Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
oOo

VŨ THÚY HẰNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS – TS Lê Dục Tú


3.1.2.1. Bi kịch cuộc sống thời mở cửa 18
3.1.2.2. Bi kịch tình yêu 27
3.1.2.3. Bi kịch hôn nhân – gia đình 36
3.2. Cảm hứng triết luận 46
3.2.1. Triết lý về cuộc sống – nhân sinh 46
3.2.2. Triết lý về tình yêu – hôn nhân 48

CHƢƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT 51
1. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của Đoàn Lê 51
1.1. Đặc điểm nhân vật của văn học giai đoạn trước và sau 1975 51
1.2. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê 55
2. Các kiểu nhân vật và phƣơng thức biểu hiện trong truyện ngắn Đoàn Lê 59
2.1. Nhân vật cô đơn 59
2.2. Nhân vật thức tỉnh, tự ý thức 63
2.3. Nhân vật ảo 66

CHƢƠNG III: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ 73
1. Cốt truyện 73
1.1. Cốt truyện truyền thống 74
1.2. Cốt truyện tâm lý 78
1.3. Cốt truyện kỳ ảo 83
1.4. Vai trò của người kể truyện đối với sự phát triển của cốt truyện 85
2. Tình huống truyện 87
2.1. Tình huống bi kịch 88
2.2. Tình huống tự nhận thức 89
3. Không gian - Thời gian nghệ thuật 90
3.1. Không gian nghệ thuật 91
3.2. Thời gian nghệ thuật 95
4. Ngôn ngữ nghệ thuật 100

cho thể loại truyện ngắn Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu những khám phá nghệ thuật
của bất cứ một tác giả nào trong giai đoạn văn học này cũng là những đóng góp
có ý nghĩa để có cái nhìn khái quát hơn về diện mạo của cả một giai đọan văn
học.
1.2 Đoàn Lê là một trong những gương mặt nữ ít nhiều đã thể hiện phong
cách nghệ thuật của mình trên văn đàn sau 1975, nhất là thập niên cuối thế kỷ
XX và những năm gần đây. Là một nghệ sỹ đa tài, Đoàn Lê đã để lại dấu ấn của
mình trên nhiều lĩnh vực: từng là diễn viên điện ảnh, thiết kế mỹ thuật, biên
kịch, đạo diễn phim, họa sỹ, nhà văn, nhà thơ. Đến nay vốn liếng văn chương
của Đoàn Lê đã khá dày dặn. Ngoài những kịch bản phim truyện, bà có năm tập
truyện ngắn, bốn cuốn tiểu thuyết và rất nhiều tác phẩm hội họa được giới phê
bình đánh giá cao. Đặc biệt, trong tư cách nhà văn, Đoàn Lê được biết đến như
một cây bút nữ có phong cách đa dạng và sức sáng tao tươi mới cùng với một
ngôn ngữ dịu dàng nền nã. Bà từng có hai tập truyện ngắn được dịch ra tiếng 2
Anh để giới thiệu với bạn đọc Mỹ là Trinh tiết xóm chùa và Nghĩa địa xóm
chùa, một tiểu thuyết được giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam Cuốn gia phả
để lại và gần đây nhất là cuốn tiểu thuyết Tiền định được lọt vào vòng chung
khảo của giải thưởng Bách Việt, cùng một số truyện ngắn được nhận giải thưởng
của các báo, các tạp chí (truyện Đêm ngâu vào - Giải A tạp chí Sông Hương,
truyện Hạt vừng- Giải thưởng Tạp chí tác phẩm Văn học, truyện Trinh tiết xóm
Chùa - Giải thưởng báo Văn nghệ). Ở mảng truyện ngắn, Đoàn Lê được đánh
giá là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Truyện ngắn của bà xuất hiện đều
đều trên các báo. Truyện ngắn Đoàn Lê lúc thì đằm thắm trữ tình, lúc lại hiện
thực sắc sảo, có khi táo bạo hiện đại đến bất ngờ, có lúc lại trẻ trung thổn thức
như một cô gái mới lớn. Đọc truyện ngắn của bà, người đọc dễ dàng nhận ra một
trái tim phụ nữ giầu yêu thương với tất cả những vấn đề của cuộc sống nhân
sinh, nhất là vấn đề người phụ nữ. Đoàn Lê cũng may mắn được sống và cảm

