Tiểu luận môn Hệ hỗ trợ quyết định HỆ HỖ TRỢ NHÓM HỖ TRỢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ - Pdf 27

Giáo viên hướng dẫn:PGS.TS. Đỗ PhúcHọc viên thực
hiện:Vũ Xuân VinhMã số học viên:CH1301117
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
Trang 1
Tháng 6, 2014
HỆ HỖ TRỢ NHÓM
HỖ TRỢ BÀI TOÁN QUẢN LÝ NHÂN SỰ
BÀI THU HOẠCH MÔN HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ đa dạng về chất lượng và cả số lượng đã được
nghiên cứu phát triển nhằm hỗ trợ cho các vấn đề quản lý nhân sự (HRM) cũng như hệ
thống thông tin quản lý nhân sự (HRIS). HRIS bao gồm cả hệ chuyên gia (ES), hệ hỗ trợ
quyết định (DSS) và hệ thông tin thực thi (EIS). Trong đó, hệ hỗ trợ quyết định và hệ hỗ
trợ nhóm (GSS) đã hỗ trợ cho đội ngũ quản lý nhân sự các chức năng như đánh giá quan
điểm ứng viên hay nhân viên, khả năng đọc hiểu, sự thỏa mãn và nâng cao chất lượng của
các hoạt động quản lý nhân sự, tăng tính hợp tác trong nhóm và ra quyết định cho các kế
hoạch của HRIS trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, hệ hỗ trợ quyết định nhóm có thể
giúp các nhóm chuyên gia quản lý nhân sự khai phá và sử dụng hiệu quả các dữ liệu và
thực hiện một cách thông minh trong việc ra quyết định.
Trong bài thu hoạch này em sẽ đề cập đến hệ hỗ trợ nhóm là gì và nó hoạt động ra sao
trong việc nâng cao và hỗ trợ các nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp trong việc ra quyết
định nhóm và tính tương thích của nó trong một hệ thống thông tin quản lý nhân sự và hỗ
trợ việc quản lý nhân sự trong công ty.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đỗ Phúc, người
không những tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản về môn học “Hệ hỗ trợ

MỤC LỤC HÌNH ẢNH 3
Trang 4
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
1.Hệ thống hỗ trợ nhóm (GSS) 7
1.1 Định nghĩa. 7
1.2 Ưu khuyết điểm của GSS 9
2 Những nghiên cứu gần đây về GSS 10
3 Những ứng dụng GSS trong thực tế 11
3.1 GSS ra quyết định trong phòng họp 11
3.2 GSS dựa trên Web 12
3.3 Đào tạo từ xa (Distance Learning) 12
1.Cấu trúc của một GSS tổng quát trong HRM 14
2Mối quan hệ giữa các chức năng trong GSS hỗ trợ HR 16
3 Vai trò của quyết định nhóm trong hệ thống HRM 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
BÀI TOÁN ĐẶT RA
Ra quyết định không phải là nhân tố đứng đầu trong một nhóm làm việc. Tuy nhiên,
với sự phát triển của làm việc nhóm, ra quyết định nhóm trở thành một tiến trình quen
thuộc trong các tổ chức và kinh doanh. Thông thường, những nhóm làm việc trong các
tập đoàn đa quốc gia có sự phân tán về địa lý làm cho việc ra quyết định nhóm rất khó
khăn và tốn kém. Do đó bài toán đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà lập trình
làm sao có thể xây dựng một hệ thống có thể giải quyết và nâng cao tiến trình ra quyết
định nhóm trong việc cung cấp khả năng giao tiếp và truyền tải thông tin giữa các đội ngũ
làm việc cách xa nhau trên các công ty có các chi nhánh toàn cầu. Hệ hỗ trợ nhóm đã
được phát triển sau khi hệ hỗ trợ quyết định ra đời, đã trở thành một công nghệ quan
trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định của các tổ chức.
Khái niệm gắn liền với hệ hỗ trợ quyết định (DSS) được đề cập đầu tiên vào đầu
những năm 1970 bởi Scott-Morton qua cụm từ hệ hỗ trợ quản lý (MSS). Ông ta định
nghĩa hệ thống này là “Hệ tương tác dựa trên máy tính nhằm giúp người ra quyết định tận

