mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành - Pdf 26

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao
gồm nhiều cơ quan (loại cơ quan)nhà nước có tính chất ,vị trí ,chức năng ,nhiệm
vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau,tạo thành một
hệ thống nhất .Nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương ,Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng có đặc trưng như trên .Hai cơ quan này
có mối quan hệ mật thiết với nhau .Vì vậy ,theo pháp luật hiện hành thì biểu
hiện ,tính chất,…của mối quan hệ đó như thế nào ? và dưới đây là phần tìm hiểu
của em về đề tài:”Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành”.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Vị trí ,tính chất,chức năng ,nhiệm vụ ,quyền hạn ,cơ cấu tổ chức và các hình
thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
1.Vị trí ,tính chất của Hội đồng nhân dân:
Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân có quy định:”Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phường ,đại diện cho ý chí ,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ,do
nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan Nhà nước cấp trên”.
Qua đó có thể thấy được Hội đồng nhân dân có vị trí ,tính chất như sau:
-Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương :Hội đồng
nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong
phạm vi địa phương mình.
-Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương :Hội đồng
nhân dân do nhân dân bầu ra,miễn nhiệm ,bãi nhiệm ,theo nguyên tắc phổ
thông,bình đẳng,trực tiếp và bỏ phiếu kín.Hội đồng nhân dân trong nhà nước ta
là cơ quan gần gũi nhân dân nhất nên có thể hiểu rõ tâm tư ,nguyện vọng và yêu
cầu của nhân dân,nắm vững đặc điểm của địa phương .Hội đồng nhân dâncòn là
một tổ chức mang tính chất quần chúng,bao gồm nhiều đại biểu của mọi tầng
lớp nhân dân,dân tộc ,tôn giáo,….
2.chức năng ,nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân :

b.Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân :
Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và Luật quy định ,Hội
đồng nhân dân có các hình thức hoạt động sau:
-Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân:Các kỳ họp chiếm địa vị đặc biệt quan trọng
trong hoạt động của Hội đồng nhân dân ,vì đó là hình thức hoạt động chủ yếu và
quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân.
-Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân:Thường trực Hội đồng nhân
dân có quyền giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân , hoạt động của Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp;giám sát cơ quan nhà nước ,tổ chức kinh tế ,tổ chức xã hội
,đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành hiến pháp ,luật ,các
văn bản cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cùng cấp.
-Hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân : Là một cơ quan của Hội
đồng nhân dân ,do Hội đồng nhân dân thành lập ,các ban của Hội đồng nhân dân
sẽ giúp Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình trên các lĩnh vực khác
nhau.
-Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trọng vào việc xây
dựng và thực hiện các chủ trương ,công tác của Hội đồng nhân dân.Đại biểu Hội
đồng nhân dân không chỉ hoạt động hạn chế trong các kỳ họp,trong các cơ quan
Thường trực hội đồng nhân dân mà còn có những nhiệm vụ và quyền hạn với tư
cách là đại biểu của nhân dân địa phương.
II.Vị trí ,tính chất,chức năng ,nhiệm vụ ,quyền hạn ,cơ cấu tổ chức và các hình
thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
1.Vị trí ,tính chất của Ủy ban nhân dân:
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003 quy định:”Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương…chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,luật,các văn bản của các cơ
quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp…”

chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì :”Ủy ban nhân dân do hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên.Chủ tịch ủy
ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của Ủy ban
nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu hội đồng nhân dân”. Và theo qui định
tại điều 112 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: “số lượng
thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp được qui định như sau:
1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có
không quá mười ba thành viên;
2.Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên;
3.Ủy ban nhân dân cấp xã có từ ba đến năm thành viên.
Số lượng thành viên có số phó chủ tịch ủy ban nhân dân của mỗi cấp do Chính
phủ qui định.”
Căn cứ vào những qui định đó thì Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp, mỗi địa
phương xác định cụ thể số lượng thành viên của Ủy ban nhân dân và tổ chức bầu
các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp mình.
b. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
Ủy ban nhân dân có 3 hình thức hoạt động chủ yếu, đó là:
- Thông qua phiên họp của Ủy ban nhân dân: Phiên họp của Ủy ban nhân dân là
hình thức hoạt động quan trọng nhất của Ủy ban nhân dân. Thông qua các phiên
họp,Ủy ban nhân dân đã thực hiện được phần lớn những nhiệm vụ, quyền hạn
thuộc thẩm quyền do luật định.
-Thông qua hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân: so với qui định của Hiến
pháp năm 1980 và luật tổ chức Hội đòng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
1989 thì đây là hình thức hoạt động mới của Ủy ban nhân dân. Hoạt động của
chủ tịch Ủy ban nhân dân được xác định là hình thức hoạt động thường xuyên
và có tác dụng rất lớn đến hiệu qur hoạt động của Ủy ban nhân dân.
- Thông qua hoạt động của các ủy viên Ủy ban nhân dân và các thủ trưởng các
Ủy ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân: Đây là hình thức hoạt động thường
xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân. Các


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status