Hình tượng người phụ nữ trong thơ của x a êxênhin - Pdf 31

Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Nga là một nền văn học lớn của thế giới và có sức ảnh
hưởng sâu rộng đến các nền văn học khác. Ở Việt Nam, từ lâu văn học Nga
đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, trở thành cầu nối để mỗi con người Việt
Nam đến với tâm hồn Nga, trái tim Nga. Người Việt Nam yêu mến nước Nga
qua văn thơ Nga. Lịch sử văn học Việt Nam cũng ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền
văn học Nga, nhất là từ những tên tuổi vĩ đại như A.X.Puskin, L.N.Tônxtôi,
F.M.Đôxtôiepxki, M.A.Sôlôkhôp,…
Xecgây Alêchxanđrôvich Êxênhin (1895 - 1925) là đại diện tiêu biểu
của nền thi ca Nga đầu thế kỉ XX. Cả “đời người” và “đời thơ” đều rất trẻ,
Êxênhin đã để lại một khối lượng tác phẩm khá bề thế gồm 9 tập thơ: Lễ cầu
hồn (1916), Đồng chí (1917), Người đánh trống trời (1918), Lễ biến hình
(1918), Miếu thờ hương thôn (1918), Trinh bạch Gioocdani (1918), Về nước
Nga và Cách mạng (1925), Nước Nga Xô viết (1925), bốn bản trường ca: Bài
ca về cuộc hành quân vĩ đại (1924), Matxcơva quán rượu (1925), Bài ca về 26
(1924) Anna Xnêghina (1925), và một số truyện ngắn, kịch, bút kí khác.
Thơ Êxênhin có sức hút lớn bởi nó chính là tiếng lòng ông, là tình yêu
sâu thẳm về đất nước, con người Nga trong thời đại chuyển giao lịch sử.
Trong dòng chảy ồn ào của lịch sử Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
thơ Êxênhin giống như một mạch nước ngầm, lúc nhẹ nhàng êm dịu, lúc dữ
dội cuộn trào. Tiếng thơ ấy vừa làm cho người ta say đắm, vừa làm cho người
ta day dứt, trăn trở bởi nó không chỉ chứa đựng hình ảnh của một làng quê
yêu dấu, không chỉ có bóng dáng thân thương của người mẹ hiền,… mà nó
còn ẩn chứa tâm sự đau buồn của nhà thơ về cuộc đời và thân phận mình. Thơ
ông đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ: Là khúc nhạc buồn muôn thuở của


xem là tâm điểm của sự chú ý. Do đó, việc nghiên cứu hình tượng người phụ
nữ trong thơ Êxênhin là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần bổ sung vào chỗ
trống trong việc nghiên cứu về nhà thơ Êxênhin, đem lại một cái nhìn trọn

2


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

vẹn hơn về thơ Êxênhin vốn được coi là “Kinh thánh của tâm hồn Nga” (Lời
kêu gọi của viện Đuma quốc gia Nga nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh X.A.
Êxênhin).
1.3. Đã từ lâu bài thơ “Thư gửi mẹ” của Êxênhin được đưa vào giảng
dạy ở trường phổ thông của Việt Nam. Từ bài thơ này, Êxênhin đã được bạn
đọc Việt Nam biết đến nhiều hơn và để lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng
độc giả, đặc biệt là lứa tuổi học trò.
Nghiên cứu thơ Êxênhin thực sự trở nên có ý nghĩa đối với việc giảng
dạy về thơ Êxênhin nói riêng và văn học Nga nói chung trong nhà trường hiện
nay.
Từ những lý do trên, người viết đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này với
tất cả lòng say mê, ham thích cùng tình yêu văn học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Gần một thế kỉ trôi qua, thơ Êxênhin trải qua sự sàng lọc khắc nghiệt
của thời gian và cho đến nay vẫn chiếm được trái tim của bao thế hệ độc giả.
Mảng thơ về người phụ nữ được viết bằng cảm xúc trữ tình của thi sĩ với
nhiều cung bậc khác nhau: lúc thì da diết, khát khao yêu thương; khi lại chán
ngán hoài nghi trách móc. Đã có thời người ta tranh cãi, né tránh, thậm chí

