Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________

ĐÀO THU TRANG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI 2012
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO THU TRANG

6. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………12
PHẦN NỘI DUNG……………… ……………………………………….13
Chương 1: Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi
nữ thời kì đổi mới… ……………………………………… …………… 13
1.1.Vài nét về văn xuôi nữ thời kì đổi mới:…………………………….……13
1.2.Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới… … 20
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban…………… ….25
2.1. Nhân vật tự nhận thức………………………………………………… 25
2.2. Nhân vật cô đơn…………………………………………………………31
2.3.Nhân vật bi kịch…………………………………………………… ….38
2.4.Nhân vật kì ảo……………………………………………………… ….45
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban… ……… 50
4

3.1. Điểm nhìn trần thuật…………………………………………….………50
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật bên trong……………………….……………….57
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài……………………………………….59
3.2. Người kể chuyện……………………………………………… ………62
3.2.1. Nhân vật kể chuyện…………………………………………… ……64
3.2.2. Người kể chuyện ở ngoài câu chuyện…………………… …………65
3.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu………………………………66
3.3.1. Tình huống truyện………………………………………….…………66
3.3.1.1. Tình huống tâm trạng……………………………………………….67
3.3.1.2. Tình huống tự nhận thức………………………………………… 68
3.3.1.3. Tình huống mang tính kịch…………………………………………70
3.3.2. Kết cấu tâm lí…………………………………………………… … 71
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu…………………………………………… ….75
3.3.1. Ngôn ngữ……………………………………………………… …….75
3.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian……………………76
3.3.1.2. Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ…………………………………… 78

1961tại Ninh Bình. Chị tốt nghiệp trường Đại học Y và đã từng
giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Nam Định. Nhưng theo Y Ban
nghề văn đã chọn chị, cô giáo Ban bỏ nghề y đi viết văn và trở thành
Y Ban (tức Ban trường y). Hiện nay chị là phó ban biên tập Báo
Giáo dục và Thời đại. Y Ban được bạn đọc biết đến bởi nhiều tác
phẩm của chị đã đạt giải cao. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp
chí Văn nghệ quân đội (1989-1990) với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ
Âu Cơ và Truyện một người đàn bà. Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội
của Nhà xuất bản Hà Nội năm 1993 với tập truyện ngắn Người đàn
bà có ma lực. Giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội nhà văn
6

Việt Nam với tập truyện ngắn Miếu hoang (2000). Giải nhất cuộc
thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên và nhi đồng do
Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức với truyện ngắn Ngôi nhà thân
thiện. Các tác phẩm này đã gây được tiếng vang và giúpY Ban tự tin
hơn trên hành trình sáng tác của mình.
1.3. Sau những thành công ấy Y Ban vẫn miệt mài sáng tác. “Gia tài”
của chị có tám tập truyện ngắn, một tập truyện vừa, hai tiểu thuyết
và một tập truyện mini. Nhiều tác phẩm của Y Ban khi mới ra đời
đã thu hút được sự quan tâm của cả độc giả và giới phê bình văn học
thậm chí tạo nên một làn sóng dư luận văn học trong nước và nước
ngoài. Đã có không ít những cuộc phỏng vấn, những bài viết trên
các báo, tạp chí và những cuộc trao đổi trên các diễn đàn và báo
mạng về các sáng tác của Y Ban.
1.4. Tuy nhiên, sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình mới chỉ dừng
lại ở những bài viết trên các báo và tạp chí. Cũng đã có một số luận
văn nghiên cứu về sáng tác của chị nhưng lại kết hợp nghiên cứu với
các nhà văn nữ khác hoặc nghiên cứu đặc điểm văn xuôi của chị.
Với số lượng tác phẩm đáng kể và các giải thưởng cao với thể loại

sức neo giữ trong tâm trí người đọc. Tựa vào cảm giác, tâm trạng… ngòi bút
Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn cảm xúc, vào thế giới tâm linh của con
người để rồi lại đem đến cho người đọc những cảm nhận, những nỗi niềm
trước từng cảnh ngộ”. [18]
Tại hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo Văn nghệ 1998 do
Đại học Hồng Đức tổ chức, giảng viên Vũ Thị Oanh đã đưa ra nhận định:
“Sáng tác của Y Ban không đặt ra những vấn đề to tát, cũng không đại ngôn
mà thường chỉ là những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhưng thường để
8

