Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 - Pdf 30


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON


 CAO THỊ TUYẾT TRINH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC: 2011 - 2015
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC: 2011 - 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN
TS. MAI THỊ LIÊN GIANG

giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện
khoá luận.

Tác giả
Cao Thị Tuyết Trinh

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng nghiên cứu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Nhiệm vụ 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Đóng góp của đề tài 6
8. Kết cấu của đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945 8
1.1. Một số quan điểm của Tô Hoài về sáng tác có liên quan đến nghệ thuật xây
dựng nhân vật 8
1.1.1. Quan điểm của Tô Hoài về sáng tác văn chương 8
1.1.2. Quan điểm của Tô Hoài về nghệ thuật 10
1.2. Nhân vật và các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 11
1.2.1. Cách hiểu về nhân vật 11
1.2.2. Phân loại nhân vật 13
1.3. Các hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 17
1.3.1. Hình tượng các loài vật 17
1.3.2. Hình tượng nhân vật người nông dân, thợ thủ công 24
1.3.3. Hình tượng nhân vật trí thức 31

3.1.2.3. Ngôn ngữ đa thanh 68
3.2.2.4. Ngôn ngữ ấn tượng 69
3.2. Giọng điệu trần thuật 72
3.2.1. Cách hiểu về giọng điệu trần thuật 72
3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 73
3.2.2.1. Giọng điệu khách quan 73
3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm 75
3.2.2.3. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên 78
3.2.2.4. Giọng điệu trữ tình 79
PHẦN KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 89

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tô Hoài là viên ngọc sáng, là nhà văn của đời thường. Ông là cây đại thụ
trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam được đông đảo bộ phận độc giả yêu
mến. Đến với con đường nghệ thuật từ những năm ba mươi cho đến nay, Tô
Hoài đã sáng tác được một lượng tác phẩm đồ sộ . Như một chùm đèn màu được
nạm bằng kim cương, tác phẩm Tô Hoài đã làm bao tâm hồn của thế hệ trẻ phải
say mê, sáng tác của ông đã vượt trùng dương đến với bạn đọc của hơn 14 nước
trên thế giới. Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ, ông đã có
những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong bài báo “Với Tô
Hoài” trích ở Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 38, nhà văn
Xuân Trường đoán định Tô Hoài là người viết nhiều nhất ở nước ta với khoảng
140 đầu sách vào năm 1991. Đến nay, theo nhiều nhà nghiên cứu thống kê, số
lượng tác phẩm của Tô Hoài đã lên tới con số gần 200 đầu sách. Có mặt trong
suốt hai giai đoạn sáng tác: trước và sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài viết
nhiều thể loại và thể loại nào cũng đạt được những thành công xuất sắc. Ông là

sáng tác dành cho thiếu nhi. Ở mảng truyện ngắn chỉ được đề cập đến rất ít.
Thông thường, khi nói đến Tô Hoài, người đọc nghĩ ngay đến “Dế mèn phiêu
lưu ký”, “Vợ chồng A Phủ”. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, thực ra ở nhà văn
này còn có rất nhiều điều để bàn và để nghĩ. Với những thành công đáng ghi
nhận của mình, truyện của Tô Hoài đáng để chúng ta tìm hiểu sâu. Đặc biệt là
thế giới nghệ thuật trong truyện của ông mang những nét độc đáo và bản sắc rất
đặc trưng. Đó là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật
trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945 để nghiên cứu. Cũng gần như là một
Rô-bin-xơn đi khai hoang vùng đất quý, với đề tài trên, chúng tôi muốn có cái
nhìn đầy đủ và trọn vẹn về những đóng góp của Tô Hoài đối với quá trình vận
động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và ở thể loại truyện
ngắn nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài cũng như tác
phẩm của ông. Những ý kiến đánh giá phê bình về truyện ngắn của Tô Hoài
được tập trung trong cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, nhà xuất bản Giáo