ngày càng cao của xã hội. Đoàn Lê là một cây bút có những dấu ấn nhất định
trên văn đàn hôm nay, nhất là trong thời gian gần đây, sáng tác của Đoàn Lê đã
được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên để có một cái nhìn khái quát về
toàn bộ sáng tác của nhà văn này thì cho đến nay chỉ có rất ít công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Đoàn Lê một cách cụ thể. Hầu hết các bài
viết mới chỉ dừng ở dạng giới thiệu, nhận xét sơ bộ, trình bày cảm xúc về một
truyện ngắn, một tập truyện ngắn hay một tiểu thuyết nào đó của nhà văn.
Nhận xét về truyện ngắn Đoàn Lê, các nhà nghiên cứu, phê bình thường
ghi nhận những đóng góp của bà với văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới nhất
là giai đoạn sau 1986. Vương Trí Nhàn khi lý giải về sự xuất hiện đông đảo của
các cây bút nữ sau 1975 trong đó có sáng tác của Đoàn Lê đã cho rằng : “phụ nữ
bắt mạch nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của
cuộc sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có- tốt, dịu dàng, rộng lượng thì
không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng, từng cây
bút đã tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [49]. Sự góp mặt
của những nhà văn nữ những năm gần đây trong đó có Đoàn Lê đã tạo ra một
luồng sinh khí mới cho văn học đương đại. Cách nhìn hiện thực và con người
bằng những ưu thế của giới tính trong sáng tạo nghệ thuật và cách lựa chọn đề
tài, xử lý tình huống đã tạo nên những nét khác biệt có nhiều đóng góp của các
cây bút nữ cho nền văn xuôi đương đại. Nhận định của một nhà phê bình về các
nhà văn nữ của văn học đương đại thông qua các hình thức biểu hiện của nhân
vật nữ trong sáng tác của họ trong đó có Đoàn Lê như sau: “Đặc điểm trong
những truyện ngắn của các tác giả nữ là hiện thực xã hội đang thay đổi nhanh
chóng, quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm vỡ những giấc
mộng lớn, mộng con với thái độ chung là chấp nhận như một chuyển động tất
yếu của cuộc đời” [79, 103]. Bên cạnh những nhận định chung về sáng tác của 4
các tác giả nữ trong đó có Đoàn Lê thì những ý kiến, nhận xét riêng về truyện

một truyện ngắn đạt tới giọng điệu riêng tư thấm thía như Giường đôi xóm
Chùa. Đó là những truyện ngắn đặc sắc”, những truyện ngắn “như những viên 5
đá quý”, những truyện “phúng dụ, châm biếm, huyễn tưởng” với văn phong tinh
tế, linh hoạt. Trong bài viết “Đoàn Lê- nghệ sỹ đa tài” (Báo nhân dân http
/wv.nd. com.vn) nhận định về văn phong Đoàn Lê: “giản dị, hóm hỉnh, sâu sắc,
Đoàn Lê có biệt tài phát hiện và miêu tả những chi tiết đắt giá ngay trong những
cái tưởng chừng như vụn vặt đời thường. Văn phong Đoàn Lê cuốn hút người
đọc bằng những câu chữ tinh tế, mượt mà”.
Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại
Việt Nam”, Tiến sỹ Bùi Thanh Truyền đã khảo sát hàng loạt truyện ngắn có yếu
tố kỳ ảo trong đó có truyện ngắn Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê. Ông đã phát
hiện được khả năng kỳ diệu của ngôn ngữ Đoàn Lê trong việc khu biệt thế giới
kỳ ảo: “Đặc trưng của thế giới huyền thoại đã chi phối rất rõ cách sử dụng ngôn
ngữ của nhà văn. Đến lượt mình, hệ thống ngôn ngữ này cũng có chức năng khu
biệt quan trọng thế giới kì ảo ấy. Khi miêu tả tình làng nghĩa xóm , Đoàn Lê
viết: "Từ ngày ra nhập tịch nghĩa địa xóm Chùa tôi được sống trong cảnh chan
hoà tình người, tối lửa tắt trăng có nhau cực kì vui vẻ." Hạ xuống một chữ
trăng, người viết đã tạo lập nét khu biệt đáng kể của không gian, thời gian và
đặc tính của những "cư dân nghĩa địa" với đêm, bóng tối cùng sự dị ứng bởi ánh
sáng mặt trời” [74, 170]. Còn khi viết truyện ngắn Chờ nhật thực, gửi cho Báo
tuổi trẻ cuối tuần chính Đoàn Lê nói về việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong truyện
của mình: “Yếu tố huyền ảo được sử dụng, nhằm tôn lên những nét hiện thực và
lịch sử.”
Trong bài viết “Ai cứu xóm Chùa” [13], tiến sỹ Nguyễn Lân Dũng nhận
xét về không gian xóm Chùa trong hàng loạt những sáng tác của Đoàn Lê như
sau: “Xóm Chùa là tên một làng quê được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn của
nữ tác giả Đoàn Lê. Có thể đó không phải là một địa danh thật và không phải