lại những ám ảnh có lúc xa xót như những nhát cứa, có lúc bồi hồi dịu ngọt.
Đã gặp một lần – những người có trái tim nhạy cảm không dễ mấy ai quên”.
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 năm 2010 nhà nghiên cứu Phong
Lê viết: “Từ sau 1995 sẽ là sự xuất hiện và khẳng định vị trí của một thế hệ
mới, nhìn chung là từ lứa tuổi 5X đến 7X trở đi như Lê Minh Khuê, Nguyễn
Quang Thiều, Trần Đức Tiến, Trần Thị Trường, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Thu Huệ, Võ Thị
Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh cho đến Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư,
Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Triều Hải, Văn Cầm Hải, Vũ Đình Giang, Đỗ
Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thế
Hoàng Linh Có lẽ sự đông đúc của đội ngũ thì chưa có giai đoạn nào trước
đây sánh bằng bây giờ. Và do quá đông đúc trong một thời kỳ đất nước mở
rộng giao lưu và hội nhập, trong kỷ nguyên của Cách mạng thông tin và Toàn
cầu hóa nên những tìm kiếm cho cái riêng của họ là rất đa dạng.” [7]
Có thể thấy những bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp
chí chưa thực sự phong phú về số lượng và khảo sát chưa sâu. Các tác giả chỉ
dừng lại tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa nghiên
cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hoặc hệ thống hóa tác phẩm. Nhưng
trên các báo mạng và các diễn đàn văn nghệ ta sẽ thấy một không khí sôi nổi,
thẳng thắn, tự do khi trao đổi về những tập truyện ngắn của Y Ban.

“Nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban vẫn rất nữ tính và đằng sau tất cả có
lòng yêu thương con người, ao ước vươn tới những cảm xúc xứng đáng với
con người”. [21] Độc giả Mỹ Linh lại viết: “Yếu tố tình dục, những câu
chuyện tình dục như Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi người, chỉ
có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc
lâu nay không quen nói ra”. [21] Riêng về truyện ngắn I am đàn bà, nhà văn
10

Dạ Ngân cho rằng: “Thị là một thân phận phụ nữ nông dân điển hình trong
thời đại. Qua truyện ngắn ấy, Y Ban đã vượt lên chính mình, đã thoát khỏi
chuyện tình cảm đàn ông, đàn bà để hướng vào thân phận đàn bà chung hơn,
lớn lao hơn”. Bên cạnh những lời khen, tác phẩm của Y Ban cũng nhận được
những ý kiến trái chiều. Trên diễn đàn văn học trẻ anh Hoàng Thành Nam đã
thể hiện sự phẫn nộ khi nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành cuốn I am đàn bà:
“Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản
những cuốn sách có nội dung phản tác dụng như thế này…” [22]. Độc giả
Nguyên Nguyên lại có nhận xét với giọng châm biếm: “Nếu gom hết những
nhà thơ nhà văn Hoàng Diệu, Y Ban… đến một thế giới mà chỉ có họ với
nhau, tôi nghĩ rằng họ sẽ nude trong thế giới của họ cả ngày lẫn đêm bởi còn
gì ngoài sự trần trụi được phô ra một cách tỉ mỉ hết.” [20] Tuy nhiên ta thấy
xu hướng nhìn nhận tác phẩn của Y Ban một cách khách quan, tìm thấy nhiều
giá trị tốt đẹp vẫn chiếm ưu thế hơn. Những ý kiến trái chiều cũng có lí lẽ của
họ nhưng nên chăng họ cần đặt nó trong hệ thống những sự kiện khác để thấy
được toàn bộ giá trị của tác phẩm để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện theo
khía cạnh dung tục tầm thường.
Bên cạnh những bài viết nói trên, các bài nhà văn Y Ban trả lời phỏng
vấn của các phóng viên trên các báo cũng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài. Tiêu biểu là các bài:
Xuân Anh – vietimes.vietnamnet.vn: Buồn ơi! Y Ban chào mi; Nhà văn
Y ban – văn chương vẫn cần trời cho. 12

Bảng thống kê số lượng truyện ngắn trong từng tập:

TT
Tập truyện
Số lượng
truyện
ngắn
Số lượng truyện
trùng lặp với tập
trước
01
Người đàn bà có ma lực
9
0
02
Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm
12
0
03
Vùng sáng kí ức
11
1 (Quê nội – đã in
trong tập Người đàn
bà sinh ra trong bóng
13

4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Y Ban
Bước đầu ghi nhận những thành tựu và đóng góp quan trọng của nhà
văn Y Ban trong dòng văn xuôi đương đại Việt Nam

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện các phương
pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê:
Với số lượng tác phẩm khá lớn phương pháp này sẽ giúp chúng tôi
trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung,
các kiểu dạng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật trong truyện
ngắn của Y Ban .
5.2. Phương pháp so sánh:
So sánh truyện ngắn của Y Ban với sáng tác của các nhà văn khác để
thấy được điểm khác biệt và đặc trưng trong sáng tác của Y Ban.
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này giúp chúng tôi vừa đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ
thuật trong truyện ngắn Y Ban vừa hệ thống, tổng hợp kết quả để minh
chứng cho các luận điểm của luận văn.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:
Chương 1. Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn
xuôi thời kì đổi mới.
Chương 2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban.