3
dục, năm 2007 được tái bản nhiều lần, do Phong Lê (giới thiệu) và Vân Thanh
(tuyển chọn). Phong Lê đã chỉ ra chân dung: “Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ
ai, một Tô Hoài hết mình, hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng,
cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm,
chẳng biết sợ là gì ” [7 ; tr 41]. Có thể nói Tô Hoài là một nhà văn lớn, có
nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi nhận
thấy những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Tô Hoài chưa được nhiều
và còn khá mới lạ. Từ góc độ nghiên cứu, hầu như chưa có công trình nào mang
tính chất toàn diện và hệ thống về truyện ngắn của Tô Hoài. Có chăng đa phần
cũng chỉ là các bài viết ngắn, các bài phỏng vấn, bài đánh giá được đăng tải trên
một số phương tiện thông tin đại chúng, trên diễn đàn internet.
Năm 2006, Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ thuật Tô

của Tô Hoài cho nền văn học Việt Nam những năm qua : “Không hiểu ông đã
làm đầy cái bồ chữ của mình từ bao giờ để có được sự trường sức đáng nể ấy.
Mà nhìn ông, cấm có thấy cái vẻ ta đây đang suy nghĩ về những vấn đề lớn lao
vĩ đại hay đăm chiêu như thể đang ấp ủ một sự nghiệp văn chương khiến thiên
hạ phải lác mắt. Đơn giản, viết, với ông, như hít thở khí trời, như một hình thức
dưỡng sinh. Bởi thế, bề ngoài ông vẫn nhỏ nhẹ, nụ cười vẫn tủm tỉm Thi
thoảng, ta mới bắt gặp trong đôi mắt ông lóe lên những ánh nhìn tinh quái. Thần
tướng của ông có lẽ bắt đầu những những cái lóe nhìn ấy chăng?”. [ 55, tr 68]
Cũng có nhiều công trình, bài viết nói về Tô Hoài, tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu trên chưa phân tích mang tính chuyên sâu, hệ thống và toàn
diện về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn ông. Đa số các bài viết tập trung
nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chương cùng một số sáng tác
nổi bật của nhà văn về đề tài dành cho thiếu nhi. Với việc giải quyết các luận
điểm trong đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm
1945”, chúng tôi muốn đem đến cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn về những đóng góp
của nhà văn tác giả đối với quá trình vận động và phát triển của văn học Việt
Nam hiện đại nói chung và ở thể loại truyện ngắn nói riêng; hi vọng giúp bạn
đọc có cái nhìn đúng về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Tô Hoài và giá trị
của nó đối với bạn đọc.
Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2015, “Thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn Tô Hoài trước năm 1945” là đề tài chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm
hiểu. Với việc giải quyết các luận điểm trong đề tài trên, chúng tôi hi vọng sẽ

5
giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Tô
Hoài cũng như đóng góp của ông đối với nền Văn học nước nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Tô Hoài trước năm 1945.
4. Phạm vi nghiên cứu

thấy được những ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, nơi sinh, môi trường
sinh sống, làm việc đến tác phẩm và quá trình sáng tác của nhà văn.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Đề tài có thể xem là công trình khảo sát tương đối có hệ thống về các tác
phẩm truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945, góp phần chỉ ra sự thành công của
nhà văn trong nghệ thuật sáng tác truyện ngắn. Từ đó khẳng định vị trí, vai trò
của một nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam.
7.2. Đề tài còn thể hiện mối quan tâm đến thể loại truyện ngắn – mảng văn học
văn xuôi góp phần quan trọng góp phần làm phong phú đời sống tâm hồn cho
bạn đọc.
7.3. Bên cạnh đó, khoá luận thành công sẽ trở thành tài liệu học tập quan trọng
và bổ ích đối với sinh viên trường Đại học Quảng Bình, khoa Tiểu học- Mầm
non. Đồng thời, đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc yêu quý nhà
văn Tô Hoài.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Phần nội dung
khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Tô
Hoài trước năm 1945.
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng kết cấu và tình huống trong truyện ngắn Tô
Hoài trước năm 1945.
Chương 3. Thế giới ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Tô Hoài trước
năm 1945.

