Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương - Pdf 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============
TRẦN ĐỨC THẮNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

HÀ NỘI, 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Lời cam đoan
i

Mục lục
ii

Danh mục các chữ viết tắt
vi

Danh mục bảng.
vii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ
viii

Danh mục hình
viii MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài.
1

2. Mục tiêu
3



1.1.1.1. Trên thế giới
7
1.1.1.2. Ở Việt Nam
8 1.1.2. Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái.
9 1.1.3. Tiến trình phát triển du lịch sinh thái
10

ii 1.1.4. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái
16
1.1.4.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái .
16
1.2.1. Khái niệm.
23 1.2.2. Chất lƣợng cuộc sống và mức sống ……….
30 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống
31 1.2.4. Chỉ số chất lƣợng cuộc sống
33

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VQG CÚC PHƢƠNG

39

2.1. Thực trạng du lịch VQG Cúc Phƣơng
39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

45
2.1.3.2. Dịch vụ ăn uống và bán hàng
46 2.1.4. Các hoạt động du lịch
47 2.1.5. Các tuyến du lịch………………………………………………
49 2.1.6. KÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh du lÞch ……………………….
2.1.6.1. L-îng kh¸ch………………………………………….
2.1.6.2. Doanh thu……………………………………………
50
50
51 2.1.7. Hoạt động bảo tồn ……………………………………………
52

2.2. Thực trạng chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ vùng đệm
VQG Cúc Phƣơng……………………………………………………


60
2.2.2.3. Xây dựng chỉ số chất lƣợng cuộc sống
68 2.2.2.4. Kết quả đánh giá
70

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
81
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VQG CÚC PHƢƠNG 82

3.1. Những yêu cầu chung
82

3.2. Một số giải pháp cụ thể
83 3.2.1. Giải pháp nâng cao thu nhập của ngƣời dân
83

3.3.1. Cơ chế chính sách
91 3.3.2. Cơ chế vốn
91 3.3.3. Cơ chế vận hành
92

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 93
KẾT LUẬN

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

95
PHỤ LỤC
98

v


QOL

Quality of Life (Chất lƣợng cuộc sống)

QOLI

Quality of Life Index (Chỉ số chất lƣợng cuộc sống)

VQG

Vƣờn quốc gia

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Khái niệm về chất lƣợng cuộc sống
Bảng1.2: Tiêu chí tính chỉ số QOLI của EIU
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng đa dạng sinh học
VQG Cúc Phƣơng
Bảng 2.2: Loại hình cơ sở lƣu trú tại VQG Cúc Phƣơng vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập………………………………………
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhà ở……………………………………………
Biểu đồ 2.3: Tiện nghi sinh hoạt……………………………………
Biểu đồ 2.4: Nhiên liệu đun nấu ……………………………………
Biểu đồ 2.5: Phƣơng thức chữa bệnh………………………………
Biểu đồ 2.6: Trình độ học vấn ………
Biểu đồ 2.7: Nguồn nƣớc sinh hoạt………………………………
Biểu đồ 2.8: Loại hình nhà vệ sinh
Biểu đồ 2.9: Tình hình an ninh………
Biểu đồ 2.10: Thái độ về an toàn xã hội
Biểu đồ 2.11: Sử dụng thời gian rỗi…
Biểu đồ 2.10: Tham gia các hoạt động giải trí, tinh thần
71
72
73
74
74
76
77
77
78
78
79

nhiên phục vụ cho mục đích du lịch còn là vấn đề bảo tồn, phát triển bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó. Đồng thời còn là sự bảo tồn,
khôi phục nền văn hóa bản địa và chia sẻ những lợi ích về kinh tế và các
mặt khác với người dân địa phương, chia sẻ sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu diễn ra ở các nơi có điều kiện tự
nhiên lý tưởng, độc đáo, phong phú. Đó có thể là những vùng thiên nhiên còn
tương đối hoang sơ, những vùng núi cao, những khu vực tập trung sự đa dạng
sinh học về hệ thống động thực vât, những vùng có khí hậu đặc biệt và có lợi
cho sức khỏe con người. Trong số các điều kiện đó, có thể nói các vườn quốc
gia là nơi lý tưởng cho việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái.
Ở Việt Nam, hầu hết hoạt động du lịch sinh thái thường được khai
thác tại các vườn quốc gia, nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
việc phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác, các vườn quốc gia tại Việt Nam
cũng thường là nơi cư trú của các cộng đồng dân tộc mà phần lớn là các
dân tộc thiểu số ít người. Vì vậy, sự xuất hiện hoạt dộng du lịch nói chung
và du lịch sinh thái nói riêng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới thói quen sinh
hoạt và đời sống của người dân ở đây.
Trong nghiên cứu khoa học, đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về ảnh
hưởng của hoạt động du lịch đối với người dân địa phương hay các nghiên