15

thế bởi cảm hứng đời tư – thế sự. Xu hướng ngợi ca được thay bằng xu hướng
phê phán hiện thực. Cách nhìn cuộc sống ở góc độ lạc quan, tốt đẹp được thay
bằng cách nhìn trực diện những vấn đề của đời sống xã hội. Chính vì vậy văn
học thời kì này đa dạng hơn về giọng điệu, phong phú hơn về thể loại và cũng
gây nhiều tranh cãi hơn. Bước chuyển mình của văn học được thể hiện ở cả
ba thể loại là: thơ, kịch, văn xuôi. Ở văn xuôi, thể loại truyện ngắn ghi lại dấu
ấn rõ rệt nhất. Với lợi thế nhỏ gọn và cơ động truyện ngắn bắt nhịp một cách
nhạy bén và linh hoạt với những biến chuyển của đời sống. Truyện ngắn đi
sâu phản ánh cái hàng ngày, cái thường nhật. Sự vận động của thể loại này từ
1995 – 1999 được Bùi Việt Thắng nhấn mạnh đến sự phong phú về tác phẩm
và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ cũng như các khuynh hướng tìm tòi
thể hiện trong sáng tác truyện ngắn. (Một bước đi của truyện ngắn) [15] Về
thi pháp, truyện ngắn trở nên phong phú về hình thức, phong cách và bút
pháp. Có thể thấy phong cách cổ điển trong sáng tác của Nguyễn Thành Long,
Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải; phong cách trữ
tình trong sáng tác của Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Hảo; phong
cách hiện thực trong sáng tác của Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu
Huệ. Hình thức của truyện ngắn cũng đa dạng hơn với truyền kì hiện đại, giả
cổ tích, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn, truyện ngắn triết luận… Về ngôn
ngữ và phương thức trần thuật cũng có nhiều thủ pháp mới như: tăng cường
đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức, đồng hiện. Tất cả
những điều đó đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện ngắn.
Mười năm đầu đổi mới văn đàn đã chứng kiến sự được mùa của truyện
ngắn. Trong đó có sự đóng góp của các cây bút nữ. Người ta nói nhiều đến
một nền văn học “mang gương mặt nữ”. “Đã hình thành một tỉ lệ giữa phái
yếu và đấng mày râu là 2/3 – một tỉ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ thấy
truyện ngắn trẻ hôm nay và văn chương nói chung mang gương mặt nữ.”
16

Anh, Đào Phong Lan cũng đạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do báo Văn
nghệ trẻ tổ chức. Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần
thứ II do Nhà xuất bản trẻ, Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ tổ
chức. Hồ Thị Ngọc Hoài – một tác giả không chuyên – đã đạt giải nhất cuộc
thi truyện ngắn lần thứ 13 năm 2006 -2007 do Báo Văn nghệ tổ chức với tác
phẩm Thung Lam.
Không chỉ dừng ở những giải thưởng đó, các nhà văn nữ vẫn tiếp tục
sáng tác với đam mê của mình. Họ tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm sau
những lần được xướng danh tại các lễ trao giải. Họ làm việc với thái độ
nghiêm túc và đầy nhiệt huyết. Truyện ngắn chính là thể loại sở trường, phù
hợp với sức “rướn” của các nhà văn nữ. Nhiều tác phẩm đã khiến dư luận chú
ý và tạo ấn tượng trong đời sống văn học: Bi kịch nhỏ - Lê Minh Khuê, Giấc
ngủ nơi trần thế - Nguyễn Thị Ấm, Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh,
Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông bão – Y Ban, Minu xinh
đẹp – Nguyễn Thị Thu Huệ, Hạnh – Nguyễn Thị Minh Dậu… Không chỉ
thành công ở thể loại truyện ngắn sở trường, họ cũng có những thành công
nhất định ở thể loại tiểu thuyết: Giàn thiêu – Võ Thị Hảo, Ngụ cư – Thùy
Dương, Tường thành – Võ Thị Xuân Hà, Xuân từ chiều – Y Ban và truyện
vừa như: Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ, Tiệm may Sài Gòn – Phạm
Thị Hoài, Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư, Thần cây đa và tôi - Y
Ban…
Có thể giải thích sự “lên ngôi” của các nhà văn nữ bởi hai nguyên nhân.
Thứ nhất là do cơ chế đổi mới của đất nước từ năm 1986. Sự đổi mới của đời
sống xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà văn nói chung và các
nhà văn nữ nói riêng. Họ có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống
xã hội và đời sống tinh thần của con người. Theo Bùi Việt Thắng “làm nên
đặc trưng riêng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê say
18

