Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kỹ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh lớp 11 - Pdf 26

Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NHƯ ẤT
Phản biện 1: TS. NGUYỄN PHÚC CHỈNH
Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN HỒNG
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên Thái Nguyên, ngày 29 tháng 08 năm 2009

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

năm đã là Tiến sĩ Gíáo dục học mà vẫn vui lòng nhận trách nhiệm làm người
hướng dẫn khoa học cho một học trò chưa từng làm công tác nghiên cứu khoa
học. Thầy tận tình chỉ dẫn với sự đòi hỏi nghiêm khắc về mặt khoa học do
vậy đã làm cho học trò của thầy không ngừng phấn đấu trong nghiên cứu đề
tài dẫn đến hoàn thành luận văn này.
Tác giả đồng thời xin trân trọng cảm ơn tập thể Thầy, Cô giảng viên
khoa Sinh–KTNN và khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập khóa học
và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các giáo viên trường
Văn Hoá I - Bộ Công An, trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc – Thái
Nguyên, một số trường dân tộc nội trú của tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
ưu ái và hợp tác hiệu quả với tác giả trong suốt quá trình khảo cứu và thực
nghiệm đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ
vũ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi, nhờ vậy luận văn này đã được hoàn thành.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2009
Tác giả Lý Thái Hảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .......................................................................................... 01
Lời cảm ơn .............................................................................................. 02
Mục lục ................................................................................................... 03
Danh mục những chữ viết tắt ................................................................... 05
Danh mục các bảng ................................................................................. 06

SỐ DẠNG KÊNH HÌNH ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC SH11
3.1. Một số nguyên tắc thiết kế kênh hình trong dạy học SH 11 .............. 56
3.2. Kĩ năng xây dựng một số dạng KH đơn giản tự tạo trong dạy học
SH11. ........................................................................................................... 58
Kết luận chương 3. .................................................................................. 75
Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm.. .................................................................... 77
4.2. Nội dung thực nghiệm... ................................................................... 77
4.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 77
4.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 79
Kết luận chương 4 ................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 95
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết tắt Đọc là
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số
H Hình
KH Kênh hình
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
SGK Sách giáo khoa
SGK SH 11 Sách giáo khoa Sinh học 11

Bảng 4.10. Kết quả điều tra cuối đợt TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ về mối quan hệ tương tác giữa các thành tố trong dạy học
Hình 2.2. Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của thân cây gỗ
Hình 2.3. Êtilen và quả cà chua đang chín
Hình 2.4. Các giai đoạn phát triển không qua biến thái ở gà
Hình 2.5. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm
Hình 2.6. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu
Hình 3.1. Sơ đồ grap về các kiểu phát triển ở động vật
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lập grap hoạt động
Hình 3.3. Grap các loai mô phân sinh
Hình 3.4. Sơ đồ các loại hoocmôn thực vật và các mối tương quan giữa chúng
Hình 3.5. Sơ đồ tác động của hoocmon sinh trưởng ở người
Hình 4.1. Biểu đồ tần suất tổng hợp điểm số của bài kiểm tra trước TN
Hình 4.2. Biểu đồ tần suất điểm số của 3 bài kiểm tra trong TN
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng hợp của 3 bài kiểm tra
trong TN ở các lớp TN và các lớp ĐC
Hình 4.4. Biểu đồ tần suất điểm tổng hợp của 2 bài kiểm tra sau TN
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến 2 bài kiểm tra sau TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thực hiện nhiệm vụ chính trị ghi trong văn kiện của Đảng Cộng
Sản Việt Nam và nội dung luật giáo dục 2005
Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa

Sinh học (SH) là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối
tượng nghiên cứu của SH là thế giới sống. Nhiệm vụ của SH là tìm hiểu cấu
trúc, cơ chế và bản chất của hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống
và với môi trường, phát hiện những quy luật của thế giới sống, làm cơ sở cho
loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của sinh vật. Các
kiến thức đó có thể diễn đạt dưới dạng các vật tượng hình, tượng trưng như:
Tranh vẽ, ảnh chụp, mô hình, sơ đồ...về hình thái cấu tạo các cơ quan, hệ cơ
quan, quá trình sinh lý hóa sinh, các mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, mối
quan hệ giữa cấu tạo và chức năng....
Trong quá trình dạy học SH việc sử dụng kênh hình đúng mức luôn tạo
sức hấp dẫn đối với học sinh. Nếu sử dụng thông tin dưới dạng hình ảnh, học
sinh sẽ rất thuận lợi trong lĩnh hội kiến thức, thực hiện các kỹ năng học tập
như phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, hệ thống hoá, trừu tượng hóa, khái quát
hóa. Tuy nhiên dù cho các hình ảnh trong SGK được lựa chọn cẩn thận, màu
sắc hài hoà và phù hợp, nhưng học sinh không có các kĩ năng đọc và hiểu
chúng thì không thể đem lại hiệu quả sư phạm, làm cho các em nắm vững nội
dung kiến thức mà kênh hình trong dạy học SH nói chung và trong mỗi giáo
trình cụ thể có nhiều dạng bởi vậy cách đọc hiểu chúng là đa dạng.
Sinh học 11 giới thiệu nội dung kiến thức về cấp cơ thể của sinh giới đó
là SH cơ thể thực vật và động vật. Kiến thức SH11 củng cố, nối tiếp và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
triển những kiến thức SH ở bậc THCS và lớp 10. SH6, SH7 chủ yếu đề cập
phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan của động vật,
thực vật. SH8 đề cập giải phẫu sinh lý người và vệ sinh, SH10 đề cập sinh học
ở mức tế bào, nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống trong phạm vi tế bào
động vật, thực vật và vi sinh vật. SH11 đề cập các hoạt động sống, các quá
trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hoá vật chất và năng lượng,
cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ phụ thuộc giữa các
quá trình SH ở mức cơ thể và mức tế bào, tác động của môi trường đến các

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học sinh học.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp dạy học về sử dụng kênh hình trong dạy - học Sinh học.
4. Phạm vi Nghiên cứu
4.1. Sử dụng KH có trong SGK SH 11 (Vận dụng thực nghiệm thông qua ví
dụ các bài trong chương III: Sinh trưởng và phát triển – SH 11- Ban cơ bản).
4.2. Đối tượng khảo sát: Học sinh người dân tộc thiểu số lớp 11.


4.3. Địa điểm thực nghiệm sư phạm: Giảng dạy thực nghiệm một số giờ
ở Trường Văn hóa I – BCA và trường PT Vùng Cao Việt Bắc - Thái Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu rèn luyện được cho HSNDTTS cấp THPT các kĩ năng sử dụng tốt
KH có trong SGK và biết cách tự xây dựng các dạng kênh hình đơn giản để 
Chọn đối tượng khảo sát này và SGK ban cơ bản vì gắn với nhiệm vụ dạy học tại
trường chúng tôi toàn là HS các dân tộc thiểu số, chỉ học ban cơ bản.
Xin người đọc lưu ý giúp, trong các đề mục của luận văn, khi đề cập đến đối tượng HS
tức là chúng tôi đã nhắc đến HSNDTTS để câu bớt dài và nặng nề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
học tập thì sẽ làm cho các em tăng thêm lòng say mê, tự tin trong học tập và
quan trọng là có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Phân tích hệ kênh hình có trong SGK SH 11- ban cơ bản về mặt ý

