TẠO BIỂU TỰỢNG LỊCH SỬ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở SƠN LA KHI DẠY BÀI 9: “CÁCH MẠNG MÙA THU” VÀ BÀI 10 “BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 - Pdf 22


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
o0o
LÊ THỊ KIM CHI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TẠO BIỂU TƢỢNG LỊCH SỬ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
SƠN LA KHI DẠY BÀI 9: “CÁCH MẠNG MÙA THU” VÀ BÀI 10
“BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5
Sơn La, tháng 5 năm 2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
o0o


trường tiểu học Quyết Tâm - Sơn La đã tạo điều kiện cho em trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài
thêm hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngƣời thực hiện
Lê Thị Kim Chi

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNXH Chủ nghĩa xã hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
SGK Sách giáo khoa
NXB Nhà xuất bản
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSDTTS Học sinh dân tộc thiếu số

TIỂU KẾT 43
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 44
3.1. Mục đích thể nghiệm sư phạm 44
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm 44
3.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm 44
3.4. Kết quả thực nghiệm 47
TIỂU KẾT 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nói về con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người XHCN”. Để
góp phần đào tạo con người mới toàn diện về mọi mặt Đức – Trí – Thể - Mỹ và
Lao động phải có sự đóng góp của tất cả các môn học, trong đó có môn lịch sử
và phải được giáo dục, rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trước
hết ở cấp học Mầm Non - Tiểu học.
Trong dạy học lịch sử nói chung, ở cấp học Tiểu học nói riêng, môn học
lịch sử trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển
hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, cung cấp cho học sinh

+ Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS
phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường
THPT” tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi chủ biên,
cho chúng ta nắm được và lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạo biểu
tượng lịch sử cho học sinh. Vì đặc điểm của tri thức lịch sử ở cấp tiểu học
cũng như ở các cấp học cao hơn, chỉ khác là nó ở mức đơn giản hơn nhưng ta
có thể vận dụng [1].
+ Nguyễn Thị Côi, (2011), “Các con đường biện pháp để nâng cao hiệu
quả bài học lich sử ở nhà trường phổ thông”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đề cập đến một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, đặc biệt là tổ chức
tham quan học tập ở nhà bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống, di tích lịch sử
và từ đó khẳng định vai trò của biện pháp này đó là “làm giàu cho càc em những
biểu tượng lịch sử cụ thể và là chỗ dựa để hình thành các kết luận khái quát” [1].
+ Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường, (2003), “Những vấn đề chung
về bộ môn phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Cao đẳng sư phạm”, NXB
Đại học sư phạm, nêu lên vai trò, nhiệm vụ của phân môn lịch sử ở trường phổ
thông [3].
+ Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn
Mạnh Khởi, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thúy Bình, (2011), “Rèn luyện kĩ năng
3
nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, NXB Đại học sư phạm nêu lên những kĩ năng
cơ bản mà người GV cần phải có, làm gì để có được những kĩ năng đó [2].
+ Phạm Văn Lực (1996): “ Cải tiến phương pháp dạy học lịch sử phù
hợp các trường phổ thông ở Tây Bắc” - Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc hội khoa
học Lịch sử Việt Nam), khoa Sử trường Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà
Nội), trung tâm nội dung phương pháp (Viện Khoa học Giáo dục), (1996), “Đổi
mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, để ra cách thức, nhiệm vụ cần làm để đối mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, ý nghĩa của phương pháp này đối với
kết quả giảng dạy [7].