7
PHẦN NỘI DUNG
Khái niệm về thế giới nghệ thuật thường được dụng khi con người có nhu


8
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945
1.1. Một số quan điểm của Tô Hoài về sáng tác có liên quan đến nghệ thuật
xây dựng nhân vật
1.1.1. Quan điểm của Tô Hoài về sáng tác văn chương
Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen. Ngoài tên thật khi
viết báo, ông còn dùng những bút danh khác như: Mắt biển, Mai Trang, Duy
Phương Quê nội ông ở thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhưng
nhà văn lại sinh ra và lớn lên và rất gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ
Hoài Đức tỉnh Hà Đông Cũ (nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Cái tên Tô Hoài đã trở nên gần gũi với bạn đọc suốt 70 năm qua, 70 năm viết
trong một đời người. Giai đoạn trước 1945, truyện ngắn của ông in đậm cảm
quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của ông – một cây bút sung sức, đứng bên
cạnh Nam Cao, làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt
nam những năm tiền Cách mạng.
Nếu Hoài Thanh, đại diện cho phái Nghệ thuật vị nghệ thuật cho rằng văn
chương là thứ vật quý trong chân tướng lộng lẫy, là sự kết tinh, sự thăng hoa của
tâm hồn nghệ sĩ trước cái đẹp vĩnh cửu của thiên nhiên và nỗi buồn vui muôn
thuở của kiếp người thì Hải Triều, nhà văn đại diện cho phái Nghệ thuật vị nhân
sinh lại quan niệm văn chương không chỉ cốt viết cho đẹp, cho khéo lời, văn
chương du dương mà phải cảm cái cảnh đau đớn của những hạng người vì cái
sống vô cùng khốn khổ. Bản chất của văn chương là sự sáng tạo, bởi văn
chương không chấp nhận sự rập khuôn dễ dãi. Nếu nhà văn không tìm tòi,
không sáng tạo thì không có văn chương. Tư tưởng này cũng đã được Nam Cao
bày tỏ qua phát ngôn của nhân vật Hộ: “Văn chương không cần đến những
người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung
nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo
những gì chưa ai có” [35, tr35]. Với Tô Hoài, là người có sở trường viết truyện

hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả những sáng tác của tôi, ý nghĩ tự nhiên của tôi
bấy giờ là viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình” [14, tr
219]. Tô Hoài sống gần gũi quen thuộc với những người bình dân, những con
người lam lũ, nghèo khổ, nhếch nhác. Nhà văn từng bộc bạch: “Đời không

10
suông nhạt của mảnh cổ tích nhăng cuội, ở những chuyện trai gái thông thường
đem bôi nhèm trên giấy. Tôi có thể viết vô vàn truyện mơ mộng hoa lá. Mà tôi
viết không được. Xưa nay, tôi chỉ quen với những gì vụn vặt, nhem nhọ” [14, tr
118]. Trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm
và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là cuộc
sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quán trong
cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành
thị. Trước 1945, trong sách Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Tô Hoài được
xếp vào nhóm các tác gia tả chân. Là người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn,
Vũ Ngọc Phan nhận thấy rõ những đặc sắc, những điểm mạnh - yếu trong văn
Tô Hoài. Ông cho thấy cùng với năng lực miêu tả thế giới loài vật, Tô Hoài còn
là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”. Nhà phê bình
cũng đã sớm phát hiện giọng điệu “trào lộng và khinh bạc” ở Tô Hoài. Nhìn
chung với 70 năm viết, dẫu trong sôi nổi hoặc trầm lắng của dư luận, Tô Hoài
vẫn luôn là người cùng thời và cùng đồng hành với bạn đọc.
1.1.2. Quan điểm của Tô Hoài về nghệ thuật
Trong Sổ tay viết truyện ngắn, Tô Hoài đã từng bày tỏ niềm say mê của
mình với truyện ngắn: “Tôi thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm đọc truyện ngắn
bởi nó là thể loại có tính chiến đấu mạnh mẽ” vì tôi quan niệm truyện ngắn là
“cưa lấy một khúc đời sống” nhưng không thể vì ngắn gọn mà làm mất đi “chất
khoẻ khoắn của đời sống” [13, tr 8]. Ông đã hiểu được hiểu được tính hiệu quả
của truyện ngắn. Theo nhà văn, với truyện ngắn, người viết phải biết tận dụng
từng chữ, lo săn sóc từng chữ. Truyện ngắn là nơi nhà văn có thể thử tìm phong
cách cho mình.

cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng mơ
ước khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình. Nhân vật cũng là nơi để
nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của chính bản thân
mình về con người. Bản thân Tô Hoài cũng cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất,
tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [10, tr 45]. Mỗi một
nhà văn tuỳ theo cảm quan hiện thực đời sống, tuỳ theo quan niệm của mình mà
có những kiểu nhân vật riêng.

