CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI KHÁCH SẠN ĐỆ NHẤT - Pdf 26

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ
BỔ SUNG
- Từ xa xưa con người đã luôn có ước muốn rời xa nơi cư trú của mình đi đến một
nơi xa lạ để tìm hiểu thế giới xung quanh bên ngoài nơi sinh sống của họ, để biết về
các dân tộc anh em, nền văn hoá nơi khác như thế nào hoặc đi với mục đích học
ngoại ngữ…Chính vì lẽ đó, du lịch ngày càng phổ biến và càng có nhiều người đi du
lịch hơn.
- Có thể nói rằng ở bất kì nơi đâu trên thế giới muốn phát triển du lịch nhất thiết phải
phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ để thoả
mãn nhu cầu ăn, ngủ- những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong thời gian đi du
lịch của con người.
- Trong bối cảnh khách đi du lịch nhiều mà không có chỗ nghỉ ngơi, thư giãn; nhận
biết đó là nhu cầu rất cấp bách và quan trọng nên các khách sạn đã nhanh chóng được
thiết lập nhằm đáp ứng cách nhanh nhất cho du khách để có nơi cho khách ngủ qua
đêm hoặc ở dài hạn, đồng thời tạo điều kiện sinh hoạt cách tiện lợi nhất cho khách
hàng.
- Vâng, với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân sung túc hơn họ
không chỉ đi du lịch để nghỉ ngơi và họ còn có những nhu cầu cao hơn như thích
được vui chơi, giải trí, chơi thể thao… để đáp ứng một cách kịp thời những mong
muốn tự phát đó thì hàng loạt dịch vụ mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.
- Thế nhưng trong một chuyến đi du lịch,du khách không chỉ sử dụng một sản phẩm
du lịch đơn thuần, mà họ còn sử dụng sản phẩm du lịch tổng hợp ví dụ như: ở khách
sạn A có dịch vụ tennis, massage, bể bơi khách ở đó sẽ sử dụng những dịch vụ trong
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

khách sạn nhưng bên cạnh đó, họ còn có nhu cầu như việc làm thủ tục visa, đổi tiền,
gửi thư thì khách sẽ đi đến nơi có những dịch vụ đó thì rất bất tiện và làm cho khách

- Ngày nay, dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Ở các nước tiên tiến tỷ trọng của dịch vụ chiếm trong GDP là 70%
đến 75%, Việt Nam chúng ta tỷ lệ này là khoảng 40%. Nghị quyết Đại Hội Đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã chỉ rõ: ”Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá
trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8% /năm và đến 2010 chiếm 42-
43% GDP, 26-27% tổng số lao động”. Chính vì dịch vụ có vai trò quan trọng như
vậy, cho nên việc nghiên cứu các khái niệm về dịch vụ có ý nghĩa đặc biệt đối với
việc nghiên cứu các khái niệm về dịch vụ cũng như dịch vụ bổ sung trong du lịch.
- Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ: Một số khái niệm phổ biến được sử dụng trong
nền kinh tế của nước ta hiện nay:
• Trong nền kinh tế thị trường thì: dịch vụ được coi là mọi thứ có giá trị, khác
với hàng hoá vật chất, mà một người hoặc một tổ chức cung cấp cho một
người hoặc một tổ chức khác để đổi lấy một thứ gì đó.
• Trong lý luận marketing, dịch vụ được coi như là một hoạt động của chủ thể
này cung cấp cho một chủ thể kia, chúng có tính vô hình và không làm thay
đổi chủ sở hữu. Dịch vụ có thể được tiến hành nhưng không nhất thiết phải
gắn liền với sản phẩm vật chất.
• Dịch vụ thường được coi là kết quả của các mối quan hệ giữa nhân viên,
khách hàng và cơ sở vật chất của một tổ chức theo quan điểm hệ thống.
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

• Dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện sản phẩm vật chất,
nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế.
1.1.2 Khái niệm dịch vụ bổ sung:
- Theo Donald M.Davidoff, nhà nghiên cứu về dịch vụ nổi tiếng của Mỹ thì: “Dịch
vụ là cái gì đó như những giá trị ( không phải là những hàng hoá vật chất ), mà một
người hay một tổ chức cung cấp cho những người hay những tổ chức khác thông qua
trao đổi để thu được một cái gì đó ”.