- Tìm hiểu nội dung chương trình, SGK Lịch sử và Địa lý lớp 5.
- Phương pháp tạo biểu tượng lịch sử cho HSDTTS trong SGK Lịch sử
và Địa lý lớp 5.
3.4. Đóng góp của đề tài
- Cụ thể hóa và làm phong phú thêm hệ thống các phương pháp dạy học
lịch sử ở trường tiểu học.
-Thiết thực đổi mới phương pháp, tạo sự sinh động cho bài giảng, gây
hứng thú học tập cho học sinh .
-Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo
dục, khắc phục tình trạng chán học môn lịch sử.
4. Cơ sở tài liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở tài liệu
- Để thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng các tài liệu lưu trữ ở trung
ương và địa phương kết hợp khai thác các tài liệu đã được công bố trong các
công trình nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa trong danh mục tài liệu tham khảo.
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính là nghiên cứu lí luận và điều tra thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tham khảo tài liệu, phân tích tổng
hợp hóa, khái quát hóa các vấn đề tài liệu liên quan để lá cơ sở lí luận cho đề tài.
5
- Phương pháp điều tra thực tiễn: Với mục đích tìm hiểu thực trạng học
tập Lịch sử nói chung và việc sử dụng biểu tượng trong dạy học Lịch sử nói
riêng tôi đã tiến hành quan sát, phỏng vấn đàm thoại với một số giáo viên và học
sinh lớp.
5. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nhiều văn kiện chính trị cũng khẳng định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào
tạo những con người có năng lực, phẩm chất, đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ. Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu đào tạo là xây dựng nên con
người Việt Nam XHCN.
Để đạt được mục tiêu trên mỗi môn học có vai trò, vị trí nhất định, trong đó
phân môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng,
đạo đức, hình thành thế giới quan cho thế hệ trẻ. Phần lịch sử trong môn Tự
nhiên và Xã hội có 3 nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Cùng
với các môn học khác phân môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình
góp phần tích cực cùng xã hội hoàn thành sứ mạng giáo dục thế hệ trẻ trong điều
kiện hiên nay.
 Giáo dưỡng
Phần lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch
sử, trang bị cho các em hiểu biết ban đầu, tương đối có hệ thống về quá trình
phát triển lịch sử với những nhân vật, sự kiện năm tháng nổi bật ở từng thời kì
lịch sử khác nhau của dân tộc. Dạy lịch sử giúp các em có những biểu tượng về
lịch sử nhờ đó thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, nhớ
7
được các công lao của các anh hùng dân tộc. Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn lịch
sử dân tộc, thêm yêu mến các vị anh hùng dân tộc.
 Giáo dục
Môn học Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học góp phần vào việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm cho học sinh.Ví như phần địa lí dạy cho học sinh hiểu rõ đất
nước mình để tăng thêm lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương, có ý thức bảo vệ
thiên nhiên. Song phần lịch sử lại có những ưu thế riêng trong việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh mà ở những môn khác không
có được.
Những con người và những việc làm của quá khứ sẽ có sức thuyết phục, có
sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Những tấm gương anh dũng tuyệt vời của

với các phương tiện đó nên học sinh có được khả năng vận dụng tốt.
- Khả năng vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống.
Như vậy, mục tiêu của phần lịch sử trong môn Tự nhiên và Xã hội ở trường
Tiểu học là cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về lịch sử của dân tộc và xã hội
loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các em và
phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên có nhiều yếu tố chi phối, tác động
đó là sự quan tâm của xã hội với lịch sử, sự đầu tư trang thiết bị dạy học. Song
yếu tố quyết định là vấn đề phương pháp dạy học lịch sử. Gần đây liên tục có
những hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Trong đó các nhà giáo
dục khá quan tâm đến việc tạo biểu tượng cho học sinh Tiểu học khi dạy lịch sử
nhằm gây hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức.
1.1.2. Vai trò của biểu tượng trong dạy học lịch sử ở trường Tiểu học
1.1.2.1. Một vài đặc điểm của tri thức lịch sử tác động tới việc tạo biểu tượng
trong dạy học lịch sử
Để xác định đúng đắn các biện pháp sư phạm nhằm giúp học sinh nắm vững
kiến thức lịch sử với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có
những đặc điểm rất nổi bật, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể,
tính hệ thống, sự thống nhất giữa “sử” và “luận”.
9
* Tính quá khứ
Lịch sử là quá trình hợp quy luật của xã hội loài người từ lúc con người và xã
hội hình thành đến nay. Tất cả những hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến
đều là những chuyện đã xảy ra, nó mang tính quá khứ. Đây là điều khác biệt
giữa hiện tượng lịch sử với những hiện tượng tự nhiên. Bởi vậy, người ta không
trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức được chúng một cách
gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại, hoặc giả, dựa vào các hiện tượng
lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, suy nghĩ những
vấn đề lịch sử mà chúng ta đang nghiên cứu; dùng các tài liệu này để tham khảo

phong phú, đa dạng nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc không
hoàn toàn giống nhau.
Ví dụ: Các Việt Nam trải qua tiến trình lịch sử từ thời nguyên thủy, xã hội
phong kiến, rồi đến xã hội chủ nghĩa song ở một số nước tư bản như
Pháp, Mĩ lại có chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa nó không nhảy
vọt như nước ta.
Thậm chí cùng một loại hình kinh tế - xã hội, các dân tộc, quốc gia khác
nhau cũng có các mặt kinh tế, thể chế nhà nước, hình thái ý thức khác nhau,
mang sắc thái riêng. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình các sự kiện, hiện
tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu lại càng hấp dẫn
bấy nhiêu.
Ví dụ: Chế độ phong kiến ở Việt Nam khác với chế độ phong kiến ở
Trung Quốc.
* Tính hệ thống
Khoa học lịch sử vừa bao gồm các sự kiện hiện tượng về cơ sở kinh tế
đấu tranh xã hội, vừa bao gồm nội dung của kiến trúc thượng , tình hình sản xuất
và quan hệ sản xuất…Nội dung tri thức lịch sử như vậy rất phong phú, đề cập
tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người, bao gồm cả chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật v.v…Phân môn lịch sử ở trường
Tiểu học tuy giản lược song cũng phải bao quát được các mặt đó. Những nội
dung tri thức lịch sử đó lại có mối quan hệ chằng chịt, phức tạp.
11
Điều này đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn chú ý đến mối quan hệ
ngang dọc, trước sau của vấn đề lịch sử cũng như mối quan hệ ngang, nội tại
giữa các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa để cung cấp cho học sinh những tri thức
lịch sử khoa học mang tính hệ thống và hoàn chỉnh, nêu được cái lôgic (cái bản
chất, cái lõi của lịch sử), dễ hiểu (cái lôgic).
* Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”
Sử học là một ngành của khoa học xã hội. Nó xuất hiện từ rất sớm. Từ trước
đến nay, nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới đã xuất hiện nhiều sử gia nổi