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Đoàn Lê. Nhưng để có
cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn
Lê, chúng tôi có liên hệ và so sánh với các tiểu thuyết của bà, cũng như những
sáng tác khác của một số nhà văn có nét nghệ thuật tương đồng (Nam Cao,
Thạch Lam, Nguyễn Huy Thiệp ) và những cây bút nữ cùng thời (Nguyễn Thị
Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Võ Thị Hảo )
Các tập truyện của Đoàn Lê được khảo sát trong luận văn:
- Thành hoàng làng xổ số- Nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội 1990
- Nghĩa địa xóm chùa - Nhà xuất bản Hội nhà văn 1999
- Trinh tiết xóm chùa - Nhà xuất bản Hội nhà văn 2005
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp 7
phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh đối chiếu. Với
những phương pháp này, chúng tôi cố gắng tìm những đặc điểm cơ bản nhất của
thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê trong mối tương quan giữa tác phẩm
của bà với những nhà văn cùng giới, cùng thời kỳ và cả những cây bút ở giai
đoạn văn học trước.
4.1 Phương pháp thống kê phân loại:
Phương pháp thống kê, phân loại: giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các
kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Đoàn Lê.
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: giúp cho việc nghiên cứu, phân tích, cắt
nghĩa, lý giải các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật từ đó khái quát lên những đặc
điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà
văn.
9
PHẦN II : NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT

10
nhiên sức gợi cảm của thể loại này lại rất lớn và thường mang tính chất mở ở sự
ngắn gọn và cô đọng của nó. Truyện ngắn nên gọn nhưng phải tinh tế và bén
nhọn về tư tưởng nghệ thuật. Chính vì tính chất ngắn gọn ấy mà cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm trở thành “chất keo” gắn kết ý tứ và các phần nội dung để trở
thành một thiên tác phẩm có giá trị. Bởi vậy có thể coi cảm hứng chủ đạo gần
như linh hồn của tác phẩm. Nếu thiếu đi linh hồn, tác phẩm chỉ còn là cái xác
khô cứng và đương nhiên sẽ không thể sống trong lòng độc giả. Nếu như đối với
truyện dài và tiểu thuyết, do dung lượng lớn nên việc miêu tả chi tiết sự vận
động của một tâm hồn, một tính cách với những diễn biến tâm lý phức tạp nhằm
đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hóa về một số phận con người
nên cảm hứng chủ đạo của tác phẩm được thể hiện rất rõ thì truyện ngắn do
dung lượng tác phẩm có hạn, cảm xúc của tác giả càng phải dồn nén nhiều hơn.
Vì thế mà có nhiều nhận xét cho rằng: truyện ngắn gần với thơ hơn các thể loại
tự sự khác như truyện dài và tiểu thuyết. Ở một số truyện ngắn có xuất hiện các
“tứ”. “Tứ” trong truyện ngắn chính là “chủ đề nhưng đã gắn với hình ảnh, với
chất liệu” (Ma Văn Kháng). “Tứ” là yếu tố chủ yếu tạo nên “chất thơ” trong
truyện ngắn. Chất thơ hay tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện ngắn toát lên
từ khung cảnh, chất liệu, từ không khí chung của toàn tác phẩm, hay từ sự hòa
hợp giữa yêú tố khách quan và chủ quan của toàn thiên truyện .Truyện ngắn
cũng có điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường
bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật,
tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở
thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng
lông mà biết toàn bộ con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh
thần”. Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi
dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội dung tư tưởng một cách s ắc bén
và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố lí trí và

