SKKN Một số kinh nghiệm để phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm Văn học - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆMĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
TRẺ KHI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa
học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được
rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng
nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.”
Vì vậy chúng ta cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa
ấu thơ.
Giáo dục ở nước ta nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nền giáo dục một cách
toàn diện nhằm hình thành nhân cách của một con ngưòi. Trong quá trình hình thành
nhân cách toàn diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học đóng vai trò đáng kể trong việc giáo
dục trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi
ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của
những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian,
các tác phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã reo vào lòng trẻ tình cảm yêu mến thế giới
xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền thống dân tộc, nảy sinh ở
trẻ lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên xã hội.
Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt
động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm
tiết của tiếng mẹ đẻ… Ngoài ra, văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử
dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp.
Trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết chính vì vậy các em tiếp nhận các tác
phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo(ở trường) và người lớn ở nhà như:
ông, bà, bố mẹ. Tác phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác
phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Đặc điểm tình hình lớp:
1.1 Thuận lợi:

28 51,9
5. Biết nhập vai và đóng kịch theo vai 25 46,3
6. Biết kể chuyện sáng tạo 24 44,4
7. Trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm 29 53,7
2.Các biện pháp:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên của lớp, tôi luôn học hỏi tìm tòi và đã tìm ra một số
biện pháp cụ thể như sau:
2.1. Dùng phương pháp đọc kể diễn cảm:
Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe đọc kể. Do vậy tôi luôn sử dụng mọi
sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện để đọc kể biểu cảm khác nhau làm cho tác
phẩm cất lên tiếng nói, tạo cho tác phẩm bức tranh tương ứng, hấp dẫn đối với trẻ. Do
vậy, khi muốn trình bày một tác phẩm tôi luôn tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tác phẩm
để hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào tác phẩm.
Tôi luôn phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể cố gắng nhập tâm vào tác phẩm để
truyền tải tới người nghe tất cả những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua giọng kể
diễn cảm, sắc tháI khuôn mặt cử chỉ điệu bộ, ánh mắt….
Ngữ điệu giọng kể là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là phương tiện của việc
truyền tải nghệ thuật, cường độ của giọng kết hợp với cử chỉ nét mặt.
Ví dụ 1: Truyện “Chú Dê Đen”
- Giọng Dê Trắng thì yếu ớt, run sợ và nói ngắt quãng, chân tay run lên vì sợ sệt.
- Giọng Dê Đen: Bình tĩnh, đanh thép, dáng vẻ bình tĩnh.
- Giọng Chó Sói to quát nạt dữ tợn khi nói với Dê Trắng
- Giọng Chó Sói nói với Dê đen đầu tiên quát nạt sau đó chuyển sang lo lắng ngần ngừ,
sợ sệt.
- Ví dụ 2: Thơ “Giữa vòng gió thơm
+ Đọc diễn cảm: 8 câu thơ đâud đọc với giọng chậm rãI thể hiện sự băn khoăn , lo lắng, 4
câu thơ tiếp theo đọc với nhịp độ bình thường, nhấn vào các từ ”nhỏ nhắn”, “ phe phẩy”,
“ đều đều”, “ rung rinh”. Các câu thơ tiếp theo đọc chậm rãI thể hiện tình cảm yêu mến
quan tâm chăm sóc.
Bài thơ chủ yếu đọc theo nhịp: 2:2