mà còn là một đại phong cầm do thiên nhiên tạo nên dành riêng cho thơ ca”
[22,188-189].
Iu.N.Bêdinxki lại tinh tế khi nhận thấy đằng sau những nét về bề ngoài
của Êxênhin ẩn chứa một “tiểu vũ trụ” phức tạp với những tâm sự dường như
luôn được giấu kín : “Những bức chân dung còn giữ được nói chung truyền
đạt được những nét đáng yêu trên gương mặt anh, nụ cười anh, khi thì hồn
hậu, khi thì ngổ ngáo. Nhưng không có một bức nào trong số đó truyền đạt
được nét biểu hiện một cách đặc biệt thể trạng mệt mỏi tâm hồn, vẻ u dột thế
nào ấy, đôi khi dường như cái bóng hiện lên trên gương mặt anh” [21,217].
L.Ersôp nhận ra tầm vóc tư tưởng lớn lao nơi thơ Êxênhin khi cho rằng
“Thơ trữ tình Êxênhin chủ yếu có tính tâm tình độc bạch” và “những bài thơ

4


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

tâm tình nhất của ông được chiếu rọi bằng ánh sáng lí tưởng nhân đạo cao cả”
[3,347].
Iu.L.Prôkusep nhận xét : “Trong thơ Êxênhin có nhiều tính chất tự
thuật. Đó là lời bộc bạch trung thực và dũng cảm của nhà thơ” [3,346].
GordanMacvay đã nhìn nhận Êxênhin ở góc nhìn của một nhà văn hóa
lớn. Ông khẳng định “Êxênhin nổi lên như một hiện tượng lạ trong văn học”
mà “tên tuổi đã nhanh chóng đi vào huyền thoại” không chỉ nhận ra tầm vóc
lớn của thi sĩ, tác giả cũng đánh giá một cách chính xác bản chất thơ Êxênhin
“Thơ Êxênhin có tính tự thuật và tự thú cao” [6,59].
Hầu hết những tác giả trên chỉ ra dấu ấn đậm nét trong thơ Êxênhin là
chất trữ tình đằm thắm và tính tự thuật – vốn có ở chiều sâu tâm hồn thi sĩ.

Nam và thế giới” rằng: “Thơ tình của ông thì bao giờ cũng hồn nhiên, trinh
bạch”.
Nhà thơ Bằng Việt đã nhận thấy quá trình chuyển biến âm thầm mà
khốc liệt của hồn thơ Êxênhin: Từ “tình yêu say đắm thiên nhiên và đời sống
nông thôn Nga, thấp thoáng một nỗi buồn nhớ về quá khứ, lo lắng cho lối
sống nông thôn thuần khiết đang mất dần sau những biến động xã hội” trong
những bài thơ đầu đến “tâm trạng buồn chán, thất vọng ” khi cách mạng tháng
Mười đến, “chan chứa tình yêu Tổ quốc” trong những năm 1922 – 1925 rồi
“đọng lại một nốt thật trầm” trong những phút cuối đời. Lúc này tâm trạng
của nhà thơ Nga thật phức tạp, nó thể hiện sự nhạy cảm quá mức không kiểm
soát được, không giữ được cân bằng trong thế giới nội tâm, đồng thời cũng
thể hiện sự ngơ ngác chưa thật sự nhập cuộc với những biến đổi lớn lao của
đời sống.
Nguyễn Trọng Tạo cũng có phát hiện và nhận xét cụ thể về cội nguồn
tình yêu thương và đối tượng của sự yêu thương trong thơ Êxênhin: “Nếu như
con người là đối tượng đáng được hưởng sự cảm thông, lòng yêu thương hơn
tất cả mọi vật thì Êxênhin là nhà thơ đã dành hết thảy sự cảm thông, lòng yêu
thương của mình cho con người. Suy cho cùng, sự cảm thông, lòng yêu
thương của anh đối với mọi vật cũng chính là một biểu hiện vì con người mà

