Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - Pdf 30

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. 5
1.1. Lý thuyết về chu kỳ kinh tế.....................................................................5
1.1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế ............................................................6
1.1.2. Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế ......................6
1.2. Lý thuyết của Mác về CNTB và tính tất yếu của khủng hoảng kinh tế
trong CNTB......................................................................................................9
1.2.1 Lý luận về giá trị của Mác....................................................................9
1.2.2. Lý luận của C.Mác về tài sản ảo trong CNTB..................................10
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009.............................................................13
2.1 Nguyên nhân sâu xa:...............................................................................13
2.2 Nguyên nhân gián tiếp:...........................................................................13
2.3 Nguyên nhân trực tiếp:...........................................................................14
2.3.1 Các yếu tố kinh tế...............................................................................14
2.3.2 Yếu tố pháp lý....................................................................................17
CHƯƠNG III: DIỄN TIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009.............................................................18
3.1 Diễn tiến của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009...........18
3.2 Tác động của cuộc khủng đối với Hoa Kỳ và phản ứng của Hoa Kỳ. 23
3.2.1 Tác động của cuộc khủng đối với Hoa Kỳ.........................................23
3.2.2 Phản ứng của Hoa Kỳ.........................................................................24
3.2.2.1 Phản ứng của Cục dự trữ liên bang Mỹ.................................24
3.2.2.2 Phản ứng của chính phủ Mỹ..................................................25
3.3 Tác động của cuộc khủng hoảng đối với Thế giới................................27
Page 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI

Việt Nam trong những năm trước khủng hoảng, trong một khoảng thời
gian dài đã duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn
định. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt
Nam chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế,
đặc biệt là hệ thống tài chính được đánh giá là còn rất non trẻ ở Việt Nam.
Với tính cấp thiết đó , đề tài “Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” đã được chọn để nghiên cứu.
b. Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2007-2009 và qua đó nêu ra một số vấn đề đối với Việt Nam
Page 3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
c. Đối tượng phạm vi
c.1 Đối tượng
Đề tài sẽ nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009
c.2 Phạm vi
Nghiên cứu số liệu từ năm 1970 đến nay
d. Phương án nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp , so sánh...
e. Kết cấu bài viết
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục , phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được trình bày thành 4 chương:
Chương I: Lý thuyết chung về khủng hoảng kinh tế
Chương II: Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
Chương III: Diến tiến của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
Chương IV: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
đối với Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Page 4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng
tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
• Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán
thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ
kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ
suy thoái.
1.1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có
hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay
phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế.
Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực
công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng
giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến
thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
1.1.2. Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế
hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường
biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh
tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu
Page 6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân
gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên
biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.
* Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường
không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp
chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp,
thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh
tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt. Hình 1
minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang

Page 8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao
động.
* Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích
cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong
nền kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý
thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott,
Charles Prosser,...
Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý
thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi. Ngày nay, quan sát các chu kỳ
kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện
tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu
hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ
các nước này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô.
Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có
thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng.
1.2. Lý thuyết của Mác về CNTB và tính tất yếu của khủng hoảng kinh tế
trong CNTB.
1.2.1 Lý luận về giá trị của Mác
“Như các nguyên tử biệt lập, những con người chỉ quan hệ với nhau qua
sức hút của những đồ vật-hàng hoá do họ làm ra để hình thành một hình thái xã
hội. Và hình thái xã hội ấy chính là một cơ chế sản xuất vô chủ thể, chạy theo
đồng tiền một cách điên cuồng, vận động bên ngoài ý thức của những người sản
xuất, bất chấp những hậu quả gây ra cho người khác – đó chính là tư tưởng của
Marx về xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng đây là sự mô tả mácxít về
cái gọi là “bàn tay vô hình” mà những nhà kinh tế cổ điển đã coi là sự diệu
kỳ”_Lữ Phương
Trong bộ Tư Bản, Mác nói rằng “…với tư cách là kẻ sáng tạo ra giá trị
sử dụng là lao động có ích, thì lao động là một điều kiện tồn tại của con người

những nhà tư bản nắm quyền và tác động vào nhau, chỉ với cương vị những kẻ
sở hữu hàng hoá, một tình trạng vô chính phủ hoàn toàn đã ngự trị , trong đó sự
gắn kết xã hội của sản xuất chỉ vượt qua được sự tuỳ tiện cá nhân do nó là một
quy luật tự nhiên đầy sức mạnh”
 Tóm lại, theo Mác, sự bóc lột giá trị thặng dư sẽ cuối cùng tất yếu
dẫn tới sự thiếu hụt khả năng chỉ trả của người lao động và khả năng chỉ trả các
khoản vay của người lao động.
1.2.2. Lý luận của C.Mác về tài sản ảo trong CNTB
Khi phân tích về CNTB, C.Mác đã chỉ ra trong rất nhiều tài liệu lý thuyết
của mình về những mâu thuẫn nội tại của CNTB sẽ dẫn tới khủng hoảng.
Mác cho rằng trong một thế giới gồm các thị trường cạnh tranh nhau, nền
sản xuất hàng hóa và sự đầu cơ tài chính tiền tệ, những gì ông gọi là “mâu
thuẫn” chính là thứ cố hữu bẩm sinh của thế giới đó.
Page 10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mác viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Nếu giai cấp tư sản
không thường xuyên cải cách công cụ sản xuất, từ đó không làm cho quan hệ
sản xuất – cũng tức là toàn bộ mối quan hệ xã hội, thường xuyên cải cách, thì
giai cấp đó không thể sống còn.”
Mác cho rằng “Nhu cầu không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm đã thúc đẩy giai cấp tư sản đi tới khắp nơi trên toàn cầu”, và thấy được sự
phát triển chủ nghĩa tư bản sẽ không thể tránh khỏi dẫn tới việc “mở đường cho
những cuộc khủng hoảng sâu sắc rộng khắp hơn”.
Mác hiểu rõ các hành vi đầu cơ sẽ gây ra khủng hoảng và làm cho nó xấu
đi, các hành vi ấy có sức phá hoại rất lớn toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa ông còn
nhìn rõ biện pháp gọi là thông qua cải cách kiểu tiệm tiến (incremental reform)
để mãi mãi tránh khỏi khủng hoảng chẳng qua là một ảo tưởng chính trị.
Khi nghiên cứu về CNTB, Mác đã ví von rằng chủ nghĩa tư bản giống như
một “thầy phù thủy (sorcerer), song lại bất lực trong việc điều khiển bày ma
quỷ do mình gọi ra.”

