Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương - Pdf 31

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 2
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 4
NỘI DUNG ............................................................................................................. 6
Chương 1: Cơ sở lí luận ....................................................................................... 6
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương ......................... 6
1.1. Cuộc đời đầy sóng gió trong những chuyển mình của thời đại .............. 6
1.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................... 8
2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại .................................... 9
2.1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học ................................ 9
2.2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại ................................ 10
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ........ 11
1. Phụ nữ trong thơ Xuân Hương
với những vẻ đẹp muôn đời của tạo hóa ............................... 11
1.1. Vẻ đẹp hình thể ...................................................................................... 11
1.2. Vẻ đẹp tâm hồn ...................................................................................... 14
1.3. Vẻ đẹp trí tuệ .......................................................................................... 16
2. Xuân Hương và nỗi niềm của những kiếp hồng nhan ............................. 21
2.1. Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh .......................................... 21
2.2. Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên ............................... 24
2.3. Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị .................... 25
3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ........ 27
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 31

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Có thể khẳng định lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa
bao giờ đứt đoạn. Đây là một chuỗi những bí ẩn và gây nhiều tranh luận trong giới


3

nghiên cứu. Hồ Xuân Hương với một tài thơ độc đáo đã trở thành một trung tâm thu
hút biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu và độc giả yêu quý thơ bà vào cuộc tìm kiếm,
nhưng cho đến nay đề tài về Hồ Xuân Hương vẫn mãi là một vấn đề mang tính thời sự
văn học nóng bỏng là đề tài không bao giờ nhàm chán. Qua các công trình nghiên cứu
về thơ Hồ Xuân Hương từ trước đến nay, chúng ta thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân
Hương diễn ra rất phức tạp và đã có rất nhiều ý kiến khác nhau thậm chí đối lập nhau,
chẳng hạn như:
Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm 20 của thế kỉ XX phê bình: “Thơ
Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người”. Trương
Tửu thấy trong thơ bà có tục và dâm và ông gọi Xuân Hương là “thiên tài hiếu
dâm” …và còn nhiều ý kiến khác nữa.
Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam” (giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế
kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc (Nxb GD, 2001). Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác
gia và tác phẩm” (NXB Giáo dục, 2007); cuốn “Thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm
Uyên (Nxb Đồng Nai, 2004). Hay cuốn “Thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên… Nói
chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương
của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn
đề “Hình tượng phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn
diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu
của họ.
Với đề tài “Hình tượng phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, hi vọng vấn đề
trên sẽ được giải quyết triệt để và toàn diện hơn.

động, cá tính nhân vật để làm nổi bật lên hình tượng một người thiếu nữ trong
tình yêu.

-

Phương pháp so sánh – đối chiếu so sánh các sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương
với các sáng tác thơ của các nhà thơ cùng thời với bà, qua đó làm nổi bật những
nét độc đáo của hình tượng người phụ nữ trong thơ "bà chúa thơ nôm" - Hồ
Xuân Hương.

-

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp so sánh đó chúng tôi kết hợp vận dụng một số
kiến thức lí luận văn học, thi pháp học, mĩ học, đồng thời với quá trình tổng
hợp, khái quát để tìm thấy ở tư tưởng Hồ Xuân Hương những giá trị nhân văn
cao cả.

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Cấu trúc của bài nghiên cứu này gồm ba phần, bao gồm:
Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung được chia làm hai
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
1.1.

Cuộc đời đầy sóng gió trong những chuyển mình của thời đại

1.2.

Sự nghiệp sáng tác


Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh

2.2.

Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên

2.3.

Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị

3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
1.1. Cuộc đời đầy sóng gió trong những chuyển mình của thời đại
1.1.1. Thời đại
Chế độ phong kiến Việt Nam, sau khi đạt đến chỗ cực thịnh vào thế kỉ XV, nhất là
với triều đại Lê Thánh Tông, thì bắt đầu xuống dốc. Theo đó, ý thức hệ Nho giáo cũng
bắt đầu rạn nứt. Hàng loạt nho sĩ ra sức vứt bỏ khí tiết “Trung thần bất sự nhị quân”
(Tôi trung không thờ hai vua). Nội bộ lục đục triền miên, ra sức áp bức, bóc lột, đè nén
nhân dân. Và tất yếu, giai cấp phong kiến đã đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân,
thi nhau đẻ ra đủ thứ pháp trị với lễ nghi.
Từ thế kỉ XVIII, sự khủng hoảng của toàn bộ chế độ phong kiến đã hằn những vệt
đen dài trên trang sử. Lịch sử Việt Nam có lẽ không có thời nào tồi tệ cho bằng những

Đường chồng con của Xuân Hương cũng nhiều lận đận. Hồ Xuân Hương đã từng làm
lẽ một cai tổng (Tổng Cóc) và một tri phủ (Vĩnh Tường). Bà còn là bạn thơ của Chiêu
Hổ (tức Phạm Đình Hổ?). Như vậy Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX.
Nhưng đến năm 1957, trên Tạp chí văn học, Hồ Tuấn Niêm căn cứ vào sáu bộ
gia phả của các chi họ Hồ ở Nghệ An rút ra một thông tin cực kỳ hấp dẫn: Xuân
Hương là người cùng một họ và bằng vai với Quang Trung – Nguyễn Huệ. Với việc
công bố tài liệu này, gốc gác Xuân Hương xem ra sáng tỏ hơn. Rồi đến năm 1963, trên
Tạp chí Văn học số 4 – 1963, Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan
đề “Lưu hương ký” mà tên tác giả lại cũng là Hồ Xuân Hương. Tập thơ này còn cho
biết Hồ Xuân Hương còn lại bạn tình của tác giả Truyện Kiều. Nhưng sách này lại cho
hay rằng Hồ Xuân Hương là em gái ruột của Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785)
tức con gái Hồ Sĩ Danh. Vấn đề thành ra rắc rối!
Càng rắc rối thêm là tới năm 1974, một tài liệu mới được công bố nêu thêm một
nghi vấn về lai lịch của bậc tài tử này: Trên Tạp chí Văn học số 3/1974 có đăng bản
dịch Xuân Hương đàm thoại của Tam nguyên Trần Bích San (1840 – 1878) một danh
nhân của Nam Định. Bài này cho biết vào năm Tự Đức 22 (1870) một nhóm văn nhân
họp bạn cuối năm. Một người đến chậm, cáo lỗi vì phải đi dự đám tang của “tài nữ quê
Nghệ An, hiệu là Cổ Nguyệt Đường, nàng ở Từ Sơn, mộ mai táng bên núi Nguyệt
Hằng”. Như vậy, có một Hồ Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ bên núi Nguyệt


8

Hằng tức núi Chè, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Bà cũng là người Nghệ An,
cũng là tài nữ có kiếp sống long đong. Lại cũng nhắc đến một bài thơ của hoàng tử
Tùng Thiện Vương: theo bài thơ này thì có một Hồ Xuân Hương mà phần mộ ngay ở
Hà Nội và nàng mất trước 1842 là năm Tùng Thiện Vương ra thăm Hà Nội.
Vậy ai là Xuân Hương Bà chúa thơ Nôm? Vấn đề đang treo ở đấy thì đến năm
1985, ông Hoàng Xuân Hãn Trên tạp chí Khoa học xã hội in ở Pháp, với nhiều thư

cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản.
Hiện tượng dân gian hóa là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng không
thống nhất trong nội dung thơ cũng như vấn đề đâu là tác phẩm của Xuân Hương vẫn
còn nhiều nghi vấn. Theo Lê Trí Viễn trong cuốn “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương”, “tính
những bài được nhiều người, nhiều sách công nhận là của Xuân Hương thì có khoảng
40 bài”, tiêu biểu như: “Mời trầu”, “Dở dang”, “Lấy chồng chung”, “Sư hổ mang”,
“Đèo Ba Dội”, “Quả mít”, “Vịnh cái quạt”, “Thiếu nữ ngủ ngày”,… Hiện nay những
thắc mắc về việc “Lưu hương kí” liệu có phải là tác phẩm của Hồ Xuân Hương vẫn
còn là câu hỏi lớn của giới nghiên cứu văn học. “Lưu hương kí” do ông Trần Thanh
Mại phát hiện vào năm 1964, gom lại được 31 bài thơ và văn chữ Hán, 28 bài thơ chữ
Nôm, gồm các thể 5 chữ, 7 chữ, ca, từ, phú. Đây là tập thơ có nội dung tình yêu gia
đình, đất nước, viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.
Ðọc kĩ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương
và “Lưu Hương ký”, chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Vì lí do trên, để bảo đảm tính
khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn “Lưu hương ký”
được coi là một tập thơ để tham khảo.
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của nữ sĩ trên báo
Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và
đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: “Độ Hoa Phong”, “Hải ốc trù”, “Nhãn phóng
thanh”, “Trạo ca thanh”, “Thuỷ vân hương”) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương
với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris năm 1984.
Tuy còn nhiều khúc mắc nhưng cũng có thể thấy “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của “Tuyển tập Hồ Xuân Hương” bằng tiếng
Pháp.
2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại
2.1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học
“Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới
hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm



Hồ Xuân Hương là nhà thơ của tuổi trẻ, nhà thơ của bản năng, của giác quan nhạy
bén, của sức sống vươn lên, đầy tin tưởng. Tư tưởng chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương
– điều mà bấy lâu nay người ta tranh luận nhiều – là triết lí tự nhiên, triết lí xuất hiện
đậm đặc trong văn học dân gian. Một phần không nhỏ ca dao tục ngữ của ta là tiếng
nói bồng bột, sôi nổi của bản năng, đòi hỏi quyền sống của phụ nữ, chống lại sự áp
bức của xã hội; nhiều bài dân ca ca ngợi đời sống vui trẻ, tự do, chống lại đạo đức tam
tòng.
Hồ Xuân Hương, một nhà thơ có một không hai của phụ nữ Việt Nam, tiếp tục
truyền thống đấu tranh của văn học dân gian, đã là người lên tiếng mạnh mẽ nhất bảo
vệ quyền tự do của người phụ nữ. Không phải thơ Hồ Xuân Hương chỉ là tiếng nói
cách mạng của người phụ nữ. Không phải thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói hùng tráng
và đầu tiên đòi quyền dân chủ. Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là bản trường ca ca ngợi
cuộc đời vui tươi, khỏe mạnh chan hòa sức sống, chứa chan tình yêu đời nồng thắm.
Khi nói về thiên nhiên, Xuân Hương thu lại những đường nét, màu sắc của non sông.
Với cuộc sống, Xuân Hương lại làm dậy lên muôn nghìn hình thái, chính là màu sắc,
âm thanh rộn rã, chính là nhan sắc mặn mà, mơn mởn của người thiếu nữ:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh”
(Tranh tố nữ)
Những cô gái của Xuân Hương không phải là cô gái yểu điệu kín cổng cao tường,
sống trong lầu son gác tía mà là những bông hoa ngát hương đồng nội. Họ là những cô
gái thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa tiên, tóc bỏ đuôi gà đi dự hội xuân hay đi làm, đi
chợ. Họ là những cô gái của cuộc sống. Họ sống hồn nhiên và tinh nghịch. Họ táo tợn
trêu ghẹo cả những anh trai, gọi là mình, là chồng, là anh trai làm cho họ phải đỏ mặt
tía tai. Và cũng mê chơi đến quá giấc nồng:


12

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,

13

“Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”
Xuân Hương không kiểu cách như vậy, bà không bày biện chi mà sẵn lòng ca ngợi
cái cơ thể đẹp của người phụ nữ ngay giữa “mùa hè hây hẩy gió nồm đông”. Xã hội
phong kiến coi cơ thể người phụ nữ là nguồn gốc của tội lỗi, là tai họa của con người.
Cái thứ đạo đức ỉ eo đó nhan nhản truyền ra từ cung vua phủ chúa – nơi có hàng ngàn
cung tần mĩ nữ, ra tới dân gian, tới Xuân Hương bỗng trở nên vô giá trị. Một người
yêu đời ham sống làm sao có thể chấp nhận những lễ giáo trói buộc con người, trói
buộc những gì hồn nhiên nhất, đẹp tươi nhất của đời người!
Người phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong thơ Hồ Xuân Hương, có khi xuất
đầu lộ diện, có khi giấu mặt. Xưa nay anh hùng thường khó qua ải mĩ nhân. Nếu
như Victor Hugo có lí khi cho rằng: “Người ta có một tôn giáo thứ hai là tình yêu, và
Chúa của đạo ấy chính là người phụ nữ”, thì phải chăng Hồ Xuân Hương không có lí
với những bài thơ đề cao phụ nữ?
Đối với Xuân Hương, cái cơ thể đẹp là niềm tự hào, giống như người ta tự hào về
tài năng, về tuổi trẻ của mình. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương do vậy mà cũng cựa
quậy, nổi loạn để thay bà phá tung cái trật tự xã hội giả dối, nhợt nhạt, nghèo nàn và
phô bày cái đẹp của cơ thể phồn thực nữ giới qua hình hài núi non, cây cỏ, hang
động…
“Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,
Khối tình cọ mãi với non sông.”
(Đá ông chồng bà chồng)
Vì thành kiến mà xã hội phụ quyền đã chèn ép phụ nữ để phục vụ cho những lợi
ích của nam giới. Phụ nữ nếu không mang cốt cách cao quý thì cũng là con người của
đức hạnh và bổn phận. Tất cả đã được an bài. Nhưng mọi chuyện đã khác khi bước
vào thế giới quan Xuân Hương: “Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho

“Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”
(Tự tình 3)
Đó cũng là tiếng cười đùa, là nỗi lòng của bao cô gái dân gian:


15

“Bao giờ lão móm chầu trời
Thì em lại lấy một người trai tơ”
Mặc dù bị trói buộc trong những quan niệm, phong tục cổ hủ và lạc hậu... nhưng
trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn đẹp, vẫn sáng, vẫn luôn ngời lên lòng yêu cuộc sống
đến nồng hậu, quấn quýt. Và Xuân Hương đã “kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá
nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên” [8; tr. 194].
Bàn đến khát vọng tình yêu hạnh phúc trần tục, Nguyễn Lộc trong đã cho rằng:
“Nhu cầu về cuộc sống bản năng cũng là một nhu cầu chính đáng của con người… Hồ
Xuân Hương nói nhiều đến dục vọng thể xác, nhưng bà thể hiện những dục vọng ấy
trong sáng tác một cách lành mạnh, khỏe khoắn” [6; tr.125]. Đến với thơ Hồ Xuân
Hương là ta đã đến với những tình cảm yêu đời tha thiết. Đó là ước ao về một cuộc
sống hạnh phúc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Đó là vẻ đẹp của những tâm hồn
yêu đời, khát sống – một cuộc sống với những hạnh phúc chân chính.
M. Gorki đã có nhận xét thật hay: “Đời không mẹ hiền, không phụ nữ - Anh hùng
thi sĩ hỏi còn đâu”. Vì dân tộc ta đã lớn lên như thế, trong tiếng ru của những người
mẹ dân gian giàu nghị lực, giàu lòng yêu thương và giàu niềm tin vào sự sống. Tấm
lòng Xuân Hương đồng điệu cùng tinh thần nhân đạo của tiếng nói dân gian. Hẳn cũng
vì thế nên bà đã cùng nhân dân đứng lên bênh vực cho những kiếp người đau khổ:
“Cả nể cho nên sự dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”
Để rồi mới dịu dàng:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình 2)
“Câu thơ nhân hậu của hờn dỗi, duyên dáng mà có cái gì như đanh đá, thách
thức” vậy [15; tr.126].
1.3. Vẻ đẹp trí tuệ
Con người cá nhân trong văn học chính là sự phản ánh cái tôi, là sự giãi bày, diễn
tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân
trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện
thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ văn học,
mà con người cá nhân có những đặc điểm khác nhau. Dường như không phải ý thức
mà đã trở thành tiềm thức con người cá nhân - Hồ Xuân Hương có một lòng tin mãnh
liệt vào tài trí và khả năng sáng tạo của người phụ nữ.


