Phân tích để thấy rõ tầm quan trọng của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước - Pdf 26

NO5_TL3
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, chủ thể thực hiện quyền lực
nhà nước thông qua các quyết định pháp luật trong đó có quyết định hành chính.
Các quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ban hành phản ánh
đầy đủ, rõ ràng những tính chất, đặc điểm yêu cầu của quản lí hành chính trong
từng lĩnh vực, từng thời kì cụ thể. Vậy quyết định hành chính có những vai trò gì
trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước? Bài làm của em về đề tai: “Phân
tích để thấy rõ tầm quan trọng của quyết định hành chính trong quản lí
hành chính nhà nước” sẽ làm rõ vấn đề này.
PHẦN NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về quyết định hành chính
1. Khái niệm quyết định hành chính ( QĐHC).
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nhà xuất bản Công an nhân dân
Hà Nội, 1999) thì “Quyết định hành chính” được hiểu là: Kết quả sự thể hiện ý
chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có
chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở
và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng
tới việc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức
do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính trong
lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn
người ta đều thể hiện vị trí vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có
chức năng quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền hành pháp – lĩnh
vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực bởi lẽ đó là những hoạt
động với mục đích thực hiện luật nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào lĩnh
vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt động của cơ quan nhà
nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là quyết định hành chính để đề
1
NO5_TL3
ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp

đó đều sử dụng quyền lực nhà nước khi ban hành quyết định. Đó là các chủ thể
nằm trong bộ máy nhà nước, thường xuyên sử dụng quyền lực nhà nước như các
cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Ngoài ra, QĐHC còn được ban hành bởi
các chủ thể nằm ngoài bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước trao quyền trong
những trường hợp nhất định, ví dụ: người chỉ huy máy bay, tàu biển được ban
hành quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người có hành vi
vi phạm hành chính trên các phương tiện đó, khi máy bay, tàu biển đả rời khỏi
sân bay, bến cảng.
Điều này có ý nghĩa thực tiễn, vì QĐHC chứa đựng các tác động trực tiếp
lên đối tượng chịu sự quản lí và các tác động này có mối liên hệ mật thiết với
nhau.
2.2. QĐHC thể hiện tính quyền lực nhà nước.
Bằng việc ban hành các quyết định bằng văn bản, chủ thể quản lý hành chính
nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật
nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật;
QĐHC được thể hiện dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm đưa pháp luật vào
thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên; dưới dạng những
mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động nhằm tổ chức thực hiện pháp luật
trong cuộc sống; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới
nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của cơ quan hành chính.
Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm
quyền ban hành những quyết định mang tính đơn phương bắt buộc, thuyết phục
cưỡng chế…Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét của
sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước , nhờ đó ý chí của
chủ thể quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm thực hiện.
Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những quyết
định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được
đơn phương ra quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung (theo quy định của
3
NO5_TL3

NO5_TL3
QĐHC là phương tiện quản lý quan trọng được các chủ thể quản lý sử dụng
để tác động tới các tổ chức, cá nhân khi họ hoạt động hoặc tham gia vào các
quan hệ trong các lĩnh vực xã hội khác nhau. QĐHC được ban hành đề thực hiện
quyền hành pháp. Quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành
chính. Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản dưới luật( văn bản pháp
quy) để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Quyền
hành chính là quyền tổ chức bộ máy quản lí sắp xếp nhân sự, điều hành công
việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và tài sản công để thực hiện những chính
sách quốc gia. Do đó quyền hành pháp được thực hiện thông qua cả hoạt động
ban hành quyết định hành chính quy phạm và quyết định hành chính cá biệt.
a. QĐHC quy phạm được ban hành để thực hiện quyền hành pháp.
Thứ nhất, QĐHC quy phạm được ban hành để thực hiện quyền hành pháp.
Mỗi loại quyết định hành chính ban hành để thực hiện một mảng quản lí nhà
nước, vì thế mà ban hành nhiều QĐHC mới có thể quản lí mọi mặt của đời sống
xã hội và điều hành bộ máy hành chính nhà nước. Vai trò của QĐHC quy phạm
được thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, QĐHC quy phạm có giá trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết định lập
pháp. Các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất khung, tức là
thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, các quyết định pháp
luật trong đó không đủ điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần thiết hay có thể
áp dụng một cách rõ rang trên thực tế.
Hai là, đặt ra các quy phạm mới nhằm điều chỉnh đồng bộ, đầy đủ hơn các
quan hệ xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nước.
Ba là, sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành, bãi bỏ những
quy phạm pháp luật hành chính không còn phù hợp. Thay đổi phạm vi hiệu lực
của quy phạm hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. Ví dụ:
Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính lãnh thổ cấp
huyện.
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status