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình
bày trong 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình trong dạy
học nói chung và dạy học SH nói riêng.
Chƣơng 2: Cở sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình và
rèn luyện cho HSDTTS một số kĩ năng khai thác kênh hình trong SGK Sinh
học 11.
Chƣơng 3: Quy trình rèn luyện cho HSDTTS kĩ năng tự xây dựng một
số dạng kênh hình đơn giản trong dạy học Sinh học 11
Chƣơng 4: Thực nghiệm sư phạm.
9. Những đóng góp mới của luận văn
9.1. Phân tích hệ kênh hình có trong SGK SH 11- ban cơ bản (Vận dụng
cụ thể trong chương III - Sinh trưởng và phát triển).
9.2. Xác lập kĩ năng khai thác kênh hình trong SGKSH 11 và cách
hướng dẫn cho HSNDTTS hình thành các kĩ năng đó.
9.3. Xác lập các kĩ năng tự xây dựng một số dạng KH đơn giản và cách
hướng dẫn HSNDTTS biết xây dựng các dạng trên để học tốt môn SH 11 (ban
cơ bản).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ
DẠY HỌC SINH HỌC NÓI RIÊNG

Trong dạy học, các phương tiện dạy học được GV sử dụng để minh họa
một vài phần của giáo trình, giáo án hoặc một buổi thuyết trình. Ví dụ như:
Bảng biểu treo lên tường, phim, tranh ảnh,...PTDH theo nghĩa hẹp là toàn bộ

sai được và là nguồn gốc của mọi kiến thức. Khoa học tự nhiên là khoa học
quan sát và thực nghiệm và bao gồm việc áp dụng phương pháp lý tính vào
những dữ kiện cảm tính. Quy nạp, phân tích, so sánh, quan sát thí nghiệm đều
là những điều kiện chủ yếu của phương pháp lý tính.
Điều cần thiết là khởi điểm của nhận thức bao giờ cũng xuất phát từ
những cảm giác vì không có gì trong óc mà trước đó lại chưa có trong cảm
giác và có lẽ cần bắt đầu dạy học không phải giải thích bằng lời về các vật mà
phải đi quan sát chúng một cách trực tiếp. Jan Amot Komensky coi nguyên
tắc trực quan trong dạy học là nguyên tắc "vàng ngọc". Cung ứng cho sự tri
giác bằng cảm giác tất cả những gì có thể có được. Nếu những vật thể nào có
thể tri giác được cùng một lúc bằng nhiều giác quan thì hãy để cho chúng
được lĩnh hội ngay tức khắc bằng nhiều giác quan. Kiến thức càng dựa nhiều
vào cảm giác thì càng xác thực.
Nguyễn Quang Vinh (1973), trong Luận án tiến sỹ giáo dục học của
mình [48] đã viết về quan điểm trong dạy học của M.A Đanhilôp, cho rằng
nguyên tắc tính trực quan là nguyên tắc giữ vai trò to lớn trong quá trình dạy
học, trong sự tác động qua lại với nguyên tắc phát triển tư duy trừu tượng; còn
G.Pestalossi (1746 - 1827) cho rằng điểm tựa để biến những biểu tượng chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
rõ ràng thành những biểu tượng rõ ràng qua đó hướng tới sự phát triển tư duy
bằng quan sát trực quan.
Việc quan sát cung cấp tài liệu trực quan sinh động cho sự phân tích tài
liệu đó về sau bằng những thao tác tư duy trừu tượng. Nhờ làm việc với tài
liệu cụ thể thu thập được bằng quan sát học sinh được mở rộng tầm mắt, tăng
thêm hứng thú đối với kiến thức, mài sắc óc quan sát, rèn luyện trí nhớ. Quan
sát thường có liên quan đến rung động về tình cảm, thường kèm theo hành
động. Việc quan sát được tổ chức tốt sẽ có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình
cảm, trí tuệ [1].
Trong khi giáo viên tổ chức hoạt động học tập mà không kèm theo việc

