luận văn quản trị tài chính Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương - Pdf 27

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát
triển kinh tế tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện, đặc
biệt là người dân ở vùng nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình ở khu vực nông thôn có
nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, một bộ phận nhỏ có nguồn thu nhập từ buôn
bán, làm thuê, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Một đặc trưng của sản xuất nông nghiệp
là chỉ mang tính thời vụ dẫn tới nguồn thu nhập của các hộ nông dân thường không ổn
định. Chi tiêu của hộ có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập, khi thu nhập thay đổi
thì chi tiêu cũng thay đổi qua đó dẫn đến sự thay đổi trong các khoản tiết kiệm của hộ.
Tiết kiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tái đầu tư nhưng do sản xuất nông nghiệp
còn manh mún, các hộ vẫn còn nghèo về vật chất- kỹ thuật, yếu kém về trình độ,…nên
hầu hết thu nhập của hộ chưa tương xứng với sức bỏ ra. Thực tế này dẫn tới tình trạng
phần lớn hộ nông dân có khoản tiết kiệm không đủ bù đắp thêm cho các chi phí sản
xuất phát sinh làm cho nhiều hộ nông dân rơi vào tình trạng thiếu vốn. Mặt khác, nông
nghiệp, nông thôn là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên
tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt
là vốn thương mại đổ vào khu vực này rất hạn chế. Nguồn cung vốn từ các tổ chức tín
dụng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của hộ, dẫn tới thực trạng các hộ nông dân phải
đi vay từ các nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất rất cao. Thực tế này đang diễn
ra ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng.
Nhận thấy những vấn đề đó nên việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ, huyện
Kinh Môn, tỉnh Hải Dương” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vốn sản xuất của hộ nông dân.
Phân tích thực trạng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân tại xã An Phụ,
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
trong huy động vốn sản xuất của hộ nông dân.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất
của hộ nông dân trên địa bàn xã An Phụ.

X
1
+ a
2
X
2
+ a
3
X
3
+ a
4
X
4
+ a
5
X
5
+ a
6
X
6
+ a
7
X
7
+ a
8
X
8

, a
5
, a
6
, a
7
, a
8
: hệ số sinh lời tổng thu nhập trên vốn đầu tư.
• Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ phòng tín dụng xã An Phụ, huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương, sách, internet, những kiến thức đã học ở trường, tham
khảo những tài liệu có liên quan, tài liệu giảng dạy các của giáo viên, tham
khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vốn sản xuất của hộ nông dân.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn sản xuất của hộ nông dân xã An Phụ,
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng huy động vốn sản xuất của
hộ nông dân xã An Phụ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và một số kiến nghị.
6. Lời cảm ơn:
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Minh đã tận tình hướng
dẫn, góp ý và động viên em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú ở Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung
ương, quý thầy cô Khoa Bất Động Sản và Kinh tế Tài nguyên trường đại học Kinh tế
quốc dân, quý thầy cô chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
bạn lớp kinh tế nông nghiệp khóa 50 đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm
chuyên đề này.
33
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN SẢN XUẤT CỦA

xuất kinh doanh của hộ nông dân chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, tuy
nhiên khả năng khắc phục lại hạn chế. Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ là
thành phần kinh tế khá linh động, là cơ sở ban đầu cho việc thực hiện các quy hoạch
phát triển kinh tế nước ta.
1.2. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân
1.2.1. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một
đơn vị tiêu dùng.
Với lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời và là hình thức tổ chức sản
xuất trình độ thấp nhất trong các loại hình tổ chức kinh doanh chủ yếu trong nông
nghiệp, hộ nông dân đóng vai trò là đơn vị kinh tế cơ sở. Nước ta đang trong thời kỳ
đổi mới với nhiều khó khăn và thử thách.Với cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần,
kinh tế hộ vẫn đóng vai trò quan trọng, vẫn là mục tiêu phát triển chính và chủ yếu
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, kinh tế hộ nông dân nước ta chủ yếu còn nhỏ lẻ, manh mún, sử dụng
lao động gia đình là chính, trình độ sản xuất hạn chế. Do đó, sản xuất chủ yếu mang
tính tự cấp, tự túc. Phần lớn sản phẩm làm ra là để tiêu dùng trong gia đình. Khi sản
xuất không đủ tiêu dùng, họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có thể
đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là mục đích
sản xuất của họ. Vì vậy, hộ vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.
1.2.2. Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác
lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở nông thôn. Vì hộ sản xuất kinh doanh
nước ta chủ yếu còn nhỏ lẻ, manh mún nên công cụ sản xuất cũng ở mức độ thô sơ,
thủ công. Nước ta đi lên từ sau chiến tranh, đời sống người dân còn khổ cực, trình độ
năng lực còn rất hạn chế. Trước đây, vì trình độ canh tác còn lạc hậu, các hộ chủ yếu
sản xuất nhỏ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng gia đình, ít mở rộng sản xuất, hầu như
không áp dụng khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành mang tính thời
vụ cao, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong khi đó, khả năng khai thác tự
55
nhiên của hộ rất thấp, chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào nó, dẫn đến tình trạng có năm