những chức năng và giá trị của nó trong quá trình ra quyết định của việc quản lý nhân sự.
1. Hệ thống hỗ trợ nhóm (GSS)
1.1 Định nghĩa.
Vào đầu những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã phát triển một loạt công cụ phần
mềm mới để hỗ trơ quyết định nhóm bao gồm Execucom Systems được phát triển bởi
Mindsight, GroupSystems phát triển bởi đại học Arizona, và đại học Minnesota phát triển
Trang 7
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
hệ thống SAMM. Những sản phẩm trên là những ví dụ cho hệ thống hỗ trợ nhóm ban
đầu. “Một hệ thống hỗ trợ nhóm có thể là bất kỳ sự kết hợp của phần cứng hay phần mềm
nhằm tăng cường khả năng làm việc nhóm. GSS là là một thuật ngữ chung của tất cả hệ
thống tính toán cộng tác”. Nhu cầu không ngừng gia tăng của GSS phát sinh từ thực tế
rằng ra quyết định thường diễn ra trong một nhóm và hơn nữa máy tính có thể hỗ trợ cho
việc liên lạc và khả năng tích hợp nhiều dữ liệu đầu vào trong DSS. Việc sử dụng GSS
cũng bắt nguồn từ nhu cầu đưa các công nghệ hỗ trợ cho nhóm.
Hình 2: Giao diện hệ thống GroupSystem của IBM
GSS được thiết kế để khắc phục các khó khăn gặp phải của ra quyết định nhóm như tư
duy tập thể (group think), thiếu sự phối hợp, quá tải thông tin, sự tập trung… Những hệ
thống này dần trở nên quen thuộc trong nhiều tổ chức bằng sự kết hợp các máy tính, liên
lạc và công nghệ nhằm nâng cao cho tiến trình ra quyết định. Vai trò của GSS nhằm tối
đa các lợi ích của làm việc nhóm, đồng thời tối thiểu các hạn chế của làm việc nhóm. Sự
tối đa và tối thiểu này có thể được thực hiện bởi GSS dựa trên 2 nhân tố chính: sự ẩn
danh (anonymity) và làm việc song song (parallelism). Sự ẩn danh nghĩa là nó có thể loại
Trang 8
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
bỏ nhận dạng của những thành viên tham gia đóng góp ý kiến. Sự song song nghĩa là các
ý kiến từ những thành viên đóng góp vào có thể được truyền tải qua lại trong nhóm qua
các thiết bị truyền thông điện tử mà không cần thêm sự hỗ trợ nào khác. Với phương

địa lý sẽ không diễn tả được hết những cảm xúc của người tham gia dẫn tới các thành
viên trong nhóm không thể truyền tải được ý kiến của mình và làm cho người nghe cũng
không cảm nhận được hết những gì người nói muốn đưa ra.
2 Những nghiên cứu gần đây về GSS
Ra quyết định trong một tổ chức ngày nay đã trở nên đa dạng hơn với nhiều hình thức
khác nhau. Cho dù nhóm này là một hội đồng quản trị, một nhóm hay chỉ một vài thành
viên thì cũng có nhiều vấn đề cần được giải quyết. Một câu hỏi luôn được đặt ra trong các
nhóm trên là: Liệu GSS có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến chất lượng của các quyết
định được đưa ra hay không ? Những nghiên cứu hiện tại đã đưa ra rằng GSS khi được
thực thi và sử dụng hiệu quả, có thể làm tăng chất lượng của các quyết định giá trị được
đưa ra, làm tối thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của ra quyết định nhóm và tối ưu lợi ích của
sự hợp tác và ra quyết định trong nhóm. GSS đã đi được một chặng đường dài từ khi nó
ra đời. Các nỗ lực nghiên cứu hiện tại và trước đây đã cố gắng thực hiện nhằm tìm ra
những tiêu chí ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong một nhóm khi sử dụng GSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Internet đã làm cho việc sử dụng GSS ngày càng dễ
dàng và ít hao tổn chi phí hơn so với trước, ảnh hưởng mang tính xã hội của một hệ ra
quyết định nhóm có thể ảnh hưởng đến kết quả của việc ra quyết định trong nhóm. Bằng
cách sử dụng các chức năng hỗ trợ như công cụ trực quan, tính ẩn danh, thông tin phản
hồi, khả năng lãnh đạo, chế độ liên lạc, các loại công cụ hỗ trợ việc giao tiếp trực tiếp có
sự cách xa về khoảng cách địa lý, mối quan hệ với nhiệm vụ trọng tâm… những yếu tố
đó có thể ảnh hưởng đáng kể chất lượng của các quyết định bởi một nhóm sử dụng GSS.
Trong thực tế, dựa theo Barkhi, Jacod và Pirkul, GSS được chia thành 2 nhóm :
GDSS phân tán (DGDSS) và GDSS trực diện (FGDSS). Nhóm DGDSS bao gồm những
thành viên sử dụng GSS trong cùng một thời gian nhưng khác nhau bởi địa điểm. Trái lại,
Trang 10
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
FGDSS hỗ trợ các thành viên sử dụng GSS cùng thời gian cùng địa điểm. Nhiều nhà
nghiên cứu đã cố gắng so sánh 2 loại trên trong tiến trình ra quyết định và những thành
quả mà nó có thể mang lại. Kết quả là sự ảnh hưởng của mỗi loại phải phụ thuộc vào nhu

