CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
 KHÚC THỊ THU CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HCM NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


KHÚC THỊ THU

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa của đề tài 4
6. Cấu trúc luận văn 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5
1.1.1 Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại 5
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 5
1.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng 6
1.1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 6

2.2.1.1. Tăng trƣởng dƣ nợ hằng năm 25
2.2.1.2. Phân tích Cơ cấu dƣ nợ cho vay 26
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng 32
2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng 32
2.2.2.2. Thực trạng Công tác quản trị rủi ro tín dụng 35
2.2.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng 35
2.2.4 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng đã triển khai tại VIETINBANK 36
2.2.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng 36
2.2.4.2 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng 36
2.2.4.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay 37
2.2.4.4 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua phân cấp quyết định tín dụng 39
2.2.4.5 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua chính sách quản trị nợ có vấn đề 39
2.2.4.6 Triển khai Hiệp ƣớc Basel II và thực tiễn áp dụng tại VIETINBANK 40
2.2.4.7 Triển khai mô hình tín dụng và thực tiễn áp dụng tại VIETINBANK 41
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT 41
2.3.1. Những mặt làm đƣợc 42
2.3.1.1. NHCTVN đã Cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực tài chính . 43
2.3.1.2. NHCTVN đã Cơ cấu lại tổ chức, hoạt động quản trị 43
2.3.1.3. NHCTVN đã Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy quản trị tín dụng 44
2.3.1.4. NHCTVN đã Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng theo tiêu chuẩn ISO 44
2.3.1.5. NHCTVN đã Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ quản trị các mặt nghiệp
vụ hoạt động toàn NH 45
2.3.1.6. NHCTVN đã Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống
NHCTVN 46
2.3.1.7. NHCTVN đã Trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ Ngân hàng quốc tế 46
2.3.1.8. NHCTVN đã Thành lập công ty quản trị nợ và khai thác tài sản 47
2.3.1.9. NHCTVN đã tăng cƣờng khả năng quản trị nhân sự 47

3.2. Các Kiến nghị về phía NHNN 73
3.2.1 Cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của NHNN 73
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản trị nhà
nƣớc trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ 73
3.2.3. Nâng cao năng lực của NHNN về quản trị, điều hành chính sách tiền tệ-tín dụng 74
3.2.4. Xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát các mặt hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn
thông lệ ngân hàng quốc tế 75
3.2.5. Hòan thiện hệ thống cung cấp thông tin, phòng ngừa rủi ro kịp thời chính xác cho các
tổ chức tín dụng 75
3.2.6. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu xếp loại, đánh giá khách hàng thống nhất cho các
TCTD 76
3.3. Các kiến nghị về phía Chính phủ 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Đồ thị 2.7: Diễn biến tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu của NHCT
Đồ thị 2.8: Cơ cấu thu nhập năm 2012 của NHCT
Đồ thị 2.9: Diễn biến tỷ lệ an toàn vốn CAR
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thế giới đang đƣơng đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng 70
năm lại đây. Một số chuyên gia kinh tế hàng đầu nhận định, thời điểm tồi tệ nhất còn đang
đến. Không tránh khỏi các ảnh hƣởng, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, đứng
trƣớc nguy cơ suy giảm kinh tế thực sự.
Có thể thấy, từ tháng 10/2008 cho tới nay, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới đối với Việt Nam ngày càng trở nên rõ rệt hơn: các hoạt động sản xuất - kinh doanh
giảm và có xu hƣớng bị thu hẹp; kim ngạch xuất khẩu tháng sau giảm so với tháng trƣớc; sức
tiêu thụ và chỉ số giá tiêu dùng giảm; một số hàng hóa và vật tƣ quan trọng ứ đọng, nổi bật là
sắt, thép, xi măng và phân bón; TTCK trì trệ và chỉ số giá chứng khoán liên tục có hƣớng
xuống thấp; thị trƣờng bất động sản trầm lắng và đóng băng…
Các tác động mang tính vĩ mô trên đòi hỏi phải có những điều chỉnh tức thời trong
việc tổ chức quản trị hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các DN trong nƣớc. Một số rủi ro
trong kinh doanh và tài chính chủ yếu mà lãnh đạo DN cần quan tâm trƣớc tiên, gắn với việc
giảm thiểu rủi ro này, là: doanh thu và lợi nhuận cùng giảm sút; hoạt động kinh doanh đối
mặt với nhiều nguy cơ khả năng đứng vững của các dự án đầu tƣ không đƣợc đảm bảo; tính
thanh khoản trở nên xấu đi; sự ổn định hợp lý trong quan hệ với các đơn vị cung cấp không
đƣợc đảm bảo; thay đổi bất lợi về nguồn lực nhân sự, thành tích công việc và văn hóa DN.
Rủi ro và lợi nhuận là ngƣời bạn đồng hành. Không có rủi ro thì không có lợi nhuận.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của NHCT, tìm hiểu kinh
nghiệm của Ngân hàng trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam, luận văn góp phần tổng
quát, nhận dạng các loại rủi ro tín dụng ở NHCT và đánh giá những hạn chế của công tác này
để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHCT
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong phạm vi chủ yếu là năng lực quản trị rủi ro tín dụng
của NHCT giai đoạn 2009-2012.
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích đánh giá công tác quản trị rủi ro của NHCT
đƣợc hiệu quả hơn, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ : thu thập,
thống kê số liệu từ sơ cấp đến thứ cấp, phân tích và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu nhằm
đƣa ra các giải pháp tốt hơn để hoàn thiện chiến lƣợc quản trị rủi ro cho NHCT
-Phƣơng pháp thu thập, thống kê số liệu từ sơ cấp và thứ cấp
Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn những cán bộ
nhân viên làm việc tại NHCT, phỏng vấn chuyên gia,…thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn
các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Các số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo phòng
quản trị rủi ro tín dụng, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, ấn
phẩm chuyên ngành…
- Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hƣớng để đánh giá tình hình
thực hiện công tác quản trị rủi ro của NH. (đƣợc sử dụng ở chƣơng 2 của đề tài)

