skkn Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm - Pdf 26

Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
1. Lí do chọn đề tài
Dạy và học trong từng thời kì đều có mục tiêu riêng của nó. Trong thời đại ngày nay
với nhịp sống càng phát triển, con người càng tiến bộ, nhu cầu về kiến thức rất cao, vì thế mà
việc dạy và học cũng thay đổi cho phù hợp.
Dạy và học theo định hướng đổi mới đòi hỏi người học nhiều ở sự tư duy, năng động,
sáng tạo, đặc biệt là chú trọng việc tự học. Từ đó, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại là
cần thiết đối với mọi cấp học theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993) có
đề cập đến vấn đề “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tư duy năng động, sáng tạo giải quyết vấn đề”.
Từ khi chương trình giáo dục đổi mới thì phương pháp giáo dục cũng có nhiều đổi
mới trên cơ sở kế thừa và phát huy cái cũ. Chương trình, nội dung sách giáo khoa mới nhằm
tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, coi trọng các kiến thức khoa học xã hội và
nhân văn, tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhằm phát triển toàn
diện nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ thực trạng Địa lí trong nhà trường đối với nhiệm vụ dạy học và việc vận
dụng phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục cùng với xu hướng đổi mới trong
giảng dạy ngày nay, cần người học phải biết tích cực, năng động, sáng tạo, để làm được điều
đó thì người dạy phải có những phương pháp phù hợp.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Địa lí THCS là không ngừng cải
tiến, đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy của mình. Dạy học, như đã biết vừa là khoa
học, vừa là nghệ thuật nhưng nghệ thuật cũng là sự thăng hoa trên cơ sở của một trình độ
chuyên môn giỏi, trình độ tay nghề, nghiệp vụ vững vàng. Đó là kết quả của một quá trình
lâu dài tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sáng tạo, đổi mới và thực nghiệm những đổi mới
của cá nhân và đồng nghiệp.
Phương pháp dạy học có rất nhiều, đáng chú ý là nhóm phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực. Trên thực tế, đâu phải người dạy nào cũng vận dụng hết được những ưu
điểm của những phương pháp mới trong lúc truyền đạt kiến thức đến người học. Cụ thể là
vẫn còn nhiều HS thụ động, nhút nhát nên kiến thức tiếp thu được còn ít.

Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
3. PHẦN NỘI DUNG
3.1. Thực trạng giảng dạy bằng PPTL ở trường phổ thông hiện nay.
3.1.1. Tình hình sử dụng PPTL trong dạy học địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm.
Đa số GV dạy Địa lí lớp 7 ở trường đều áp dụng PPTL khi lên lớp. Bởi họ cho rằng
chỉ có phương pháp này là thích hợp với chương trình Địa lí lớp 7 và khi kết hợp PPTL với
các phương pháp khác sẽ đem lại hiệu quả đáng kể nhằm làm cho HS hiểu sâu hơn về những
kiến thức địa lí sau khi học xong. Tuy nhiên, phải căn cứ vào tình hình của mỗi lớp, mỗi
trường và mỗi GV mà kết hợp các phương pháp khác để thành công hơn trong giảng dạy.
Bên cạnh đó, có một số ít GV thường xuyên ít sử dụng, một phần là do ảnh hưởng của
lối truyền thụ truyền thống, phần khác do thời lượng một tiết học quá ngắn cho một nội dung
bài học. Vì thế, gây khó khăn đến việc tiếp thu kiến thức ở HS, làm ảnh hưởng đến chất
lượng dạy và học Địa lí 7.
3.1.2. Tình hình thực tế việc sử dụng PPTL trong dạy học địa lí ở trường THCS
Lương Tâm.
Nghị quyết trung ương khóa VIII khẳng định phải “đổi mới” phương pháp giáo dục
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS.
Phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là PPTL đã chứng minh là một phương pháp
dạy học có hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi, phủ khắp các môn học.
Trong quá trình dạy học, hầu hết GV đều sử dụng phương pháp này cho giờ lên lớp
của mình. Nhiều GV sử dụng PPTL rất tốt, phát huy tối đa ưu điểm của phương pháp. Bên
cạnh đó, có một bộ phận nhỏ GV ít khai thác những điểm nổi bất của phương pháp này vì
mất nhiều thời gian, sợ lớp ồn và điều kiện hạn chế.
3.1.3. Nhận xét chung kết quả khảo sát qua phiếu điều tra ở GV và HS.
Qua phiếu điều tra bằng thực tế của một số GV và HS của 5 lớp khối 7 chúng tôi rút
ra kết luận như sau:
Về tình hình sử dụng PPTL trong tiết dạy: khi khảo sát 20 GV đứng lớp trường
trường THCS Lương Tâm thì có 14 GV sử dụng thường xuyên PPTL khi lên lớp chiếm
70%, có 4 GV thỉnh thoảng sử dụng PPTL trong quá trình giảng dạy của mình chiếm 20%,