nhau phụ thuộc vào những nhiệm vụ dạy học cụ thể.
Vấn đề trực quan vẫn được hiểu theo cách truyền thống. Trực quan
trong dạy học là một nguyên tắc lý luận dạy - học mà theo nguyên tắc này thì
dạy - học phải dựa trên những hình ảnh cụ thể được HS trực tiếp tri giác.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những tri thức lý
thuyết ngày càng được đưa nhiều hơn vào chương trình học tập. Mặc dù vậy,
trực quan trong dạy học vẫn là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc nâng
cao kết quả nhận thức của HS. Xét về bản chất, nhận thức dù ở mức độ nào
cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức con người. Trong đó
cảm giác là bậc thứ nhất trong quá trình nhận thức thế giới, là cơ sở của mọi
sự hiểu biết. Tất nhiên sự hình thành các hình ảnh trực quan cảm tính không
diễn ra một cách độc lập tuyệt đối mà nó nằm ngay trong mối tác động qua lại
với các hình thức nhận thức lý tính.
Nhiều công trình nghiên cứu [6], [29] đã chứng tỏ rằng PTTQ phải là
một trong những điều kiện chủ yếu tạo nên chất lượng giảng dạy và học tập ở
nhà trường. Nó cũng đã, đang và sẽ mở ra những triển vọng và khả năng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
việc khắc phục những mâu thuẫn to lớn giữa sự phát triển nhảy vọt của khối
lượng tri thức cần cung cấp cho HS và thời gian học tập trong nhà trường có
hạn ở giai đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như
ngày nay. Tất nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, không phải tất cả các công cụ
lao động của người GV và HS đều chỉ tập trung ở PTTQ, nhưng rõ ràng
PTTQ là yếu tố cấu thành chủ yếu và là công cụ lao động trong quá trình dạy-
học ở nhà trường.
PTTQ chứa đựng và chuyển tải thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu
nhận thức, phát triển, giáo dục của quá trình sư phạm; nhưng bản thân nó có
giá trị dạy học cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ sư phạm trong
quá trình nghiên cứu xây dựng và sử dụng của người GV. Nếu trong giờ học,
PTTQ được sử dụng không hợp lý thì sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về mặt

và algorit hoá vào việc phân loại các kiểu bài toán về lập công thức hoá học
[15]. Năm 1984, Phạm Tư với đề tài “Dùng grap nội dung của bài lên lớp để
dạy và học chương Nitơ - Photpho ở lớp 11 trường PTTH” [44]. Năm 1987,
Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu “Dùng phương pháp graph lập chương
trình tối ưu và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch” [41]. Trong công
trình này tác giả đã nghiên cứu chuyển hoá grap toán học vào lĩnh vực giảng
dạy khoa học quân sự.
Nguyễn Văn Phán năm 2000, vận dụng phương pháp sơ đồ (grap) trong
dạy học các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở Đại học quân sự [32]. Trong
đó tác giả đã nêu được các cách sử dụng sơ đồ thiết kế nội dung, sơ đồ hóa
nội dung bài học để dạy học.
Phan Trọng Ngọ, Lê Tràng Định, Dương Diệu Hoa năm 2000 [29].
Những vấn đề trực quan trong dạy học được nghiên cứu dưới phương pháp
luận biện chứng của triết học Mac- Lênin, “Trực quan theo đúng nghĩa của nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
không đơn giản chỉ là quan sát sự vật bằng các giác quan, mà là hành động
tác động lên sự vật, làm biến đổi các dấu hiệu bề ngoài của chúng, làm cho
cái bản chất, các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của chúng được phơi
bày một cách cảm tính”.
Năm 2002, trong dạy học lịch sử PGS.TS Nguyễn Thị Côi đã khẳng định
rằng: học tập thông qua các phương tiện tạo kênh hình giúp học sinh có
những biểu tượng chân thực, chính xác về sự vật hiện tượng. Những hình ảnh
được tạo ra từ kênh hình ở SGK không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính
mà còn là nguồn gốc của tư duy. Sự có mặt của những phương tiện tạo hình
trước mắt học sinh (tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ...) sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động phân tích, so sánh, tổng hợp nội dung của chúng từ đó học
sinh lĩnh hội những mối liên hệ mới giữa các vật được dễ dàng hơn... Đặc biệt
kênh hình giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu các kiến thức được nghiên
cứu [14].