cao.Một điều rất đơn giản vì họ muốn đưa đến cho khách hàng những dịch vụ tốt
nhất. Ví dụ bạn đã từng thích món bittet, hay một món ăn nào đó ở một khách sạn 5
sao, thì bạn hãy yên tâm vì bạn có thể đến bất cứ lúc nào bạn cũng có thể được
thưởng thức món ăn đó, bởi tiêu chuẩn của các khách sạn này bắt buộc việc cung cấp
đĩa thức ăn đó cho khách ở bất kỳ thời điểm nào đều có chất lượng, khẩu vị tương
đồng nhau.
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ bổ sung :
Cũng như dịch vụ nói chung dịch vụ bổ sung có những đặc điểm sau:
• Tính phi vật chất (Tính trừu tượng): Không nhìn thấy được, không thể
thử nghiệm trước…
- Đây là tính chất quan trọng nhất của dịch vụ bổ sung, tính phi vật chất đã làm
cho du khách không nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm từ trước. Cho nên đối với
du khách thì dịch vụ bổ sung là trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiếp xúc với dịch
vụ đó, dịch vụ luôn đồng hành với sản phẩm vật chất nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại
tính phi vật chất của mình .
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Du khách thật sự rất khó đánh giá về dịch vụ mà họ chưa một lần sử dụng,
chính bởi lý do đó mà nhà cung ứng dịch vụ bổ sung cần phải cung cấp đầy đủ thông
tin và thông tin cần phải nhấn mạnh lợi ích của dịch vụ, công dụng của dịch vụ đó
chứ không phải đơn thuần là mô tả quá trình của dịch vụ. Qua đó làm cho du khách
phải quyết định mua và sử dụng dịch vụ của khách sạn mình và họ cảm thấy hài
lòng.
• Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
- Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và
hàng hoá. Đối với hàng hoá (vật chất) quá trình sản suất và tiêu dùng tách rời nhau.
Người ta có thể sản xuất hàng hoá ở một nơi khác và ở một thời gian khác với nơi
bán và tiêu dùng. Còn đối với dịch vụ thì không thể như vậy. Do tính đồng thời như

hoặc có những chính sách khuyến mãi….để thu hút khách sử dụng dịch vụ mới của
khách sạn.
- Trong thời gian cung cấp dịch vụ, cần tăng cường sự liên hệ giữa người sản
xuất với khách hàng …Hoặc trong thời gian cung cấp dịch vụ với những chức năng
truyền thống đã gắn liền và trở nên quen thuộc với khách hàng và nơi cung cấp dịch
vụ mới như hai người bạn hàng - đối tác thân thiết trên thị trường.
- Bên cạnh đó, người tiêu dùng đồng thời cũng trở thành người đồng sáng tạo
trong quá trình sản xuất dịch vụ.
• Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ bổ sung:
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Khi mua hàng hoá thì người mua có quyền sở hữu và sử dụng tuỳ ý với hàng
hoá mà mình đã bỏ tiền ra mua. Nhưng đối với dịch vụ -dịch vụ mới thì không có
quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua mà khách hàng chỉ
đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ nghĩa là họ có thể sử dụng dịch vụ đó chứ
không sở hữu chúng.
- Chẳng hạn khi khách sử dụng dịch vụ của khách sạn thì họ được đáp ứng khi
họ yêu cầu, họ có thể sử dụng dịch vụ theo ý riêng của họ ví dụ như khi sử dụng hồ
bơi trong khách sạn khách có thể sử dụng phao bơi, aó tắm, được sử dụng bể bơi
nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu bể bơi đó.
• Tính không thể di chuyển của dịch vụ bổ sung :
- Vì các khách sạn vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên các
dịch vụ - dịch vụ mới thuộc loại không thể di chuyển được, khách muốn tiêu dùng, sử
dụng dịch vụ thì phải đến các cơ sở nơi cung cấp các dịch vụ đó.
- Do đó, để nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại hiệu quả trong kinh doanh
các mảng về dịch vụ - dịch vụ bổ sung cần xem xét về vị trí, không gian, điều kiện xã
hội, cơ sở hạ tầng, phong tục tập quán, chính sách kinh tế….
- Chính bởi đặc điểm này của dịch vụ mà đòi hỏi các khách sạn cần phải nhanh

như tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí v.v…
• Tính không đồng nhất của dịch vu- dịch vụ bổ sung :
- Do khách hàng có những nhu cầu khác nhau và họ đòi hỏi được đáp ứng với
những hình thức khác nhau, nên khách sạn rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ
nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhưng còn phải tuỳ thuộc vào sự cảm
nhận và trông đợi của từng khách hàng.
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Donald Davioff cho rằng sự thoả mãn của khách hàng về dịch vụ được đo
lường bằng sự so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi của bản thân
khách hàng
S=P-E
S: Satisfaction
P: Perception
E: Expectation
Mối quan hệ giữa ba yếu tố sẽ có tính chất quyết định mọi vấn đề của dịch vụ-
dịch vụ bổ sung
1.1.4 Vai trò của dịch vụ bổ sung
- Dịch vụ bổ sung có ý nghĩa khá lớn cho quyết định trong sự lựa chọn của du
khách và ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách.
-
- Đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng doanh thu của khách sạn nếu dịch vụ
đó có nhiều khách hàng sử dụng và cảm thấy thật sự hài lòng.
- Dịch vụ bổ sung càng phong phú, chất lượng dịch vụ càng cao thì doanh thu
của khách sạn càng tăng .
-
- Đáp ứng kịp thời vào sự trông đợi của khách hàng, giúp cho doanh nghiệp
tăng thêm uy tín và gây được thiện cảm của khách sau khi đã sử dụng dịch vụ.

SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

o Dịch vụ thư tín.
o Dịch vụ hội nghị với tiện nghi cho khoảng 600 khách.
o Dịch vụ cho thuê xe du lịch.
o Gọi cấp cứu theo yêu cầu.
o Bi da.
o Nhà hàng và quầy bar.
o Dịch vụ tiệc và tiệc cưới cho 1000 khách.
o Phục vụ tiệc ngoài.
o Dịch vụ đổi ngoại tệ.
o Sử dụng thẻ tín dụng: Amex,Visa, Master, JCB, Diners
o Dịch vụ y tế
o Dịch vụ massage và spa
o Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
o Dịch vụ đổi tiền, máy rút tiền tự động (ATM)
o Dịch vụ thư điện tử và tin nhắn
o Dịch vụ báo chí
o Dịch vụ đánh thức
o Dịch vụ gói quà
….
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển dịch vụ bổ sung
trong khách sạn:
1.3.1 Vị trí, không gian của khách sạn:

thiết bị, tiện nghi, vệ sinh… Vì vậy, những dịch vụ bổ sung trong khách sạn cũng
phải được xây dựng tương ứng với những tiêu chuẩn đó.
- “Khách sạn là cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú ( với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn
uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu trú lại qua
đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch”. Theo sách Giải thích thuật ngữ
du lịch và khách sạn.
- Cấp hạng của khách sạn có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ bổ sung bởi vì những
dịch vụ đưa ra phải phù hợp với cấp hạng. Khách sạn 5 sao thì dịch vụ đưa ra phải
tương xứng với tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, phải đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, thói
quen, đặc điểm tâm lý…
- Ví dụ đối với khách sạn thuộc loại sang trọng – Luxury Hotel thì có quy mô lớn,
được trang bị với những tiện nghi đắt tiền, sang trọng, được trang hoàng đẹp…..thì
dịch vụ bổ sung được cung cấp ở mức độ cao nhất, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung tại
phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mỹ( beauty salon) …khách sạn có
diện tích của các khu vực chung rất rộng, bãi đỗ lớn và bán sản phẩm của mình với
giá đắt nhất….
- Cấp hạng của khách sạn được sắp xếp dựa trên những tiêu chuẩn về vị trí, trang
thiết bị, tiện nghi phục vụ, nhân viên, yêu cầu về vệ sinh của khách sạn.
- Ngày nay, khách sạn mọc lên nhiều để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách,
các khách sạn từ 1 đến nhiều sao lần lượt ra đời. Trên cơ sở xét về cấp hạng khách
sạn dựa trên nhu cầu ngày càng cao của con người thì khách sạn được xếp những
hạng khác nhau dựa trên những trang thiết bị bên trong của khách sạn đó.
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Trong hầu hết các ấn phẩm viết về du lịch, các cơ sở lưu trú được nhóm theo hạng–
chất lượng chung của buồng ở và dịch vụ. Hệ thống đánh giá của Châu Âu, ví dụ như
cuốn Green Guides của Michelin, nhóm các khách sạn thành 3 loại lớn và đánh giá
các cơ sở lưu trú từ 1-4 sao.