truy cập vào các trình duyệt web thông qua kết nối internet. Ngoài ra ứng dụng DSS được
các công ty phát triển để cài đặt trong một môi trường intranet nhằm hỗ trợ cho các tiến
trình làm việc nội bộ hoặc gắn vào các trang website công cộng để tăng cường dịch vụ
giữa các công ty có liên hệ với nhau.
Hầu hết các hệ thống DSS trên web hiện tại là các hệ thống DSS cá nhân. Ngược lại
GSS dựa trên web cung cấp một giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp không
cấu trúc. Hiện nay có rất ít GSS trên web và một trong số chúng là GroupSystem, một hệ
thống máy chủ khách nội bộ đang được sử dụng cho việc cộng tác trực tuyến. Một vài
sản phầm GSS thương mại trên web cũng có các công cụ ra quyết định. Những sản phẩm
này cung cấp khả năng hỗ trợ tiến trình ra quyết định nhóm, trang bị công cụ động não, ra
ý tưởng, tổ chức, phân tích sự ưu tiên và khuyến khích sự đồng tình trong nhóm.
3.3 Đào tạo từ xa (Distance Learning)
Trang 12
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
Một vài chương trình học xây dựng dựa trên các chức năng của GSS nhằm trang bị
cho việc đào tạo từ xa. Những hệ thống này bao gồm Blackboard, Microsoft NetMeeting,
PlaceWare Virtual Classroom. Đào tạo từ xa, như một công cụ, có thể được xem là một
phần của GSS. Nhiều tổ chức đã sử dụng công cụ này trên web lẫn mạng nội bộ intranet
riêng. Đào tạo từ xa, có thể là một công cụ GSS mạnh nâng cao sự cộng tác và quản lý tri
thức.
Hình 4: Mô hình đào tạo từ xa
ỨNG DỤNG GSS ĐỂ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN RA QUYẾT ĐỊNH TRONG
QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Trang 13
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
Các nhân viên thuộc HR đã được tham gia vào quá trình xây dựng các hệ thống quản
lý nhân sự HRM để hỗ trợ việc ra quyết định ở cấp độ doanh nghiệp. Định nghĩa cho một
“hệ thống” ở đây bao gồm nó là một tập hợp các thực thể độc lập tương tác với nhau, mỗi