thích làm sáng tỏ bản chất của sự kiện hiện tượng đó. Đó là sự thống nhất giữa
tính khoa học và tính đảng của nghiên cứu và dạy học lịch sử theo chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.2.2. Đặc điểm của nhận thức lịch sử
Quá trình học tập lịch sử cũng như một quá trình nhận thức cho nên việc
nhận thức môn học này cũng tuân thủ theo quy luật chung của nhận thức: từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn.
Song xuất phát từ những đặc trưng của môn lịch sử mà quá trình nhận thức lịch
sử cũng có những đặc điểm riêng.
Trong học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát (trực quan sinh
động) đối tượng nghiên cứu như trong học tập các mon khoa học tự nhiên.
Trong việc học tập lịch sử, không thể tiến hành các thí nghiệm để tái hiện lịch sử
quá khứ khách quan (trừ một vài trường hợp đặc biệt, với những hình thức phù
hợp với bộ môn, như đóng vai, diễn kịch, tranh ảnh….).
Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì con người là một bộ phận không
thể tách rời được của đối tượng nghiên cứu – xã hội loài người. Chương trình
lịch sử cấu tạo các sự kiện từ quá khứ đến hiện tại, mà trình độ nhận thức phù
hợp với trình độ học sinh phải từ gần đến xa do đó học sinh dễ rơi vào tình trạng
“hiện đại hóa” lịch sử.
Do những đặc điểm như vậy, quá trình lịch sử bắt đầu từ việc nắm các sự
kiện. Khoa học chân chính khác với các quan niệm duy tâm ở chỗ nó dựa trên
các sự kiên chân thực: “Bất cứ lĩnh vực khoa học trong lĩnh vực tự nhiên cũng
như xã hội, lịch sử phải xuất phát từ sự kiện chúng ta biết được” [5].
13
Từ những điều đã nói ở trên việc tổ chức dẫn dắt học sinh tạo biểu tượng lịch
sử là cái chốt để đi vào khám phá lịch sử.
1.1.2.3. Khái quát về biểu tượng
Biểu tượng là khái niệm được giải thích ở các mức độ và lĩnh vực nhận thức
khác nhau. Theo tâm lí học, biểu tượng là biểu tượng của kí ức. Tức là những
hình ảnh của các sự vật, hiện tượng không phải đang được tri giác mà là đã được

trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất” [5]. Như vậy, nội
dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên
hình ảnh về quá khứ, bằng những hoạt động của các giác quan: thị giác tạo nên
những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông
qua lời giảng của giáo viên…
Cũng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc
trưng cơ bản của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng
lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào
bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sụ kiện để tiến tới việc nắm
khái niệm lịch sử. Vì vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sơ đẳng
(còn gọi là khái niệm đơn giản). Nói cách khác, biểu tượng lịch sử là cơ sở để
hình thành khái niệm.
 Các loại biểu tượng với học sinh tiểu học
Có nhiều cách phân lọai biểu tượng lịch sử. Cụ thể các biểu tượng sau:
- Biểu tượng về hoàn cảnh địa lý
Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định.
Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn hoặc diễn ra ở phạm vi
hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy tạo biểu
tượng về hoàn cảnh địa lý nơi xảy ra sự kiện là yêu cầu trong dạy học lịch sử để
xác định không gian lịch sử.
- Biểu tượng về văn hóa vật chất
Đó là những hình ảnh về những thành tựu của loài người trong việc chế ngự
thiên nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất cũng như văn
hóa tinh thần của xã hội loài người.
15
- Biểu tượng về nhân vật chính diện cũng chư phản diện, những đại biểu điển
hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, những nhân vật kiện xuất.
- Biểu tượng về thời gian, về những quan hệ xã hội của con người.
Những biểu tượng lịch sử nêu trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tạo thành một hệ thống trọn vẹn về một bức tranh lịch sử. Để

