Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở - Pdf 25

Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD cấp THCS.
A. MỞ ĐẦU:
Tên đề tài: “ Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục
công dân ở cấp trung học cơ sở”.
Họ và tên tác giả : Ngô Thị Diễm Hồng.
Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
1. Lý do chọn đề tài:
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường.
- Vai trò to lớn của môi trường đối với đời sống của con người và thực trạng môi
trường ở Việt Nam hiện nay.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
a/ Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả học sinh ở trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
- Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trong trường Trung học cơ sở Thị
Trấn Châu Thành.
b/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra giáo dục - pháp vấn
- Phương pháp trò chuyện – trao đổi
- Phương pháp phân tích sản phẩm
- Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp so sánh đối chiếu
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân ở cấp
trung học cơ sở
4/ Hiệu quả ứng dụng:
Qua thời gian nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp trên kết quả được nâng lên rõ
rệt, số học sinh yếu giảm, trung bình, khá, giỏi tăng lên và đã rèn luyện kỹ năng và hình
thành thái độ giúp các em nhận thức và quan tâm, bảo vệ môi trường sống của mình.
5/ Phạm vi áp dụng:

Giáo dục công dân có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có
chất lượng, giúp học sinh nhận thức đúng về môi trường trong thời đại mới. Bởi vì, đạo
đức được hình thành theo những chuẩn mực sống tuỳ theo lứa tuổi, văn hoá, gia đình...
Ở tuổi 12-15 các em trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Do đó chúng ta không
chỉ giúp các em phát triển khả năng đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình về một vấn
đề hay bất cứ trong tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì các
em sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Vì vậy thông qua những bài học tích hợp
nội dung giáo dục môi trường, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của môi trường cũng
như sự tác động tiêu cực của con người với môi trường và chắc chắn các em sẽ quyết
định được những hành vi của mình đối với môi trường sống của chính mình.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì
vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc
sống, mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu
rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con
người cần bảo vệ môi trường. Vì vậy lồng ghép giáo dục môi trường và các bài giảng
môn Giáo dục công dân ở các trường THCS là rất quan trọng. Với lý do trên, tôi chọn
đề tài: Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân
cấp trung học cơ sở
2. Đối tượng nghiên cứu:
Người thực hiện: Ngô Thị Diễm Hồng – Trường THCS Thị Trấn Châu Thành 2
BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS
Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD cấp THCS.
- Tất cả học sinh ở trường Trung học cơ sở Thị Trấn.
- Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trường THCS Thị Trấn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được viết giới hạn trong chương trình sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở.
- Đề tài chỉ dừng lại ở “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở”.
4/ Phương pháp nghiên cứu:

theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
b/ Các quan niệm khác về giáo dục:
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng
tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức,
kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các
Người thực hiện: Ngô Thị Diễm Hồng – Trường THCS Thị Trấn Châu Thành 3
Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD cấp THCS.
môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường
xanh-sạch-đẹp.
2. Cơ sở thực tiễn:
a/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ
môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với
môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải
bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Học sinh chính là lực lượng xung kích, hùng hậu
nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng
dân cư cả nước
b. Sự cần thiết của đề tài:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi
quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản

+ Trường sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.
+ Tổ chức để học sinh THCS và học sinh THPT trồng cây vào dịp đầu xuân
và chăm sóc cây thường xuyên.
+ Học sinh tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu
đến lớp học và cảnh quan môi trường.
Vì vậy “Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo
dục công dân cấp trung học cơ sở” nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ
năng về bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà
trường “xanh – sạch – đẹp”.
b/ Giải pháp thực hiện:
Vấn đề giáo dục môi trường là làm cho học sinh có ý thức và phát triển những kĩ
năng cơ bản, tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và giữ gìn môi
trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ của con
người. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng và hình thành thói quen biết bảo vệ và giữ gìn
vệ sinh lớp học, sân trường…
1. Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục
công dân cấp Trung học cơ sở:
* Lớp 6: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
+ Bài 3. Tiết kiệm.
+ Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
+ Bài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội.
* Lớp 7: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 9. Xây dựng gia đình văn hoá.
+ Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Bài 15. Bảo vệ di sản văn hoá.
* Lớp 8: Tích hợp vào các bài:
+ Bài 3. Tôn trọng người khác.
+ Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội.

- Giáo viên tổng kết và nhận xét.
*.Ví dụ minh họa:Dạy bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và
các chất độc hại (GDCD 8), sau khi cung cấp cho học sinh một số thông tin về
vụ cháy rừng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

+
Nhóm 1: Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên?
+ Nhóm 2: Vụ cháy rừng đã gây hậu quả như thế nào?
+ Nhóm 3: Cần làm gì để hạn chế và loại trừ cháy rừng?
+ Nhóm 4: Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề
này ở nước ta?
b/ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
*. Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương
pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những
trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, để minh chứng cho một vấn
đề hay một số vấn đề.
Người thực hiện: Ngô Thị Diễm Hồng – Trường THCS Thị Trấn Châu Thành 6
Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD cấp THCS.
*. Cách thực hiện: Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- Học sinh đọc (hoặc xem, nghe) về trường hợp điển hình.
- Suy nghĩ về nó.
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của
giáo viên.
*. Ví dụ minh hoạ:
Để giúp học sinh hiểu được thế nào là nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân
cư và ý nghĩa của nếp sống đó (Bài 9. Góp phần xây dựng nến sống văn hoá ở
cộng đồng dân cư – GDCD 8), giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu tập
quán Tết trồng cây ở làng quê Việt Nam hoặc cho học sinh xem các tranh về môi
trường, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận nhanh các câu hỏi:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status