thô
Hệ thống lương và thăng tiến
Thái độ làm việc Phần mềm hướng agent
Đánh giá năng lực Mạng Nơron nhân tạo và lý thuyết mờ,
DSS
Quản trị
Lên lịch họp Phần mềm hướng agent
1. Lựa chọn ứng viên là một trong những chức năng quan trọng nhất của HRM. Nhu
cầu của một tổ chức luôn mong muốn tìm được người thích hợp và việc tuyển
dụng sai có thể đưa tới một chuỗi thất bại. Việc ra quyết định được hỗ trợ bởi các
hệ chuyên gia và công nghệ data mining.
2. Đánh giá năng lực cũng là một nhân tố quan trọng liên kết với sự thành công và
phát triển của một tổ chức. Nó phụ thuộc vào khả năng có thể lưu giữ những dữ
liệu đánh giá năng lực và thông tin liên quan của một nhân viên trong một hệ
thống thông tin, để từ đó đánh giá sự thăng tiến và khen thưởng cũng như phê bình
và kỷ luật. Đánh giá nhân viên không chỉ bao gồm đánh giá dựa trên dữ liệu hay
kết quả có được mà còn dựa trên hành vi và thái độ của nhân viên đó trong công
việc.
Trang 15
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
3. Hệ thống lương bổng đã trở nên ngày càng phức tạp đối với hệ thống HR. Nó
không chỉ được xác định bởi lương cơ bản mà còn phải bao gồm những phân tích
báo cáo theo kinh nghiệm làm việc, kỹ năng Những chiến lược đưa ra trong chức
năng này phải sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu khen thưởng của nhân viên trong việc
tuyển dụng và giữ nguồn nhân lực không bị thất thoát.
4. Huấn luyện là hoạt động không thể thiếu trong hệ thống HRM nhằm nâng cao kỹ
năng kỹ thuật cho nhân viên nhằm hỗ trợ về mặt chiến lược ngắn hạn cũng như dài
hạn trong công ty. Việc huấn luyện phải đảm bảo khả năng thích ứng được với
những thay đổi vượt bật của môi trường và ra quyết định hợp lý, sự phát triển sáng

chương trình huấn luyện cá nhân sẽ được thiết kế nhằm hỗ trợ cho điểm yếu đó. Nói
chung sẽ có mối quan hệ tương hỗ giữa hai quá trình huấn luyện và đánh giá năng lực.
Theo lý thuyết, kết quả của việc huấn luyện sẽ làm nâng cao đến năng lực cho người
học. Và hiệu quả của quá trình huấn luyện sẽ dựa trên bảng đánh giá năng lực nhân việc
sau này.
Cuối cùng, việc huấn luyện cũng liên kết tới quá trình chọn lựa ứng viên trong thực
tế. Thông thường, bởi sự thiếu thốn về mặt thời gian và chi phí hoặc bởi sự hạn chế của
quá trình tuyển dụng ảnh hưỡng đến việc thu hút những ứng viên tiềm năng, và kết quả
lựa chọn cuối cùng không đạt được mục tiêu mong muốn. Vì vậy, quá trình huấn luyện
và phát triển cần nhận phản hồi từ quá trình tuyển dụng và cung cấp các công cụ cần thiết
để hỗ trợ cho quá trình quyết định cũng như lựa chọn.
3 Vai trò của quyết định nhóm trong hệ thống HRM
Việc đưa ra quyết định của HR không chỉ bao gồm quyết định của một cá nhân, mà
còn bao gồm những phân tích và quyết định ở nhiều cấp độ khác nhau. Một hệ thống
tương thích phải bao gồm những cấp độ cho một nhóm/ đơn vị, hay từ một cá nhân riêng
biệt cho đến cấp bậc của một ban quản trị. Ví dụ, những quyết định lựa chọn ứng viên,
Trang 17
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
2014
đánh giá năng lực một nhân viên được đựa ra từ một nhóm nhân viên thuộc HR hay sự
huấn luyện bởi một nhóm chuyên viên. Hệ thống hỗ trợ quyết định nhóm cần phải cung
cấp những cơ chế cho phép phân tích những chức năng của HR với yếu tố đa người dùng.
Hình 5: Mô hình cấp bậc cho việc ra quyết định trong HR
TỒNG KẾT
GSS nếu được thực thi và sử dụng chính xác, có thể nâng cao chất lượng của ra
quyết định nhóm, làm giảm một cách tốt thiểu những yếu tố tiêu cực của làm việc
nhóm và tăng cường tối đa những lợi ích của việc hợp tác và ra quyết định của nhóm
trong việc hỗ trợ quản lý nhân sự. GSS đã trải qua chặng đường dài từ khi còn trong
quá trình ý tưởng. Những nỗ lực nghiên cứu trước đây và hiện tại đã tìm ra những yếu
tố ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định trong một nhóm khi sử dụng GSS. Kết quả


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status