CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC THEO DÕI , BÁO CÁO TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - Pdf 27

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẮC BỘ
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC THEO DÕI , BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(TÀI LIỆU THAM KHẢO)
Phú Thọ, 2014
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN I 6
THEO DÕI VÀ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ 6
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6
PHẦN I 6
THEO DÕI VÀ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI 6
PHẦN I 6
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI VÀ BÁO CÁO
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI VÀ BÁO CÁO TIẾN
ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI VÀ BÁO CÁO TIẾN
ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI VÀ BÁO CÁO TIẾN
ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6
1.1 Khái niệm 6
1.1 Khái niệm 6
1.2. Phân biệt giữa theo dõi và đánh giá 6
1.2. Phân biệt giữa theo dõi và đánh giá 6
1.3. Các bước theo dõi, giám sát và đánh giá Chương trình 9

chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã. Trường hợp thành lập, thành
phần Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định 23
4.2. Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): 24
3.2. Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): 24
4.3. Tổ chức thực hiện theo dõi, báo cáo 25
3.3. Tổ chức thực hiện theo dõi, báo cáo 25
V. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THEO DÕI, THU THẬP VÀ
XỬ LÝ CÁC LOẠI SỐ LIỆU 28
V. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THEO DÕI, THU THẬP VÀ XỬ LÝ
CÁC LOẠI SỐ LIỆU 28
IV. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THEO DÕI, THU THẬP VÀ XỬ
LÝ CÁC LOẠI SỐ LIỆU 28
3
IV. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THEO DÕI, THU THẬP VÀ XỬ
LÝ CÁC LOẠI SỐ LIỆU 28
5.1. Yêu cầu chung: 28
4.1. Yêu cầu chung: 28
5.2. Yêu cầu cụ thể: 29
4.2. Yêu cầu cụ thể: 29
5.3. Thu thập và phân tích dữ liệu 30
5.4. Một số kỹ năng tổng hợp số liệu quá trình báo cáo của xã, thôn 34
5.4. Một số kỹ năng tổng hợp số liệu quá trình báo cáo của xã,
thôn 34
4.3. Một số kỹ năng tổng hợp số liệu quá trình báo cáo của xã,
thôn 34
V. BÀI TẬP THỰC HÀNH 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHẦN PHỤ LỤC 36

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THEO DÕI VÀ BÁO CÁO TIẾN
ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Khái niệm
- Đây là quy trình thu thập và cung cấp thông tin, dữ liệu một cách có hệ
thống, theo các thông số, các chỉ số đã xác định nhằm giúp cho người quản lý
và các bên có liên quan chính thấy được tiến độ, mức độ tiến triển của các mục
tiêu theo một chu kỳ thời gian nhất định.
- Theo dõi, báo cáo Chương trình XDNTM, các dự án thuộc Chương
trình là hoạt động thường xuyên, liên tục của Cơ quan quản lý và Cơ quan thực
hiện Chương trình XDNTM;
- Theo dõi và đánh giá là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu nhằm đo
lường tiến độ về 3 loại thay đổi về: giải ngân nguồn vốn; tiến trình quản lý và
tình hình thực hiện các sản phẩm đầu ra của chương trình. Tất cả các đơn vị triển
khai chương trình XDNTM ở các cấp đều có chức năng và nhiệm vụ tổ chức
thực hiện theo dõi.
- Toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện Chương trình
XDNTM phải được định kỳ cập nhật, phân loại và phân tích để kịp thời đề xuất
các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm bảo đảm
Chương trình được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, có chất lượng và
trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
1.2. Phân biệt giữa theo dõi (giám sát) và đánh giá
a. Theo dõi: Là một chức năng thu thập, quản lý sử dụng các thông tin
được liên tục theo những phương pháp nhất định về một số chỉ số cụ thể nhằm
cung cấp cho các nhà quản lý và các bên liên quan đầy đủ thông tin để có thể ra
quyết định về các vấn đề như:
6
- Các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có đầy đủ không?
- Các cán bộ quản lý có đủ năng lực kỹ thuật và phẩm chất cần thiết không?
- Các hoạt động có được tiến hành phù hợp với kế hoạch không?