17

Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí
tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có
những cái vỗ ngực tự xưng đầy thách thức:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
(Mời trầu)
Hay như:
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”

Trong thơ Hồ Xuân Hương, khát vọng tình yêu luôn luôn đi kèm với khát vọng
cuộc sống bản năng. Thơ bà không ngần ngại khi nói đến những nhu cầu, tâm sự, hạnh
phúc ái ân trong đời sống tình cảm của con người. Bà văng tục vào cái kiếp sống làm
lẽ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung - Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” (Làm lẽ).
Đó là nghịch lí không thể chấp nhận được nên cần phải chấm dứt, cần phải “loại bỏ”
(chém) cho bằng được. Với Xuân Hương con người phải sống đúng chất người. Đó là
sự hài hòa giữa đời sống tinh thần và đời sống bản năng.
Trong xã hội cũ, có lẽ các thầy khóa rất mực được kính trọng bởi họ nghĩ: mình là
người hiểu biết, lại theo đạo thánh hiền. Ăn sâu trong tiềm thức xã hội, tư tưởng ấy
khiến cả những kẻ chẳng hiểu và biết gì cũng được người ta dành cho chữ kính nốt.
Nhưng khoa cử thời Xuân Hương đã trở thành một cái tệ. Ngay những môn đồ của cửa
Khổng sân Trình như Phạm Đình Hổ cũng phải kêu lên: “Ôi các tệ khoa cử đến thế là
cùng, văn vận với thế đạo ngày càng kém, thực đáng thương thay” (Vũ trung tùy bút).
Với Xuân Hương, nàng biết rất rõ, rõ mình và rõ cả cái đám “ngẩn ngơ” ấy:
“Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ”
(Mắng học trò dốt)
Thật là “Những chữ tức chết người ta! Những chữ thần tình gắn liền với tinh thần
Việt Nam đến nỗi không tài nào dịch được” (Xuân Diệu). Hạ một chữ “lũ” khinh thị
xô bồ, lại thêm cái tuồng “ngẩn ngơ” thật là bị Xuân Hương cho một đòn roi nhức


19

buốt lắm thay! Về tài, Xuân Hương quả đã ăn đứt bao nhiêu “phường lòi tói” không tự
biết mình nhan nhản trong xã hội.
Với cách xưng hô trịnh thượng, thái độ Xuân Hương không phải của người ngang
hàng đứng chê bai, phê phán mà trước sau vẫn đứng ở vị trí cao hơn, vị trí mà bọn
phong kiến ngay trong tưởng tượng cũng không thể có.
Chế độ phong kiến gắn với cái ách nam quyền trong bản chất. Và vì thế, mang

Cho ruột sư héo như bầu đứt dây”
(Ca dao)
Tiếng cười trong thơ Xuân Hương vừa hài hước châm biếm vừa trữ tình triết lí,
ngang nhiên công kích những bọn đạo đức giả, hủ Nho và thách thức chế độ phụ
quyền:
“Nào nón tu lờ, nào mũ thâm
Đi đâu không đội để ong châm
Đầu sư há phải gì… bà cốt
Bá ngọ con ong, bé cái nhầm”
(Sư bị ong châm)
Hay hạ bệ cả đấng đế vương:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này”
(Vịnh cái quạt)
Đọc thơ Xuân Hương, ta không chỉ thấy được cái tinh thần dân tộc, sự gần gũi
trong những “quả mít, cái quạt, củ ấu, con ốc nhồi”, những sự vật gắn liền với cảnh
quê, với làng quê Việt Nam. Hồn thơ Xuân Hương quyện chặt cùng tâm hồn thời đại,
trong lòng yêu nước giản dị mà nồng nàn, trong cái nhìn lạc quan yêu đời, lòng nhân
đạo và trong cả ý thức về thân phận con người cùng tinh thần dân chủ mạnh mẽ:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo”.
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Theo các nhà xã hội học thì trong xã hội đầu tiên của con người – xã hội thượng
cổ, người thượng cổ đẻ ra theo họ mẹ và chỉ biết có mẹ thôi. Cái quyền trong gia đình
là thuộc về đàn bà, về người làm mẹ, gọi là “Mẫu quyền gia đình”. Như vậy cũng đủ
để biết rằng những thuyết “nam tôn nữ ti”, cái thói “trọng nam khinh nữ” là do về sau
đàn ông ỷ mạnh ăn hiếp đàn bà mà bày đặt ra, chứ vốn không phải là luật tự nhiên, và