sức gợi cảm mới tác động mãnh mẽ tới tư tưởng tình cảm của các em. Tạo biểu
tượng trong dạy học lịch sử nhằm các mục đích sau:
- Tái tạo hình ảnh của những sự kiện xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội: về đời sống vật chất (công cụ lao động, nghề nghiệp, hoạt động sản
xuất của con người…), về đời sống xã hội, cơ cấu hoạt động của Nhà nước, đấu
tranh giai cấp…, về các nhân vật lịch sử, về đời sống tinh thần văn hóa…
- Tạo nên sự nhận thức cụ thể về thời gian, trong đó diễn ra các sự kiện lịch
sử, về sự phát triển đi lên hợp lôgic của lịch sử xã hội loài người cũng như của
dân tộc.
- Xác định được không gian diễn ra các sự kiện lịch sử, qua đó học sinh nhận
thức đúng về vai trò của hoàn cảnh địa lí, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
qua các giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội loài người.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc tạo biểu tƣợng lịch sử cho học sinh
Mặc dù thời lượng dành cho phân môn lịch sử không nhiều so với môn
học khác chỉ 1 tiết/ tuần, nhưng môn Lịch sử đã có những đóng góp to lớn vào
những thành tựu chung của nền giáo dục Việt Nam. Đó là nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Trong thời gian qua việc dạy học lịch sử đã đạt được những thành tựu
đáng kể:
Thứ nhất: Nội dung chương trình luôn được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bắt
kịp với sự phát triển của khoa học lịch sử. Chương trình SGK được giảm tải,
hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử đày đủ, chính
xác và hệ thống qua đó làm rõ các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.
Thứ hai: Nhiều giáo viên đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp, phương tiện dạy học mới để tạo hứng thú lịch sử cho học sinh,
17
chú ý cách trình bày miệng sao cho sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh để lôi
cuốn học sinh; cố gắng kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học để thay
thế cho một phương pháp truyền thống là phương pháp thuyết trình; áp dụng

Học sinh dân tộc ở Tây Bắc có một đặc thù nổi bật là có ngôn ngữ, phong
tục tập quán và trình độ nhận thức khác nhau. Do quan hệ xã hội hạn hẹp, nghèo
về thông tin, sự giao tiếp, hoạt động vui chơi hòa đồng vào thế giới trẻ em không
rộng rãi nên học sinh Tây Bắc thiếu hẳn sự bạo dạn tự nhiên, vốn am hiểu về
lĩnh vực văn hóa còn hạn chế. Ngoài ra, những phong tục tập quán, truyền thống
cộng đồng làng bản, tâm lí dân tộc cũng trực tiếp chi phối đến học sinh các dân
tộc Tây Bắc, nhất là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu xa như Dáy, Khơ mú,…
Các em nhận thức được những vấn đề cụ thể, chi tiết, còn những khái niệm,
thuật ngữ khoa học, hoặc những vấn đề trừu tượng chung thì tiếp nhận chậm. Có
khi do kém linh hoạt, do hạn chế về khả năng phán đoán suy luận nên các em
nhận thức sai lệch nôi dung vấn đề. Ngoài ra, vốn tiếng phổ thông của nhiều em
còn nghèo nên trong lĩnh hội tri thức bài học khó nắm bắt hết được ý nghĩa của
những khái niệm, thuật ngữ lịch sử. Cũng như cái hay cái đẹp của tiếng Việt.
Tuy nhiên, Tây Bắc là mảnh đất lịch sử văn hóa. Nhân dân các dân tộc
Tây Bắc có truyền thống lâu đời gắn liền với truyền thống đấu tranh kiên cường
bất khuất trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam. Các dân tộc Tây Bắc có một nền văn hóa phát triển rực rỡ, đậm đà bản
chất dân tộc, với những tinh hoa văn hóa độc đáo thể hiện trong nghệ thuật kiến
trúc với những đường nét mặt phà, trong những sinh hoạt nghi lễ, phong tục tập
quán. Những tinh hoa văn hóa đó đã đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa của
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Dạy học lịch sử ở Tây Bắc không chỉ dừng ở việc làm các em nắm một
vài sự kiện, hiểu một cách chung chung về lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại,
mà phải giúp các em thấy được truyền thống lịch sử và văn hóa của chính quê
hương mình. Từ đó khơi dậy ở các em lòng tự hào chân chính về quê hương đất
nước, làm cho các em thêm gắn bó với quê hương bản mường. Vì thế, trong dạy
19
học lịch sử ở Tây Bắc phải chú ý kết hợp vào truyền thụ tri thức với giáo dục
truyền thống, nhất là truyền thống yêu quê hương bản mường.
Tìm hiểu đặc điểm của dạy học lịch sử ở Tây Bắc và nắm chắc những đặc


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status