12
35,3%
Không cần
thiết
0
0%
Tổng số
34
100%
Hứng thú của
học sinh khi học
tập theo PPTL
Rất thích
25
73,5%
Không thích
9
26,5%
Nhàm chán
0
0%
Tổng số
34
100%
Thái độ của học
sinh đối với
PPTL
Tích cực tham
gia
26

- Đa số GV có thể kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy với nhau, tạo không khí lớp
học sinh động, HS tích cực hơn, hiệu quả học tập nâng cao.
- Trường cũng đã trang bị nhiều bản đồ.
* Đối với học sinh
- Khi sử dụng PPTL trong quá trình học tập, nó góp phần phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS.
- Giúp cho các em hình thành kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn trước đám đông, phát triển
khả năng lặp luận một vấn đề do bản thân các em tìm tòi được.
- Tạo không khí lớp học sôi động, các em tiếp thu nhanh kiến thức.
3.2.2. Khó khăn
* Đối với giáo viên
- Nội dung một số bài còn có sự chênh lệch ngắn dài, không cân đối lại rộng và xa với
thực tế địa phương và điều kiện vùng xa của HS, gây khó cho việc truyền đạt của GV cũng
như sự tiếp thu kiến thức của HS.
THCS Lương Tâm 6 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
- Trình độ các lớp không đồng đều nên kết quả không cao đối với HS yếu kém.
- Dù nhà trường đã có trang bị phương tiện dạy học nhưng vẫn còn thiếu, chưa áp
dụng được phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- Bên cạnh những em tham gia thảo luận nhiệt tình, lại có những em làm vịêc riêng,
nói chuyện gây mất trật tự, ảnh hưởng đến giờ học và mất thời gian.
* Đối với học sinh
Khi sử dụng PPTL trong quá trình giảng dạy, kết quả cao đối với HS khá giỏi, những
em trung bình, yếu, kém sẽ không theo kịp được phương pháp mới này.
3.2.3. Hướng giải quyết những khó khăn.
* Đối với giáo viên
- GV không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn.
- Tìm hiểu sâu sắc quá trình tâm lí, nhận thức của lứa tuổi học sinh THCS nhằm đưa
ra những biện pháp hữu hiệu nhất khi giải quyết những tình huống xảy ra.
- Nhà trường phải trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, thư viện đa dạng những loại

Việc sử dụng PPTL, phù hợp cả về trình độ nhận thức của HS, tránh việc trình bày
những nội dung xa rời trọng tâm bài học, đảm bảo cho HS trung bình, và dưới trung bình
cũng có thể nắm được kiến thức và phù hợp cả về thời gian, tính logic chung của chương
trình không gò bó, gượng ép.
Những vấn đề trình bày và cách sử dụng PPTL phải mang tính chất khoa học, nó
bao gồm cả bố cục, nội dung phải bao hàm kiến thức trong SGK, logic, chặt chẽ tránh việc
đưa vào những nội dung không phù hợp, rườm rà, khó hiểu……
Giải pháp 3: Đảm bảo tính sư phạm
Yêu cầu về sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lượng. Chỉ tiêu này đặc trưng
cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung PPDH với cấu tạo và nội dung
của phương tiện. Tính sư phạm thể hiện ở chỗ:
- PPTL phải đảm bảo cho HS tiếp thu được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với
yêu cầu của chương trình, giúp cho GV truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp,
kĩ xảo tay nghề….làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
- Nội dung và cấu tạo của PPTL phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lí thuyết và
thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
- PPTL phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi cái
phải có vai trò và chỗ đứng riêng.
Giải pháp 4: Đảm bảo tăng dần mức độ từ dễ đến khó.
THCS Lương Tâm 8 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm

Trong quá trình dạy học sử dụng PPTL cho HS, tùy vào trình độ, năng lực cụ thể
của HS mà GV nâng dần yêu cầu và mức độ hệ thống hóa từ dễ đến khó cho từng đối tượng
HS từ trung bình đến khá, giỏi đều có thể hoàn thành câu hỏi thảo luận được giao.
Ngoài ra, cũng cần có những yêu cầu nhằm để phân loại được trình độ HS để từ
đó có thể phát huy khả năng của HS khá, giỏi, đồng thời cũng có biện pháp uốn nắn những
HS còn yếu kém. GV có thể trình bày nội dung bằng ngôn ngữ hệ thống hóa các kiến thức
bằng các sơ đồ, bằng lời, tranh ảnh kết hợp với nhau.
Giải pháp 5: Đảm bảo nguyên tắc sử dụng phương pháp thảo luận hợp lí.

