Ảnh hưởng của việc bổ sung bột đậu tương trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của bò lai 3 4 HF giai đoạn đầu chu kỳ sữa nuôi trong các nông hộ tại Hóc Môn - TP.Hồ Chí Minh - Pdf 27



ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT ĐẬU TƢƠNG TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ LAI 3/4 HF GIAI ĐOẠN ĐẦU CHU KỲ SỮA NUÔI
TRONG CÁC NÔNG HỘ TẠI HÓC MÔN – TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Chí Cƣơng, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Viết Đôn
Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ
Tóm tắt
Một thí nghiệm đã được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của bổ sung bột đậu tương trong khẩu phần
đến khả năng sản xuất sữa của bò lai ¾ HF giai đoạn đầu chu kỳ sữa nuôi trong các nông hộ tại Hóc Môn – TP Hồ
Chí Minh đã được tiến hành. 12 bò lai F
2
¾ HF ở lứa sữa thứ 1 hoặc 2 trong giai đoạn đầu của chu kỳ vắt sữa
(49±28 ngày sau đẻ) với năng suất sữa và khối lượng cơ thể trung bình 16,5±1,69 kg/ngày và 428±48,3 kg. Thí
nghiệm được thiết kế dạng khối ngẫu nhiên hoàn toàn trong đó các chỉ tiêu thời gian cho sữa (tính từ khi đẻ) và năng
suất sữa được kết hợp để phân khối.
Kết quả cho thấy: bổ sung thêm bột đậu tương rang vào khẩu phần trong mùa khô cho đàn bò sữa lai F
2
¾
HF trong giai đoạn đoạn đầu chu kỳ sữa đã làm tăng đáng kể năng suất sữa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc bổ
sung đậu tương cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt với lợi nhuận tăng trung bình 11.660 đồng/con/ngày. Tuy
nhiên việc bổ sung đậu tương không nâng cao chất lượng sữa của đàn.
1. Đặt vấn đề
Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng. Để đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước, hàng năm nước ta phải chi phí hàng trăm triệu đô la để nhập
khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó năng suất và chất lượng sữa sản xuất trong nước vẫn còn thấp
và có tiềm năng lớn để cải thiện thông qua biện pháp cải tiến dinh dưỡng. Với mục tiêu nâng sản
lượng sữa sản xuất trong nước lên 701.200 tấn vào năm 2015 (Bộ NN&PTNT, 2008), ngoài việc
tăng cường nghiên cứu và sản xuất con giống thì việc nghiên cứu để cải tiến dinh dưỡng nhằm
làm tăng năng suất của đàn bò là việc làm cấp thiết
Vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung bò sữa lớn nhất miền Nam, trong đó khu vực ngoại

2
¾ HF ở lứa sữa thứ 1 hoặc 2 trong giai đoạn đầu
của chu kỳ vắt sữa (49±28 ngày sau đẻ) với năng suất sữa và khối lượng cơ thể trung bình
16,5±1,69 kg/ngày và 428±48,3 kg. Thí nghiệm được thiết kế dạng khối ngẫu nhiên hoàn toàn
trong đó các chỉ tiêu thời gian cho sữa (tính từ khi đẻ) và năng suất sữa được kết hợp để phân
khối. Toàn bộ bò thí nghiệm được phân vào 6 khối, mỗi khối 2 con. Bò trong mỗi khối được
phân lô ngẫu nhiên vào 1 trong 2 lô thí nghiệm, trong đó lô 1 (đối chứng) được duy trì chế độ
dinh dưỡng hiện đang được áp dụng tại các hộ và lô 2 (lô thí nghiệm) được bổ sung thêm đậu
tương rang.
Nghiên cứu được triển khai tại 3 hộ chăn nuôi bò sữa ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian 8 tuần, từ 1/12/2009 đến 24/1/2010. Toàn bộ thời gian thí nghiệm được
chia làm 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 (giai đoạn trước thí nghiệm) kéo dài từ ngày 1/12 đến
20/12/2009, tất cả bò thí nghiệm ở cả 2 lô đều được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng tương tự
nhau, và giai đoạn 2 (giai đoạn thí nghiệm chính thức) bắt đầu từ ngày 20/12 kéo dài đến hết thời
gian thí nghiệm. Trong giai đoạn này bò ở các lô thí nghiệm được ăn khẩu phần tương ứng.
2.2. Khẩu phần và phƣơng thức cho ăn
Trong giai đoạn 1, tất cả bò thí nghiệm ở cả 2 lô đều được cho ăn theo định mức dinh
dưỡng đang được các hộ áp dụng, trong đó tất cả các cá thể đều được ăn lượng cỏ và rơm như
nhau, còn thức ăn tinh được cho ăn theo mức năng suất sữa của từng cá thể. Trong gian đoạn 2,
bò ở lô 1 tiếp tục được duy trì chế độ cho ăn như trên còn bò lô 2 được bổ sung thêm bột đậu
tương rang ở mức 1 kg/con/ngày. Thành phần hóa học và giá trị ME ước tính của các nguyên
liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1 và chi tiết khẩu phần thức ăn của
các lô thí nghiệm ở Bảng 2. Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
1DM (%)

