Vẽ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ hồ xuân hương - Pdf 27

Vẽ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương còn có những bài thơ bày tỏ niềm kiêu hãnh của mình
về vẻ đẹp hình thức, vẽ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ của người phụ nữ.
1. Vẽ đẹp hình thức
Người phụ nữ trong văn học giai đoạn này xuất hiện không còn cái khép nép trong cái mô
thức “tại gia tòng phụ, phu tử tòng phu” hay “công, dung, ngôn, hạnh”.
Trong cuộc tao ngộ các giai nhân của văn học giai đoạn này, người ta thấy thường là
những cô gái trẻ đẹp, thanh lịch, với nụ cười trên môi và chan chúa tình yêu đời, yêu người
trong lòng. Hồ Xuân Hương sáng tác trong bối cảnh ấy, với tính cách và cảnh ngộ riêng của
mình, nhà thơ viết rất nhiều về phụ nữ, nữ thi sĩ xứng đáng là nhà thơ của phụ nữ.
Điều này càng được làm rõ hơn qua bài thơ “Đề tranh tố nữ”:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

Trách người thợ vẽ khéo vô tình
Với Hồ Xuân Hương thì công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ.
Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời đại. Bà chú ý đến những
bộ phận thân thể thường được dấu kín của con người. Những bộ phận đó văn học thời đại
thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện
của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của bà cụ thể, không chung chung, mờ
nhạt:
Lược trúc chải dài trên mái tóc,
….
Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơ không có
một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân trọng. Trong thời buổi
suy tàn của xã hội phong kiến, con người bị chà đạp, bị giày xéo. Nhiều giá trị bị đảo lộn, bị
nghi ngờ. Nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹn cặp mắt trong veo để nhìn người, nhìn đời, để
thấy hết mọi giá trị đẹp của con người. Cũng vì thế mà thơ Xuân Hương có giá trị nhân đạo
sâu sắc.

cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ người bạn đời tri
âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Xuân Hương hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi năm
tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại, nhà thơ dần dần nhận ra cái bạc bẽo của
con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận. “Câu thơ nhân hậu của hờn dỗi, duyên dáng
mà có cái gì như đanh đá, thách thức”

3. Vẽ đẹp của tài năng, trí tuệ
Trong các nhà thơ phụ nữ ở nước ta, Hồ Xuân Hương và thơ ca của bà là một hiện tượng khá
đặc biệt được rất nhiều người đàm luận từ xưa đến nay.
Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường, đất
trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng
Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:

Giơ tay với thử trờ cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài

Rồi bình thản đi vào. Còn mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài. Lại có chuyện, một hôm Xuân
Hương đi thăm chùa Trấn Quốc Về, nàng đang lững thững trên bờ Hồ Tây, bổng thấy có mấy
thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng sau. Rồi trêu ghẹo nàng có người lại mang cả văn
chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc cho một bài thơ rằng:

Khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ

Có thể nói rằng, trong cái xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”như vậy mà Xuân Hương
vẫn dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.
Hay trong bài Ðề đền Sầm Nghi Ðống, tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về mình, thể
hiện được tài năng của người phụ nữ.
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
….


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status