trong văn học trước 1975 như phơi bày một vài mặt tiêu cực trong xã hội hoặc
nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh hay bước đầu đề cập
đến bi kịch cá nhân.
Đất nước cần được đổi mới toàn diện và sâu sắc, văn học cũng đòi hỏi
như vậy. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định “đổi mới
đang là nhu cầu bức thiết”, “có ý nghĩa sống còn” và nói rõ: “Thái độ của Đảng
ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh gía đúng sự thật,
nói rõ sự thật”. Đại hội Đảng lần thứ VI là một sự kiện lịch sử trọng đại đã cắm
một cột mốc lớn đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học nước nhà.
Thành tựu quan trọng nhất của văn học sau 1975 là sự đổi mới trong ý thức nghệ
thuật của giới cầm bút. Sau Đại hội Đảng lần VI, hầu hết người làm thơ, viết văn 12
thuộc các thế hệ khác nhau đều chung một ý nghĩ “không thể viết như cũ được
nữa” (Lê Lựu trả lời phỏng vấn báo Quân đội nhân dân, ngày 24/4/1988). Và từ
đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện
thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới càng ngày càng
phát triển cả ở bề rộng lẫn chiều sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng
thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các
nhà văn không còn “nhìn đời và nhìn người một phía”, họ không chỉ
dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận thức được rằng “hiện thực không
phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong
phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là người có
tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và
trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn
phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa; độc giả không phải là
những đối tượng để thuyết giáo mà là những người bạn để giao lưu, đối
thoại một cách bình đẳng…[42,16]. Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học

sắc [46,3].
Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau
năm 1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt
Nam từ cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [42,17] có nhận xét
về văn học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong
khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều
hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường;
nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được
phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở
rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở
nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời
thường hơn…”[42,18]. Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm
hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương. Tìm hiểu được
kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật,
quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn
văn học.
Là một cây bút ít nhiều để lại dấu ấn của mình trên văn đàn hôm nay,
truyện ngắn của Đoàn Lê thường xuất phát từ những nguồn cảm hứng chủ đạo
như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán trào lộng, cảm hứng triết luận… Từ
những nguồn cảm hứng đó, nhà văn đã mạnh dạn đưa vào tác phẩm những bức
tranh chân thực, sống động về cuộc sống hiện thực đời thường “ như nó vốn có”.
Từ đó cung cấp cho người đọc những cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống
thời đổi mới.
14
3. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong truyện ngắn của Đoàn Lê.
3.1 Cảm hứng bi kịch.
Cảm hứng bi kịch xuất hiện trong văn học từ rất sớm. Tuy nhiên phải đến
15
nên những tình huống bi kịch, những xung đột điển hình cho văn học. “Cái nhất
thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm trong cái nhân hậu, cái cực đoan nằm
giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở, cái nhảy cẫng lên lấc láo lên giữa cái dung dị,
thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [10] . Hiện
thực cuộc sống thời hậu chiến với bộn bề những vấn đề nhức nhối đã khơi
nguồn cảm hứng bi kịch cho những nhà văn giai đoạn văn học này.
Sau khi hòa bình lập lại, nỗi đau và sự mất mát mà chiến tranh để lại là
những căn nguyên sâu xa của những tấn bi kịch mà con người hậu chiến phải
gánh chịu. Thêm vào đó, cuộc sống thời mở cửa với tốc độ đô thị hóa chóng mặt
là căn nguyên dẫn tới những tấn bi kịch thương tâm cho biết bao gia đình. Là
nhà văn thuộc thế hệ “gạch nối giữa hai thời kỳ của đất nước”, hơn nữa bản thân
Đoàn Lê đã từng sống chứng kiến, thậm chí trải nghiệm nỗi đau tột cùng và
những mất mát lớn lao của con người do chiến tranh gây ra. Bởi vậy những
trang viết về chiến tranh của bà luôn sâu sắc và cảm động.
3.1.1 Bi kịch chiến tranh
Chiến tranh bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với tất cả những
ai từng trải qua nó. Ở đó có nỗi đau, có sự hy sinh mất mát. Đoàn Lê thuộc thế
hệ nhà văn sinh ra và lớn lên trong thời chiến, được tận mắt chứng kiến cuộc
sống cùng cực của con người dưới bom đạn chiến tranh. Bản thân Đoàn Lê suốt
thời thơ ấu biết bao lần cùng những chị em của mình chạy tản cư: giặc càn rất dữ
dội, chúng lùng sục, bắt bớ, bắn giết người rất dã man, rồi cảnh nhà tan tác chia
ly, người còn người mất Những ký ức đau thương ấy được nhà văn biến thành
những tư liệu quý giá cho những trang viết của mình. Cũng nhờ những trải
nghiệm thực tế ấy mà cách tiếp cận bi kịch của nhà văn dường như có phần sâu
sắc, xúc động hơn.
Khảo sát toàn bộ sáng tác của Đoàn Lê, chúng ta nhận thấy hầu như mọi
sáng tác của bà đều bắt nguồn từ cảm hứng bi kịch: bi kịch chiến tranh, bi kịch

