NhỮng yẾu tỐ tài chính tác đỘng đẾn tỶ lỆ chi trẢ cỔ tỨc cỦa các doanh nghiỆp niêm yẾt trên Sàn Giao DỊch ChỨng Khoán Thành PhỐ HỒ Chí Minh (HSX) - Pdf 28

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Viện Đào Tạo Sau Đại Học

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHỮNG YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HSX)
GVHD : TS.VÕ THỊ QUÝ
Học viên: NHÓM TÀI CHÍNH 2

TP.HCM-2014
DANH SÁCH NHÓM
1. Huỳnh Hiền Hải
2. Võ Thị Mộng Điệp
3. Viên Ngọc Bích
4. Bùi Thị Mỹ Hạnh
5. Lương Thị Kim Chi
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
Đề tài: Những yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSX).
Lý do chọn đề tài
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một doanh nghiệp cổ
phần và có thể được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc tài sản khác. Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần
trăm (%) lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà công ty chi trả cho cổ đông phổ thông ( Dwi
Purwanti (2010)) và là một trong những thành phần chủ chốt của chính sách cổ tức. Việc xác
định tỷ lệ chi trả cổ tức cũng là một trong những quyết định quan trọng mà ban quản trị doanh
nghiệp phải xem xét nhiều yếu tố trước khi ra quyết định, bởi việc cân nhắc và nắm bắt được
mối tương quan giữa các yếu tố tác động với tỷ lệ chi trả cổ tức có thể giúp doanh nghiệp đưa

Trang 2
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
Mục tiêu nghiên cứu:
• Nhận dạng các yếu tố tài chính tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các các doanh
nghiệp niêm yết trên HSX.
• Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến tài chính đối với tỷ lệ chi trả cổ tức cho một mẫu
các doanh nghiệp trên sàn HSX.
TỔNG KẾT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
 Nghiên cứu của Kania, Sharon L.& Bacon, Frank W. (2005) nghiên cứu các yếu tố tác
động đến quyết định chi trả cổ tức, trong đó lấy tỷ lệ chi trả cổ tức làm biến phụ thuộc và
một số yếu tố tài chính được nghiên cứu như Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng, Rủi
ro, Khả năng thanh toán, Đòn bẩy tài chính, Các biến đo lường gồm có ROE, Tốc độ
tăng trưởng doanh thu, Hệ số beta, Tỷ số thanh toán hiện hành, Tỷ số Nợ/Tổng tài sản.
Một trong số kết luận của nghiên cứu này là tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ nghịch
chiều với khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng và quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài
chính, khả năng sinh lợi.
 Nghiên cứu của Mohammed Amidu & Joshua Abor (2006) cố gắng xác định các yếu tố
tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại Ghana và nhận thấy có mối
quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với khả năng sinh lợi, dòng tiền và thuế
nhưng có quan hệ nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng doanh thu, rủi ro, giá trị thị trường
trên giá trị sổ sách. Nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thu được từ các báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana trong thời gian 6
năm. Mô hình hồi quy được sử dụng là OLS.
 Nghiên cứu của Melissa Myers & Frank Bacon (2002) cũng nghiên cứu các yếu tố tác
động đến quyết định chi trả cổ tức và lấy tỷ lệ chi trả cổ tức làm biến phụ thuộc với các
biến độc lập gồm có: hệ số P/E, ROE, lợi nhuận biên, tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu, tỷ số
thanh toán hiện hành, tốc độ tăng trưởng EPS ước tính 5 năm và tốc độ tăng trưởng
doanh thu. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa hệ số P/E,
tỷ lệ Nợ/Vốn với tỷ lệ chi trả cổ tức.
 Nghiên cứu của Dwi Purwanti (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như Lợi