được tham dự, được hòa nhập vào nỗi niềm đau khổ và hi vọng của con

Nhưng có lẽ với bản năng của phụ nữ các nhà văn thường đi sâu vào đề tài
tình yêu, “đem toàn bộ đời sống hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu
và triển khai ra cũng thành tình yêu” (theo Phương Lựu). Vì vậy đề tài tình
yêu chiếm vị trí khá lớn trong sáng tác của họ: Chiếc lá xanh hạnh phúc,
Những kẻ ra đi – Nguyễn Thị Ấm, Cát đợi, Tình yêu ơi ở đâu – Nguyễn Thị
Thu Huệ, Gà ấp bóng, Và anh, một phần ba của cuộc đời em, Thiên đường và
địa ngục – Y Ban, Si tình – Phan Thị Vàng Anh… “Truyện ngắn nào cũng
chan chứa hoài niệm và mơ ước về một tình yêu, một hạnh phúc đích thực,
khó nắm giữ, mong manh dễ bị thời gian khỏa lấp”. [13] Các sáng tác của
những cây bút nữ cũng hướng về kí ức. Họ viết về kỉ niệm thời thơ ấu Đi câu,
Đi chợ sớm – Y Ban, Bến đợi – Đỗ Bích Thúy; nỗi nhớ người thân Điều ấy
bây giờ con mới hiểu ra – Y Ban; kí ức về quê hương Vùng sáng kí ức – Y
Ban… Nhưng thẳm sâu và da diết nhất vẫn là kí ức về tình yêu: Và anh, một
phần ba của cuộc đời em, Gà ấp bóng, Cưới chợ – Y Ban, Xin hãy tin em –
Nguyễn Thị Thu Huệ… Tình yêu mang đến những khoảnh khắc đẹp đẽ rồi ra
đi để lại những vết thương suốt cuộc đời không lành nổi. Tất cả đều được cất
dấu vào nơi bí mật nhất trong tâm hồn họ để cân bằng cuộc sống của họ.
Trong thế giới nhân vật phong phú của văn xuôi các cây bút nữ là
những người phụ nữ với những thân phận và tính cách cá biệt nhưng lại
có chung những miền khát vọng, ước mơ. Họ là những người phụ nữ quyết
liệt đầy bản lĩnh dám yêu và dám lên tiếng đòi sự bình đẳng trong tình yêu
(Vũ điệu địa ngục – Võ Thị Hảo, Cát đợi – Nguyễn Thị Thu Huệ), là những
phụ nữ sống trong cô đơn và tiếc nuối quá khứ (Người đàn bà có ma lực – Y
Ban), là những người thất thường, hòa trộn cả thật thà và giả dối (Tôi yêu
nàng đấy thị ơi – Y Ban, Những đêm thắp sáng – Y Ban)… và còn nhiều
20

người đàn bà khác với đủ mọi tầng lớp, đủ mọi tính cách. Đa số họ là những
người đàn bà bất hạnh, phải gánh chịu nhiều nỗi đau của số phận. Chính vì
vậy họ luôn khát khao một tình yêu đích thực, một hanh phúc giản đơn, họ “là

họ sẽ đi xa hơn và sẽ là lực lượng kế cận có nhiều đóng góp cho sự phát triển
của văn học nước nhà.