cầu cứu tuyệt vọng, trái tim anh như muốn vỡ ra trăm mảnh. Đặc biệt ấn tượng
về chiếc vòng bạc trên cổ tay người con gái anh yêu rạch một đường nhỏ rớm
máu luôn hiển hiện nhức nhối trong anh. Chiếc vòng bạc chính là kỷ vật tình yêu
mà anh tặng nàng. Nó được tạo nên từ những vòng thép sáng loáng của một trái
bom bi bị tháo gỡ. Nhờ chiếc vòng đặc biệt ấy mà tình yêu của họ đã nổi tiếng
khắp rừng trường Sơn những năm tháng ấy. Nhưng chiến tranh tàn khốc với bộ
mặt ghớm ghiếc đã chỉ trong phút chốc “tiếng súng, tiếng bom, tiếng rít căng
thẳng của máy bay cường kích ào đến…” trong khoảnh khắc ý thức bị tê liệt,
anh chạy bổ xuống cung đường nơi người yêu đang làm việc. Trái tim anh đau
thắt khi thấy “hình ảnh cánh tay em lọt giữa khe hở của hai cây xà cừ vươn lên
vẫy gọi, cầu cứu. Cánh tay giống như một búp cây trắng mọc lên từ mặt đất vừa 17
bị cày xới ám đen đang còn nghi ngút khói…” Chỉ trong phút chốc, người anh
yêu đã vĩnh viễn bị vùi sâu, chôn chặt dưới lớp đất đá loang lổ.
Anh bước ra khỏi cuộc chiến như người mất hồn, trái tim anh đã hoàn
toàn rệu rã “chỉ còn mang chức năng của một cái bơm máu”. Anh sợ hãi trốn
tránh quá khứ, mỗi khi nhớ đến nó là thần kinh anh lại không thể chịu nổi. Tất
cả ký ức đau thương gắn với cánh tay cầu cứu của người con gái anh yêu vươn
lên giữa những mảnh đất đá bị cày xới, vẫn sống, vẫn hiển hiện, vẫn cào xé nhức
nhối lòng anh. Nỗi đau đó đeo đẳng ngay cả trong đêm tân hôn, khi anh cận kề
bên người vợ mới thì “một luồng điện buốt giá xâm chiếm tâm hồn tôi. Trong
nháy mắt, tất cả như sụp đổ, vỡ toác ra.Tôi bỗng chìm nghỉm vào vòng bom đạn
Trường Sơn. Lửa cháy, mùi khét thuốc súng, mùi hăng lá cây giập nát. Cả người
tôi nôn nao sống dậy cảm giác kinh hoàng tuyệt vọng khi tay em từ mặt đất bừa
bộn vươn lên, níu lấy tay tôi, xoắn lại với nỗi đau đớn thầm lặng…”. Ngay trong
giây phút hạnh phúc nhất của đời người, những ám ảnh của chiến tranh vẫn
không buông tha người lính để anh phải trải qua một đêm tân hôn thật khốn
khó Và hôm nay, sau mười hai năm trở về với cuộc sống đời thường, né tránh