thể nó được xây dựng ở trung tâm thành phố, khu đô thị…là nơi tập trung đông dân
cư thuận lợi cho việc kinh doanh của khách sạn rất nhiều.
- Ngoài ra, khách sạn có mức cung cấp dịch vụ cao cũng là yếu tố gây sự chú ý
đặc biệt đến khách hàng.
- Khách sạn có lợi thế trong kinh doanh khi nơi đó có đội ngũ nhân viên trẻ,
năng động, chuyên nghiệp, làm hết mình vì doanh nghiệp. Ngoài ra, yếu tố về bộ
phận quản lý góp phần không nhỏ, một Khách sạn luôn chiếm lợi thế khi bộ phận
quản lý luôn sắp xếp công việc tốt, biết cách giải quyết mọi vấn đề cách hiệu quả.
- Quy mô của khách sạn: khách sạn có quy mô lớn, khách sạn có quy mô trung
bình, khách sạn có quy mô nhỏ đều ảnh hưởng khá lớn đến tình hình kinh doanh của
khách sạn, đến dịch vụ bổ sung cung cấp của khách sạn đó.
- Lợi thế của Khách sạn là khi khách sạn đáp ứng nhu cầu khách nhanh chóng
và khách luôn cảm thấy hài lòng về điều đó. Khách sạn luôn luôn tạo ra những dịch
vụ mới thoả mãn yêu cầu của khách, khảo sát và thăm dò khách hàng thường xuyên
để biết nhu cầu của họ.
- Một số khách sạn có lợi thế trong việc kinh doanh các dịch vụ bổ sung như
những khách sạn ở Đà Lạt thì với môi trường, khí hậu, đặc biệt là địa hình đồi dốc rất
phù hợp cho việc mở dịch vụ coffee, với khung cảnh lãng mạn chắc chắn sẽ du khách
sẽ rất thích thú còn với những khách sạn ở địa hình thành phố thí lại phù hợp cho
việc xây dựng các bể bơi…
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

1.3.4 Mục đích kinh doanh của khách sạn:
- Đáp ứng nhu cầu của khách về ăn uống, chỗ ở, các dịch vụ giải trí…, và khi những
nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, khách cảm thấy hài lòng về dịch vụ mà khách
sạn đưa ra thì sẽ càng có thêm nhiều dịch vụ bổ sung mở ra cung cấp cho khách hàng.
- Với những dịch vụ bổ sung thì làm cho khách cảm thấy mình được quan tâm từ đó
khách sạn sẽ có được khách hàng trung thành, khách sẽ quan tâm nhiều hơn đến dịch