16,32
9,78
29,85
10,71
11,6
Cỏ tự nhiên
16,55
13,11
35,79
70,83
8,75
8,5
Rơm khô
92,02
5,05
30,85
72,08
14,16
6,7
1:
hàm lượng các chất dinh dưỡng tính theo vật chất khô
2
: ước tính dựa vào thành phần hóa học và cơ sở dữ liệu trong cuốn “Thành phần hóa học và giá trị ding
dưỡng thức ăn chăn nuôi” do Viện Chăn nuôi xuất bản năm 2001
Bảng 2. Định mức cho ăn ở các lô thí nghiệm
1

Lô 1 (đối chứng)
Lô 2 (thí nghiệm)
Đậu tương rang

ăn tinh và thức ăn thô cho ăn được lấy mẫu định kỳ 10 ngày/lần, sấy xác định hàm lượng chất
khô và bảo quản chờ gửi phân tích thành phần hóa học. Mẫu thức ăn thừa cũng được lấy cho
từng cá thể và tiến hành xác định hàm lượng chất khô giống như thức ăn cho ăn. Sau khi kết thúc
thí nghiệm các mẫu thức ăn của cùng 1 loại nguyên liệu (sau khi đã sấy khô) được trộn đều với
nhau và lấy mẫu đại diện gửi phân tích xác định thành phần hóa học và ước tính giá trị năng lượng trao đổi. Các chỉ tiêu phân tích mẫu bao gồm chất khô, protein thô, xơ thô, NDF và
khoáng.
- Năng suất và chất lượng sữa: Năng suất sữa tươi của từng bò thí nghiệm được cân ngày
2 lần ngay sau khi vắt để xác định năng suất sữa buổi sáng và năng suất sữa buổi chiều. Năng
suất sữa ngày được xác định là tổng lượng sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều. Để xác định
chất lượng sữa, mẫu sữa của từng cá thể bò thí nghiệm được lấy 3 ngày/lần trong suốt thời gian
thí nghiệm. Trong mỗi ngày lấy mẫu phân tích, cả sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều đều
được lấy từ bình chứa của từng con ngay sau khi vắt xong và đem phân tích bằng máy phân tích
sữa ECOMILK xác định các chỉ tiêu chất lượng là tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ protein sữa và tỷ lệ chất rắn
không mỡ. Giá trị của các chỉ tiêu xác định được trong mẫu sữa buổi sáng được sử dụng để xác
định năng suất mỡ, protein và chất rắn không mỡ của sữa vắt buổi sáng còn giá trị phân tích
trong mẫu sữa buổi chiều được sử dụng để xác định năng suất của các chỉ tiêu tương ứng trong
sữa vắt buổi chiều. Năng suất mỡ, protein và chất rắn không mỡ tính trung bình cho 1 ngày được
xác định bằng tổng năng suất buổi sáng và năng suất buổi chiều của các chỉ tiêu này. Năng suất
sữa tiêu chuẩn được xác định theo công thức của Gaines (1928, trích dẫn từ NRC, 2001) như
sau:
Năng suất sữa tiêu chuẩn (kg/ngày) = 0,4 x năng suất sữa tươi (kg/ngày) + 15 x năng suất
mỡ sữa (kg/ngày).
- Tăng khối lượng cơ thể: Bò được cân 2 lần trong 2 ngày liên tục vào buổi sáng trước
khi cho ăn tại các thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi đợt thí nghiệm bằng cân điện tử đại gia
súc (model 200 weighing system của hãng Ruddweigh – Autralia Pty.Ltd). Giá trị trung bình của
2 lần cân được coi là khối lượng cơ thể của bò tại thời điểm xác định đó. Sự chênh lệch giữa khối
lượng trước khi bắt đầu và khối lượng sau khi kết thúc thí nghiệm chính là mức thay đổi khối