6


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

thôi” (Số chuyên đề văn học Nga- Văn học nước ngoài, Hội nhà văn Việt
Nam, số 6, 2006).
Thúy Toàn – người đầu tiên giới thiệu thơ Êxênhin sang tiếng Việt đã


thơ mà chưa thấy được chiều sâu của dòng cảm xúc trong thơ Êxênhin là tình
yêu vô tận đối với đất nước và con người Nga, đặc biệt là những người phụ
nữ. Tác giả cũng rất có lí khi cho rằng “ Êxênhin với sức mạnh nghệ thuật phi
thường đã thể hiện trong thơ mình những tình cảm nổi loạn và những tâm
trạng mâu thuẫn của quần chúng nhân dân ở thời đại lớn, phức tạp của những
biến đổi cách mạng lịch sử” [15,36].
Hồng Thanh Quang trong bài “Không sống thì không thể chết” khi lí
giải căn nguyên của những mâu thuẫn không thể hóa giải của thi sĩ đã mơ hồ
nhận thấy cái tất yếu trong thơ Êxênhin không chỉ có nội dung phản ứng lại
thời cuộc mà sâu sắc hơn ở tình yêu quê hương, đất nước: “Sinh thời Êxênhin
chênh vênh giữa hai trạng thái ham sống tột cùng và chán sống tột cùng. Nhà
thơ được ví như cây đại phong cầm của nước Nga… đã phải mang trong
mình một tâm hồn luôn náo động vì quá ham sự thanh khiết nên bị vướng
vào vòng tục lụy” (Dẫn theo nguồn: nuocnga.net - 2005).
Đỗ Lai Thúy lại tiếp cận Êxênhin từ góc độ triết học và nhận thấy thơ
ông thấm đẫm triết lí nhân sinh (Bài “Êxênhin nhìn từ phía Đông – thơ trữ
tình triết học” – Báo văn nghệ số 5, ngày 16/12/1989).
Gần đây, thơ Êxênhin trở thành đối tượng nghiên cứu say mê của nhiều
sinh viên khoa Ngữ Văn các trường Đại học Sư phạm. Luận văn thạc sĩ của
Đào Thị Anh Lê (ĐHSP Hà Nội năm 2003) nói về “Thơ trữ tình phong cảnh”
của Êxênhin. Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu (ĐHSP Hà Nội năm 2000)
nói về “Nỗi buồn trong thơ Êxênhin”. Bài tập niên luận của Vũ Thùy Dung
(ĐHSP Hà Nội năm 2005) nói về “Cái tôi tự thú trong thơ Êxênhin từ 1917 1925”. Khóa luận tốt nghiệp của Lã Thị Thơ (ĐHSP Hà Nội 2 năm 2007) nói
về “Êxênhin và Nguyễn Bính – nhìn từ góc độ so sánh loại hình”. Luận văn
thạc sĩ của Phạm Thị Lịch (ĐHSP Hà Nội năm 2009) nói về “Thơ tình yêu
Êxênhin”. Hầu hết các tác giả đều đề cập đến con người cá nhân của thi sĩ

8


thơ Nga vĩ đại. Dựa trên cơ sở những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên

9


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

cứu trên, người Viết đã có những gợi ý và nguồn tài liệu tham khảo quý giá
để thực hiện đề tài này. Đây là đề tài chưa có một công trình nào tập trung
nghiên cứu khai thác một cách hệ thống về hình tượng phụ nữ trong thơ
Êxênhin. Vì lẽ đó, người viết chọn đề tài này với hy vọng sẽ góp thêm tiếng
nói nhỏ bé của mình vào việc khơi mở những gì còn chìm sâu trong bí mật về
thi sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu mảng thơ viết về người phụ
nữ của Êxênhin, từ đó chỉ ra đặc điểm và nghệ thuật khắc họa hình tượng
người phụ nữ trong thơ ông.
- Để đạt được mục đích trên, người viết khi thực hiện đề tài này đặt ra
cho mình những nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát, phân tích những bài thơ viết về người phụ nữ của Êxênhin
+ Khám phá những giá trị thẩm mĩ còn chưa được hiểu hết trong thơ
Êxênhin cũng như chiều sâu tư tưởng trong thế giới nghệ thuật của ông.
+ Khẳng định giá trị thơ Êxênhin chỉ ra những đặc sắc riêng vốn có
trong thơ ông.
4. Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu
Thật khó nhìn nhận một cách thấu đáo và toàn diện về hình tượng
người phụ nữ trong tất cả các sáng tác của Êxênhin. Bởi sức sáng tạo của thi
sĩ rất dồi dào và khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Do đó, sẽ quá sức nếu tìm

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung đề tài
được triển khai trong hai chương:
Chương 1: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Êxênhin
Chương 2: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ
Êxênhin.

11


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ XÊNHIN
1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật.
“Hình tượng nghệ thuật là phương diện đặc thù của nghệ thuật để phản
ánh hiện thực khách quan. Hình tượng nghệ thuật phản ánh tính khái quát,
tính quy luật của thực hiện qua cái cá thể độc đáo, nó là sản phẩm sáng tạo
của nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái
hiện cuộc sống” [2,27].
Hình tượng nghệ thuật cũng được định nghĩa như sau: “Hình tượng
nghệ thuật là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng
tạo trong những tác phẩm nghệ thuật… nói tới hình tượng nghệ thuật người ta
nghĩ tới hình tượng con người bao gồm cả hình tượng một tập thể người với
những biểu hiện cảm tính phong phú”.
“Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông
qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại
được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác.

ngôn ngữ của một nền văn hóa.
Mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt để
xây dựng hình tượng. Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, của kiến
trúc là mảng khối, của âm nhạc là giai điệu, âm thanh. Văn học lấy ngôn từ
làm chất liệu. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ” [5,148].
Hình tượng nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản là: Sự thống nhất của các
mặt cụ thể hóa, cá tính hóa và khái quát hóa; sự thống nhất giữa cảm xúc và lí
trí của người nghệ sĩ trong việc khám phá và thể hiện cuộc sống; sự thống
nhất giữa mặt chủ quan của tác giả và mặt khách quan của hiện thực. Những
đặc trưng trên của hình tượng nghệ thuật được thể hiện đầy đủ, rõ rệt nhất ở
hình tượng nhân vật mà cụ thể nhất là ở hình tượng con người trong văn học.
Với Êxênhin, hình tượng con người là phương tiện để ông phản ánh xã
hội và hình tượng người phụ nữ cũng nằm trong số đó. Hình tượng người phụ

13


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

nữ trong thơ Êxênhin để lại dấu ấn khá sâu đậm trong lòng biết bao thế hệ độc
giả bởi những nét cụ thể hóa, cá tính hóa và khái quát hóa.
Bước vào thế giới thi ca, Êxênhin luôn tìm cho mình lối đi riêng trên
con đường nghệ thuật. Ông không chỉ tạo ra được những hình tượng người
phụ nữ riêng độc đáo mà còn mới mẻ trong nghệ thuật thể hiện khi khắc họa
tính cách của họ. Xuất phát từ đặc trưng của hình tượng nghệ thuật, chúng tôi
đi vào phân tích các kiểu nhân vật nữ trong thơ Êxênhin vừa để cụ thể hóa lí
thuyết vừa để khẳng định sự độc đáo trong việc thể hiện nghệ thuật ở sáng tác
của thi sĩ.

