SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho đối tượng học sinh giỏi - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH GIỎI"
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, học sinh giỏi văn nói riêng là công việc khó
khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi phải
tiến hành song song 2 nhiệm vụ: Bồi dưỡng kiến thức và hướng dẫn học sinh bộc lộ năng
lực, thể hiện kiến thức để giải quyết các đề cụ thể. Trong quá trình ấy, khâu rèn luyện kĩ
năng làm văn cho học sinh thực sự là khó, khổ, rất cần sự tận tâm và công phu của người
thầy. Hiện nay, trong phân môn làm văn kiểu bài nghị luận xã hội tuy không mới nhưng
thực tế giảng dạy còn gặp nhiều vướng mắc. Với chúng tôi, những người trực tiếp làm
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, từ thực tiễn giảng dạy xin mạnh dạn trao đổi những gì
đã và đang làm.
Làm văn NLXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc đề thi
tuyển sinh các cấp, đề thi học sinh giỏi các cấp. Vì vậy, rèn luyện làm văn nghị luận xã
hội là một đòi hỏi thực sự cần thiết đối với học sinh trung học nói chung, đối với học sinh
giỏi nói riêng.
Nghị luận xã hội là dạng bài đưa người học về gần hơn với cuộc sống, đồng thời
đòi hỏi ở người học khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Dạng bài này khiến người
viết phát huy năng lực bản thân từ tư duy, suy nghĩ, huy động vốn hiểu biết đến năng lực
trình bày một vấn đề xã hội nào đó sao cho giàu sức thuyết phục. Chúng ta biết rằng nếu
thiếu năng lực thuyết phục thì khó thành đạt trong cuộc sống. Đây là thực tế cũng là yêu
cầu khá cao, các em học sinh giỏi vừa thích thú song cũng gặp không ít khó khăn khi giải
quyết những đề bài, những vấn đề của cuộc sống xã hội cụ thể.
2. Phạm vi đề tài.
2
Khi tiến hành đề tài tôi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực tế của giáo
viên và học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia.

thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.
2. Kỹ năng làm bài nghị luận xã hội.
Trong các bài văn nghị luận xã hội các em học sinh phải phát biểu những suy nghĩ
nghiêm túc, chín chắn, sâu sắc của mình về một hiện tượng tốt, xấu trong đời sống xã hội,
về những vấn đề của cuộc sống từ chân lý vĩnh hằng đến thời sự nóng hổi. Muốn vậy,
trước hết các em phải nhận thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu nghĩa là việc xác định
vấn đề phải trúng, vì thế khâu tìm hiểu đề hết sức quan trọng. Theo tôi kỹ năng cần thiết,
rèn luyện đầu tiên là kĩ năng nhận diện phân tích đề
2.1. Kỹ năng nhận diện phân tích đề, tìm ý.
- Đối với học sinh giỏi, các kỳ thi mà các em tham gia đều phải chịu áp lực lớn. Từ
chọn đội tuyển cấp trường, đến cấp tỉnh, qua nhiều vòng thi đến kỳ thi Quốc gia, vì vậy
rèn luyện thói quen độc lập suy nghĩ dám phát biểu chính kiến, quan niệm cá nhân là cả
vấn đề.
- Về căn bản kiểu bài nghị luận xã hội chia làm 3 dạng chính: Nghị luận về một hiện
tượng xã hội, nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một vấn đề từ tác phẩm văn
học nhưng ở mỗi dạng đó có biết bao tình huống đề, những vấn đề đưa ra cần nghị luận; đề
văn rất phong phú trong cách thể hiện những vấn đề đó. Vì vậy, học sinh giỏi rất cần được
tiếp cận, làm quen, từ đó học cách suy nghĩ và giải quyết.
5
Trong 3 dạng này, với học sinh giỏi lớp 12 dạng đề thường gặp nhất là nghị luận về
một tư tưởng đạo lý (tư tưởng đạo lý được hiểu theo nghĩa rộng). Ví dụ: những truyền
thống tốt đẹp trong đạo đức của người Việt, lối sống của con người, mối quan hệ giữa
người với người, con người với chính bản thân mình (nghị lực, ý chí, thành công và thất
bại, ước mơ và hành động…)
Ví dụ: Đề bài có thể đưa ra vấn đề nghị luận ở nhiều hình thức, một nhận định, một
ý kiến (đề thị năm 2008-2009); một câu chuyện (đề thị năm 2009-2010); cách nêu vấn đề
khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi là những mệnh đề đối lập (đề thị năm học 2006-2007).
Trong quá trình bồi dưỡng, cần cho các em được tiếp xúc các dạng đề dưới nhiều
hình thức bài tập để các em tư duy, suy nghĩ, nhận thức tìm cách giải quyết.
Đối với giải quyết một đề văn, việc nhận thức phát hiện đúng vấn đề là khâu hết

