Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÙI NGỌC DŨNG KINH TẾ TRI THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. ĐOÀN VĂN KHÁI

HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRI
THỨC 8
1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ TRI THỨC 8
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Và PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC 14
1.3. Đặc điểm của kinh tế tri thức 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 39
2.1. Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam 39
2.1.1. Những thành tựu cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam 39
2.1.2.Những hạn chế chủ yếu của giáo dục đại học Việt Nam………46
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam trước yêu
cầu phát triển kinh tế tri thức 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

thức.
Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế là tri
thức và tiềm năng tạo ra tri thức, vì thế trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy
đua gay gắt giữa các quốc gia để thu hút, chiếm hữu, khai thác nguồn lực trí
tuệ. Mặc dù các nước phát triển có ưu thế hơn hẳn trong cuộc cạnh tranh này,
nhưng kinh tế tri thức cũng tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển vươn
lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Cơ hội này sẽ trở thành
hiện thực nếu họ biết nắm bắt, khai thác tiến bộ của khoa học - công nghệ, tri
thức của nhân loại để phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của
quốc gia. Nhận thức rõ điều đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX
đã khẳng định “…tranh thủ ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến
hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển
kinh tế tri thức” [15, tr.25]. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” [16,
tr.87].
Để phát triển kinh tế tri thức, chúng ta không có cách nào khác là phải
nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ lao động
trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - những người trực tiếp tham gia vào quá
trình sáng chế ra những tiến bộ khoa học - công nghệ và tiếp thu, áp dụng

2 những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đòi hỏi tất yếu phải tập
trung phát triển vượt bậc nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục đại học
vì nó trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao - lực lượng nòng cốt trong
nền kinh tế tri thức. Bởi thế, Đại hội Đảng lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh
vai trò “quốc sách hàng đầu” [16, tr.95] của giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, và xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong chiến lược

xuất hiện một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về kinh tế tri thức dưới
những góc độ khác nhau và được trình bày dưới dạng các bài báo khoa học,
sách hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, “Kinh tế tri thức - Thời cơ
và thách thức với nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8/2000; “Tìm hiểu kinh tế
tri thức”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 273/2000, của TS. Lê Minh Tâm và
Lê Huỳnh Trường; “Nền kinh tế tri thức và yêu câu đổi mới giáo dục Việt
Nam”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2001, của TS.Trần Văn Tùng; “Kinh tế tri
thức và giáo dục - đào tạo phát triển người”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh
tế tri thức, Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia,
2001, của GS.VS Phạm Minh Hạc;“Động lực cho kinh tế tri thức”, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 6/2003, của GS.VS Đặng Hữu; “Kinh tế tri thức và
những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam”, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ, 2004, của PGS,TS Đoàn Văn Khái; “Kinh tế sáng tạo”, Tạp
chí Tia sáng, 4-12-2005, của Song Ca; “Tìm hiểu vấn đề “Đẩy mạnh công
nghịêp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện
Đại hội X của Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, 2007, của GS.TS Chu Văn
Cấp; “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế
tri thức”, Tạp chí Cộng sản 2/2007, của GS. Vũ Đình Cự; “Quản lý tri thức
trong nền kinh tế hiện đại”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 8/2007,
của GS. Boris Mil’ner; “Một số thông tin bước đầu về xã hội tri thức”, nhiệm
vụ cấp bộ, 2008, của PGS,TS Nguyễn Văn Dân; “Diện mạo và triển vọng của
xã hội tri thức”, Nxb Khoa học xã hội, 2008, PGS,TS Nguyễn Văn Dân;

4 Về vấn đề giáo dục và giáo dục đại học, cũng có những công trình
nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau xung quanh tình hình giáo
dục nước ta hiện nay; việc đổi mới giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại

GS. Đỗ Đăng Giu; “Cải cách giáo dục đại học theo hướng tiếp cận các
trường đại học đẳng cấp quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 24/2008, của TS.
Ngô Tứ Thành; “Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư
phạm”, Tạp chí Tia sáng, 25-5-2009, của GS. Hồ Ngọc Đại; “Làm gì để giáo
dục đại học nâng cao thứ hạng?”, báo Giáo dục thời đại, 2-7-2009, của Sông
Hồng;“Xã hội hóa giáo dục và vai trò của Nhà nước”, Thời báo kinh tế Sài
Gòn, 11-8-2009, của GS,TS. Nguyễn Vân Nam; “Hợp tác quốc tế để nâng
cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Tia sáng, 19-08-2009,
của Ths. Phạm Văn Luân;
Tóm lại, xung quanh vấn đề kinh tế tri thức và vấn đề giáo dục và giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay đã có những công trình nghiên cứu ở những
góc độ và mức độ khác nhau. Tuy vậy, chưa có chuyên khảo nào luận bàn
một cách có hệ thống về vị trí, vai trò của giáo dục đại học trong kinh tế tri
thức, những vấn đề mà kinh tế tri thức đặt ra đối với giáo dục đại học trong
điều kiện hội nhập quốc tế và những việc cần phải làm để đổi mới, phát triển
giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri
thức ở nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ bản chất của kinh tế tri thức
và những đòi hỏi của nó đối với giáo dục đại học Việt Nam; trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, phát triển giáo dục đại học Việt
Nam đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn là:

6 Thứ nhất, luận giải những nội dung cơ bản về kinh tế tri thức, qua đó
góp phần làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển

- Góp phần làm rõ thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, phát triển giáo dục
đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong thời gian
tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài tài liệu tham khảo, phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm
3 chương với 10 tiết.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức.
Chương 2: Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam và những vấn đề đặt
ra trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục đại học
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.
8 Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRI THỨC

1.1. Khái niệm kinh tế tri thức
Thập niên 80, 90 của thế kỷ XX chứng kiến sự xuất hiện của một hình
thái kinh tế mới chủ yếu dựa trên việc sản xuất, phân bổ và sử dụng tri thức.
Hình thái kinh tế này đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới kinh tế thế giới, làm
thay đổi về căn bản cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động của mỗi nền
kinh tế. Vai trò cũng như tác động của nó tới kinh tế toàn cầu là điều không

trần thế. Còn theo Lão Tử, tri thức làm cho con người trở nên thông thái hơn
và khôn ngoan hơn. Tóm lại, theo các học thuyết cổ, tri thức là một khái niệm
chung chung, không định lượng được. Ngày nay, quan điểm về tri thức đã
thay đổi. Tri thức được hiểu là kết quả của nhận thức, là sự phản ánh trung
thực thế giới khách quan vào tư duy của con người, bao gồm tri thức cảm tính
và tri thức lý tính; tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm của
thực tiễn. Tri thức về một sự vật, hiện tượng, lĩnh vực cụ thể (ví dụ tri thức về
kinh tế, tri thức về xây dựng…) là những kiến thức, sự hiểu biết về sự vật,
hiện tượng, lĩnh vực đó. Những kiến thức này có thể học được và người có tri
thức chuyên sâu trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Hơn nữa, tri thức
ngày nay đã chuyển từ số ít sang số nhiều, từ đặc quyền, đặc lợi của một số cá
nhân sang quyền lợi cơ bản của mọi tầng lớp trong cộng đồng, từ chỗ được
ứng dụng trong phạm vi nhỏ hẹp sang việc ứng dụng trên quy mô toàn cầu.
Bước chuyển này đã tạo ra sức mạnh cho tri thức, tạo ra giá trị mới cho xã
hội.
Vậy kinh tế tri thức là gì?
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế tri
thức. Có nhà nghiên cứu đã đồng nhất nền kinh tế sử dụng công nghệ cao với
kinh tế tri thức. Định nghĩa này không chính xác vì tri thức không thể chỉ có
công nghệ cao (bao gồm các công nghệ trụ cột là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng

10 lượng tái sinh, công nghệ không gian vũ trụ và khoa học kỹ thuật hải dương).
Đây là một cách hiểu hẹp vì nó đã tách rời tri thức về khoa học, công nghệ ra
khỏi tri thức rộng lớn hơn nhiều của con người cũng như tách rời khoa học,
công nghệ ra khỏi môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội nói chung.
Khái quát hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thành trong bài viết “Tản