gắn với miền quê đồng nội, với “những ngôi nhà gỗ vàng son” rất đỗi thân
thương. Mẹ Êxênhin là người phụ nữ dịu dàng, tốt bụng, giàu tình thương
con. Bà còn là người hát dân ca hay nhất vùng. Khi Êxênhin còn nhỏ, mẹ là
nguồn động lực tinh thần để thi sĩ nhỏ tuổi sáng tác thơ. Mỗi ngày cậu thi sĩ
ấy sáng tác một nhiều hơn và viết được bài nào cậu gửi ngay về cho mẹ. Mẹ
là người đọc và nhận xét thơ Êxênhin đầu tiên. Khi lớn lên và trưởng thành,
mẹ là bến đỗ bình yên, là điểm trở về của tâm hồn thi sĩ. Bởi với Êxênhin, chỉ
có mẹ mới là “niềm vui” là “ánh sáng diệu kì” giúp nhà thơ lấy lại sự bình
yên của cuộc sống và thảnh thơi trong tâm hồn. Như vậy, mẹ có một ý nghĩa
đặc biệt trở thành hình ảnh hội tụ những rung động trữ tình đằm thắm nhất
của nhà thơ. Mẹ là nguồn cảm hứng dạt dào của thơ ca và cũng là hiện thân
của lòng tốt.
Một người phụ nữ nữa được xem là có ảnh hưởng đến sáng tác của thi
sĩ đó là bà ngoại. Thuở nhỏ, cha Êxênhin làm ăn xa, cậu bé đã sống với ông
bà ngoại. Đấy là một gia đình giàu có, ấn tượng của cậu bé Êxênhin về bà
ngoại thật thú vị. Với cậu, bà là kho cổ tích hấp dẫn tuổi thơ ấu đầy hiếu
động, nghịch ngợm. Bà thuộc nhiều truyện cổ tích và thường hay kể cho
Êxênhin nghe. Có thể thấy, bà ngoại là người đầu tiên khơi gợi niềm hứng thú
thi ca trong tâm hồn cậu bé. Không chỉ thế, bà ngoại còn là một người rất
sùng đạo, thuộc nhiều bài thánh kinh, thường mang Êxênhin đến nhà thờ và
dạy cậu cầu nguyện. Hình ảnh bà ngoại làm ấm áp thêm thế giới tuổi thơ và
trở thành hiện thân của một thế giới bình yên, vĩnh cửu. Điều này cũng ảnh

15


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

Tháng 3 – 1915, Êxênhin chuyển đến Xant – Peterbua, ở đây chàng làm
quen và kết thân với Dinaida Raikhơ – một cô gái đánh máy. Họ làm lễ thành
hôn trong một nhà thờ trên đường lên miền Bắc, cô trở thành người vợ chính
thức đầu tiên của thi sĩ và sinh cho anh hai người con, một trai, một gái. Cuộc
hôn nhân này cũng không kéo dài được bao lâu. Trong khoảng thời gian
chung sống, Êxênhin có viết tặng vợ bài thơ “Lá thư gửi người phụ nữ”. Sau
đó còn tặng nàng bài “Gửi chú chó của Cassalôp” và bài “Những bông hoa
nói lời chia tay với tôi”.
Vào năm 1921, Êxênhin gặp gỡ và kết hôn với Isadora Duncan – một
nghệ sĩ múa balê người Mĩ lừng danh thế giới, nhân chuyến bà sang biểu diễn
tại Nhà hát lớn Matxcơva. Lúc đó, Duncan đã 43 tuổi. Mặc dù có sự chênh
lệch lớn về tuổi tác, song ở họ có một tình yêu mãnh liệt của hai tâm hồn nghệ
sĩ gặp nhau. Cuộc tình này trở thành mẫu mực điển hình cho những cuộc tình
không biên giới. Nhà thơ đã viết nhiều bài thơ tặng bà, trong đó có những câu
như:
“Gọi một người phụ nữ
Tuổi trên bốn mươi gì đó
Là cô bé cưng
Và hư đốn của mình”
Sau khi kết hôn, Duncan đưa Êxênhin đến Pari và đi một số nước Châu
Âu. Nhưng vì nhớ quê, Êxênhin trở về Nga năm 1923, sau đó hai người chia
tay.
Chẳng bao lâu sau, Êxênhin kết thân với Galina và cùng em gái chuyển
đến căn phòng ở của mình. Galina yêu Êxênhin sâu sắc và chung thủy với nhà
thơ. Chính vì thế mà khi Êxênhin qua đời, nàng đã tự sát bên mộ.