66
quan không thể thay đổi. Hiện nay, sự đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đã chú trọng
đến vấn đề này nhưng thực tế vẫn chưa triệt để, nông nghiệp, nông thôn vẫn phải gánh
chịu những đợt mất mùa, mưa bão, hạn hán; những đợt dịch bệnh đối với cây trồng,
vật nuôi làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ.
1.2.6. Về tính pháp lý và khả năng tài chính của hộ
Đây là một đặc điểm đứng trên phương diện nghiên cứu hộ là một chủ thể kinh
tế chịu sự tác động của các hoạt động tín dụng.
Mọi thành viên trong hộ gia đình đều liên đới trách nhiệm trong quan hệ giao
dịch tín dụng. Về mặt thủ tục pháp lý trong giao dịch với ngân hàng, chỉ cần người đại
diện hộ đứng tên giao dịch với ngân hàng trên cơ sở ủy quyền của các thành viên trong
hộ.
Tài sản của hộ bao gồm cả tài sản chung của các thành viên trong hộ và cả tài
sản riêng của các thành viên góp vào sử dụng chung. Xét từ góc độ này thì năng lực tài
chính của hộ bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của các thành viên. Vốn tự có của
hộ chủ yếu là khả năng lao động của hộ, tức là kinh nghiệm cùng khả năng tổ chức và
trực tiếp tham gia lao động của các thành viên trong hộ.
1.3. Các điều kiện phát triển kinh tế hộ nông dân
1.3.1. Điều kiện chủ quan
Là những điều kiện mà cơ sở sản xuất kinh doanh và chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh có thể tạo ra được. Điều kiện chính và cơ bản nhất là trình độ, năng lực và hiểu
biết chuyên môn của chủ hộ nông dân. Chủ sản xuất kinh doanh phải là người có trình
độ chuyên môn phù hợp, nhạy bén với thị trường, quyết đoán và linh hoạt trong xử lý
các tình huống. Người chủ sản xuất kinh doanh cần phải có những tri thức cần thiết
phục vụ cho kinh doanh và phát triển kinh tế hộ, đó là những kiến thức chung về kinh
tế và quản lý kinh tế, những kiến thức về nghiệp vụ, thu thập thông tin và xử lý thông
tin một cách nhanh, nhạy và chính xác.
Bên cạnh trình độ, năng lực và hiểu biết chuyên môn của chủ hộ thì vốn, các
yếu tố vật chất đầu vào, liên kết sản xuất kinh doanh cũng là những điều kiện chủ quan
đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

cao. Nếu môi trường sinh thái ngày càng xấu đi, điều kiện tự nhiên ngày càng khắc
nghiệt hơn sẽ dẫn đến tính rủi ro sản xuất ngày càng cao, tổn thất ngày càng lớn và
khó lường trước được.
88
- Cơ chế chính sách của Nhà nước: Hệ thống pháp luật, các chính sách quản lý
kinh tế ổn định, an ninh đảm bảo, chính sách cho vay thực thi tạo điều kiện để hộ yên
tâm sản xuất kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, nó sẽ là nhân tố cản trở
hộ tiếp cận với nguồn vốn vay, với thị trường, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của
hộ.
II/ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
2.1. Khái niệm vốn sản xuất
Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói
riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu
thông
và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang
hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hóa và trở
lại hình thức tiền tệ…Như vậy, vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền
của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
2.2. Vai trò và đặc điểm của vốn sản xuất với kinh tế hộ nông dân
Vốn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ. Vốn là yếu tố cơ bản
trong quá trình phát triển và lưu thông hàng hóa và là điều kiện để cho hộ nông dân
thực hiện tốt các khâu sản xuất, chế biến, marketing.
Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn sản xuất nông nghiệp có những
đặc điểm sau:
- Trong sự cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc
kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học, như cây lâu năm, súc
vật làm việc, súc vật sinh sản. Trên cơ sở tính quy luật sinh học, các tư liệu lao động
này thay đổi giá trị sử dụng của mình khác với tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật.
- Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh
không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất, cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu và chất