vậy, thì yếu tố tri thức có vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của loài người là điều đương nhiên, nó chính là hệ quả của nền kinh tế
trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Trong khi đó,
định nghĩa thứ hai mới chỉ khẳng định trong nền kinh tế tri thức, yếu tố tri
thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài
người. Nhưng tính chất then chốt đó thể hiện như thế nào và tại sao nó lại
đóng vai trò then chốt, những câu hỏi cơ bản và quan trọng này chưa được
định nghĩa chỉ ra, và do đó, bản chất của nền kinh tế tri thức chưa được định
nghĩa làm sáng tỏ.
Nói tóm lại, định nghĩa thứ nhất là một định nghĩa có tính thông tin,
giúp người đọc dễ nắm bắt được vấn đề. Hơn nữa, định nghĩa này đã khắc
phục được nhược điểm của các định nghĩa trên, vừa cho thấy vị trí, vai trò của
tri thức trong nền kinh tế tri thức vừa chỉ ra được mối quan hệ giữa tri thức và
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của loài người (bao gồm các môi trường
văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế như đã nói ở trên). Tuy nhiên, khó khăn ở
đây là do mang tính khái quát cao nên định nghĩa có nhiều tầng ý nghĩa. Việc
tiếp cận, hiểu, đánh giá và vận dụng định nghĩa này tuỳ thuộc vào quan điểm,
thái độ đối với kinh tế tri thức cũng như địa vị, lợi ích và trí tuệ của các cá
nhân, tập đoàn hay quốc gia. Có hai phương pháp tiếp cận chính trong định
nghĩa này là phương pháp tiếp cận trực tiếp và phương pháp tiếp cận gián
tiếp.

12 * Phương pháp tiếp cận trực tiếp:
Phương pháp tiếp cận này dựa trên sự nhận thức toàn diện về tri thức
và kinh tế tri thức. Không mâu thuẫn với cách hiểu về tri thức ở trên, OECD
đã đưa ra một cách nhìn nhận mới về tri thức thông qua việc phân ra 4 loại tri
thức quan trọng gọi là “4 chữ W”. Đó là, “Biết cái gì” (know what), “Biết vì

phẩm thì được gọi là kinh tế tri thức, có nhà nghiên cứu khác lại đưa ra tỷ lệ
80% và 40%). Đây là điểm chưa rõ ràng của cách tiếp cận này.
* Phương pháp tiếp cận gián tiếp:
Cách tiếp cận này khắc phục được điểm chưa rõ ràng của cách tiếp cận
trực tiếp. Theo đó, kinh tế tri thức thực chất là một loại môi trường kinh tế -
văn hoá - xã hội mới. Môi trường này có đặc tính phù hợp với việc học hỏi,
đổi mới và sáng tạo, trong đó tri thức tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan
trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Nếu hiểu theo cách này, tri thức
không còn thuần tuý là khoa học, công nghệ mới, cũng không chỉ là một nhân
tố trong phát triển kinh tế nữa. Nó là một nhân tố trong môi trường tổng thể
kinh tế - văn hóa - xã hội. Do vậy, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế
tri thức là phát triển một nền văn hoá đổi mới, sáng tạo để tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi tri thức, mọi hiểu biết của
nhân loại. Như vậy, kinh tế tri thức có thể được hiểu như một giai đoạn phát
triển mới của toàn bộ nền kinh tế, hoặc nói rộng hơn, điều này sẽ dẫn tới một
giai đoạn phát triển mới của xã hội nói chung.
Đây là cách tiếp cận được nhiều người ủng hộ vì tính bao quát của nó.
Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, kinh tế tri thức có thể được diễn đạt
theo cách này hay cách khác, được hiểu và tiếp cận theo cách này hay cách
khác. Tóm lại, kinh tế tri thức là một thuật ngữ mới, có thể được diễn giải với
độ linh hoạt cao. Mặc dù vậy, cách hiểu kinh tế tri thức như là một môi trường
tổng thể kinh tế - văn hoá - xã hội trong đó việc sản xuất, phổ biến và sử dụng
tri thức được tạo điều kiện thuận lợi tối đa là cách hiểu hợp lý hơn cả về bề
rộng cũng như bởi chiều sâu của nó. Phải nói rằng, để đưa ra được một định
nghĩa chính xác, nhất là định nghĩa cho một phạm trù mới hình thành, chưa