“Tôi có lỗi bởi cuộc đời không đẹp
Tôi vừa yêu vừa căm ghét mọi người”.
Nó góp phần chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của thi sĩ về người phụ
nữ.

18


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

Có thể thấy, trước Êxênhin nhiều nhà văn đã thành công trong việc
khắc họa hình tượng người phụ nữ như A.X.Puskin với nhân vật Tachiana có
tâm hồn “phong phú hương vị Nga”, hay A.Blôk khắc họa hình ảnh “người
đàn bà kiều diễm”,… Tuy nhiên, ít nhà thơ nào lại viết nhiều về người phụ nữ
như Êxênhin. Trong mỗi bài thơ của thi sĩ, người phụ nữ xuất hiện với một
đặc điểm khác nhau. Họ khác nhau về vẻ đẹp, về lối sống, về tính cách, về
hoàn cảnh sống,… Tuy vậy, họ có quan hệ gần gũi với tác giả và đặc điểm
chung của họ là mang phẩm chất nữ tính.
Qua việc lựa chọn khảo sát 61 bài thơ có nói về người phụ nữ của
Êxênhin chúng tôi nhận thấy có tới 58 bài thơ viết về người tình, hai bài thơ
viết về mẹ và một bài thơ viết về em gái. Những bài thơ viết về mẹ và em gái
nhìn chung mang tình cảm thân thương, trìu mến, thường gắn với những kỉ
niệm về thời quá khứ “vàng son” đẹp đẽ và thường mang giọng thơ giản dị,
trong sáng. Còn những bài thơ viết về người tình có 22 bài dựng lên hình ảnh
tốt đẹp về người phụ nữ, những bài còn lại là hình ảnh những người phụ nữ
chưa đẹp, ở họ còn tồn tại một số thói xấu chưa được khắc phục, gây phản
cảm đối với người khác, đặc biệt là với thi sĩ. Trên cơ sở ấy, người viết tạm
thời chia ra hai kiểu phụ nữ tương ứng với vẻ đẹp ngoại hình và nhân cách

hồn nhiên ở những sáng tác đầu tiên, khi nhà thơ vừa qua tuổi thiếu niên. Ở
giai đoạn này nhà thơ vẫn còn nhìn đời bằng “đôi mắt non tơ”, “đôi mắt biếc
rờn” (cách nói của nhà thơ Xuân Diệu), chưa hề có sự va vấp, chưa đối mặt
với những sóng gió cuộc đời, chưa bị xô đẩy đến “bầm dập” cho nên gắn với
đó là những vần thơ trong trẻo.
Đây là vẻ đẹp của một thiếu nữ dịu dàng, hồn nhiên mà e ấp trong tình
yêu đầu mới chớm hé:
“Và đâu đó sau khu vườn e ấp
Nơi tú cầu đang trang trọng nở hoa
Có cô gái dịu dàng trong màu trắng
Hát bài gì giai điệu rất thiết tha.
Tà áo dài màu xanh đang bay lượn
Trên cánh đồng đêm gió lạnh mênh mông

20


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

Niềm hạnh phúc dại khờ thương mến
Mát tinh khôi đôi má ửng hồng”.
(Đoàn Minh Tuấn dịch)
Hình ảnh người thiếu nữ trong tà áo xanh dịu dàng với đôi má ửng
hồng, e ấp sau khu vườn và giai điệu thiết tha của bài hát mà nàng đang thể
hiện là vẻ đẹp của sự tươi mát, hồn nhiên, của sức sống đang dâng tràn. Cô
gái ấy mang vẻ đẹp rạng rỡ, tươi tắn như bình minh ngày mới, tràn trề sức
sống, đong đầy hạnh phúc.
Còn đây là vẻ đẹp làm bừng sáng cả không gian “khi em mỉm cười”:

Trong cảm nhận của thi sĩ, vẻ đẹp của em gái chính là vẻ đẹp của bạch
dương, một vẻ đẹp lấp lánh, trắng trong. Vẻ đẹp ấy làm ấm lại trái tim người
anh trai, khơi lại kỉ niệm êm đềm bên mái nhà xưa thân thương. Nó như là
điểm dừng chân, nơi trú ngụ cho tâm hồn sầu muộn của nhà thơ, nơi gửi gắm
những nỗi niềm tâm sự.
Đây nữa, hình ảnh của một người phụ nữ đẹp giống như ánh sáng trong
ngọn nến của kinh thánh:
“Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước”.
(Thúy Toàn dịch)
Nhà thơ đã tạo dựng hình tượng hết sức trong sáng về một bà mẹ dịu
hiền, rất mực yêu con, đồng thời cô đơn, buồn nhớ đau lòng rạn nứt vì vắng
bóng con. Trong lòng người con, mẹ có vai trò cao hơn cả chúa. Và chính mẹ
là nơi dựa tinh thần duy nhất, động lực nâng đỡ bước đi trên con đường đời
lắm chông gai của đứa con. Chính vì thế mà sau bao năm bôn ba nhà thơ khao
khát quay trở về một nơi duy nhất, đó là trở về với người mẹ hiền từ, bao
dung, chan chứa tình yêu con.
Đến với “Những mô típ Ba Tư” (có bản dịch là “Những âm điệu Ba
Tư”), hình ảnh người phụ nữ trong thơ Êxênhin lại mang vẻ đẹp đoan trang,
thánh thiện trong sáng như được toát ra từ tâm hồn thanh khiết của họ. Đó là

22


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hoµng H÷u TiÕn K32D – Ng÷ V¨n

vẻ đẹp toát ra từ khuôn mặt tươi tắn, dáng vẻ yểu điệu, rất tình tứ mà vẫn kín
đáo:


(Ra khỏi giấc mơ – 1916 – Nguyễn Viết Thắng dịch)
Vẻ đẹp ấy vừa bình dị, gần gũi, vừa cao vời sánh ngang tầm vũ trụ. Mái
tóc “rộm vàng như kiều mạch” và “nước da màu dâu chín” là vẻ đẹp tự nhiên,
vẻ đẹp gây sự chú ý. Nhưng nét đẹp dịu dàng, thầm lặng như những buổi
chiều tím hoàng hôn, vẻ đẹp trong sáng như “tuyết trắng”, rạng rỡ “như ánh
sáng chói lòa” lại gợi được ấn tượng sâu sắc, làm say đắm lòng người. Vẻ đẹp
ấy dường như chỉ có trong những giấc mơ – một vẻ đẹp vừa gần, vừa xa, vừa
thực lại vừa hư ảo.
Êxênhin cũng chú ý miêu tả đôi mắt của người phụ nữ, cái vốn được
coi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt của người phụ nữ trong thơ ông dù được
miêu tả như thế nào với cách so sánh ra sao đi chăng nữa thì cũng đầy ấn
tượng. Có khi là ánh mắt biếc xanh:
“Áo len xanh! Ánh mắt biếc xanh”
(Thúy Toàn dịch)
Khi là đôi mắt mang sắc đen của hạt mạch:
“Cặp mắt em – hạt mạch đen rụng, héo”
(1915 – Thúy Toàn dịch)
Lại có khi, đôi mắt ánh sắc nâu – vàng sâu thẳm:
“Giờ chỉ cần được nhìn ngắm em thôi
Thấy vực thẳm nâu – vàng trong ánh mắt”.
(Thúy Toàn dịch)
Có lúc, cặp mắt mang vẻ bơ phờ, mỏi mệt của mùa thu:
“Màu khói tóc của em ánh bạc
Vẻ bơ phờ thu muộn cặp mắt em”.
(Đoàn Minh Tuấn dịch)

24





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status