- Vốn lưu động dự trữ trong quá trình sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
nguyên nhiên vật liệu, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư cho sản xuất phụ, phụ tùng dự
trữ, chuẩn bị cho vụ sản xuất sau và những vật tư bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá
trình sản xuất có thể tiến hành một cách liên tục.
- Vốn lưu động trong quá trình sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của những sản
phẩm sản xuất dở dang, bán thành phẩm và những chi phí chờ phân bổ của ngành
trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề.
1010
- Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông gồm những khoản nông sản hàng
hóa, vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán.
2.4. Hình thức huy động vốn sản xuất của hộ nông dân- cung vốn sản xuất của hộ
2.4.1. Vốn của hộ nông dân
Vốn dành cho sản xuất ở hộ nông dân được hình thành từ hai nguồn cơ bản:
- Một phần từ thu nhập thuần của hộ: thu nhập của hộ nông dân được hiểu là
phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của
gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào
kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà họ thực hiện. Thường thu nhập của
hộ nông dân có thể phân thành 2 loại:
Thu nhập từ nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả, ), từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm, ) và
nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).
Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật
liệu xây dựng, gia công cơ khí, Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ
các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán…
Thu nhập là hàm số theo quy mô sản xuất, chi phí dành cho sản xuất, tiết kiệm,
đầu tư mở rộng sản xuất, số người lao động trong gia đình, trình độ học vấn,…
- Một phần từ tiết kiệm của hộ: tiết kiệm của hộ được hiểu là phần thu nhập còn
lại sau khi đã trừ chi phí sản xuất, nộp thuế cho chính phủ, chi tiêu tiêu dùng, đầu tư
mở rộng sản xuất, tiền thuê đất,…Tiết kiệm thường được tích lũy dưới nhiều hình

- Lượng vốn vay nhỏ, thời gian cho vay
ngắn.
- Lãi suất cao hay thấp tùy thuộc sự thỏa
thuận giữa các bên.
- Thủ tục đơn giản, tiện lợi, lúc nào cũng có
sẵn.
- Một số hình thức như vay lẫn nhau, mua
bán chịu,
• Các định chế tài chính tham gia cung cấp tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông
thôn tập trung chủ yếu vào các định chế sau:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT): được thành
lập năm 1988 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12/1990, sau khi hai pháp lệnh
Ngân hàng có hiệu lực. Mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT ngày càng tăng, năm
2003 có 1726 chi nhánh, phòng giao dịch, đến nay, NHNo&PTNT có hơn 2000 chi
nhánh nằm rải rác khắp cả nước.
- Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH): được thành lập theo Quyết định số
131/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng
chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ
người nghèo. Qua gần 6 năm hoạt động, NHCSXH là ngân hàng có mạng lưới lớn thứ
hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với 65 chi nhánh cấp tỉnh và Sở giao dịch; 601
phòng giao dịch cấp huyện, 8.649 điểm giao dịch cấp xã và trên 180.000 tổ tiết kiệm
và vay vốn. Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hoá, ngân hàng
1212
luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để thực hiện nghiệp vụ uỷ thác cho
vay vốn ưu đãi để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.
- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): bắt đầu từ một chương trình thí
điểm chịu sự giám sát của NHNN vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm
và tín dụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada. Khi đó,
một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN là khôi phục lòng tin của người dân
đối với hệ thống tín dụng nông thôn sau sự sụp đổ của hàng loạt hợp tác xã tín