- Vốn lưu động:
+ Vốn là số tiền sẵn có cho các chi phí về việc xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng,
và hoạt động của khách sạn. Các khách sạn muốn kinh doanh thu nhiều lợi nhuận cần
số vốn để mở rộng bất kì loại hình dịch vụ nào của cơ sở mình .
+ Bởi vì vốn sử dụng cho việc kinh doanh mở các dịch vụ bổ sung không
nhiều, nên các khách sạn đã đầu tư vào việc mở các dịch vụ bổ sung cung ứng nhu
cầu của khách hàng.
- Hình thức sở hữu: có một sự ảnh hưởng lớn đến quy mô của Khách sạn và nhân
cách của nhân viên Khách sạn. Như, một chuỗi Khách sạn chính hay Khách sạn
nhượng quyền sẽ được thiết kế, trang bị, tuyển dụng theo sự chỉ dẫn của công ty mẹ.
Trong khi đó những Khách sạn nhỏ hay motel có thể được vân hành bởi những đôi
vợ chồng đã nghỉ hưu.
1.4 Kinh nghiệm trong việc tổ chức các dịch vụ bổ sung tại một số khách sạn ở
Việt Nam và thế giới:
• Khách sạn Đống Đa- Huế:
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Là một Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế và truyền
thống Huế với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế 3-4 sao.
- Với ưu điểm khách sạn được thiết kế phong cách Huế đã đọng lại trong tâm trí du
khách những ấn tượng sâu sắcvới những danh lam thắng cảnh cố đô Huế, một thời đã
từng là kinh đô Phú Xuân của Việt Nam. Ngày nay, Huế còn lưu giữ nhiều di tích
cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa kiến trúc đặc sắc tiêu biểu cho nền văn hóa Việt
Nam
- Khách sạn có nhiều ưu thế như: qui mô 50 phòng ngủ bao gồm phòng tiêu chuẩn
sang trọng bên bờ sông, không gian thoáng rộng có sức chứa từ 200 đến 300 thực
khách, chuyên phục vụ các món ăn Âu, Á, đặc sản và Cung đình Huế.
- Nét đặc biệt riêng của khách sạn Đống Đa là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc

ngọt, kẹo kem…..tự làm chính hiệu, tuyệt vời.
- Khi bước chân vào khách sạn này du khách chắc chắn sẽ bị thu hút bởi Nhà hàng
El-Oriental- là một nhà hàng Việt Nam tao nhã, chủ yếu về đồ biển. Tại nhà hàng
thường xuyên có các chương trình biểu diễn truyền thống Việt Nam.
- Sở dĩ họ đặt để những dịch vụ này vì khách sạn muốn rằng mỗi người dân Việt
khi đi đâu, về đâu đều nhớ về quê hương của mình….
- Khu giải khát ở sảnh- rộng rãi nhưng ấm cúng nằm ngay tầng trệt khách sạn, phục
vụ khách các món ăn nhanh, đồ uống với nhạc sống hàng tối. Các chương trình nhạc
sống hàng đêm được trình diễn bởi nhóm Melia Sunshine Quintet. Hàng ngày, tại
khách sạn đều có trà chiều theo phong cách truyền thống.
- Khách sạn đã xây dựng bể bơi với một không gian khá tuyệt vời, tuy yên lặng
nhưng làm cho du khách cảm nhận rằng họ đang ở một khoảng trời riêng. Bể bơi nằm
trên tầng 3 của khách sạn, tách khỏi Hà Nội náo nhiệt và hối hả, bể bơi như một hòn
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

đảo thanh bình để bơi và tắm nắng. Ngoài ra, khách sạn cũng có bể bơi nhỏ dành cho
trẻ em. Miễn phí cho tất cả khách nghỉ tại khách sạn.
- Trung tâm thẩm mĩ Oasis:mang tới cho bạn một loạt những dịch vụ chăm sóc sắc
đẹp không đâu sánh kịp, từ việc tạo kiểu tóc, tới chăm sóc da và da mặt, chăm sóc cơ
thể, mát xa thẩm mĩ dịu nhẹ, chăm sóc móng tay, móng chân và vẽ móng nghệ thuật.
- Cửa tiệm quần áo và trang sức mang phong cách Á Đông: Nằm ngay tại sảnh,
tầng 1 của khách sạn. Cửa tiệm Melia Hanoi mang tới hàng loạt những bộ sưu tập đồ
lưu niệm, hàng thủ công, trang sức, dệt may và các mặt hàng khácNhà hàng và Bar.
- Ngoài ra còn có rất nhiều dịch vụ bổ sung khác mà khách sạn này đã cung cấp cho
khách hàng của mình cảm thấy rất hài lòng…
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC DỊCH
VỤ BỔ SUNG TẠI KHÁCH SẠN ĐỆ NHẤT
2.1 Thực trạng tình hình SXKD của Khách sạn Đệ Nhất