Năm 2009 trong luận án Tiến sĩ của mình, Nguyễn Văn Thắng đã chứng
minh vai trò quan trọng của việc thiết kế và sử dụng kênh hình nhằm nâng cao
nhận thức tích cực cho học sinh dân tộc ít người vùng Tây Nguyên trong dạy
học sinh học 8 [38].
Tất cả các tác giả trên đều khẳng định phương tiện trực quan có ý nghĩa
rất quan trọng trong dạy học, không những cung cấp các dữ liệu cho quá trình
nhận thức mà còn là cơ sở để tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy. Tuy
nhiên hiệu quả dạy học của phương tiện trực quan tùy thuộc nhiều vào quá
trình xử lý sư phạm của người giáo viên khi sử dụng nó.

Kết luận chƣơng 1

1. Trong lịch sử nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của
phương tiện trực quan trong dạy học phù hợp với lý thuyết về nhận thức.
Trong đó, KH được xem là thành tố có vai trò rất quan trọng trong dạy
học. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu dạy học
bằng các phương tiện trực quan tạo kênh hình khác nhau trong những lĩnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước là
cơ sở thực tế của việc dạy học bằng kênh hình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy
học cho thấy: Việc dạy học bằng KH là một trong những tiếp cận có ý
nghĩa to lớn trong dạy học. Theo hướng này, có nhiều tác giả đã thành
công trong việc nghiên cứu và vận dụng một số phương tiện trực quan
như: Grap, bản đồ khái niệm, tranh ảnh, băng hình, thí nghiệm,...vào dạy
học một số môn học ở trường phổ thông.
3. Ở Việt Nam, trong dạy học sinh học cơ thể- sinh học 11- Ban cơ
bản chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề rèn luyện cho HS các kĩ
năng khai thác KH có trong SGK mới và biết tự xây dựng một số dạng KH

24
Trong dạy học người giáo viên cần cân nhắc khi thực hiện:
* Về nội dung:
Nội dung nào sẽ được truyền cho người học bằng lời?
Nội dung nào sẽ được truyền bằng hình ảnh?
Nội dung nào sẽ được truyền bằng các giác quan khác?
* Về đặc tính của học sinh như kĩ năng cảm giác, trình độ kiến thức, hệ
thống văn hóa xã hội...
Từ sự cân nhắc đó, người GV phải lựa chọn những phương tiện thích
hợp để kích thích vào giác quan HS nhằm tăng hiệu quả dạy học.
Như vậy, KH được tạo ra khi sử dụng các phương tiện trực quan nhìn
phù hợp với kỹ năng cảm giác (kĩ năng quan sát bằng mắt), trình độ kiến thức
hiện tại, đặc điểm tư duy của học sinh, nội dung kiến thức và phương pháp
dạy học.
Yếu tố quyết định tạo được KH trong dạy học không chỉ là dạy học bằng
phương tiện trực quan nào? mà còn sử dụng phương tiện trực quan đó như thế
nào? Cho đối tượng học sinh nào (kỹ năng tư duy, phương tiện ngôn ngữ,
truyền thống văn hóa...)?
Có thể hiểu KH = Phương tiện trực quan + Phương pháp sử dụng + kĩ
năng cảm giác của học sinh.
Trực quan còn là một biện pháp dạy học sinh học được sử dụng phổ biến
trong các phương pháp dạy học dùng lời để minh họa sinh động cho ngôn ngữ
lời nói của thầy, của trò hay chữ viết của sách. Trong trường hợp này PTTQ là
kênh hình được kết hợp với kênh lời- kênh chữ (có thể là nguồn cung cấp
thông tin hay là sự dẫn dắt về phương pháp nhận thức đối với HS).
2.1.2. Cơ sở triết học
Xét về mặt triết học về con đường nhận thức được diễn ra: Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là

Trích đoạn Phõn tớch mục tiờu, nội dung, cấu trỳc SGK SH11 (ban cơ bản)
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status