Công Thương Việt Nam
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1 Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng đƣợc cấp tín dụng
không thực hiện hoă
̣
c thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân hàng , gây tổn thất cho
Ngân hàng; đó là khả năng khách hàng không trả hoă
̣
c không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi
và phí cho Ngân hàng.
Khoản 1, điều 2 quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, đề cập khái
niệm “rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động Ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Rủi ro tín dụng theo định nghĩa của Uỷ ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế: “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh tổn thất kinh tế do khách hàng không thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết”.
Frank Knight , một học giả ngƣời Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc
có thể đo lƣờng đƣợc “Alain Willet cho rằng ” rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến
cố không mong đợi “Còn Irving Perfer lại nói “ rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên
có thể đo lƣờng bằng xác suất “Một nhà kinh tế học ngƣời Anh là Marilic Hurt Carty quan
niệm “ rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tƣơng lai có thể xác định đƣợc “.

Nguyên nhân bất khả kháng: Các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão lụt, hạn hán,
hỏa họan và động đất. Những thay đổi về nhu cầu của ngƣời tiêu dùng hoặc về kỹ thuật một
ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả cơ nghiệp của một hãng kinh doanh và đặt
ngƣời đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình công kéo dài, việc giảm
giá để cạnh tranh hoặc việc mất một ngƣời quản trị giỏi có thể làm thiệt hại
nghiêm trọng đến khả năng chi trả tiền vay của ngƣời đi vay.
Thông tin không cân xứng: Thông tin không cân xứng trên thị trƣờng tài chính
dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các ngân hàng trƣớc nguy cơ rủi ro
cao.
Môi trường kinh tế: Có ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính của ngƣời đi vay và thiệt
hại hay thành công đối với ngƣời cho vay.
7
Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước: Trong điều kiện kinh tế mở cửa dƣới
nhiều hình thức và phƣơng tiện, những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới có ảnh
hƣởng đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nƣớc mà biểu hiện là cán cân thanh toán,
tỷ giá hối đoái…biến động đến sự biến động của giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu, lãi suất,
mức cầu tiền tệ…
Môi trường pháp lý: Cùng với môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý tạo nên môi
trƣờng cho vay của các ngân hàng thƣơng mại. Môi trƣờng cho vay có thể ảnh hƣởng tích
cực hay tiêu cực, có thể làm hạn chế hay tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín
dụng của các ngân hàng thƣơng mại.
* Nguyên nhân từ phía ngƣời vay
Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc
thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hƣớng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi
ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phƣơng
án, dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chính xác, khoa học, việc
dự toán chi phí và xác định mức sản lƣợng không phù hợp, thực tế. Các thiệt hại doanh

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Theo quan điểm hiện đại, quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các
chiến lƣợc, chính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm
vi mức rủi ro có thể chấp nhận. Kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận là việc
NHTM tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu
trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro,
nhằm đạt đƣợc hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả trong ngắn hạn và dài hạn. “Hiệu quả
quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và đƣợc
coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn” (Basel Committee
on Banking Supervision, 2000).
Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ở các góc độ khác nhau,
nhƣng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trị học, chúng ta có thể diễn giải
khái niệm quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các Ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức
triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá
lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
9
Khái niệm: Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục có hệ thống, nhằm theo dõi, xem
xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác
định những nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo đƣợc những nguyên nhân
tiềm ẩn gây ra RRTD.
Phương pháp: Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc bảng liệt kê tất cả các dạng
rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu,
tiến hành điều tra phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có
vấn đề, phƣơng pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh bảo khoản cấp tín dụng có vấn đề.
1.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