khai thác đất và bảo vệ đất.
- Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng.
2. Kĩ năng
- Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh vẽ liên hoàn và cách củng cố thêm kĩ
năng đọc ảnh địa lí cho học sinh.
- Luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho học sinh ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối
quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Các bức ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi.
- Quan sát các hiện tượng xói mòn đất trước khi học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình
- Đàm thoại
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
a. Cho biết đặc điểm khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa?
b. Khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với cây
trồng?
3. Bài mới
THCS Lương Tâm 10 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
Sự phân hóa đa dạng của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu. Ở
sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt động nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới có những
đặc điểm khác nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào là nội dung của bài hôm nay:
Hoạt động của GV và HS Nội Dung
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
GV: Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của khí
hậu nhiệt đới gió mùa.

Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới và nhiệt
đới gió mùa:
- Thuận lợi: nóng quanh năm, mưa tập
trung theo mùa; chủ động bố trí mùa vụ và
lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp.
- Khó khăn: Mưa theo mùa dễ gây lũ lụt,
tăng cường xói mòn; thời tiết thất thường,
nhiều thiên tai, bão gió
Nhóm 3: Giải pháp khắc phục
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, làm tốt thủy
lợi, trồng cây che phủ đất.
- Tăng cường bảo vệ sinh thái rừng,
phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2: Thảo luận chung toàn lớp
Học sinh đọc nội dung SGK
GV: Tại sao các vùng trồng lúa nước lại
thường trùng với những vùng đông dân bậc
nhất trên thế giới?
HS: Trồng lúa nước đòi hỏi nguồn lao
động dồi dào, nên các vùng trồng lúa nước
lại thường trùng với những vùng đông dân.
GV: Cây lương thực phát triển tốt ở đới
Ở đới nóng việc trồng trọt được tiến hành
quanh năm; có thể xen canh nhiều loại cây,
nếu có đủ nước tưới. Trong điều kiện khí hậu
nóng, mưa theo mùa dễ gây lũ lụt, tăng
cường xói mòn. Vì vậy, bảo vệ rừng, trồng
rừng, làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất,

phương em rất thích hợp với nuôi con gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức
khí hậu và đất trồng :lúa nước, khoai, sắn,
cây cao lương.
- Cây công nghiệp rất phong phú, có giá
trị xuất khẩu cao.
- Cà phê trồng ở Đông Nam Á, Tây Phi, Nam
Mỹ.
- Cao su trồng ở Đông Nam Á.
- Dừa trồng ở ven biển Đông Nam Á.
- Bông trồng ở Nam Á
- Mía trồng ở Nam Mỹ
- Lạc trồng ở Nam Mỹ, Nam Á
- Chăn nuôi nói chung chưa phát triển
bằng trồng trọt.
4. Củng cố
a. Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất
nông nghiệp?
b. Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản
xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?
THCS Lương Tâm 13 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
5. Dặn dò
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Xem trước bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
3.4. Hiệu quả đạt được
Bảng kiểm tra bài 49: Dân cư và kinh tế Châu Đại Dương
Lớp Sĩ số
Điểm số và % học sinh đạt điểm tương ứng

37 0 0 0 1 6 9 9 7 4 1
100% 0 0 0 2,7 16,2 24,3 24,3 18,9 10,9 2,7
Đối
chứng
35 0 0 0 2 7 10 8 5 3 0
100% 0 0 0 5,7 20 28,6 22,9 14,2 8,6 0