khoản vay đến khi thực hiện trả lần đầu tiên về lãi hoặc nợ gốc.
2.6. Hình thức sử dụng vốn sản xuất của hộ nông dân- cầu vốn sản xuất của hộ:
Sử dụng vốn để sản xuất hay còn gọi là đầu tư, là việc hộ nông dân bỏ vốn,
nhân công lao động, quản lý vào quá trình canh tác, sản xuất kinh doanh trên cơ sở
tính toán kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, cầu vốn sản xuất của hộ chính là các
khoản chi phí mà hộ phải trang trải trong quá trình sản xuất như: chi phí mua giống,
phân bón, thức ăn, tiền thuê làm đất, làm cỏ,…
Một hộ nông dân có mức đầu tư hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng
thu nhập. Đầu tư là hàm theo quy mô sản xuất, thu nhập, tài sản dành cho sản xuất, tiết
kiệm, khấu hao, tập quán sinh hoạt, thuế, trình độ học vấn,…
(1a) (1b) (1c)
(2a) (2b)
(3a)
(3b)
(4) (5)
(1a), (1b), (1c): 1 phần thu nhập thuần được dùng để chi tiêu hàng ngày, 1 phần
thu nhập thuần để đầu tư sản xuất, phần thu nhập dư ra để tiết kiệm.
Thu nhập thuần
Chi tiêuTiết kiệmĐầu tư
Đi vay vốn
Cho vay vốn
1414
(2a), (2b): trong quá trình chi tiêu hoặc đầu tư, nếu thiếu tiền hộ nông dân có
thể lấy tiền tiết kiệm để tài trợ.
(3a), (3b): trong quá trình đầu tư sản xuất, nếu thừa tiền, một phần hộ nông dân
có thể bổ sung thêm nguồn tiết kiệm hoặc bổ sung thêm cho chi tiêu.
(4): trong quá trình đầu tư sản xuất, nếu thiếu tiền mà hộ nông dân không còn
tiền tiết kiệm để tài trợ, hộ sẽ dùng nguồn đi vay để tài trợ.
(5): trong quá trình đầu tư sản xuất, chi tiêu hàng ngày, nếu hộ dư thừa tiền tiết
kiệm, để kiếm thêm thu nhập, hộ có thể đi vay.

thông đi lại bằng đường bộ. Các tuyến đường liên thôn và đi vào ngõ xóm đều được bê
tông hóa.
Về đời sống nhân dân : ở mức ổn định, sản xuất lương thực là chính. 76% sản
xuất nông nghiệp còn lại là tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ.
1.2. Một số thông tin chung về 50 hộ điều tra
Cơ cấu kinh tế của 50 hộ điều tra :
Qua điều tra: số hộ nông dân sống bằng nghề trồng lúa chiếm đến 80%, trồng
rau màu 16 %, chăn nuôi 20%, nuôi trồng thủy sản 10%, buôn bán 22%, nghề phụ 6%,
làm thuê 34%, hoạt động tạo thu nhập khác 16% trên tổng số 50 hộ điều tra.
1616
Ta thấy sự phân công lao động xã An Phụ vẫn nặng về nông nghiệp và cụ thể là
trồng lúa. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã
phát triển đáng kể nhờ chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp và tận
dụng những phế phẩm từ trồng trọt và đời sống hàng ngày.
Bên cạnh đó hệ thống thủy điện, giao thông được phủ khắp xã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đi lại cũng như phát triển kinh tế nông thôn được dễ dàng. Đặc biệt
là người dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học –kỹ thuật, những mô hình chăn
nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả từ những hộ nông dân khác thông qua chương trình làm
bạn với nhà nông nhờ vậy mà sản xuất ngày càng đạt hiệu quả hơn góp phần gia tăng
thu nhập cho kinh tế hộ.
Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các loại gia súc và gia cầm phổ biến như: gà,
vịt, heo,…nhưng thời gian qua do dịch cúm gia cầm, những nhóm hộ nông dân có thu
nhập chủ yếu từ chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể, làm cho thu nhập không những đã
thấp mà còn phải lâm vào cảnh nợ nần.
Buôn bán, nghề phụ (dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ) tập trung ở những khu vực
đông dân cư, khu vực chợ phát triển mạnh vì đây là ngành mang lợi nhuận cao, do vậy
số lượng hộ nông dân tham gia không ngừng tăng lên.
Bên cạnh hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán… thì làm
thuê tập trung ở số hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp (thu nhập
thấp thường tập trung vào nhóm hộ này), những hộ có máy móc phục vụ sản xuất nông