2
cứu phát triển du lịch vì người nghèo, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
ở các vườn quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chưa thấy có nghiên
cứu nào tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm
của vườn quốc gia, mối liên hệ giữa việc phát triển du lịch và chất lượng
cuộc sống của họ cũng như từ kết quả đó, quay lại phục vụ công tác định
hướng phát triển du lịch sinh thái nhằm đạt được các nguyên tắc chỉ đạo
của phát triển du lịch sinh thái, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân tại đây, để đời sống của người dân được cải thiện tốt hơn.

ngoài nước để rút ra cơ sở lý luận của phát triển du lịch sinh thái
 Nghiên cứu các công trình khoa học về chất lượng cuộc sống trong
và ngoài nước để xác định được các phương pháp đánh giá chất
lượng cuộc sống.
 Khảo sát các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc
Phương về tài nguyên du lịch, hoạt động tổ chức phục vụ du lịch.
 Khảo sát chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm
VQG Cúc Phương.
 Phân tích, đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng
đệm VQG Cúc Phương.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
 Hiện trạng điều kiện sống của cộng đồng dân cư sống trong khu vực
vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương.
 Người dân sống trong khu vực vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương
 Các hoạt động du lịch sinh thái đang triển khai tại vườn quốc gia Cúc
Phương. 4
5. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung:
Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu một số các tiêu chí cơ
bản nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống phù hợp với thực tế tại địa
phương chứ không nghiên cứu tất cả các tiêu chí của chất lượng cuộc sống.
Phạm vi đề tài nhằm nghiên cứu chất lượng cuộc sống chứ không đi sâu
vào phân tích các khái niệm khác mức sống, chỉ số phát triển con người
Luận văn cũng chú trọng nghiên cứu các cách thức phát triển du lịch
sinh thái tại VQG Cúc Phương có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân vùng đệm chứ không nghiên cứu phát triển các loại
hình du lịch khác.

sống và công thức tính chỉ số chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong
việc xây dựng các hệ số tương quan.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, phần nội dung bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Du lịch sinh thái và chất lượng cuộc sống
 Chương 2: Hiện trạng chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư
vùng đệm VQG Cúc Phương
 Chương 3: Giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc
gia Cúc Phương 6



8
lịch sinh thái và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về du lịch sinh thái, tổ chức
các hội nghị, hội thảo, chương trình du lịch sinh thái ở các nước, các khu
vực, chuẩn bị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho Hội thảo Quốc tế về du lịch
sinh thái tổ chức vào năm 2002. Chủ trương này đã thúc đẩy nhiều nước
quan tâm phát triển du lịch sinh thái một cách nghiêm túc hơn, đặc biệt là
các nước đang phát triển, muốn dựa vào du lịch sinh thái để cải thiện nền
kinh tế ốm yếu của mình.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Trong vòng 10
năm gần đây, với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều lớp tập huấn về
du lịch sinh thái đã được triển khai. Tuy nhiên, hoạt động này mới chủ yếu
tập trung vào các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc
Phương, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã v.v… Gọi là du lịch sinh thái vì
tại các điểm này, hệ sinh thái được coi là đối tượng du lịch, còn trên thực
tế, hoạt động du lịch ở đây chưa thực sự tôn trọng các nguyên tắc của du
lịch sinh thái. Vì lẽ đó, hàng loạt hội thảo khoa học về du lịch sinh thái đã
được tổ chức nhằm định hướng lại hoạt động du lịch sinh thái ở các khu
bảo tồn thiên nhiên, đồng thời mở rộng khái niệm du lịch sinh thái sang các
hệ sản xuất và nhân văn đặc thù.
Đã có nhiều cơ quan,tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên
cứu và áp dụng du lịch sinh thái ở Việt Nam. IUCN và Cục Môi trường đã
xuất bản các tài liệu có giá trị như “Các nguyên tắc của du lịch bền vững”
(1998), “Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản
lý” (1999). Trong các tài liệu chính thức này, những vấn đề quy hoạch
điểm du lịch sinh thái, quy định kiến trúc, kết cấu điểm du lịch sinh thái,
đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thị du lịch … được trình bày rất rõ ràng. Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Viện Địa lý, các trường Đại học như Đại