người, giống như một sự cứu rỗi cho chính tâm hồn con người khi nhìn về tương
lai bằng lăng kính của quá khứ.
3.1.2. Bi kịch đời thường.
Văn học sau 1975 chứng kiến một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc. Đất
nước hoà bình nhưng cũng kéo theo những biến động khác thường trong đời
sống xã hội. Từ chiến tranh chuyển sang giai đoạn hoà bình, xã hội có những
chuyển động lớn. Đã kết thúc sự tàn phá, chết chóc, hy sinh trong chiến tranh để
trở về với cuộc sống thanh bình, xây dựng và lo toan hạnh phúc. Nhưng chính ở
cuộc sống mới này, nhiều bi kịch đã bất ngờ xuất hiện. Văn học là tấm gương
trung thành phản ánh đời sống xã hội nên không thể không ghi lại những bi kịch
ấy. Vì thế, cảm hứng bi kịch cũng bắt đầu trở lại trong sáng tác văn chương.
Cảm hứng về cái bi đã làm thay đổi diện mạo của văn xuôi thời kỳ đổi mới.
Là một nhà văn nữ khá nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, Đoàn
Lê có nhiều tác phẩm quan tâm đến số phận con người, đến bi kịch của những
gia đình do tốc độ đô thị hoá đến mức chóng mặt ở nông thôn. Cùng với bi kịch
ấy, bi kịch về tình yêu- hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng là một loại bi kịch
được nhà văn quan tâm thể hiện trên những trang viết của mình. Đó là những
loại bi kịch rất phổ biến trong cuộc sống xã hội thời đổi mới.
3.1.2.1. Bi kịch cuộc sống thời mở cửa
Cuộc sống thời mở cửa với muôn vàn những phức tạp kéo theo đó là
hàng loạt những bi kịch: bi kịch cá nhân, bi kịch gia đình, bi kịch của cả nông
thôn Những bi kịch đó đã được tái hiện vô cùng chân thực, sinh động trong 19
hàng loạt sáng tác của Đoàn Lê. Bộ mặt nông thôn sau chiến tranh bắt đầu thay
đổi từ sự hiện đại hóa đồ vật kéo theo sự thay đổi nếp cảm nếp nghĩ, thói quen,
lối sống của người dân ở một xóm nghèo ven đô có tên là xóm Chùa. Trước nay
dân xóm Chùa vẫn sống thật bình lặng, yên ổn. Sự xuất hiện chiếc cát-sét của
ông Sĩ Duệ nơi xóm Chùa ông là mốc son đánh dấu điểm khởi đầu của sự thay

20
đề không nào”. Rồi chuyện cô gái lai đen tên Mừng, chuyên hủ hóa với trai làng
và quy đổi ra thành gạo Từ đó, xóm Chùa không còn là một vùng quê bình
lặng, thuần phác với những người dân cần mẫn trên đồng ruộng bên lũy tre xanh
nữa. Xóm Chùa đang chộn rộn lên vì sự thay đổi, tích cực cũng có mà tiêu cực
cũng nhiều. Xóm Chùa đang nhà nhà thay đổi, người người thay đổi. Nhưng
chưa có gì đáng xáo trộn bằng chuyện mở đường cao tốc qua làng làm bao gia
đình rơi vào bi kịch. Cả làng mắc dịch “sốt đất” dẫn đến cảnh xô xát, anh em
chém giết lẫn nhau: “con cả lão Tự Nghệch chém vỡ đầu thằng thứ hai, tranh
nửa thước đất bên cạnh đường cao tốc vô hình”. Rồi tình cảm hàng xóm láng
giềng sứt mẻ, chia rẽ thành thù hận “bốn nhà vẫn chung ngõ đi bỗng om sòm
đánh nhau chia bôi đường biên giới. Ai cũng cố ngoi ra mặt đường. Đất mặt
đường đắt như vàng…”, đến mức “bà Lăng kiện con rể, đòi lại cái chuồng trâu
đã cho con gái làm hồi môn từ hai chục năm trước”. Từ đó không ai còn thiết
tha làm ăn gì nữa, chỉ nháo nhác chuyện mua bán đất. Nhà nào cũng cố co lại
thật bé, để dư tí đất bán. Gặp vận may một phút lên ông, một phút có quyền coi
thằng hàng xóm bằng nghoé. Người đau đớn nhất trong thảm kịch đất cát là gia
đình lão Hớn- chuyên sản xuất tiền vàng, đô la âm phủ. Nhân vụ đất cát được
giá, lão dồn ba bà vợ và lũ con lên nhà trên để cắt nhà ngang và nửa khoảng sân
bán nghiến cho một gã buôn ngoài tỉnh được ba cây định mua một nơi xa hẳn
cho hai bà vợ khuất mặt đi, khỏi sinh sự với bà ba. Nhưng chỉ nửa tháng sau, giá
đất vọt lên cao chưa từng thấy, lão Hớn tiếc của đến hộc máu như chết nửa phần
hồn. Khi gã ngoài tỉnh bán trao tay khu nhà ngang của lão lấy mười ba cây thì
lão Hớn ngã bệnh, cấm khẩu rồi tự vẫn khi biết mất ba cây vàng. Không chỉ có
gia đình lão Hớn mà tốc độ đô thị hoá nhanh chóng ở nông thôn đã đẩy bao gia
đình vào thảm kịch mất nhà cửa nhưng cũng khiến bao gia đình nhờ đó mà phất
lên như diều gặp gió. Đặc biệt nền kinh tế mở đã làm tha hóa cả một tầng lớp
cán bộ thất học và tham lam. Chủ tich xã Quang sau bốn năm cầm quyền, bằng
cách “nhử mồi câu cá”, sợi dây bảo hiểm cho “gã hoạn lợn” đã dài tận huyện,
tận thành phố, gã cóc sợ ai nữa. Gã thường bật cười bảo dân xóm Chùa: “Các vị