% Nghìn
đồng
% Nghìn
đồng
% Nghìn
đồng
%
Trồng lúa
3.711 71,9 1.128 59,1 711,5 65,7 211 43,8
Trồng rau màu
10 0,2 22 1,2 45,5 4,2 7 1,5
Chăn nuôi
263 5,1 450 23,5 90,9 8,4 53 11
Nuôi trồng
thủy sản
800 15,5 51 2,7 0 0 0 0
Buôn bán
237 4,6 165 8,6 63,9 5,9 44 9,1
Nghề phụ
0 0 23 1,2 89,9 8,3 0 0
Làm thuê
52 1 24 1,2 64,9 6 134 27,8
Khác
88 1,7 48 2,5 16,4 1,5 33 6,8
Tổng
5.162 100 1.911 100 1.083 100 482 100
Đại đa số các hộ nông dân xã An Phụ đều coi sản xuất nông nghiệp là hoạt
động đem lại thu nhập chính lâu dài. Bên cạnh đó nó còn đảm bảo nguồn lương thực
tại chỗ cho gia đình.
Kết quả khảo sát cho thấy:

thu nhập khá, cao gấp 5,2 lần so với nhóm hộ có thu nhập trung bình và cao gấp 17,6
lần so với nhóm hộ thấp nhất, sở dĩ có sự chênh lệch về thu nhập này là do sự cách biệt
về diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ:
- Nhóm có diện tích đất canh tác cao nhất đạt 1800 ha.
- Nhóm có diện tích đất canh tác thấp nhất là 15 ha.
Ngoài ra để bù đắp những thiếu hụt từ trồng lúa, nhiều hộ nông dân còn có
thêm thu nhập từ hoạt động sản xuất khác như: trồng rau màu, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, buôn bán, làm thuê, nghề phụ,…và xu hướng này ngày càng mở rộng. Tổng
giá trị nuôi trồng thủy sản của các nhóm là 851 triệu đồng/người/tháng trong đó:
- Nhóm thu nhập cao là 800 triệu đồng/người/tháng.
- Nhóm hộ khá là 51 ngàn đồng/người/tháng.
Sở dĩ nuôi trồng thủy sản chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất là vì:
1919
- Đòi hỏi phải có nhiều vốn, trình độ hiểu biết, kỹ thuật nuôi trồng.
- Có khả năng gặp nhiều rủi ro vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: dịch
bệnh, chất lượng con giống, giá cả đầu ra…
Vì vậy, một số hộ từ con cá, tôm mà làm giàu thì cũng có một số hộ vì nó phải
phá sản lâm vào cảnh nợ nần từ hộ giàu trở thành hộ nghèo. Buôn bán tập trung những
khu vực đông dân cư, chợ thu nhập trung bình của từng nhóm quan sát cụ thể như sau:
- Nhóm thu nhập cao 237 ngàn đồng/người/tháng.
- Nhóm thu nhập khá 165 ngàn đồng/người/tháng.
- Nhóm thu nhập trung bình 63,9 ngàn đồng/người/tháng.
- Nhóm thu nhập thấp 44 ngàn đồng/người/tháng.
Buôn bán ở nhóm hộ thu nhập cao nhất và khá chủ yếu bán vật tư nông nghiệp,
tạp hóa, thuốc tây…còn nhóm hộ thu nhập trung bình và nhóm thấp nhất chủ yếu là
buôn bán nhỏ: bán bún, rau cải, bán cá… Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở nhóm hộ khá
chiếm 23,5%, nhóm hộ trung bình chiếm 8,4% và nhóm hộ thấp nhất là 11%. Bên
cạnh các nhóm hộ có thu nhập chính từ trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, buôn bán… thì
ở nhóm hộ thấp nhất có nguồn thu nhập chính khác cũng rất quan trọng đó là làm thuê
134 ngàn đồng/người/tháng. Đây là nhóm thường tập trung những hộ không có đất

6848,5
Nghề phụ
1808,5
Làm thuê
2643,5
Khác
2251
2.1.2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng tới thu nhập
của hộ nông dân :
Giống: Chất lượng giống cây trồng, vật nuôi kém gây ảnh hưởng rất nhiều đến
quá trình sản xuất cũng như sản lượng thu hoạch và quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp
khó khăn. Từ đó làm giảm thu nhập với mức độ ảnh hưởng của từng nhóm cụ thể là:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 44%.
- Nhóm thu nhập khá 32%.
- Nhóm thu nhập trung bình 24%.
- Nhóm thu nhập thấp 12%.
Vì vậy việc chất lượng giống tốt là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất
góp phần gia tăng thu nhập giúp kinh tế hộ phát triển.
Giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn: Đây là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến
quá trình sản xuất và cũng như thu nhập của các nhóm hộ:
- Nhóm thu nhập cao chiếm 96%.
- Nhóm thu nhập khá 64%.
- Nhóm thu nhập trung bình 84%.
- Nhóm thu nhập thấp 64%.
Biến động tăng giá sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tạo ra sức ép về vốn đối với
các hộ nông dân. Hệ quả là năng suất lao động nông nghiệp có thể giảm xuống và thu
2121
nhập của người nông dân cũng bị ảnh hưởng theo. Sản lượng cung cấp ra thị trường vì
thế cũng hạn chế. Từ đó có thể dẫn đến việc nông dân hạn chế đầu tư thâm canh hoặc
sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất, lựa chọn những cây trồng, vật nuôi ít chịu tác động