1.2. Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới
Y Ban được bạn đọc chú ý từ khi truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ
đạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho tạp chí Văn nghệ quân đội năm
1990. Chị tiếp tục sáng tác và nhận được giải thưởng cho tập truyện Người
đàn bà có ma lực (1993). Năm 2006 truyện I am đàn bà của chị được trao giải
nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn của Báo Văn nghệ nhưng sau đó giải
thưởng bất ngờ bị rút lại vì lí do phạm quy. (Nhà văn Nguyễn Trí Huân hội
đồng chung khảo giải thích: “… bạn đọc đã phát hiện tác phẩm này đã vi
phạm thể lệ cuộc thi… Thể lệ cuộc thi có ghi rõ: Trong thời gian cuộc thi, tác
phẩm dự thi không được gửi in sách, báo hay tạp chí nào khác. Trong phiên
họp bổ sung của ban chung khảo cuộc thi, I am đàn bà không còn nằm trong
danh sách các giải thưởng vì tác giả đã tập hợp in thành sách.”) Tuy giải
thưởng đã bị rút lại nhưng tác phẩm đã được cả hội đồng giám khảo có trình
độ và uy tín đánh giá cao.
Ngoài những truyện được giải thì nhiều tác phẩm của chị được bạn đọc
đón nhận nhiệt thành. Chị liên tục ra những tập truyện ngắn mới: Vùng sáng
kí ức (NXB Hội nhà văn – 1996), Miếu hoang (NXB Thanh niên – 2000),
Cẩm Cù (NXB Hà Nội – 2001), Cưới chợ và những chuyện ngắn mới (NXB
Văn học – 2005), I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) và gần đây nhất là tập:
Hành trình tờ tiền giả (NXB Hội nhà văn – 2009). Trong số những tập truyện
22

này tập I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) đã thực sự làm chị “khổ sở” với
việc bị rút giải thưởng, bị thu hồi và cả những lời đồn thất thiệt. Đến nay dư
luận đã tạm lắng xuống và theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu thì lời
khen vẫn nhiều hơn tiếng chê bởi Y Ban đã viết về thứ sex có văn hóa và
chiều sâu nhân bản. Viết về sex chị quan niệm đây là phương tiện giải trí và

chính hiện nay?”[25] Quả đúng như vậy, có độc giả dễ tính, có độc giả khó
tính nên khi họ tiếp cận một tác phẩm văn học thì tác phẩm đó sẽ được đánh
giá trên nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau. Và có lẽ bạn đọc cũng là
những người công minh nhất trong việc đánh giá các tác phẩm văn học. Đó là
lí do mà văn của chị rất dễ đọc, dễ nhớ và không kén độc giả. Đọc các tác
phẩm của chị người ta thấy gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần
thấm thía, sâu sắc.
Thế mạnh của Y Ban là viết về nỗi đau, thân phận đàn bà và kí ức.
Trong mảng đề tài nào chị cũng coi trọng tính nhân bản bởi “Cách hành văn,
các chi tiết nhiều khi rất bạo liệt, nhưng đọng lại là sự nhân ái. Tôi viết về cái
xấu, cái ác là để người ta căm ghét nó và muốn sống đẹp hơn, viết về sự đổ vỡ
là để gợi lại niềm tin yêu cuộc sống”[24]. Cảm hứng sự thật về đời sống có
liên quan đến nhân cách con người. Nói đến cái ác, cái xấu suy cho cùng để
hướng đến sự khẳng định phẩm chất, nhân cách con người. Bằng trách nhiệm
và lương tâm của mình, Y Ban không thể làm ngơ với những nỗi đau của
đồng loại, với thực trạng xã hội. Y Ban chắt chiu tìm kiếm để đưa lên trang
viết của mình cả những mảng sáng và những góc khuất của cuộc sống để soi
rọi những giá trị nhân bản. Chị luôn tôn trọng cuộc sống riêng tư của con
người cùng những rung động cảm tính, bản năng của họ. Hầu hết những
người phụ nữ trong truyện ngắn của chị đều bất hạnh. Họ không khổ vì vật
chất thì cũng khổ về tinh thần. Họ khổ trong tình yêu, trong gia đình, khổ vì
24

đàn ông và cũng vì sự cầu toàn của bản thân họ. Họ chống chếnh, chơi vơi bởi
sự lựa chọn giữa trách nhiệm, bổn phận và khao khát bản năng. Cuối cùng họ
thường chìm ngập trong những đau đớn, mất mát và thiệt thòi. Viết về nỗi
đau, về bi kịch bằng sự cảm thông sâu sắc, Y Ban đã làm rung động trái tim
người đọc và tìm được sự đồng cảm của độc giả cùng giới từ những trang viết
theo sát diễn biến tâm lí của nhân vật.
Trong những sáng tác của mình, Y Ban đề cao yếu tố hư cấu. Chị quan

là người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái
tinh vi trong tâm hồn con người. Với khao khát hạnh phúc và sự bình yên
trong tâm hồn đến cháy bỏng các tác phẩm của chị đã tìm được chỗ đứng
trong lòng độc giả.

Trích đoạn Điểm nhìn trần thuật bên trong Điểm nhìn trần thuật bên ngoài Nhân vật kể chuyện Người kể chuyện ở ngoài câu chuyện Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status