Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Pdf 26

LỜI CẢM ƠN

 !"#$%&'()*+,-
)./0"%12)%34567% )89%:
45"%NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng9%+23
31%&';):.%<%= %%&
%=/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “ Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam “ là công trình
nghiên cứu của bản thân.Các số liệu có nguồn trích dẫn,kết quả trình bày
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ khóa
luận nào trước đây.
Sinh viên
Đặng Hà Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5.KẾT CẤU KHÓA LUẬN 2
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 3
1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 3
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng 5
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 6
1.1.4 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng 7

3.2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng 59
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả 62
3.2.3. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 66
3.2.4. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro 68
3.2.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 73
3.2.6. Các giải pháp về nhân sự 75
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 76
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CSTD Chính sách tín dụng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
GHTD Giới hạn tín dụng
HDTD Hợp đồng tín dụng
HMTD Hạn mức tín dụng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NH TMCP NT Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
NH TMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NQH Nợ quá hạn
QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSDB Tài sản đảm bảo

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 25
2.2.1.Hoạt động tín dụng 25
2.2.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng 30
2.2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng 39
CHƯƠNG 3 56
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NT VIỆT NAM 56
3.1. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA NGÂN HÀNG TMCP NT VIỆT NAM VỀ
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN NĂM
2015 56
3.1.1. Quan điểm 56
3.1.2. Mục tiêu 58
3.2.CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NT VIỆT NAM 59
3.2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng 59
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả 62
3.2.3. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng 66
3.2.4. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro 68
3.2.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 73
3.2.6. Các giải pháp về nhân sự 75
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 76
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81
KẾT LUẬN 82
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

dụng tại Vietcombank,từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn
chế của công tác quản trị này.
• Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng có
thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tại
Vietcombank.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• ĐỐi tượng nghiên cứu : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên
cứu thống kê,so sánh,phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết
và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong khóa luận
5.KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương cụ
thể :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân
hàng thương mại.
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản
của ngân hàng,giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra them một

hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nội
dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
-Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn.Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
-Đối với các nước đang phát triển ( như ở Việt Nam) các ngân hàng thiếu đa
dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dich vụ còn nghèo nàn,vì
vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy
nhất,đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ.Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyết
định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
-Mặt khác,rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng
biến với nhau trong một phạm vi nhất định ( lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi ro
tiềm ẩn càng lớn).
-Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ hoàn
toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do chúng
gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng,
do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay
dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất,một ngân hàng có tỷ
lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín
4
dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách
hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng
ngừa,trích lập dự phòng,đảm bảo chống đơ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu
nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các
loại khác nhau.

kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào
một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định
hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).
- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro
khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người
vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay
trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do
nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý
làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu
các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng
vốn vay…
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm
của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ
bản sau:
-Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng
chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách
hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; Hay nói cách khác
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu
gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
-Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự
đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do
đặctrưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng
ngừa xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên
nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa
phù hợp.
6
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín

Nhóm 2 (nợ cần chú ý ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ gia hạn tời hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm năm theo quy định.
Bên cạnh đó , quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạng nợ
(ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1…) là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 03
tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của
khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và toàn bộ dư
nợ của khách hàng tại các TCTD được phân vào cùng một nhóm nợ ví dụ: khách

và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và
9
các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính
phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt
rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán.
>?%"%<%3
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm
tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm
cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình
ổn về quan hệ cung cấu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an
ninh chính trị bất ổn…
>=%3%.%
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính
quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Tóm lại, rủi ro tín dụng của
một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân
hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay,
nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ
cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc
phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân
hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi
ro trong cho vay.
1.1.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác Hoạt động ngân
hàng luôn phải đối diện với rủi ro. Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại. Có 3
nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:
>ABC#5D<E!:-*5@
+ Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải
quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
11
Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn
chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi
rộng.Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập
của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo
tính thống nhất.
Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân
hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược
hoặc cản trở nhau. Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách
thống nhất.
Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng. Phải có
kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng
Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro. Phương hướng
nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào,
nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,…
Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những
mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận
được.
Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống
rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ
kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một
cách nghiêm túc.
Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng
chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện
giao dịch, đánh giá hiệu uả công tác phòng chống rủi ro trên cơ sở đó đề nghị các

hiện đại hơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mô hình lượng hóa
rủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất:
GH,%IJ
Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;
(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
13
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”.
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”.
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ
vỡ nợ cao.
Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1,8 < Z <3: Không xác định được.
Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ
rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm:
Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không
có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách
hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất
hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm
quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân

trong suốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lòng
tin đối với ngân hàng.
Cơ cấu vốn của khách hàng; thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốn
tự có. Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn. Mức độ biến động của thu
nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhập cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng trả nợ của người vay. Chính vì vây, thường các công ty có lịch sử thu nhập ổn
định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
15
Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay
nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách
nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng.
- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:
Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa
chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào có mức độ rủi ro
thấp.
Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết qủa của chính sách thất chặt
tiền tệ, thường gắn với mức độ rủi ro cao. Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu
tư thường bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng
cao thì độ rủi ro càng lớn.
1.3.NGUYÊN TẮC CỦA BASEL VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia
giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc
Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà
Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ
sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố
Basel (Thụy Sĩ).
Quan điểm của Ủy ban Basel: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một
quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài
chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính

ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín
dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phận
tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các
bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng
có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh
giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên
cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá
hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.
17
>VD:(9#W%2#KL QXY
C6S@ Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các
danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông
tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và
mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt
và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát
hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục
sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các
chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín
dụng có vấn đề.
Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp
thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản
chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát
triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng,
giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của
ngân hàng.
Như vậy trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có
một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích
tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ
phận tham gia.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status