- Qua bảng 2 và biểu đồ 2 ở lần thực nghiệm này kết quả cho thấy hiệu quả dạy học ở
lớp thực nghiệm vượt xa lớp đối chứng. Cụ thể là:
+ Tỉ lệ phần trăm điểm số học sinh đạt điểm trung bình (điểm 4, 5,6), của lớp thực
nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng. Trong đó tỉ lệ % HS đạt điểm 4 của lớp thực nghiệm
thấp hơn 3% so với lớp đối chứng; điểm 5 của lớp thực nghiệm thấp hơn 3,8% so với lớp đối
chứng; điểm 6 của lớp thực nghiệm thầp hơn 4,3% so với lớp đối chứng.
THCS Lương Tâm 15 Đặng Bá Nhẫn
Điểm
%
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
+ Ngược lại, tỉ lệ điểm số HS đạt điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp
đối chứng. Trong đó, tỉ lệ HS đạt điểm 7 của lớp thực lớp thực nghiệm cao hơn 1,4% lớp đối
chứng; điểm 8 thì lớp thực nghiệm cao hơn 4,6% so với lớp đối chứng; điểm 9 của lớp thực
nghiệm cao hơn 2,3% so với lớp đối chứng.
- Chứng tỏ PPTL là phương tiện tốt trong dạy học ở lớp cần được sử dụng phổ biến hơn
nữa và có sự gia công tốt hơn của giáo viên.
Bảng phân loại học sinh qua các lần kiểm tra
Lần kiểm
tra
Lớp Số bài
Mức dưới TB
%
Mức TB% Mức khá% Mức giỏi%

2,7
7,1
44,6
51,4
40,5
35,7
12,2
5,8

- Nhận xét chung: Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng học sinh đã trình bày ở trên
chúng tôi nhận thấy:
+ Đa số học sinh ở lớp thực nghiệm có điểm số cao hơn ở lớp đối chứng, có thể nói
khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Trong các giờ học có sử dụng PPTL kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao
hơn hẳn so với lớp đối chứng, học sinh nắm bài nhanh hơn do đã có sự chuẩn bị trước và
định hướng trọng tâm của bài.
- Theo dõi biểu đồ ta sẽ thấy rất rõ về sự khác biệt trong chất lượng học tập ở 2 lớp thực
nghiệm và đối chứng.
THCS Lương Tâm 16 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
+ Về mức độ dưới trung bình thì lớp thực nghiệm (2,7%) thấp hơn lớp đối chứng
(7,1%).
+ Về mức độ trung bình: lớp thực nghiệm (44,6%) thấp hơn lớp đối chứng(51,4%).
+ Về mức độ khá: lớp thực nghiệm (40,5%) cao hơn lớp đối chứng (35,7%).
+ Về mức độ giỏi: thì lớp thực nghiệm (12,2%) cao hơn lớp đối chứng (5,8%).
- Tuy nhiên, về mức độ dưới trung bình và trung bình của lớp thực nghiệm vẫn còn
cao, và mức độ khá giỏi vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân là do trường THCS
Lương Tâm là trường vùng sâu nên trình độ học sinh của trường nhìn chung vẫn còn thấp
hơn so với các trường khác. Tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, nên việc tiếp thu kiến thức
thông qua việc sử dụng PPTL trong tiết dạy vẫn còn hạn chế. Từ đó cho thấy điểm số mặc dù

trong việc đề ra PPTL trong dạy học Địa lí 7 ở THCS Lương Tâm.
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra được thực trạng sử dụng phương
pháp dạy học mới trong khi lên lớp của giáo viên, thực trạng dạy học địa lí ở THCS, thực
trạng việc áp dụng PPTL trong dạy học địa lí của giáo viên, cách tổ chức học tập theo nhóm
cho học sinh.
THCS Lương Tâm 18 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh, việc học
tập bằng PPTL ở học sinh và thái độ học tập của học sinh khi được học bằng những phương
pháp tích cực. Tìm hiểu cấu trúc, nội dung, chương trình SGK Địa lí 7; tìm hiểu những điều
cần lưu ý khi soạn giáo án, những kiến thức kĩ năng cần đạt qua mỗi bài trong chương trình.
Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn mà chúng tôi thu thập được khi nghiên cứu đề tài
đã làm rõ được những ưu - khuyết điểm của PPTL, có đưa ví dụ minh họa và phương hướng
dẫn học sinh thảo luận dễ dàng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học địa lí trong điều
kiện hiện nay.
Qua quá trình thực nghiệm đã được tiến hành ở một số lớp của trường THCS Lương
Tâm. Qua việc sử dụng PPTL trong dạy học Địa lí lớp 7 THCS cho thấy: thái độ học tập, khả
năng ghi nhớ kiến thức, kĩ năng địa lí vận dụng kiến thức của học sinh tương đối hiệu quả,
học sinh học tập tích cực, chất lượng học tập cao.
Khẳng định được một điều là việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong
điều kiện hiện nay nói chung và việc vận dụng PPTL trong môn địa lí nói riêng là hết sức
cần thiết. Từ việc nghiên cứu, bằng khả năng hiểu biết của mình, chúng tôi đã vận dụng
PPTL vào bài dạy trong chương trình Địa lí 7 ở THCS Lương Tâm với mong muốn cùng
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp cách thức đưa chất lượng hiệu quả giáo dục lên một
bước cao hơn nữa ở tầm vĩ mô và thiết thực nhất là riêng về chất lượng giảng dạy Địa lí 7 ở
THCS Lương Tâm mà chúng tôi đã nghiên cứu.
3.5.2. Hạn chế của đề tài.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, đề tài này vẫn còn nhiều hạn chế. Do vấn đề về
thời gian có hạn, lại không thể áp dụng thực nghiệm tất cả các bài trong chương trình, SGK ở
các khối mà chỉ thực nghiệm một số bài ở học kì I của năm học 2013-2014.