ảnh đã cho phép phổ biến rộng rãi hàng loạt những hình ảnh diệu kỳ về các
miền tự nhiên trên thế giới, thu hút những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm,
muốn được xem tận mắt những miền kỳ lạ đó. Đặc biệt là ngay sau khi kết
thúc đại chiến thế giới lần thứ II, những chuyến bay thương mại cũng đóng
một vai trò quyết định cho việc phát triển du lịch. Bằng máy bay, các du
khách phương Tây đã tới được những nơi mà trước đó được cho là quá xa
xôi. Đến giữa thế kỷ XX, các chuyến du lịch quốc tế trở thành phổ biến hơn
ngay cả đối với những người không thuộc tầng lớp giàu có. Cuộc cải cách
kỹ thuật trong thông tin và giao thông đã cho phép ngày càng nhiều người
từ nhiều nơi trên thế giới đi đến những vùng xa xôi mà trước đó họ không
đến được. Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế, du lịch được coi
là một phương thức “chữa bệnh” cho những nước đang phát triển, một
ngành công nghiệp không khói có thể nâng cao thu nhập quốc dân, ngoại tệ
và tăng việc làm. Sự phát triển nhanh chóng, ồ ạt của du lịch bắt đầu để lại
những hậu quả xấu như làm suy thoái môi trường, làm rối loạn các nền
kinh tế và văn hóa địa phương và các ảnh hưởng khác
1.1.3. Tiến trình phát triển du lịch sinh thái
Lúc đầu du lịch sinh thái chỉ được hiểu là du lịch về với thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch trực tiếp phụ thuộc vào việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố cảnh quan như khí hậu, địa
hình, thuỷ văn, thực vật và động vật. Mục đích của các chuyến đi về với
thiên nhiên là tận hưởng giá trị trong lành của miền thiên nhiên hoang sơ
hơn nơi du khách sống, tiếp theo là các tìm hiểu các giá trị của thiên nhiên,
sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là lĩnh vực đang nhanh chóng trở nên lớn mạnh
trong nền kinh tế du lịch. Giá trị toàn cầu của du lịch thiên nhiên trong du

11
lịch quốc tế lên đến khoảng 45 nghìn tỷ đô la Mỹ
()

WTO. Highlights 2000

12
về thiên nhiên nơi họ đến thăm nhưng nếu kèm theo nó là những tác
động tiêu cực đến thiên nhiên thì hình thức du lịch này không thể được
chấp nhận là du lịch sinh thái.
Có thể lấy ví dụ minh hoạ ở núi Hymalaya. Trước năm 1965, mới
chỉ có gần 10 nghìn du khách đến Nêpal mỗi năm. Nhưng sau đó, con số
này đã lên đến 250 nghìn. Tại 2 khu bảo tồn quan trọng Annapuran và
Sagarmatha, rừng cây của địa phương đã bị thu hẹp, rút lên trên sườn núi
vài trăm mét do hậu quả của sự chặt cây làm củi bán cho những người đi
leo núi và các dịch vụ ăn ở cho khách. Các dải núi trước đây được che phủ
bởi cây đỗ quyên giờ đây đã trơ trụi. Số lượng một số loài động vật hoang
dã như chim trĩ, nai nhỏ đã giảm đi, rác thải bừa bãi trên các đường mòn.
Như vậy, mặc dù du khách tự cho mình là các khách du lịch thiên nhiên, họ
không phải là khách du lịch sinh thái, vì sự đến thăm của họ đã cơ bản dẫn
đến sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên và phá hoại môi trường.
Khumbu, Nêpal là một minh hoạ khác về những gì không phải là du
lịch sinh thái. Một điều tra thực tiễn ở đây cho thấy nhiều khách phương
tây cho rằng du lịch đã cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân địa
phương, nhưng cũng gây ra sự mất đi nhiều việc làm truyền thống, gây
đồng hoá và mất trật tự xã hội. Rõ ràng, du lịch sinh thái là một thuật ngữ
rộng, có nội dung rất phức tạp.
Du lịch sinh thái “đã vượt quá một định nghĩa thông thường bởi vì
nó có tham vọng mô tả một hành động, đưa ra một trường phái triết học và
phổ biến một mô hình phát triển. Du lịch thiên nhiên bị bó chặt trong hành
động và động cơ thúc đẩy của cá nhân (du khách) trong khi du lịch sinh
thái là một khái niệm rộng lớn dựa trên một phương thức tiếp cận của nước
chủ nhà hoặc vùng chủ nhà được thiết lập để phấn đấu đạt được các mục
tiêu xa hơn mục đích cá nhân. Có một sự thống nhất chung là du lịch sinh