21

Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan


22

Phòng khi đóng góp việc làng
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng”
(Ca dao)
Tuy người phụ nữ có lòng yêu cuộc sống nhiệt thành, muốn níu kéo hạnh phúc về
mình mà bất lực:
“Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Tự tình 2)
Bản thân Xuân Hương cũng bị cái lễ giáo khắc nghiệt ấy cuốn chặt lấy nên bà
không chỉ nói về nỗi khổ của mình mà còn nói thay cho những người đàn bà chung
cảnh ngộ. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản
kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ nữ nói chung trong
xã hội cũ. Ý thức sâu sắc về thân phận nên mỗi lời thơ Xuân Hương cũng như những
tiếng “oán hận”, căm hờn của những bà, những mẹ, những chị:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Nước Nam ta trải qua bao triều đại phong kiến, đàn bà nhỏ thì lo trau dồi nữ công
đức hạnh, có chồng thì lo “thờ” chồng nuôi con. Sự khinh miệt đàn bà đã ăn sâu vào
trong tiềm thức xã hội, đến nỗi đẻ ra mà thấy con gái là đã khinh đứt đi rồi, cho nên
mới có câu: “Nữ sanh ngoại hướng”, “Con gái là ngoại cần câu”.
Đã là con gái thôi thì không được học, không được hưởng chung một thứ giáo dục
với con trai. Xã hội nhìn vào đó mà khinh miệt đàn bà. Khổng Tử nói rằng: “Chỉ có
đàn bà con gái và kẻ tiểu nhân là khó nuôi: Hễ gần chúng nó thì chúng nó vô lễ, hễ xa
chúng nó thì chúng nó oán”. Mạnh Tử cũng cho sự chiều lòng luồn cúi là “cái đạo của
thiếu phụ”. Chính người đàn bà cũng nhận thấy cái số phận của mình là thế nên mới có

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!”
(Khóc Tổng Cóc)
Chẳng riêng gì Xuân Hương, thân phận của người vợ thứ trong dân gian cũng là
một nỗi buồn truyền kiếp:
“Tối tối chị giữ mất buồng
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống gà o o gáy dồn...”
Và ta hiểu không phải vô cớ mà Nguyễn Du đã nấc lên thay cho người phụ nữ:


24

“Đau đớn thay phận đàn bà!
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói
chung đều là những con người với số phận bi đát nhưng lại là những đóa hoa sen thơm
mát, tỏa hương cho đời. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận nhiều cay đắng,
tủi nhục người phụ nữ Việt Nam xưa.
2.2. Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên
Người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ
trong đường tình duyên.
Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, hai lần làm lẽ nhưng cả hai
lần đều ngắn ngủi nên Xuân Hương rất hiểu và đồng cảm với phận của những người
phụ nữ kém may mắn. Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không
chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng… Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố
cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà ít ai dám lên tiếng.
Hồ Xuân Hương đã chỉ rõ cho chúng ta thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ,
“năm thì mười họa” mới được gần chồng. Họ là thứ “làm mướn không công” và để
thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu:

họ, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một
con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng
những gì chà đạp con người.
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình 2)
Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ
bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải chia ba
sẻ bảy nữa. Ðọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ gần như chưa một lần
được bén mùi hạnh phúc.
2.3. Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị
Trong tác phẩm trữ tình, dù là cảm xúc ngợi ca, lên án, tố cáo hay sầu buồn thì đối
tượng trung tâm mà tác phẩm hướng tới vẫn là hình ảnh con người. Thơ ca cũng như
nghệ thuật, luôn vươn tới cái đẹp, tới những giá trị vững bền. Và ta nhận thấy rằng khi
đặt cái đẹp trong những tương quan với những mặt đối lập thì cái đẹp càng rực rỡ, tỏa
sáng. Vì vậy mà tiếng nói phê phán, đả kích giai cấp thống trị cũng là một cách ngợi ca
vẻ đẹp của người phụ nữ vậy.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status