12
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược,
sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng
lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác
phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân,
Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như
thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào
đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại,
như mình- ta trong ca dao ). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một
cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân
gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất
lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật nhưng lại gán cho nó
những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật
được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác
phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung
tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, Ca-cao là nhân vật chính
trong Ðất dữ của G.Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc
quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: Trong
truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là
người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri
mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc.

động, cần bị lên án. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu
như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và
nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật
thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở
đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân
vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó
phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả
này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng
không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất
thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp
chứ không đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Tám Bính, Năm

14
Sài Gòn là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất
duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân
mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao
cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt
chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để
nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến
các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những
nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở
nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm
chất chính diện hoặc phản diện.
- Xét từ tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia
thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển
khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại
hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính,

là đối tượng để nhà văn miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm,
tâm trạng, suy tư về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi
đọc một tác phẩm, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên
nhiên, sinh hoạt, những con người mà còn một hình tượng của một ai đó đang
ngắm nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy
chính là nhân vật trữ tình, đó là tâm hồn, nỗi niềm, tấm lòng mà người đọc cảm
nhận được qua tác phẩm. Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là
những tình cảm, tâm trạng, suy tư của chính bản thân nhà văn. Tuy nhiên, có
nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính
chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà văn có thể tưởng tượng,
hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo quy luật điển hình
hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Còn nhân vật tự sự lại là kết quả của một quá
trình khám phá, chiêm nghiệm, nó là sản phẩm từ sự tổng hợp, nhào nặn, nhân
vật tự sự mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn
“nói" thông qua nhân vật. Nhân vật tự sự chính là nơi mang chỗ nội dung phản
ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí thác quan niệm về con người, về
nhân sinh của nhà văn. Một nhân vật tự sự bao giờ cũng thể hiện một số phận,

16
một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội,
một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó. Khác với 2 kiểu nhân vật trên, nhân
vật kịch lại được hiểu theo một khía cạnh khác. Nhân vật kịch phải thể hiện tính
cách bằng lời nói và hành động không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả. Các
nhân vật kịch được hình thành là do lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ
ấy mà thôi nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ
không phải bằng ngôn ngữ miêu tả. Do đó, tính cách nhân vật kịch tập trung, nổi
bật và xác định nhằm gây ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc, hiển nhiên sự nổi bật,
tập trung đó không có nghĩa là đơn giản, một chiều. Nhân vật kịch thường chứa
đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi
đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy,

cổ tích, trữ tình trong sáng, đẹp và ý vị như ca dao. Chân dung con người trong
truyện ngắn của Tô Hoài là cả một dòng sông cuộc đời trôi chảy của bao nhiêu
sự việc, câu chuyện về cuộc sống. Tô Hoài đi sâu hơn vào các cảnh ngộ và theo
dõi dài hơn những cuộc hành trình của các nhân vật. Vì vậy, các kiểu nhân vật
trong truyện ngắn của ông không xa lạ, họ chính là những người nông dân,
người thợ thủ công, những người trí thức sống ở chính quê hương mình. Ngay
cả đến loài vật cũng hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày.
Ngòi bút Tô Hoài luôn hướng đến những mảnh đời đơn sơ và mộc mạc như thế
nhưng lại đủ sức dẫn dắt độc giả chúng ta đi vào nhiều ngõ ngách bất ngờ. Sự
vận động và kết hợp một cách linh hoạt các chi tiết hàng ngày với các chi tiết
tiêu biểu giúp nhà văn dựng nên những nhân vật, những tính cách tiêu biểu.
1.3.1. Hình tượng các loài vật
Nếu ví văn học thiếu nhi như một khu vườn thì nhà văn Tô Hoài như một
cây đa lớn, là tác giả của những tác phẩm văn học thiếu nhi hàng đầu. Đối với
giới sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn Tô Hoài như một người cha, một người anh,
một thủ lĩnh. Tô Hoài từng kể về tuổi thơ của mình trong truyện ngắn Chiều
chiều: “ Cái thuở bé sao mà lâu thế, dài thế. Bắt châu chấu bán cho người chơi
chim họa mi. Bán không hết thì vặt cánh, bóp bụng cứt, rang khan với muối, ăn
vã. Rồi thì kéo bọn đi hun chuột đồng, chuột luộc, chuột rán đều ngon…” [1, tr
25]. Có lẽ chính tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên ấy đã vun đắp cho tâm hồn nhà
văn sự giàu có về thế giới tự nhiên, giúp cho trang viết về các loài vật của Tô