khoản tiền kha khá để “vá màng trinh” cho con bà trước khi đưa đi xuất ngoại.
Thế là bà Duệ quyết định để con gái bà theo người ta đến cơ sở y khoa đặc biệt
để “vá trinh”, để tân trang nguyên lành như cũ. Tân trang xong, con gái đã hư
cũng trở lại thành “xịn‟, lại rách, lại toạc, lại có quyền lên giá nhờ cái “trinh tiết
y khoa” ấy. Dầu bà biết rằng bọn đàn ông ngoại quốc phát hiện bọn con gái
không còn nguyên vẹn, nó bán luôn vào nhà chứa, hoặc vùi dập hơn con ở nhà
nó. Vậy mà bà vẫn bằng mọi cách đưa con gái đi “tân trang” lại để xuất ngoại.
Vì tiền mà bà bất chấp cảm nhận của con gái bà. Bà đâu biết rằng cái giây phút
nằm tênh hênh trên bàn bệnh viện, cô Hoa ngây thơ phập phồng tình yêu của
xóm Chùa đã chết rồi. Giờ còn lại đây một cái xác lạnh khô, chán chường đến 22
mức không buồn…chết nữa. Bi kịch cuộc đời cô Hoa là bi kịch điển hình cho rất
nhiều cô gái ở xóm Chùa Ông. Họ đều là nạn nhân của thói hám lợi, tối mắt vì
tiền- một sản phẩm của nền kinh tế mở buổi đầu. Và bi thảm nhất là chuyện cả
làng há hốc mồm ra khi biết kết quả khám nghĩa vụ quân sự có tới một nửa
thanh niên xóm Chùa bị loại vì máu có khoản dương tính với con Hít. Lão Bản
ngậm ngùi: “Còn đâu Xóm Chùa ngày xưa nữa. Giờ tha hồ con gái đóng mác
xuất ngoại, con giai đu đưa ma túy, ca-ve lẻn vào tận làng hoạt động kiếm tiền”.
Ngay đến ông Sỹ Duệ vốn được tiếng là mẫu mực không bị vòng xoáy của nền
kinh tế mở cuốn vào, vậy mà vẫn bị lão kép cải lương “đưa vào đời”. Thi thoảng
lão vẫn đón ca-ve non thật xinh về ngôi nhà độc thân suốt đêm, để nó hầu hạ.
Chờ trời tối, chạy xe máy cái vèo lên đến đầu tỉnh đã đón được “của lạ” về tận
nhà Vậy là sự tha hoá len lỏi vào mỗi gia đình, nó không từ một ai, bất kể già
trẻ, gái trai. Mỗi người tha hoá theo cách riêng của mình: con gái thì hoặc dại
dột để mất cái đáng quý nhất của đời mình rồi nhắm mắt để người ta đưa đi “tân
trang” lại đem giao bán xứ người và rơi vào bi kịch sống không bằng chết hoặc
để cứu gia đình thoát nghèo phải chấp nhận xa xứ lấy ông già đáng tuổi ông
mình làm chồng; con trai nghiện ngập, hút hít nhận lấy những cái chết trắng thật


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status