Sử dụng phương pháp định lượng
Sử dụng phương pháp định lượng và
phương pháp định tính
Thu thập dữ liệu thường xuyên Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
7
Không trả lời các câu hỏi nhân quả Trả lời các câu hỏi nhân quả
Thường là một chức năng của
quản lý nội bộ
Thường do các chuyên gia đánh giá độc
lập thực hiện và các cơ quan bên ngoài đề
xướng. Hoặc nội bộ
Sơ đồ: Phân biệt theo dõi và đánh giá
Theo dõi
Thu thập thông tin
Phân tích
Báo cáo thông tin
Hoạt động điều chỉnh
ở cấp thực hiện
Đánh giá
Thông tin từ
theo dõi
Thông tin từ các
nguồn khác
Phân tích
Bình luận,
kiến nghị
Phê chuẩn hoặc thay đổi
mục tiêu, nguồn lực
Lưu trữ
8

Các nhiệm vụ của theo dõi được thể hiện trong trong các giai đoạn của
chương trình, cụ thể như sau:
Giai đoạn Nội dung
Xác định, chuẩn
bị
- Xác định phạm vi và mục tiêu theo dõi
- Xác định cơ cấu tổ chức cho công tác theo dõi
- Xác định nhiệm vụ của cán bộ theo dõi
- Thiết lập hệ thống theo dõi ngay từ khi bắt đầu.
- Phản ánh các vấn đề theo dõi
Giai đoạn khởi
động
- Rà soát lại các câu hỏi, chỉ số hoạt động và cơ chế
theo dõi
- Tổ chức đào tạo cho các cán bộ và đối tác sẽ tham
gia vào công tác theo dõi
- Tiến hành nghiên cứu cơ sở
- Xây dựng sổ tay thực hiện với các các bộ chủ chốt
- Xây dựng kế hoạch theo dõi chi tiết, có tính đến
các cơ chế phối hợp với các đối tác
- Các điều kiện và các năng lực cần thiết cho công
tác theo dõi
Thực hiện
- Ðảm bảo đáp ứng các nhu cầu thông tin phục vụ
cho quản lý
- Ðiều phối việc thu thập và quản lý thông tin
- Hỗ trợ thu thập và trao đổi thông tin không chính
thức
10
- Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp kiểm điểm và giao ban

11
các chỉ số
Chỉ số là các căn cứ, những bằng chứng có thể cân, đong, đo, đếm
hoặc có thể cảm nhận được để có thể đánh giá, kết luận về 1 sự
việc hiện tượng, tiến độ, kết quả thực hiện 1 chương trình, dự
án…. Nó là phương tiện/công cụ để đánh giá/đo kết quả thực thi
so sánh với kế hoạch đề ra. Một chỉ số tốt là 1 chỉ số nhắn gọn, rõ
ràng và có thể thu thập được thông tin
Các loại chỉ số
- Chỉ số định lượng đơn giản: Chỉ số này đòi hỏi đo lường
theo đơn vị định lượng đơn giản. Ví dụ: Số km đường đã được
làm; Số lượng người (ngày) được tập huấn;…
- Chỉ số đại diện: Đây là một chỉ số không chính xác nhưng
được sử dụng để ước lượng. Ví dụ: Phần trăm các hộ gia đình
có xe máy; nó biểu hiện/đại diện cho mức giàu có nhất định ở
một khu vực nơi mà họ có thu nhập để có thể mua được xe
máy.
- Chỉ số định tính : Chỉ số này biểu hiện nhận thức của các đối
tượng liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện chương trình
hoặc liên quan về một khía cạnh cụ thể của việc thực hiện
chương trình
Hệ thống
thông tin
quản lý
và báo cáo
a. Mục đích của hệ thống thông tin quản lý
b. Tổ chức thu thập và tổng hợp thông tin
- Đối với mỗi sản phẩm thông tin
- Lịch trình xử lý thông tin
- Các hệ thống luu trữ thông tin. Liệt kê các nhu cầu lưu

- Số lượng, năng lực và trách nhiệm của các bên liên quan
khác nhau trong theo dõi, bao gồm cả các thành viên BQL
Chương trình và các bên liên quan chính
- Chế độ khuyến khích đối với các bên liên quan
- Các như cầu về đào tạo nhân viên và các bên liên quan
Các như cầu về nguồn lực
- Phương tiện đi lại và thiết bị
- Hỗ trợ kỹ thuật
d, Một số nội dung cần lưu ý khi tiến hành theo dõi, báo cáo
13
- Kiểm tra sự phù hợp của Quyết định đầu tư dự án với các quy hoạch, kế
hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của chủ đầu tư và các
nhà thầu.
- Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác
động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá
trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư và phát hiện những việc làm gây lãng
phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
- Theo dõi, kiểm tra nhà thầu tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật,
định mức vật tư và loại vật tư theo quy định.
- Theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.
- Báo cáo định kỳ theo quy định
1.5. Các nội dung cơ bản của công tác đánh giá
a, Mục đích và yêu cầu của đánh giá:
Mục đích của đánh giá là xác định tính phù hợp và sự thỏa mãn các mục
tiêu, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững
Các đánh giá có tính định kỳ hoặc đột xuất, xác định xem các hoạt động và
đầu ra của dự án có dẫn đến sự thay đổi nào không? Và như vậy, rõ ràng khác
biệt với hoạt động theo dõi chỉ tập trung vào quản lý liên tục và đo lường tiến