14
mình vào bảo tồn hay quản lý thiên nhiên, họ chỉ đơn thuần chào mời
khách hàng các cơ hội thăm thú các địa điểm và con người xa lạ trước khi
chúng biến mất. Trái lại các Công ty điều hành du lịch sinh thái tham gia
quản lý với ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và nhân dân địa phương,
với ý định đóng góp cho sự bảo vệ lâu dài các vùng đất hoang sơ và sự phát
triển địa phương với hy vọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa cư dân và
khách tham quan.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của quan niệm du lịch sinh thái đã
mang tính thực tế hơn. Đó là việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương
và đóng góp cho việc bảo vệ, tôn tạo môi trường. Các nhà bảo tồn đã phát
triển khái niệm du lịch sinh thái trong một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường
thiên nhiên bằng cách giúp các cộng đồng địa phương quản lý sử dụng tài
nguyên. Du lịch sinh thái ra đời như một công cụ bảo tồn thiên nhiên. Cần
đền bù cho những thiệt hại (giảm thu nhập) của người dân địa phương khi
họ tình nguyện không khai thác tiếp các sản phẩm từ rừng bằng việc thu
hút họ vào các hoạt động du lịch. Về mặt lý thuyết, quan điểm này được sự
ủng hộ rộng rãi của mọi người. Song trên thực tế hầu như ít nơi thực hiện
được. Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, vấn đề này càng khó thực
hiện. Tình trạng chung của các doanh nghiệp lữ hành (kể cả nhà nước và tư
nhân) đều thi nhau hạ giá sản phẩm để thu hút khách. Do vậy, hầu như
không doanh nghiệp nào sẵn sàng chia sẻ bớt phần lợi nhuận nhỏ bé của
mình cho cộng đồng địa phương và cho việc bảo tồn. Chính điều này đã
làm du lịch sinh thái đi vào chỗ bế tắc. Hình ảnh khu thiên nhiên, khu bảo
tồn quốc gia, vườn quốc gia của Việt Nam dưới tác động của du lịch trong
những năm qua là những minh chứng rõ nét. Một trong những lý do cơ bản
làm cho thắng cảnh Hương Sơn chưa được công nhận là di sản thế giới
chính là chưa có những chính sách và hành động bảo vệ môi trường một

15

môi trường.
 Việc kinh doanh du lịch sinh thái phải mang lại nguồn lợi cho địa
phương và tạo nguồn tài chính để góp phần bảo vệ môi trường.
 Đã là hoạt động du lịch sinh thái phải nhất thiết có sự tham gia và
ủng hộ của cộng đồng địa phương.
 Đối tượng tham quan của khách du lịch sinh thái còn mở rộng ra đến
các tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
Tuy nhiên trong thực tế, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các
bên tham gia chưa có lợi thoả đáng nên cho đến nay ở nước ta vẫn chưa nơi
nào có hoạt động du lịch sinh thái theo nghĩa trọn vẹn của nó.
1.1.4. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái
Để phát triển du lịch sinh thái, nhiều tổ chức có liên quan như Hội
du lịch Sinh thái Quốc tế, Hiệp hội Du lịch Quốc tế, IUCN, WWF, Hiệp
hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương đã đề ra một số nguyên tắc chỉ
đạo. Các nguyên tắc này được định hướng vào các đối tượng chủ yếu là du
khách, nhà cung ứng du lịch và các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản đó.
1.1.4.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái
Không lại quá gần động vật hoang dã và không cho chúng ăn. Động
vật hoang dã có thể có hai loại phản ứng khi thấy người tiếp cận. Hoặc
chúng hoảng sợ, bỏ chạy và rời bỏ nơi ở cũ để đi tìm chỗ mới, điều này có
thể dẫn đến những nguy hiểm cho chúng như bị tấn công khi xâm phạm
lãnh thổ kẻ khac, bị đói vì không tìm thấy thức ăn v.v…Hoặc chúng có thể
tấn công bạn theo bản năng để tự vệ. Mặt khác có thể chúng do ăn phải
những thức ăn lạ sẽ bị sinh bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Trích đoạn Tài nguyờn sinh vật Cỏc tuyến du lịch Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status