đề của người học sinh giỏi (tránh được lối viết hời hợt, thuận chiều).
2.2 Rèn luyện kỹ năng diễn đạt.
Đối với bài nghị luận xã hội việc vận dụng phối hợp linh hoạt các thao tác lập luận
để giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, làm cho vấn đề được nhìn nhận dưới các góc độ
khác nhau cũng rất quan trọng.
Ví dụ: Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí các bước cần phải tiến
hành:
7
+ Giải thích vấn đề làm cơ sở nghị luận, phân tích các khía cạnh biểu hiện của vấn đề.
+ Vận dụng kiến thức đã tích lũy để chứng minh.
+ Bình luận mở rộng (tạo ra những phản đề).
+ Rút ra những bài học, khẳng định ý nghĩa thiết thực của vấn đề với bản thân và thế hệ
trẻ.
- Việc rèn luyện kỹ năng viết bài là khâu công phu đòi hỏi người thầy sự tận tâm,
lòng kiên trì, bền bỉ. Giáo viên rất cần phải tỉ mỉ, chăm chút trong quá trình chấm bài từ
chỉ lỗi đến sửa lỗi cho các em; chấm trả bài tay đôi giữa giáo viên và học sinh là cách làm
rất hiệu quả tuy mất nhiều thời gian. Nhưng cách thức này rất phù hợp và hiệu quả đối
với các học sinh trong đội tuyển Quốc gia. Từ cách lập luận, trình bày các ý chính, đến ý
nhỏ; sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; đến cách sử dụng dẫn chứng sao cho hiệu quả và
"nghệ thuật".
Thực tế cho thấy, không có học sinh nào ngay từ đầu đã tỏ ra có "năng khiếu" với
kiểu bài này, mà phải qua rèn luyện, trau dồi các em mới dần hoàn thiện. Giáo viên phải
định hướng cho các em từ phát hiện, tư duy vấn đề đến cách diễn đạt sao cho vừa khoa
học, logic mà vẫn phải đượm "chất văn". Bởi lẽ một bài văn nghị luận được coi là đạt, là
hay ngoài lập luận lí lẽ, dẫn chứng vẫn rất cần cái tình của người viết, cách diễn đạt phải
"thấu tình đạt lí". Như vậy, học sinh cũng cần chủ động tự rèn kĩ năng cho mình dưới
hướng dẫn của giáo viên qua các đề bài cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy, ở kiểu bài nghị luận xã hội, ngay cả với đối tượng học sinh
giỏi thì khâu các em lúng túng vẫn là sử dụng dẫn chứng xã hội vào bài viết sao cho hiệu
quả. Vậy việc huy động dẫn chứng, chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng

có tình. Điều cần thiết là người viết phải thể hiện được: tư duy nghị luận rõ ràng, sắc sảo,
kiến thức xã hội phong phú, bên cạnh đó từ giọng văn lại phải toát lên nhiệt huyết, tình
cảm. Tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận, đối với con người cuộc
sống, xã hội.
2. Phạm vi áp dụng.
- Các ý kiến trao đổi và đề xuất trong đề tài này thiết thực và có hiệu quả trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn các cấp.
- Vận dụng rèn luyện học sinh đại trà để tăng cường hiệu quả làm bài nghị luận xã hội
cho các em nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phân môn làm văn cũng như mong
muốn chính đáng của học sinh trong quá trình học tập.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài trong việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi
từ phát triển kỹ năng đến hoàn thiện kiến thức tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này mong
được bày tỏ một số suy nghĩ để trao đổi cùng đồng nghiệp. Điều tôi muốn khẳng định
trong việc dạy văn nói chung, rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh nói riêng người
thầy luôn luôn phải ý thức khơi dậy và nhen lên ở các em học sinh tình yêu, trách nhiệm
đối với môn học.
10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status