hàng đối với việc đòi cầm cố/thế chấp đối với tài sản…
(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách
tín dụng theo từng thời kỳ: Tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể: Địa vị cạnh tranh và thị
phần, điều kiện tài chính, lao động… hiện tại của khách hàng trong ngành; kết quả hoạt
động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành tình hình cạnh tranh của
sản phẩm; mức độ nhạy cảm của khách hàng đổi với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về
công nghệ, ảnh hƣởng của lạm phát đối với bảng cân đối kế toán và với CF của khách hàng,
tƣơng lai của ngành, các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trƣờng ảnh hƣởng
đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng mà Ngân hàng đƣa ra những điều
kiện cụ thể, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nƣớc theo từng thời kỳ.
(6) Kiểm soát (Control): Tập trung vào các vấn đề nhƣ: Các luật, qui định, qui chế
hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang đƣợc xem xét; hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công
việc kiểm soát; hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải đƣợc ký bởi các bên;
mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, qui định của Ngân hàng; ý kiến của các
chuyên giá kinh tế, kỹ thuật về môi trƣờng của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có
thể ảnh hƣởng đến khoản vay.
* Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
Mô hình điểm số Z:
Mô hình này phụ thuộc vào:
(i) chỉ số các yếu tố tài chính của ngƣời vay – X;
(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời
vay trong quá khứ, mô hình đƣợc mô tả nhƣ sau:
11
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lƣu động ròng/tổng tài sản”.
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.

1.2.2.3 Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng
Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, lỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và
những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa,
giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.
Phương pháp: Căn cứ vào các mực độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính và
khả năng chập nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm
mức độ thiệt hại. các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro và quản
trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
Đánh giá rủi ro tín dụng
Chất lƣợng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động của các
Ngân hàng. Một khoản vay tốt là khoản vay mà ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả gốc và
lãi. Một số chỉ tiêu thƣờng sử dụng để đánh giá RRTD:

Tỷ lệ nợ xấu:
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu= x 100%
Tổng dƣ nợ cho vay
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trong tổng dư nợ:

Dự phòng RRTD
Tỷ lệ TL DP RRTD = x 100%
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ phân bổ dự phòng trên tổng dư nợ
Giá trị phân bổ dự phòng
Tỷ lệ phân bổ DP = x 100%
Tổng dƣ nợ
13
Tính cấp thiết của quản trị RRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy
cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hƣớng kinh doanh của Ngân hàng ngày nay càng trở nên
rủi ro hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong giai đoạn từ 1970 đến 1995, trên thế giới
trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng Ngân hàng; thì trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ
lệ này là 1,44.
1.2.3.2. Quản trị rủi ro tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ tạo ra giá trị cu
̉
a
NHTM
Hãy nói cho tôi biết bạn quản trị rủi ro ra sao, tôi sẽ nói Ngân hàng bạn thế nào?” -
Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học
tập trực tuyến (e-learning) về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ - nói nhƣ vậy để mở
đầu câu chuyện về quản trị rủi ro trong Ngân hàng. Dù nền kinh tế thế giới đang hứng chịu
hậu quả của sự “sơ suất” trong công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng, song điều ông
Srinivasulu muốn nói là: Hãy quay về những gì đơn giản nhất. Từ lâu, công tác quản trị rủi
ro đƣợc xem nhƣ là một chức năng nhằm thoả mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát
nội bộ. Dƣới góc nhìn này, rủi ro đƣợc xem nhƣ là “điều không mong muốn nhƣng phải chấp
nhận” trong kinh doanh, và hoạt động quản trị rủi ro đƣợc coi là một trung tâm chi phí. Ông
Srinivasulu cho rằng các Ngân hàng nên chuyển hƣớng tiếp cận ngƣợc lại: Quản trị rủi ro tốt
chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra
các chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả hơn.
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số nƣớc trên thế giới
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại tại
nƣớc này thƣờng xuất phát từ:

không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hƣởng.
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Nhật Bản cho thấy việc
cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng đƣợc kích thích
thêm do cạnh tranh trên thị trƣờng là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do
không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trƣớc đây nên các
ngân hàng Nhật không biết cách quản trị khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.
16
Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt
khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng không thể đƣợc
giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Nói cách khác, ngân hàng nên chủ động
trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tƣơng lai gần và xa, từ đó có
biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vƣợt quá khả năng
của các ngân hàng thƣơng mại, Nhà nƣớc sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất
yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải đƣợc thay thế. Hiện nay các ngân hàng Nhật đã
xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi đƣợc. Tổ chức dịch vụ tài
chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân
hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng nhƣ xử lý những khoản nợ xấu mà trƣớc
đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Mỹ
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ở Mỹ cho thấy, để việc
kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả cần:
Thứ nhất, nuôi dƣỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi
nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những ngƣời cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình
tài chính của khách hàng và có đƣợc lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong
khi đó bên vay sẽ có đƣợc một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.
Thứ hai, nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status