theo 3 nội dung quan trọng khác là: Đánh giá thiết kế và lập kế hoạch của
chương trình; Đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả đạt được. Trình
tự đánh giá dự án khuyến nông có 5 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị
- Bước 2: Tổ chức thu thập dữ liệu và thông tin
15
- Bước 3: Tổng hợp và phân tích thông tin
- Bước 4: Viết báo cáo đánh giá
- Bước 5: Lưu trữ và sử dụng thông tin đánh giá
1.6. Các phương pháp theo dõi và đánh giá
Các phương pháp có thể sử dụng trong theo dõi và đánh giá tiến độ xây
dựng nông thôn mới
- Phương pháp chuyên gia
+ Thuê chuyên gia tư vấn độc lập
+ Lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan
- Phương pháp theo dõi và đánh giá có sự tham gia của người dân
- Phương pháp chọn mẫu (ví dụ: theo xếp hạng tiêu chí nông thôn mới
hoặc theo vị trí địa lý);
- Phương pháp theo dõi mẫu (ví dụ: phân tích các bên liên quan và sử dụng
các phiếu điều tra);
- Phương pháp thảo luận nhóm (như lấy ý kiến tập thể và phân vai);
- Phương pháp thu thập các thông tin phân bổ theo không gian;
- Phương pháp thu thập các mẫu thay đổi theo thời gian (như nhật ký và ảnh);
- Phương pháp phân tích các mối quan hệ và các liên kết (nhu khung lôgíc,
sơ đồ tác động, cây vấn đề);
- Phương pháp xếp hạng và đánh thứ tự ưu tiên (như ma trận, danh mục).
II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG MẪU BIỂU BÁO CÁO CỦA CHƯƠNG
TRÌNH
2.1. Mục đích của công tác theo dõi ở xã:
16

ra.
Biểu 4. Các chỉ số thực - Kết quả thực hiện 19 tiêu chí
17
hiện hoặc sản phẩm đầu
ra
- Dự kiến về kết quả giai đoạn tiếp theo (tháng,
quý…).
b. Nội dung: Các nội dung mẫu biểu cần báo cáo chi tiết phần phụ lục
Mẫu biểu Nội dung
Biểu 1. Thông tin
cơ bản
1. Thông tin liên hệ của xã: Bộ máy quản lý chương trình
ở cấp xã; tên đơn vị báo cáo, cán bộ liên hệ trực tiếp và địa
chỉ liên lạc và hệ thống tổ chức bộ máy triển khai chương
trình.
2. Thông tin về thực trạng nông thôn của xã so với 19
tiêu chí (38 chỉ tiêu) quốc gia về Nông thôn mới.
3. Thông tin về kế hoạch xây dựng NTM hàng năm của xã
Biểu 2. Báo cáo
tình hình thực hiện
và giải ngân
1. Các hoạt động của Chương trình: tuyên truyền, phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội, Hỗ trợ PTSX, đổi mới và
phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả;
Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng, Quản
lý chương trình… Kết quả đạt được so với mục tiêu xây
dựng nông thôn mới của xã.
2. Tổng vốn dự kiến, trong đó phân rõ nguồn;
3. Giá trị thực hiện: Lượng tiền được sử dụng thực tế cho
từng hoạt động trên của xã theo từng quý. Lượng tiền được

giao của các chỉ số thực hiện trong năm.
6. Lũy kế kết quả thực hiện: Lũy kế thực tế kết quả thực
hiện các chỉ số tiêu chí nông thôn mới từ đầu năm đến thời
điểm báo cáo.
7. Lũy kế thực hiện: Lũy kế thực tế thực hiện các chỉ số
đạt được từ đầu chương trình đến thời điểm báo cáo.
8. Mục tiêu cuối kỳ: Giá trị kế hoạch xã cần thực hiện của
từng chỉ số để hoàn thành mục tiêu chương trình.
2.3. Hệ thống biểu mẫu báo cáo cấp tỉnh, huyện
a. Hệ thống biểu mẫu báo cáo của cấp tỉnh, huyện gồm:
19
- Biểu 1: Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến thực hiện
19 tiêu chí nông thôn mới;
- Biểu 2: Các chỉ số thực hiện hoặc sản phẩm đầu ra;
- Báo cáo phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa
bàn tỉnh theo mẫu báo cáo:
Tên mẫu biểu Mục đích
Biểu 1. Thông tin cơ bản - Thông tin chung về số xã triển khai xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện.
- Kế hoạch triển khai xây dựng NTM hàng năm.
Biểu 2. Các chỉ số thực
hiện hoặc sản phẩm đầu
ra
Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ số và sản phẩm của
các hoạt động phong trào liên quan đến xây dựng
NTM.
b. Nội dung:
Mẫu biểu Nội dung
Biểu 1. Thông tin cơ
bản

+ Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực
hiện Chương trình hàng năm trình Chính phủ quyết định.
2. Chế độ báo cáo kết quả thực hiện:
- Căn cứ chỉ số giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Ban Chỉ đạo tỉnh có trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện thu thập báo cáo ở các cấp địa phương để tổng
hợp báo cáo gửi Ban Chỉ đạo trung ương. Ban Chỉ đạo chương trình ở mỗi cấp
địa phương phải có cán bộ chuyên trách về công tác báo cáo tổng hợp. Riêng số
liệu giải ngân vốn, trước khi gửi báo cáo, yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu
số liệu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại nơi mở tài khoản.
21
- Báo cáo định kỳ hàng quý, năm thực hiện theo quy định về chế độ và
biểu mẫu báo cáo Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo
trung ương theo kỳ 6 tháng và cả năm.
a. Hình thức báo cáo:
- Báo cáo viết (theo hệ thống theo dõi báo cáo chương trình)
- Báo cáo trực tiếp qua họp giao ban, họp so kết, tổng kết tình hình triển
khai các hoạt động, chương trình
- Báo cáo qua điện thoại hoặc qua thư điện tử.
Thời gian báo cáo có thể là định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) hoặc
đột xuất khi cấp trên có yêu cầu.
b. Nội dung báo cáo:
- Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình XDNTM: tiến độ thực hiện
Chương trình XDNTM so với kế hoạch ban đầu đề ra theo từng mục tiêu, nhiệm
vụ, kết quả đầu ra, những thay đổi (nếu có) và tình hình thực hiện dự toán được
giao. Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án khắc phục.
- Báo cáo đánh giá tác động của Chương trình XDNTM: phản ánh những tác
động về thay đổi đời sống kinh tế, xã hội đối với đối tượng hưởng lợi (đặc biệt là

chính xác và đầy đủ các thông tin về những gì đang diễn ra trong thực hiện
Chương trình trên địa bàn, nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và chỉ đạo
Chương trình của các cơ quan cấp trên.
4.1.2. Nhiệm vụ: Thu thập số liệu báo cáo và thống kế theo hệ thống mẫu
biểu là công việc thường kỳ, tỷ mỷ và mất nhiều thời gian. Để giúp công tác
quản lý và chỉ đạo thực hiện Chương trình được kịp thời, sát thực và có hiệu
quả, các số liệu báo cáo và thống kế điền vào mẫu biểu phải đạt một số yêu cầu
như sau:
23
a. Đầy đủ: Số liệu phải được thống kê và ghi chép đầy đủ vào các ô của
các biểu mẫu được yêu cầu (theo giai đoạn báo cáo).
b. Chính xác và nhất quán:
Các số liệu phải chính xác và thống nhất với các nguồn số liệu thống kê
liên quan (như các số liệu thông tin cơ bản về dân số, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo,
số học sinh đến trường, cơ sở hạ tầng ).
Các số liệu cũng phải đảm bảo sự nhất quán giữa các quý và với số liệu,
luỹ kế hoặc cộng dồn và so với đầu năm.
c. Rõ ràng: Các số liệu thống kê và ghi chép trong các mẫu biểu phải sạch sẽ
và rõ ràng vì đây là một yêu cầu quan trọng để cấp huyện có thể nhập chính xác số
liệu vào hệ thống quản lý, theo dõi.
4.2. Cấp thôn:
Cấp thôn sẽ thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có
uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp
bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh
đạo thôn, đại diện các đoàn thể chính trị và hội ở thôn và một số người có năng
lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTM).
4.2.1. Trách nhiệm: Cơ quan thường trực Chương trình MTQG xây dựng
Nông thôn mới cấp trên căn cứ biểu mẫu báo cáo của các đơn vị thực hiện ở
cấp dưới (cấp xã, các ban quản lý chương trình, các phòng ban…) xử lý, tổng
hợp chung vào hệ thống biểu mẫu của mình để báo cáo cơ quan cấp trên, cụ thể

+ So sánh, kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung Quyết định đầu tư dự án với
các nội dung đã công bố công khai được các cấp có thẩm quyền phê duyệt như:
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển các ngành; Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; Quy
25

Trích đoạn Thu thập và phân tích dữ liệu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status