14 hoàn thiện là rất khó khăn. Song, dù là định nghĩa này hay định nghĩa khác,


nước của Jame Watt năm 1784 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát
triển của nhân loại. Máy hơi nước trở thành biểu tượng của thời kỷ chủ nghĩa
tư bản phát triển. Phát minh này là điểm mốc đầu tiên của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất, cuộc cách mạng có công chuyển nền kinh tế
thế giới từ thời kỳ thủ công sang thời kỳ cơ khí hóa. Hơn thế nữa nó cũng mở
đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trong lịch sử và đưa nước Anh
lên vị trí lãnh đạo thế giới, đồng thời nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia vào thế kỷ XVII còn giàu hơn cả Châu Âu xuống hàng các nước
thuộc địa và ngày nay vẫn còn là nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở thời kỳ
này, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế, công nghiệp đang ở
giai đoạn từng bước khẳng định vị trí của mình. Cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 1825 đã kết thúc giai đoạn này.
Giai đoạn 2, từ năm 1826 đến 1875, phát minh chủ yếu ở Anh, Pháp,
Đức. Kinh tế thị trường phát triển dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp và cách mạng khoa học kỹ thuật thời kỳ trước. Nhờ đó, giao
thông thủy, bộ và ngành chế tạo đã phát triển mạnh. Công nghiệp phát triển
yêu cầu phải tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông. Có
hai phương tiện giao thông mới xuất hiện là tàu thủy và tàu hỏa. Tuyến đường
sắt đầu tiên được xây dựng ở nước Anh là Manchester-Liverpool dài 27km.
Đến năm 1848, Liên minh Vương quốc Anh - Xcốtlen đã có tới 5.996 dặm
đường sắt, và ở Pháp vào năm 1869, tổng chiều dài đường sắt đã lên tới con
số 17.600km [56, tr.27]. Đường sắt phát triển nhanh đã huy động được nhiều
nhà tư bản công nghiệp lớn, chủ ngân hàng và các tầng lớp tư sản khác đầu tư
vào sản xuất công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển mạnh hơn. Ngoài
ra, vào thời kỳ này, những ứng dụng của khoa học còn được sử dụng trong
chế tạo máy. Khi đã có máy dệt, đường sắt,… thì phải có một ngành cơ khí
chế tạo ra máy công cụ, đảm bảo độ chính xác, tinh vi. Các máy phay, máy
bào, máy tiện lần lượt thay thế các phương tiện thô sơ của thế kỷ XV - XVI.



17 Cuối thế kỷ XIX, số phát minh khoa học đã tăng lên đáng kể. Một cuộc
cách mạng thực sự đã diễn ra trong lĩnh vực vật lý học: phát hiện ra tia Rơn-
ghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử (1897), radium (1898)…
đến những phát minh mới về nguyên tử và vũ trụ. Khoa học đã thu thập được
một khối lượng khổng lồ những tri thức về thế giới tự nhiên, tổng hợp lại ở
các thuyết cơ bản như thuyết Lượng tử và thuyết Tương đối…, tạo nền móng
cho khoa học hiện đại ngày nay. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, toàn
bộ lượng thông tin, tri thức trong thời kỳ này nhiều hơn cả tổng tri thức mà
loài người tích lũy được trong suốt 19 thế kỷ đã qua.
Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật là sự xuất hiện của
nhiều ngành công nghiệp mới như ngành điện, ngành khai thác và chế biến
dầu lửa, ngành hóa chất, ngành cơ khí chế tạo ô tô mới ra đời. Đặc trưng cơ
bản nhất của những ngành mới nổi này so với những ngành truyển thống là
hàm lượng cơ khí, máy móc trong sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất Đây là
những ngành đòi hỏi tính khoa học cao và sự chính xác tuyệt đối. Cơ sở kỹ
thuật biến đổi đã kéo theo sự thay đổi trong sản xuất và quản lý kinh doanh.
“Chế độ Taylor” - chế độ quản lý theo phương châm “Củ cà rốt và chiếc gậy”
lần đầu tiên được biết đến. Phương pháp quản lý này đã cho thấy tính hiệu
quả và ưu việt hơn hẳn các phương pháp quản lý trước. Kinh tế thị trường
cũng tiến một bước mới khi hình thức tập trung vốn mới là công ty cổ phần
xuất hiện. Công ty cổ phần trở thành một hình thức trung gian giữa những
hãng riêng lẻ của thế kỷ XIX với tư bản độc quyền của thế kỷ XX. Nó đã mở
rộng được khả năng phát triển sản xuất và là bước đầu của các hình thức công
ty độc quyền sau này như cácten (về giá cả), xanhđica (về tiêu thụ), tờrớt (về
sản xuất và tiêu thụ), côngxoócxiom (sản xuất, tiêu thụ và tài chính). Lúc đầu
mô hình này chỉ xuất hiện ở một số ngành nhất định, nhưng về sau, theo mối