phương sai với mô hình phân tích áp dụng cho thí nghiệm 1 nhân tố thiết kế dạng khối ngẫu
nhiên hoàn toàn (one-way ANOVA in randomized blocks) trên phần mềm Genstat phiên bản
Discovery 3 (Lawes Agricultural Trust, 2007) với các tham số trong mô hình là lô và khối.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Năng suất và chất lƣợng sữa ở các lô thí nghiệm
Năng suất và chất lượng sữa của bò ở giai đoạn 1 của thí nghiệm (trước khi thí nghiệm
chính thức) được trình bày ở Bảng 3. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác
đáng kể nào về mặt thống kê giữa 2 nhóm bò ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Tính trung bình đàn
bò thí nghiệm đạt năng suất sữa tươi 16,5 kg /con/ngày. Khi qui thành sữa tiêu chuẩn, giá trị này
chỉ tương đương với 15,2 kg/con/ngày. Với tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 3,5%, protein 3,06% và
chất rắn không mỡ 8,09%, bò thí nghiệm sản xuất trung bình 0,58 kg mỡ, 0,5 kg protein và 1,33
kg chất rắn không mỡ từ sữa. Kết quả này cho thấy đàn bò thí nghiệm tại các hộ này có năng suất
ở vào mức trung bình so với năng suất giai đoạn đầu kỳ tiết sữa của đàn bò lai F
2
HF nuôi tại khu
vực TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 3. Năng suất và chất lượng sữa trong giai đoạn 1 của đàn bò thí nghiệm

Lô 1
Lô 2
Trung bình
Năng suất sữa tươi (kg/ngày)
16,5±1,69
16,4±2,56
16,5±2,07
Năng suất sữa tiêu chuẩn (kg/ngày)
15,4±1,86
15,0±2,48
15,2±2,1
Năng suất mỡ sữa (kg/ngày)

Kết quả xác định năng suất sữa của các lô trong giai đoạn thí nghiệm chính thức trình bày
ở Bảng 4 cho thấy việc bổ sung bột đậu tương rang đã làm tăng đáng kể (P<0,05) năng suất sữa
của bò F
2
HF ở giai đoạn đầu kỳ tiết sữa. Năng suất sữa tươi tăng trên 20%, từ 16,2 kg/con/ngày
ở lô đối chứng lên 19,5 kg/con/ngày ở lô có bổ sung bột đậu tương rang. Năng suất sữa tăng lên
ở cả lượng sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều (Bảng 4). Khi qui ra sữa tiêu chuẩn, năng suất
sữa của lô 2 cũng cao hơn lô đối chứng 3,2 kg/con/ngày, tương đương với mức tăng 20,5%.
Tương tự, lượng mỡ sữa, protein sữa và chất rắn không mỡ cũng tăng lên ở lô có bổ sung bột đậu
tương so với lô đối chứng trong đó năng suất mỡ sữa tăng 19,7% (từ 0,61 kg/con/ngày lên 0,73
kg/con/ngày), protein sữa tăng 23,5% (từ 0,51 kg/con/ngày lên 0,63 kg/con/ngày) và chất rắn
không mỡ tăng 20,9% (từ 1,34 kg/con/ngày lên 1,62 kg/con/ngày). Do lượng thức ăn thu nhận
của 2 lô bò thí nghiệm từ các loại thức ăn là như nhau ngoại trừ bột đậu tương nên có thể khẳng
định nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là protein thoát qua, do đậu tương cung cấp là yếu tố chính làm
tăng năng suất sữa ở bò lô 2. Kết quả này cũng cho thấy chế độ dinh dưỡng mà các hộ chăn nuôi
bò sữa lai F
2
¾ máu HF tại khu vực Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng chưa đáp
ứng một cách đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng để đàn bò sữa phát huy hết tiềm năng di
truyền của giống.
Bảng 4. Năng suất sữa trong giai đoạn 2 của đàn bò thí nghiệm Lô 1
Lô 2
Năng suất sữa tươi (kg/ngày)
16,2
a
±1,68
19,5