Để tạo không khí vui tươi, sôi nổi và gây được hứng thú trong tiết học giúp cho trẻ tiếp
thu bài có hiệu quả, dễ nhớ và nhớ lâu tôi đã lồng bài hát và trò chơi vào các hoạt động
chung.
- Ví dụ: Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú vui tươi nhẹ nhàng trong tiết học thu hút trẻ
một cách thích thú , tôi tổ chức tiết học thành một chương trình vui có những trò chơi hấp
dẫn như chương trình “ Vườn cổ tích”, “Những nhà thông tháI hoặc chương trình: “Trò
chơi âm nhạc”, “Bé làm nghệ sĩ” và mở đầu các chương trình bao giờ cũng có bài hát
hướng trẻ vào nội dung của chương trình tôi đã sáng tác bài hát (“Ngôi nhà xinh” dựa vào
nhạc và lời bài hát “ Vườn cổ tích”) nội dung bài hát đó như sau:
“Ngôi mhà xinh đón mừng
Ngôi nhà xinh đón chào
Những em bé xinh tươI muốn trở thành nghệ sĩ
Là người nghệ sỹ lồng tiếng cho những bộ phim hay
Là người nghệ sĩ đóng kịch trên sân khấu.
Nào bạn ơi! ta cùng nhau đến chơi!”
+ Trong chương trình “Bé làm nghệ sĩ ” trẻ được tìm hiểu và tham gia các phần thi kiến
thức, trả lời các câu hỏi mang nội dung của từng phần, thi lồng tiếng cho các nhân vật, trẻ
thi kể chuyện theo tranh và được thi trổ tài(trẻ đóng kịch, ngâm thơ, hát)
Và với đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi này là hiếu động mà hoạt động cho trẻ làm quen
với văn học là hoạt động tĩnh đòi hỏi trẻ phảI tập trung chú ý cao vì vậy những trò chơI
hấp dẫn trẻ thì việc sử dụng câu đố, trò chơI đồng dao có nội dung liên quan tới tác phẩm
là cần thiết.
Ví dụ: Trò chơI có nội dung tác phẩm “Chú Dê Đen”cách chơi: Cô nói tên nhân vật trẻ
nói đặc điểm nhân vật và ngược lại.
Dê trắng – dê trắng  nhút nhát, nhút nhát
Dê đen - dê đen  dũng cảm, dũng cảm
Trẻ vỗ tay: Hoan hô Dê trắng. Bạn dê đáng khen
Ví dụ 2: Cô đọc câu đố: Trèo cây nhanh thoăn thoắt
Đố bạn biết con gì?
Đầu đội hai cái núm

Ai cũng có công Táo chín ngon miệng
Cũng được ăn táo Thật là vui vui.
2.5 Dùng thủ thuật âm thanh vào trong truyện;
- Với một câu chuyện có tiếng suối chảy róc rách, còn gì hay hơn khi nghe giọng kể lại
được nghe âm thanh thực sư của nó. Do vậy, tôi đã dùng tiếng suối chảy có trong đàn
oocgan để đưa vào đoạn đầu của truyện: “ Chú Dê Đen”. Lúc gay go nhất là lúc xuất hiện
con sói gian ác
TôI dùng âm thanh diễn tả sự hồi hộp. Với một truyện cụ thể, tình tiết cụ thể ta sử dụng
hợp lý đúng lúc, đúng chỗ âm thanh của tiếng đàn sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong quá
trình cho trẻ làm quen với văn học.
3 Kết quả thực hiện:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với
văn học tôI đã thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học bằng nhiều hình
thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực của trẻ . Qua thực tiễn giảng dạy tôI thấy học
sinh lớp tôI đã có nhiều tiến bộ rõ rệt về kiến thức văn học, kết quả cụ thể như sau:
a. Về giáo dục:
Trẻ hào hứng có cảm xúc nghệ thuật khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, thể hiện tình cảm
yêu ghết rõ ràng với nhân vật. Từ đó, tôI giáo dục nhân cách trẻ một cách tự nhiên, nhẹ
nhàng và thấm sâu.
b.Về chất lượng
- Trẻ biết rung động và yêu thích văn học và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn
học nghệ thuật.
- Trẻ được mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh, phát âm chính xác, phát triển vốn
từ, ngôn ngữ cũng như khả năng diễn đạt của trẻ. Bước đầu thể hiện tác phẩm văn học
bằng nhiều hình thức khác nhau.
TT Các nội dung Số cháu
đạt
Tỉ lệ%
1. Nhớ tên truyện 54 100
2. Hiểu nội dung thơ chuyện 50 92,6

trẻ .
- Tôi có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã
tạo điều kiện về cơ sở vật chất và cho tôi được đi kiến tập ở trường mình, cũng như các
trường bạn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã được thực hiện kết quả tốt trong lớp, trong
trường, rất mong nhận được sự góp ý của chị em đồng nghiệp và ban lãnh đạo nhà
trường.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status