đến ngày 23/8/2011: Chuyến đi đầu tiên đến địa bàn
nghiên cứu của chúng tôi là làm quen với thực địa, thu thập các số liệu, báo cáo
tại trƣờng TH Púng Luông và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải.
Cũng trong chuyến đi này, chúng tôi có dịp đến tất cả các điểm trƣờng, kể cả
điểm cắm bản của trƣờng TH Púng Luông. Các tài liệu ghi chép và số liệu báo
cáo đều đƣợc chúng tôi xử lý ban đầu để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo.
Đợt 2: Từ ngày 5 đến ngày 25/12/2012: Thực hiện bảng hỏi, phỏng vấn sâu,
quan sát tham gia.
Khảo sát bằng bảng hỏi: Nội dung chính tập trung:
- Đối với toàn bộ GV của trƣờng TH Púng Luông. 32 GV
- Hoàn cảnh kinh tế và nhân khẩu học của các gia đình. 20 gia đình ở ba
bản khác nhau. Chúng tôi thực hiện ở 3 bản tập trung 100% là đồng bào Hmông
gồm: Mí Háng Tủa Chử, Mí Háng Tâu và Nả Háng A.
Đối với bảng hỏi các hộ dân, trình độ chủ yếu của ngƣời trả lời bảng hỏi là
phổ cập TH hoặc biết chữ.
- Phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tại thực địa, chúng
tôi đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn với các đối tƣợng liên quan gồm: cán bộ
quản lý giáo dục, lãnh đạo nhà trƣờng, các GV lâu năm hoặc mới lên công tác,
chính quyền địa phƣơng và các hộ dân. Các cuộc phỏng vấn, nói chuyện đều
đƣợc chúng tôi ghi âm và đánh mã số kí hiệu, thuận lợi cho quá trình tìm kiếm
và thao tác hệ thống lại tƣ liệu. Ví dụ PL1.2011.Co Dung.amr: Trong đó, PL1 là
kí hiệu tài liệu thực hiện tại Púng Luông số 1, thực hiện năm 2011 và phỏng vấn
cô giáo Dung.
- Thảo luận nhóm: Chúng tôi tiến hành các cuộc thảo luận nhóm tập trung
vào các GV với các vấn đề liên quan đến đề tài.Ở đây, chúng tôi có những cuộc

23
thảo luận nhóm là các GV chỉ làm công tác giảng dạy và các GV làm công tác

Chƣơng 2 tập trung phân tích hệ thống cơ sở vật chất còn quá nhiều khó
khăn. Những thiếu thốn trong việc phân phối SGK, thiết bị dạy học. Ngoài ra,
việc thí điểm mô hình bán trú tự quản là biện pháp khả dĩ giúp nâng cao chất
lƣợng học tập và giữ HS ở lại với lớp, hạn chế phần nào tình trạng bỏ học từ sau
năm 2011. Ngoài ra, chúng tôi còn tập trung phân tích hiệu quả của một số dự án
đầu tƣ cho giáo dục đƣợc triển khai tại huyện Mù Cang Chải.
Chƣơng 3: Chƣơng trình và thực hành giáo dục
Trong chƣơng tiếp theo này, chúng tôi hệ thống toàn bộ những nghiên cứu
chủ yếu của mình để phản ánh về chất lƣợng giáo dục TH miền núi với việc lấy
HS làm trung tâm nghiên cứu. Những vấn đề về chất lƣợng học tập một số môn
học chính. Thực trạng bỏ học, tình trạng chuẩn bị vào lớp 1 và những bƣớc
chuẩn bị đầu tiên của các em HS miền núi đƣợc phân tích kỹ lƣỡng. Ngoài ra,
việc sử dụng tiếng Việt trong dạy và học, những so sánh giữa các trƣờng TH
trong cùng huyện. Từ những nguyên nhân của thực trạng đang tồn tại, chúng tôi
lý giải chúng thông qua nghiên cứu của mình.
Chƣơng 4: Giáo viên và học sinh
Những năm qua, chính sách đãi ngộ với GV miền núi đã phần nào đƣợc
cải thiện và nâng cao bằng hàng loạt biện pháp hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc,
ngành giáo dục nhƣng đối với họ, ngoài biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, nếu
không yêu nghề, yêu trẻ em miền núi, có lẽ không trụ lại đƣợc với công việc.
Những tồn tại về chế độ luân chuyển cán bộ, chất lƣợng đội ngũ những ngƣời
đứng lớp và tâm tƣ nguyện vọng của họ sẽ đƣợc đề cập đến trong phần này.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status