Pointon (2004)).
 Thông qua các nghiên cứu liên quan cho thấy, các yếu tố tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức
thay đổi theo từng quốc gia do sự khác biệt về pháp lý, mức thuế, chuẩn mực kế
toán,v.v Trong nghiên cứu này, nhóm đã rút ra một số yếu tố tài chính muốn nghiên
cứu tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức gồm: Khả năng thanh toán, Tỷ lệ nợ, Chỉ số lợi
nhuận giữ lại, Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng. Các yếu tố tài chính nghiên cứu sẽ
được thể hiện bởi các tỷ số sau:
 Tỷ số Khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ tiêu này cho biết khả năng doanh nghiệp có
thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn.
(Omran & Pointon (2004)).
 Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu (D/E) cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và
vốn chủ sở hữu.Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy
động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó
cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi
ích của hiệu quả tiết kiệm thuế (Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn
bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh).
 Chỉ số lợi nhuận giữ lại. Chỉ số lợi nhuận giữ lại (hay Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư)
là một tỷ số tài chính để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu
tư của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh
nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư
càng mạnh. (Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản
Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh).
Trang 4
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
 Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE). Tỷ suất này cho
biết 1 đồng vốn góp của cổ đông thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. (Nguyễn Minh
Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí
Minh).
 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp cho biết tình hình tăng trưởng
doanh thu của các doanh nghiệp qua các năm.

đầu tư nên phần vốn giữ lại này càng tăng thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng tăng lên theo. Do
vậy yếu tố lợi nhuận giữ lại vừa có tương quan thuận vừa có tương quan nghịch đối với
tỷ lệ chi trả cổ tức.
 Mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với tỷ lệ chi trả cổ tức: Nghiên cứu về các thị trường
mới nổi của Aivazian, Booth và Cleary (2003) nhận thấy rằng khả năng sinh lợi và cơ
hội đầu tư đóng vai trò quan trọng vai trò trong việc xác định tỷ lệ chi trả cổ tức và theo
Trang 5
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
họ, tỷ lệ ROE có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức. Một nghiên cứu
khác của Mohammed Amidu, Joshua Abor (2006) về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi
trả cổ tức của các công ty niêm yết ở Ghana trong sáu năm cho thấy rằng có mối quan hệ
đồng biến giữa tỷ lệ trả cổ tức và khả năng sinh lợi,dòng tiền, và thuế.
 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ chi trả cổ tức: Nghiên cứu của Melissa
Myers & Frank Bacon (2002) ủng hộ các nghiên cứu trước rằng các công ty có tốc độ
tăng trưởng cao thường chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả. Nghiên cứu này nhận thấy
các công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu thường cần nguồn vốn lớn để tái đầu tư
và hỗ trợ tăng trưởng, do vậy, tỷ lệ chi trả cổ thức thấp. Các công ty trong nghiên cứu
Melissa Myers & Frank Baconđưa ra tỷ lệ chi trả sau khi đã giữ lại nguồn vốn cần thiết
để tài trợ tăng trưởng. Nghiên cứu của Amarjit Gill, Nahum Biger and Rajendra
Tibrewala (2010) cũng đồng quan điểm: khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì tỷ lệ
chi trả cổ tức thấp bởi vì khi tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì công ty cần chi tiêu
nhiều hơn cho đầu tư nên tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, và ngược lại khi tốc độ tăng trưởng
doanh thu thấp thỉ tỷ lệ chi trả cổ tức cao.
MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
• Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận định lượng, được thực
hiện theo phương pháp nghiên cứu tương quan nhằm kiểm tra sự tương quan giữa các
biến tài chính (biến độc lập) với tỷ lệ chi trả cổ tức (biến phụ thuộc). Việc phân tích dữ
liệu được thực hiện thông qua phần mềm SPSS. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là
dữ liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,
website của các công ty và HSX.

giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
- Chỉ số lợi nhuận giữ lại: Chỉ số lợi nhuận giữ lại nói lên sự tích lũy của công ty
cho tương lai, góp phần vào tốc độ phát triển của công ty sau này.
Chỉ số thu nhập giữ lại = 1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức
- Khả năng sinh lợi được do bằng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on
Equity - ROE). Tỷ suất này cho biết 1 đồng vốn góp của cổ đông thu được bao
nhiêu lợi nhuận sau thuế.
ROE =
Thu nhập ròng sau thuế
Vốn chủ sổ hữu bình quân
- Tốc độ tăng trưởng sẽ được đo bằng Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm của
doanh nghiệp, được tính bằng công thức:
Tốc độ tăng trưởng =
Doanh thu (năm t) - Doanh thu năm (t-1)
Doanh thu năm (t-1)
• Các biến độc lập và phụ thuộc được thể hiện trong bảng sau:
Yếu tố Biến đo lường Mô tả Ghi chú
Tỷ lệ chi trả cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức
Cổ tức/Lợi nhuận trên mỗi cổ
phần
Biến phụ
thuộc
Khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh
toán hiện hành
Tài sản ngăn hạn/Nợ ngắn hạn Biến độc lập
Tỷ lệ nợ

báo cáo tài chính và đặc điểm hoạt động của các ngân hàng và các công ty tài chính có
sự khác biệt so với các công ty trong các ngành khác. Sau đó, mẫu được lựa chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
• Qui trình chọn mẫu:
o Xác định đám đông nghiên cứu: các công ty niêm yết trên sàn HSX có dữ liệu
tài chính từ 2007-2010, loại trừ các ngân hàng và các công ty tài chính.
o Kích thước mẫu: 50 công ty
o Phương pháp chọn mẫu: phương pháp xác suất.
o Tiến hành chọn
• Giả thuyết nghiên cứu: có mối tương quan giữa các yếu tố tài chính gồm Khả năng
thanh toán, Tỷ lệ nợ, Chỉ số lợi nhuận giữ lại, Khả năng sinh lợi, Tốc độ tăng trưởng
của các doanh nghiệp với tỷ lệ chi trả cổ tức. Cụ thể:
H1a: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ
tức.
H1b: Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ tức.
H1c: Chỉ số lợi nhuận giữ lại tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ tức.
Trang 8
Tỷ lệ nợ
Chỉ số lợi nhuận giữ lại
Tốc độ tăng trưởng
Khả năng sinh lợi
Khả năng thanh toán
Tỷ lệ
chi trả
cổ tức
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
H1d: Tỷ số Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ
tức.
H1e: Tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động có ý nghĩa đến Tỷ lệ chi trả cổ tức.
• Hàm hồi quy:

= CURR (Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành)
X
2
= DER (Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu )
X
3
= RER ( Chỉ số lợi nhuận giữ lại )
X
4
= ROE ( Tỷ số Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu )
X
5
= SR ( Tốc độ tăng trưởng doanh thu)
℮ = phần dư .

Trang 9
Đề cương PPNCKH - Nhóm Tài chính 2 – Đêm 8 –K21 GVHD: TS.Võ Thị Quý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều (2009), T à i ch í nh doanh nghiệp c ă n bản , Nhà xuất bản Thống kê, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Aivazian, V, Booth, L and Cleary, S. 2003, ‘Do Emerging Market Firms Follow Different
Dividend Policies from U.S. Firms?’, The Journal of Financial Research, Vol 26, No. 3.
3. Amarjit Gill, Nahum Biger and Rajendra Tibrewala (2010), Determinants of Dividend
Payout Ratios: Evidence from United States. The Open Business Journal, 2010, 3, 8-14.
4. Baker, H. Kent, E. Theodore Veit, and Gary E. Powell (2001). Factors Influencing Dividend
policy Decisions of NASDAQ Firms. The Financial Review, Volume 36, 19. Longwood
University.
5. Droms, William G. (1990). Finance and Accounting for Nonfinancial Managers. Third
Edition. Massachusetts: Addison-Wesley Publishing.
6. Dwi Purwanti (2010), Gunadarma University. Impact of financial ratios on dividend policy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status