quá trình tái sản xuất vẫn diễn ra liên tục và việc tư bản quay về được đảm bảo
thì tín dụng vẫn được duy trì và mở rộng. Nhưng nếu xây ra một sự đình trệ, do
việc tư bản quay về bị chậm lại, do thị trường bị tràn ứ do giá cả sụt xuống, thì
sẽ nổ ra khủng hoảng. Hàng hóa không bán được, tư bản cố định thông sử dụng
được, tín dụng bị co hẹp. Kết quả là nảy ra hiện tượng khan hiếm tín dụng.
Nếu đột nhiên tín dụng bị đình chỉ và chỉ những việc thanh toán bằng tiền
mặt mới có hiệu lực, thì ở đó hiển nhiên phải xảy ra khủng hoảng và tình trạng
xô đẩy nhau chạy theo các phương tiện thanh toán. Cho nên mới thoạt nhìn thì
toàn bộ cuộc khủng hoảng có vẻ chỉ là một cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền
tệ. Và thật vậy, vấn đề chỉ là làm sao biến được các kỳ phiếu thành tiền. Nhưng
đại bộ phận các kỳ phiếu đó đều đại biểu cho các việc mua bán mà khối lượng
vượt rất xa các nhu cầu của xã hội, thành thử chính điều đó lại là cơ sở của toàn
bộ cuộc khủng hoảng.
Về xuất khẩu và nhập khẩu, tất cả các nước đều bị lôi cuốn vào cuộc
khủng hoảng. Và khi ấy, người ta nhận thấy là trụ một số ít trường hợp ngoại lệ
ra, tất cả các nước đều đã xuất khẩu quá nhiều (tức là sản xuất quá nhiều) và
nhập khẩu quá nhiều (tức là buôn bán quá nhiều), thành thử bảng cân đối thanh
toán đều bất lợi đối với tất cả các nước… Nghĩa là đã có một tình trạng sản xuất
thừa mà tín dụng đã góp phần vào, và có tình trạng giá cả cao vọt lên một cách
phổ biến, đi kèm với tín dụng mở rộng quá mức ở tất cả các nước...”
Page 12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009
2.1 Nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuộc khủng hoảng
1970. Trong suốt thời gian này, số liệu cho thấy thu nhập thực tế của người lao
động đã không tăng mặc dù năng suất lao động đã tăng đáng kể( Wolff, 2008).
Nói cách khác, xét về mặt tổng thể, mặc dù số lượng hàng hóa tăng lên đáng kể
nhưng khả năng thanh toán của đa số người lao động lại không tăng lên. Do vậy

chính Mỹ thông qua hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn và nghiệp vụ chứng
khoán hoá mà nhiều chuyên gia gọi là “Cỗ máy đầu tư cấu trúc” (Structured
Investment Vehicle – SIV). Đây có thể được xem là mô hình chứng khoán hoá
bất động sản kiểu Mỹ được hình thành từ những năm 1980. Phương thức kinh
doanh của các SIV là huy động vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành thương
phiếu (commercial paper) với lãi suất thấp để đầu tư vào các loại chứng khoán
được đảm bảo bằng tài sản (asset-backed securities), đa số trường hợp là bất
động sản với lãi suất cao. Mô hình và diễn biến của hoạt động chứng khoán hoá
bất động sản có thể khái quát như sau:
Đồ thị 2.1: Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ (đường
màu xanh).
Nguồn: FED
Vào đầu năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên
bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ lãi suất cơ bản, dẫn đến việc các ngân hàng
thương mại cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Còn nhớ, vào giữa
năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6%/năm nhưng sau đó lãi suất này
liên tục được cắt giảm để kích thích TTCK và hoạt động đầu tư nhằm đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%/năm. Trong khi đó,
Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ lại có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho
Page 14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực
hiện thông qua hai công ty tài chính (CTTC) được bảo trợ bởi chính phủ là
Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất
động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM cho người
nghèo mà không cần chứng minh thu nhập còn gọi là cho vay dưới chuẩn
(subprime), biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản
vay thế chấp (mortgage-backed securities – MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu
tư trên TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức lớn như Bear Stearns và
Merrill Lynch. Khi đã chứng khoá hoá các khoản cho vay bất động sản, hay nói


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status