b
±0,112
Năng suất protein sữa (kg/ngày)
0,51
a
±0,070
0,63
b
±0,091
Năng suất chất răn không mỡ sữa (kg/ngày)
1,34
a
±0,18
1,62
b
±0,24

Kết quả phân tích chất lượng sữa của đàn bò thí nghiệm trình bày ở Bảng 5 cho thấy
không có sự sai khác đáng kể nào giữa hai lô thí nghiệm ở tất các chỉ tiêu phân tích ngoại trừ
hàm lượng protein trong sữa vắt buổi sáng, trong đó lô bổ sung bột đậu tương có tỷ lệ protein sữa
cao hơn lô đối chứng mặc dù sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,1. Tuy nhiên khi so
sánh tỷ lệ mỡ giữa mẫu sữa vắt buổi sáng và sữa vắt buổi chiều kết quả cho thấy hàm lượng mỡ
trong sữa vắt buổi chiều (4,12-4,17%) cao hơn đáng kể (P<0,001) so với hàm lượng mỡ sữa ở
sữa vắt buổi sáng (3,48-3,49%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Lương và cộng sự (2010) trên đàn bò lai HF nuôi tại Ba Vì, trong đó hàm lượng mỡ trong
sữa vắt buổi sáng luôn thấp hơn trong sữa vắt buổi chiều.
Bảng 5. Chất lượng sữa trong giai đoạn 2 của đàn bò thí nghiệm Lô 1

±0,063

Sữa buổi chiều
3,15±0,112
3,22±0,053

Trung bình
3,11±0,113
3,20±0,052
Tỷ lệ chất rắn không mỡ (%)
Sữa buổi sáng
8,22±0,293
8,27±0,141

Sữa buổi chiều
8,33±0,301
8,35±0,186

Trung bình
8,26±0,294
8,29±0,152
Tỷ lệ vật chất khô sữa (%)
12,02±0,587
12,02±0,298
1
: P<0,1
Kết quả xác định lượng dinh dưỡng thu nhận được trình bày ở Bảng 6 cho thấy trong giai

cỏ voi tươi cho ăn dư thừa nhiều cũng đạt đúng mức 3,04% khối lượng cơ thể. Bảng 6. Thu nhận thức ăn và tăng trọng của bò thí nghiệm

Lô 1
Lô 2
Thu nhận thức ăn giai đoạn 1
Chất khô ăn vào (kg/ngày)
13,25±0,312
13,32±0,271
Trong đó:
Thức ăn tinh
8,12±0,224
8,18±0,353

Thức ăn thô
5,13±0,159
5,14±0,163

Tỷ lệ DM từ thức ăn tinh (% tổng)
61,3±0,81
61,4±1,63
Chất hữu cơ ăn vào (kg/ngày)
12,1±0,29
12,2±0,25
NDF ăn vào (kg/ngày)
6,4±0,16
6,4±0,10
Protein ăn vào (kg/ngày)

59,9
a
±1,17
62,8
b
±0,66
Chất khô ăn vào (%BW)
2

3,04
a
±0,359
3,29
b
±0,24
Protein ăn vào (kg/ngày)
1,72
a
±0,139
2,05
b
±0,164
Chất hữu cơ ăn vào (kg/ngày)
11,9
a
±0,60
12,8
b
±0,57
NDF ăn vào (kg/ngày)

