Việt Nam được biết đến là quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Braxin), - Pdf 25

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006
ĐẾN NAY
I. Lời mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Sau khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế và thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5
năm (2006-2010) là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
cuối năm 2007 đã làm cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới
nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề. Có thể nói, giai đoạn từ năm 2006 đến nay là giai
đoạn chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp của nền kinh tế Việt Nam. Từ giai đoạn tăng
trưởng nhanh (năm 2006 đến cuối năm 2007), đến giai đoạn rơi vào suy thoái (cuối năm
2007 đến đầu năm 2009) và bắt đầu chứng kiến sự phục hồi từ quý II năm 2009 đến nay.
Song song với những thay đổi phức tạp của nền kinh tế thì hàng loạt chính sách vĩ mô đã
được đưa ra, trong đó không thể không kể đến các chính sách tài khóa đã được đưa vào
thực hiện nhằm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về việc thực hiện và
vai trò của các chính sách tài khóa, nhóm quyết định chọn đề tài “Chính sách tài khóa
Việt Nam giai đoạn 2006 đến nay” làm đề tài nghiên cứu.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nêu lên những chính sách tài khóa được thực hiện ở Việt Nam giai
đoạn từ năn 2006 đến nay. Qua đó thấy được các tác động của những chính sách này lên
nền kinh tế Việt Nam, đánh giá những mặt tích cực cũng như tiêu cực của chính sách tài
khóa trong giai đoạn này. Đồng thời đưa ra những giải pháp cho việc thực hiện chính
sách tài khóa có được hiệu quả hơn.
3.Câu hỏi nghiên cứu
a. Những chính sách tài khóa nào đã được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2006 đến
nay?
b. Ảnh hưởng của các chính sách tài khóa đó lên nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2006 đến nay là gì?
c. Những kiến nghị chính sách nào cho việc thực hiện chính sách tài khóa đạt hiệu
quả hơn?
II. Chính sách tài khóa

• Kiểu phân bổ nguồn lực
• Phân phối thu nhập
4. Nguyên tắc thực hiện:
Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích thích
nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp ( nền kinh tế suy
thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp.
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức
sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở
rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai. Kết quả là làm tổng cầu
tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sản lượng
tiểm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế. Chính phủ cần
áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăng thuế. Kết quả là làm
giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có xu hướng giảm.
III. Thực trạng thực hiện chính sách tài khóa Việt Nam
1. Khái quát nền kinh tế Việt Nam trước 2006:
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã có sự trỗi dậy rõ rệt. Năm 1996, 1997,
mức tăng trưởng cao và khá ổn định (tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 9,54%, năm
1996 đạt 9,34% và năm 1997 đạt 8,15%). Tỉ lệ lạm phát cũng ở mức thấp, đạt 4,5% năm
1996 và 3,6% năm 1997. Bước qua năm 1998, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính Đông Nam Á làm nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm xuống, tổng cung hàng hóa
cao hơn cầu dẫn đến tình trạng giảm phát. Tỉ lệ lạm phát ở mức 0,1% năm 1999 và là -1,6%
năm 2000. Để có đủ lượng vốn kích cầu, Chính phủ đã thu hút nhiều vốn ngoài lưu thông
vào hệ thống kho bạc. Vì có độ trễ và khoảng cách giữa thời gian thu vào và thời gian bơm
tiền ra nên thực tế trên thị trường khan hiếm tiền dẫn đến tình trạng đã thiểu phát lại càng
thiểu phát hơn.
3
Biểu đồ lạm phát và tăng trưởng qua các năm 1996 – 2000
Đơn vị: %
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2000 – 2002, 2002 – 2003.

rộng đầu tư công qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho khu
vực doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định và giữ ở mức tương đối cao. Tốc độ tăng
trưởng GDP tăng 8,2. Tổng thu ngân sách năm 2006 đạt trên 261,1 nghìn tỉ đồng tăng
20,3% so năm 2005. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 315 nghìn tỉ đồng tăng 20% so với
6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status