373 Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - Pdf 26

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc
thực hiện Hiệp định thưong mại Việt - Mỹ cũng như việc gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) đang đặt ra rất nhiều thời cơ và thách thức đối với các Ngân
hàng Việt Nam. Mở cửa thị trường tài chính - tiền tệ - ngân hàng sẽ tạo cho các
Ngân hàng Việt Nam có thêm những thị trường mới, hấp dẫn và đầy tiềm năng
nhưng đi kèm với nó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt mà đối thủ lớn hơn các
Ngân hàng của chúng ta rất nhiều. Không chỉ có thế, nguy cơ mất cả thị trường
trong nước cũng rất lớn và đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải không ngừng đổi
mới, hoàn thiện bản thân để có thể thích nghi với những điều kiện mới. Việc tích
cực ứng dụng ngày càng nhiều Marketing hiện đại vào hoạt động kinh doanh Ngân
hàng đã làm cho bộ mặt các Ngân hàng Việt Nam dần thay đổi, lòng tin của khách
hàng đối với Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát huy.
“Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động
kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay” sẽ giúp cho việc hội nhập của
các Ngân hàng Việt Nam được nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi còn có nhiều sai sót.
Rất mọng nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
I – Tổng quan về hoạt động kinh doanh Ngân hàng
ở Việt Nam hiện nay
Cho tới nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức tín dụng đã có nhiều loại
hình, gồm nhiều hình thức sở hữu, phạm vi kinh doanh khác nhau, thực lực khác
nhau và thị phần cũng khác nhau.
1) Về số lượng :
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh : 6
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần : 40
+ Chi nhánh NHTM nước ngoài. : 26
+ Ngân hàng liên doanh : 4

Tiền gửi
ngoại tệ
Tổng tài
sản Có

Nợ
1. Ngân hàng quốc doanh 39 80 72 74.7 76.7
2. Ngân hàng TMCP 15 10 13 10 9.2
3. Chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài và liên doanh
41 8 15 13.7 12.3
4. Loại hình khác 5 2 0 1.6 1.8
Tổng 100 100 100 100 100
2.1) Tiềm năng :
* Về vốn tự có thì khối Ngân hàng quốc doanh và khối Ngân hàng nước ngoài,
Ngân hàng liên doanh xấp xỉ bằng nhau (39% và 41%). Xét về mặt kỹ thuật thì với
số vốn như trên, tiềm năng hoạt động của 2 khối là ngang nhau nhưng diễn biến
tình hình trong 3 hoặc 5 năm tới không hoàn toàn phù hợp với tiềm năng hiện nay.
* Về công nghê thì các Ngân hàng của Việt Nam còn nhiều bất cập và khả
năng về vốn để phát triển công nghệ rất hạn chế so với khả năng tiếp cận nhanh và
ứng dụng công nghệ hiện đại của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân
hàng liên doanh. Riêng về mang lưới chi nhánh và số lượng lao động thì các Ngân
hàng quốc doanh lại chiếm số đông, có lợi thế nhất định nhưng lại làm giảm hiệu
quả kinh doanh.
2.2) Thực tiễn :
* Khối Ngân hàng quốc doanh vượt trội hẳn trên hầu hết các mặt, thể hiện ở thị
phần rất lớn về tiền gửi, về quy mô hoạt động. Sự vượt trội này nói lên :
- Các Ngân hàng quốc doanh đã giữ vai trò chủ lực, chủ đạo trong lĩnh vực
Ngân hàng và do đó là “bà đỡ” cho sự phát triển kinh tế đất nước, là kênh “bơm,
hút vốn” chủ yếu trong xã hội. Sự thịnh, suy của các Ngân hàng quốc doanh vừa là

nhập và từng bước thống trị thị trường bán lẻ. Bởi thị trường bán lẻ tại Việt Nam
đang là một thị trường rất tiềm năng, đang còn bỏ ngỏ cho nhiều ngân hàng. Dân
số đông, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tâm lý thích tiết kiệm là
một số điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường này. Tuy nhiên, hoạt động
4
nghiên cứu thị trường của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm
đúng mức, các con số về thị phần của các ngân hàng chỉ mang tính chung chung,
phân theo hình thức sở hữu, chưa phản ánh được đúng tiềm năng của thị trường.
Cụ thể :
+ Ngân hàng Ngoại thương : 31,87 %
+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn : 24,8 %
+ Ngân hàng Công Thương : 15,28 %
+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển : 10,91 %
+ Ngân hàng Đông Á : 3,9 %
+ Ngân hàng Á Châu : 3 %
+ Ngân hàng Sacombank : 2,6 %
+ Ngân hàng ANZ : 2,6 %
+ Ngân hàng Eximbank : 1,75 %
+ Các tổ chức tín dụng khác : 3,29 %
1) Danh mục sản phẩm, dịch vụ cung ứng (Product)
Hiện nay, danh mục các sản phẩm, dịch vụ mà các Ngân hàng cung ứng cho
khách hàng đã tương đối đa dạng. Ngoài các sản phẩm cổ điển, các Ngân hàng đã
từng bước cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, tiện lợi
hơn trong giao dịch và thoả mãn ngày càng nhiều các nhu cầu của khách hàng :
- Tăng nguồn vốn huy động bằng cách khuyến khích dân cư mở tài khoản ngân
hàng dưới nhiều hình thức : tiền gửi tiết kiệm dùng cho mục đích cụ thể, tiền gửi
với dịch vụ chuyển thẳng vào tài khoản, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hoá đơn tự
động, tiền gửi có số dư nhất định được trả lãi theo lãi suất thị trường tiền tệ,…
- Đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn : liên kết với bảo hiểm, bưu điện để
mở rộng bán sản phẩm, cho vay tư nhân dùng cho mục đích tiêu dùng, thẻ tín

liệt do có sự tham gia mạnh mẽ của các Ngân hàng nước ngoài với số vốn khổng
lồ, tính chuyên nghiệp cao. Ví dụ, ngân hàng ANZ của Australia tuy mới hoạt
động ở Việt Nam nhưng họ đã sử dụng biểu lãi suất khác biệt theo khối lượng tiền
gửi với rất nhiều kỳ hạn. Khối lượng tiền gửi càng lớn thì lãi suất trong cùng một
kỳ hạn càng cao. Điều này thực sự rất hiệu quả khi muốn huy động khối lượng tiền
lớn trong thời gian ngắn với kỳ hạn xác định.
Ngoài những cạnh tranh về giá thì việc cung ứng dịch vụ một cách chuyên
nghiệp, phù hợp với thị trường Việt Nam cũng đang là một thách thức rất lớn đối
6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status