: P<0,1

Khi so sánh lượng protein và ME ăn vào của bò thí nghiệm với nhu cầu các chất dinh
dưỡng này theo tiêu chuẩn của NRC (2001) và NARO (2006) chúng tôi nhận thấy hiệu quả sử
dụng thức ăn của bò ở lô 2 cao hơn đáng kể so với bò ở lô 1. Cụ thể với lượng protein thô và ME
ăn vào trong lô 1 tương đương với việc cung cấp đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng này cho bò
sữa thuần khối lượng trung bình 450 kg ở giai đoạn đầu kỳ tiết sữa sản xuất 16,3 kg sữa tiêu
chuẩn và duy trì ở mức không thay đổi khối lượng cơ thể. Còn với mức giảm trọng 0,09 kg/ngày
như trong thí nghiệm thì phần năng lượng giải phóng ra theo công thức ước tính của INRA (1989) và Agnew và cộng sự (2003) sẽ tương đương 1,92 MJ/ngày, đủ để bò sản suất thêm 0,4
kg sữa tiêu chuẩn (tổng cộng thành 16,7 kg/ngày). Trong khi đó mức thu nhận của bò ở lô 2
tương đương với nhu cầu duy trì thể trạng và sản xuất 18,7 kg sữa tiêu chuẩn/ngày. Nếu ở các
mức năng suất này thì ME ăn vào chỉ thừa 0,1-0,3 MJ còn protein thô thừa 70 và 30 g/ngày
tương ứng cho lô 1 và lô 2. Kết quả thực tế cho thấy bò ở lô 1 chỉ cho năng suất 15,6 kg sữa tiêu
chuẩn và giảm khối lượng (mặc dù rất nhỏ) trong khi đó bò ở lô 2 cho năng suất 18,8 kg sữa tiêu
chuẩn (Bảng 4) và đồng thời vẫn cho tăng trọng ở mức 0,2 kg/ngày (Bảng 6).
Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F
2
HF nuôi tại khu vực Hóc môn, thành phố Hồ Chí
Minh trong mùa khô tăng lên khi được bổ sung thêm 1 kg bột đậu tương rang/con/ngày trong
khẩu phần chủ yếu là do việc bổ sung đã giúp cho khẩu phần của bò cân đối hơn về dinh dưỡng,
đặc biệt là về hàm lượng protein trao đổi. Theo NRC (2001) thành phần của khẩu phần ăn và
lượng chất khô ăn vào có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng năng lượng của các loại thức ăn có
trong khẩu phần. Các khẩu phần không cân đối, không duy trì được môi trường dạ cỏ tốt nhất
cho quá trình lên men thức ăn thì phần năng lượng thực sự được gia súc sử dụng sẽ thấp hơn so
với giá trị tính tóan ban đầu. Nói cách khác hàm lượng ME mà bò ở lô 1 thực nhận có thể thấp
hơn mức 128,5 MJ/ngày và chỉ đủ để bò duy trì thể trọng và sản xuất 15,6 kg sữa tiêu
chuẩn/ngày. Trong khi đó lượng ME thực nhận của bò ở lô 2 có thể cao hơn mức tính toán trong

Bã sắn
800
12,4
12,1
9.920
9.680
Bã bia
1.100
7,4
7,7
8.140
8.470
TĂ tinh
6.000
5,1
5,1
30.600
30.600 Cỏ tự nhiên
800
20
20
16.000
16.000
Rơm
1.200
2
2


Chi phí điện (đ/ngày)
6000
6000
Thu bán sữa (đ/ngày)
1

729.000
877.500
Tổng tăng chi (đ/ngày)

78.540
Tổng tăng thu (đ/ngày)

148.500
Tăng thu – Tăng chi (đ/ngày)

69.960
1
: Theo giá thu mua của Vinamilk tại khu vực nghiên cứu (khoảng 7.500 đ/kg sữa tươi)

4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Bổ sung thêm bột đậu tương rang vào khẩu phần hiện được các hộ chăn nuôi tại Hóc môn
áp dụng trong mùa khô cho đàn bò sữa lai F
2
¾ HF trong giai đoạn đoạn đầu chu kỳ sữa đã làm
tăng đáng kể năng suất sữa và hiệu quả sử dụng thức ăn. Việc bổ sung đậu tương cũng mang lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt với lợi nhuận tăng trung bình 11.660 đồng/con/ngày. Tuy nhiên việc bổ
sung đậu tương không nâng cao chất lượng sữa của đàn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status