Thể Thao Quốc Phòng
II
800m Xe buyt
Trung Tâm Giải trí-mua
sắm: Maximark
800m Ôt ô, xe buyt
Trung Tâm Giải trí-mua
sắm: Superbowl
1km Ôt ô, xe buyt
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Đến với khách sạn Đệ Nhất, cung cách phục vụ và sự đón tiếp thân thiện của
toàn thế nhân viên khách sạn sẽ làm cho quý khách cảm thấy như đang ở nhà của
mình. Đó cũng là phương châm phục vụ của khách sạn : “Ấn tượng tốt ban đầu sẽ
làm khách nhớ mãi”
Địa chỉ: 18 đường Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP HCM, Việt Nam
Điện thoại: (848) 844 1199 - 844 1175 - 844 1167
Fax: (848) 844 4282
Email:
Website: www.firsthotel.com.vn
Hạng khách sạn: Khách sạn quốc tế 4 sao
- Khách sạn Đệ Nhất được Tổng Cục Du Lịch Việt Nam bình chọn là một trong
10 khách sạn hàng đầu Việt Nam liên tục từ năm 1999 đến nay.
Tên Việt Nam : KHÁCH SẠN ĐỆ NHẤT
Tên đối ngoại: FIRST HOTEL
Địa chỉ giao dịch : 18 Hoàng Việt, Phường 4, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại :(848) 8.441.175- 8.441.199
Fax: (848) 8.444282

Dịch vụ Du lịch Tân Bình vào Khách sạn Đệ Nhất.
- Tháng 12/2001 Khách sạn Đệ Nhất được UBNDTP xếp hạng Doanh nghiệp
Nhà nước hạng II.
SVTH: Tạ Thị Thu Thảo
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Nguyễn Quyết Thắng

- Tháng 12/2002 Khu Du Lịch Văn Thánh được sáp nhập vào Khách sạn Đệ
Nhất đến tháng 11/2003 Tổng Công ty giao khu du lịch Văn Thánh cho Làng Du
Lịch Bình Quới.
- Tháng 05/2003 Khách sạn Đệ Nhất được UBNDTP xếp hạng Doanh nghiệp
nhà nước hạng I và được Tổng Công ty đầu tư sửa chữa nâng cấp Khách sạn (khu B)
từ 90 phòng lên 108 phòng và xây mới Nhà hàng Hoa Sứ 1.
- Ngày 15 tháng 04 năm 2004 Tổng cục Du lịch Việt Nam quyết định công
nhận Khách sạn Đệ Nhất đạt tiêu chuẩn 4 sao.
- Ngày 19/04/2004 Khách sạn Đệ Nhất khai trương Câu lạc bộ trò chơi điện tử
có thưởng dành cho người nước ngoài( Bingo Club ).
- Hiện nay Khách sạn có 108 phòng đưa vào kinh doanh, 7 nhà hàng Âu-Á với
9 phòng tiệc chuyên tổ chức tiệc cưới, liên hoan và Hội nghị với sức chứa trên 3000
chỗ, 01 lobby bar, quầy Business Center, cửa hàng mỹ nghệ , 24 phòng Massage, 08
phòng karaoke, 03 sân tennis, 01 phòng tập thể dục thể thao, 01 hồ bơi, 01 câu lạc bộ
trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, 04 xe đưa đón vận chuyển
khách , quầy thu đổi ngoại tệ …
- Khách sạn Đệ Nhất được lãnh đạo qua cac thời kỳ giám đốc sau:
• Ông Nguyễn Khoa Toàn ( 1981- 1983)
• Ông Nguyễn Trung Chính (1984)
• Ông Nguyễn Thanh Phong (1985- 1995)
• Ông Nguyễn Văn Lộc ( 1995 -> nay )
- Từ tháng 06/2005 Ông Huỳnh Văn Phát là Quyền Giám Đốc khách sạn đến
tháng 04/2007 là Giám Đốc Khách sạn Hiện cùng đội ngũ nhân viên hơn 400 người,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status