18
Hoài luôn lôi cuốn được người đọc. Viết về thế giới loài vật, chất văn của ông
hiền như củ khoai, con kiến, như bài đồng dao, như con chim sẻ ríu rít giữa trưa
hè Tô Hoài được đánh giá là nhà văn Việt Nam đầu tiên bắt đầu cho nhịp
chảy của dòng văn học thiếu nhi nước nhà. Có thể nói ông là một trong những
nhà văn viết về loài vật thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật. Không bị
nhoè lẫn bởi bất kì một nhà văn nào, truyện của ông có những tính chất nửa tâm
lí, nửa triết lý, miêu tả chân về cuộc sống của các loài vật tuy bề ngoài ra vẻ lặng

hơn và có nhiều bản tính… người hơn, ít ra là so với ngan. Mụ ngan lạch bạch đi
kiếm ăn. Hai con của mụ bỗng bị diều hâu quắp, thế mà mụ vẫn cứ vô tư như
không. Mụ vô tâm quá! Tô Hoài khẳng định : “Phải tay mụ gà thì không bao giờ
mụ chịu đứng im như vậy. Dù sống dù chết mụ cũng xù lông ra, nhảy lên đánh
nhau với quân thù. Đằng này có thể như không bao giờ mụ ngan nghĩ đến cái
điều phiền nhiễu đó. Mụ đủng đỉnh dẫn một con long thong về, mỏ và mắt thản
nhiên như lúc ra đi” [1, tr 85]. Ấy là so với gà, còn so với vịt thì ngan lại hơn ở
sự “dũng cảm” và “lỳ lợm”. Ngan không nhát như mấy anh vịt, lúc nào cũng
đứng ngẩn tò tè ra nghe ngóng để rình chạy. Cái “ngẩn tò tè” này quả thật là nét
tính cách riêng của vịt, nhưng phải chờ đến Tô Hoài ta mới định danh được nó.
Hay O Chuột là cả một tập truyện gồm 8 truyện, trong đó 7 truyện viết về loài
vật, lấy truyện O chuột làm tên chung. Sao lại là o ? Hoá ra, đây không phải là
đại từ mà là động từ. Chuyện một gã mèo mướp cùng lũ chuột tá túc, kiếm sống
trong nhà. Đối với gã, chuột nhắt là giống gây khó chịu nhất vì chúng thường
lăng quăng, bắng nhắng làm ngứa mắt. Mướp bắt chúng chẳng phải để chén –
chén chúng thì được mấy nả thịt, mà là để vờn đùa cho thoả cái thú nhìn con mồi
trước cái chết. Thế mà cũng lắm lúc bọn nhóc thoát được. Thành ra mướp là nỗi
sợ của toàn họ nhà chuột, nhưng xem chừng mướp cũng thất bại trong việc đi
lung chuột nhắt để vờn đùa. “Cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa
niên của mình để chỉ luẩn quẩn đi o chuột”. [1, tr 101]. Cả cái xã hội chuột này
rồi còn trở lại với sự quan tâm của Tô Hoài trong truyện Chuột thành phố. Cả
một xã hội xã hội chuột gồm nhiều chủng loại nương náu, rúc ráy khắp mọi ngõ
ngách, cơ ngơi thành phố. Giữa chúng thường diễn ra những cuộc chiến tranh để
giành nơi ở và miếng ăn. Nhân vật chính trong truyện là một gã chuột cộc, nhờ
vào đức dũng cảm, thông minh và đoàn kết mà thoát được mọi hiểm nguy, kể cả

Trích đoạn Cách hiểu về tình huống Tình huống thường nhật Tình huống chia li Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tô Hoài trước năm 1945 Ngôn ngữ dân dã
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status