cơ khí hóa sang thời kỳ tự động hóa. Nắm bắt được xu thế này, trong chiến
lược phát triển của mình, Mỹ đã coi việc phát triển khoa học - kỹ thuật là
chiến lược ưu tiên nhằm hiện đại hóa sản xuất và chuyển nền kinh tế phát
triển theo chiều sâu. Ngoài ra, với tiềm lực sẵn có, Mỹ đã tìm cách lôi kéo

19 những chuyên gia giỏi của Tây Âu và các nước đang phát triển về Mỹ sinh
sống và làm việc. Chính vì vậy, có thể nói trung tâm của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật lần thứ 2 là ở Mỹ, nơi có số phát minh và công trình
nghiên cứu khoa học nhiều nhất trên thế giới. Mỹ đã dành 75% - 80% vốn
phát triển để đầu tư cho khoa học, kỹ thuật. Kết quả thu được là sự xuất hiện
của một loạt các ngành công nghiệp mới như điện tử, vi điện tử, công nghiệp
hóa học, công nghiệp vũ trụ… Đây là những ngành có hàm lượng khoa học
kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thu về còn lớn hơn rất nhiều lần.
Lần đầu tiên người ta ý thức được sâu sắc lợi ích của việc đầu tư vào khoa
học, kỹ thuật, coi đây là một lĩnh vực đầu tư mới đầy tiềm năng.
Khoa học, kỹ thuật phát triển kéo theo sự phát triển của kinh tế thị
trường. Trên thế giới cũng như ở nước Mỹ, dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2, quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tích
tụ và tập trung sản xuất ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh, trên quy mô lớn.
Đây là thời kỳ các tổ chức tư bản tài chính mở rộng và bành trướng quyền lực
kinh tế, chính trị. 18 tập đoàn tư bản lớn như Moocgan, Rockfeller,… đã
khống chế hầu hết các mạch máu kinh tế quan trọng của nước Mỹ. Các tập
đoàn này là những công ty xuyên quốc gia, phạm vi kinh doanh của nó trải
dài cả trong nước và ngoài nước với nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau.
(Đây chính là cơ sở của xu hướng toàn cầu hóa ở giai đoạn 5).
Đến giữa thập kỷ 50 của thế kỷ XX, quá trình phục hồi kinh tế, tái thiết
đất nước của các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản đã đạt được những kết quả

triển với các mũi nhọn công nghệ cao: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ…
Trước hết, các ngành công nghệ cao được hình thành và trở thành
những mũi nhọn kinh tế của các quốc gia, trong đó hàng đầu là công nghệ
thông tin vì công nghệ thông tin đang đóng vai trò cốt lõi của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại. Nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản
xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Trong
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, máy móc có thể trợ giúp một

21 phần trí tuệ con người, làm cho tốc độ tư duy tăng lên và năng lực tư duy
phức tạp mở rộng. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng như chế tạo
các vi mạch điện tử, máy vi tính, mạng máy tính,… và các phần mềm hệ
thống, phần mềm ứng dụng. Ngoài ra, phải kể đến các loại thiết bị viễn thông,
điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử quốc phòng,… Đó
đều là những bộ phận quan trọng của công nghệ thông tin. Nền kinh tế mới
được trang bị lại chủ yếu nhờ áp dụng công nghệ thông tin, tạo ra các “bộ não
- thần kinh” để tích hợp ngày càng rộng hơn trong toàn bộ nền kinh tế. Vì
vậy, công nghệ thông tin là yếu tố khoa học, là công nghệ cốt lõi, tạo ra điều
kiện kỹ thuật của toàn cầu hóa nhờ công nghệ thông tin toàn cầu, tức internet
với xa lộ thông tin.
Thứ hai, công nghệ sinh học đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nó
trong thế giới hiện đại. Khoa học tiên tiến đã khám phá ra gen dưới dạng các
phân tử hình xoắn kép (ADN), hiểu rõ được mật mã của sự sống,… đã tạo ra
tiềm năng vô tận cho việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con
người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công
nghiệp để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự phát triển của
công nghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status