4.2. Đối với trường THCS
Cần phải đầu tư trong hoạt động giáo dục, tăng cường các biện pháp dạy học của bộ
môn như: tranh ảnh, bản đồ, mô hình tạo điều kiện tham quan thực tế các địa điểm có liên
quan đến bài học để chứng minh những điều mà giáo viên giảng dạy trên lớp.
Chú ý lắng nghe những ý kiến đóng góp, những đề xuất của giáo viên và học sinh để có
phương hướng chỉ đạo hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện nâng chất lượng đội ngũ giáo viên của
trường.
4.3. Đối với học sinh
Cần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình trong học tập, phải siêng năng
tìm tòi tiếp cận chiếm lĩnh tri thức khoa học. Nên chuẩn bị bài học chu đáo, đọc SGK và tìm
tài liệu tham khảo trước ở nhà, vào ớp học phải nghiêm túc.
Tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi nhiệt tình trong giờ học. Không nên rụt rè, nhút nhát
mà phải chủ động, mạnh dạn bàn bạc, tranh luận bảo vệ ý kiến của cá nhân hay của nhóm.
Phải đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác với nhau, kèm cặp nhau cùng tiến bộ, có tinh thần tập
thể, phấn đấu cho bản thân và cả lớp mình làm vui lòng thầy cô, cha mẹ.
Không nên làm mất đoàn kết lúc tranh luận với việc hơn thua. Không nên chê bai ý kiến
của bạn, khi phản bác ý kiến của bạn cũng phải nên nhẹ và tế nhị, nên dành thời cơ cho bạn
khác cùng tham gia.
4.4. Đối với gia đình
Quan tâm đến việc học tập của con em mình nhiều hơn, dành thời gian quản lí việc học
ở nhà của các em.
Tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập và đảm bảo quyền học tập cho
các em vì tương lai bản thân và gia đình.
Kết hợp với nhà trường và xã hội để tạo môi: nhà trường- gia đình - xã hội được lành
mạnh, quản lí theo dõi việc học và sự phát triển nhân cách cho các em.
4.5. Đối với địa phương
Tạo điều kiện để các em được đến trường, quan tâm đến hoạt động giáo dục ở địa
phương, bảo đảm an ninh trật tự, tiếp tay với nhà trường trong việc vận động học sinh và gia
đình các em nhằm quản lí môi trường giáo dục.
THCS Lương Tâm 21 Đặng Bá Nhẫn

13. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong địa lí nhà trường- Nguyễn Đức Vũ-
NXB GD.
14. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK- NXB ĐHSP Hà Nội.
15. Giáo dục học- Phạm Viết Vương-NXB ĐHQG Hà Nội.
THCS Lương Tâm 23 Đặng Bá Nhẫn
Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm
Mục lục
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. PHẦN NỘI DUNG 4
3.1. Thực trạng giảng dạy bằng PPTL ở trường phổ thông hiện nay 4
3.1.1. Tình hình sử dụng PPTL trong dạy học địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm 4
3.1.2. Tình hình thực tế việc sử dụng PPTL trong dạy học địa lí ở trường THCS Lương
Tâm 4
3.1.3. Nhận xét chung kết quả khảo sát qua phiếu điều tra ở GV và HS 4
3.1.4. Nhận xét chung kết quả khảo sát qua phiếu điều tra ở học sinh 5
3.2. Nguyên nhân 6
3.2.1 Thuận lợi 6
3.2.2. Khó khăn 6
3.2.3. Hướng giải quyết những khó khăn 7
3.3. Giải pháp 7
3.5. Kết luận 18
3.5.1. Kết quả đạt được 18
3.5.2. Hạn chế của đề tài 19
4 . Đề xuất, kiến nghị 20
4.1. Đối với giáo viên 20
4.2. Đối với trường THCS 21
4.4. Đối với gia đình 21
4.5. Đối với địa phương 21
5. Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng 22


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status