- Nhóm hộ thu nhập trung bình 12%.
- Nhóm hộ thu nhập thấp 8%.
Những số liệu trên cho thấy yếu tố máy móc tác động phần lớn lên các nhóm hộ
có thu nhập cao, khá do quy mô và diện tích canh tác lớn, còn đối với các nhóm hộ có
thu nhập trung bình, thấp thì diện tích đất canh tác nông nghiệp ít nên các yếu tố máy
móc không có tác động lớn đến nhóm hộ này.
Thời tiết: Bất lợi gây khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất đặc biệt chịu
ảnh hưởng nhiều nhất có thể nói đến là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản…. Việc thời tiết
thất thường khi nóng quá, khi mưa nhiều đã làm giảm sản lượng thu hoạch và sự tác
động này thường gây ảnh hưởng lớn nhất đối với nhóm hộ có thu nhập cao chiếm 60%
vì quy mô sản xuất nhóm hộ này tương đối lớn và đa dạng.
Dịch bệnh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất như: dịch ốc bưu
vàng, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, dịch cúm trên gia cầm, lở mồm long móng
trên gia súc, bệnh đốm trắng trên cá… gây thiệt hại nặng đến cây trồng, vật nuôi. Do
đó, việc hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng và trị dịch
bệnh là yếu tố rất cần thiết để tăng năng suất cải thiện thu nhập.
Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng: Bón phân khi nào, hàm lượng thuốc trừ sâu
bao nhiêu là đủ và an toàn, áp dụng máy móc vào trong quá trình sản xuất, đối với
từng loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi thì phải biết sử dụng loại thuốc nào cho phù
hợp. Vì vậy kỹ thuật canh tác nuôi trồng là khâu quyết định đến năng suất, chất lượng
hàng nông sản cung cấp ra thị trường.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: trình độ quản lý, tay nghề lao động…
cũng gây khó khăn đến quá trình sản xuất.
2323
2.1.3. Nguyên nhân dẫn tới thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng
nhóm hộ :
Nguyên nhân dẫn đến thu nhập
thấp
Hệ quả
Nhóm hộ

Thiếu vốn Gây khó khăn cho mở rộng sản
xuất
2.2. Thực trạng đầu tư của hộ nông dân xã An Phụ :
2.2.1. Các hình thức đầu tư của hộ nông dân xã An Phụ :
Từ các nguồn thu nhập của hộ nông dân, có thể chia ra 2 hình thức đầu tư là:
Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (lúa, rau màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) chiếm
86% và đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp (buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
làm thuê…) chiếm 34%. Đa số hộ nông dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (chiếm
86%) vì:
- Đây được coi là lĩnh vực dễ đầu tư.
- Mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định.
2424
- Đây còn là ngành nghề truyền thống của gia đình.
- Không đòi hỏi trình độ cao và hơn thế nữa những hộ nông dân không tìm
được ngành nghề mới để thay thế.
Một số hộ nông dân đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 34% là do:
- Không có đất canh tác, nuôi trồng.
- Ngành nghề hiện tại không đem lại lợi nhuận, ngành nghề mới phát triển đem
lại lợi nhuận cao.
- Bên cạnh thu nhập từ nông nghiệp họ muốn đầu tư thêm lĩnh vực khác để gia
tăng thu nhập cho gia đình.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của hộ nông dân xã An Phụ :
Vốn: Trong tất cả các nhóm hộ từ nhóm có thu nhập thấp đến nhóm có thu
nhập cao thì nguồn vốn luôn là vấn đề quan tâm nhất khi quyết định đầu tư:
- Nhóm thu nhập cao 92%.
- Nhóm thu nhập khá 92%.
- Nhóm thu nhập trung bình 96%.
- Nhóm thu nhập thấp 100%.
Trong quá trình sản xuất quy mô được mở rộng hơn hay thu hẹp lại là phụ
thuộc vào nguồn vốn mà hộ nông dân nắm trong tay, nhóm hộ có nguồn lực về vốn dồi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status