Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất sản xuất hạt lai f1 một số tổ hợp lúa lai hai dòng mới tại gia lâm, hà nội - Pdf 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VILADETH KHAMSOUVANNONG TUYỂN CHỌN VÀ TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ðẾN NĂNG SUẤT SẢN XUẤT HẠT
LAI F1 MỘT SỐ TỔ HỢP LÚA LAI HAI DÒNG MỚI
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác, các thông tin trích dẫn trong luận án ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội 1 tháng 11 năm 2013
Tác giả
VILADETH KHAMSOUVANNONG
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

MỤC LỤC
Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục ñồ thị x
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Nội dung nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.5.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.6 Giới hạn của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Lịch sử nghiên cứu và phát triển lúa ưu thế lai 4
2.2 Sự biểu hiện của ưu thế lai ở lúa 6
2.2.1 Ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 7
2.2.2 Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng 7
2.2.3 Ưu thế lai về bộ rễ 8
2.2.4 Ưu thế lai về chiều cao cây 8

4.1.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 61
4.1.8 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lúa lai 65
4.1.9 Một số ñặc ñiểm của các tổ hợp lai có triển vọng. 68
4.2 Kết quả ñánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến
ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ và năng suất
ruộng sản xuất thử hạt lai F1 tổ hợp lai có triển vọng. 70
4.2.1 Một số ñặc ñiểm giai ñoạn mạ 70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

4.2.2 Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng 70
4.2.3 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng bố mẹ 72
4.3 ðộng thái tăng trưởng số lá của các dòng bố mẹ. 73
4.4 ðộng thái ñẻ nhánh của các dòng bố mẹ 75
4.5 ðặc ñiểm hình thái của dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2012. 76
4.6 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2012 78
4.7 Một số ñặc ñiểm của các dòng bố mẹ sau khi phun GA3 trong vụ
Mùa 2012 79
4.8 Sức sống vòi nhụy của các dòng mẹ trong vụ mùa 2012 80
4.9 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ và liều lượng GA3
tới số bông/khóm của dòng mẹ T7S trong vụ Mùa 2012 81
4.10 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ và liều lượng GA3 tới số hạt
chắc/bông của dòng mẹ T7S trong vụ Mùa 2012 82
4.11 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ và liều lượng GA3 tới năng suất
thực thu của ruộng sản xuất hạt lai F1 trong vụ Mùa 2012 83
4.12 Ảnh hưởng của GA3 ñến một số ñặc ñiểm nông sinh học của
dòng mẹ T7S ở công thức tỉ lệ hàng bố mẹ 2R:16S 84
4.13 Một số ñặc ñiểm về hạt phấn của dòng bố mẹ trong vụ mùa 2012 86
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

DANH MỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang

2.1 Diện tích sản xuất lúa lai qua các năm (từ 2001 – 2012) 29
2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng hạt F1 sản xuất tại Việt Nam thời
kỳ 2011-2012
35
3.1 Thang ñiểm với từng chỉ tiêu
42
4.1 Một số ñặc ñiểm giai ñoạn mạ của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2012
45
4.2 Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong
vụ Xuân 2012 (ngày)
48
4.3 ðộng thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2012
50
4.4 ðộng thái tăng trưởng số nhánh của các tổ hợp lai trong vụ Xuân 2012
52
4.5 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai trong vụ
Xuân 2012
54

74
4.17 ðộng thái ñẻ nhánh của các dòng bố mẹ trong vụ mùa 2012
75
4.18 ðặc ñiểm hình thái của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2012
76
4.19 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh của các dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2012
78
4.20 Một số ñặc ñiểm của các dòng bố mẹ sau phun GA3 trong
vụ Mùa 2012 (phun 180 gam GA3/ha)
80
4.21 Sức sống vòi nhụy của các dòng mẹ trong vụ Mùa 2012
81
4.22 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ và liều lượng GA3 tới số
bông/khóm của dòng mẹ T7S trong vụ Mùa 2012
82
4.23 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ và liều lượng GA3 tới số hạt
chắc/bông của dòng mẹ T7S trong vụ Mùa 2012
83
4.24 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ và liều lượng GA3 tới năng suất
thực thu của ruộng trong vụ Mùa 2012
84
4.25 Ảnh hưởng của liều lượng GA3 ñến một số ñặc ñiểm nông sinh
học của dòng mẹ T7S ở công thức tỷ lệ hàng bố mẹ 2R:16S
85
4.26 Một số ñặc ñiểm về hạt phấn của dòng bố mẹ trong vụ Mùa 2012
86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

x

pháp chọn tạo giống có hiệu quả, là một tiến bộ kỹ thuật rất quan trọng trong
nông nghiệp của những năm cuối thế kỷ XX.
Sử dụng giống ñịa phương trong sản xuất cho năng suất khá ổn ñịnh
nhưng không tạo ra ñủ sản phẩm cho nhu cầu của xã hội hiện nay. Trong quá
trình ñổi mới, Việt Nam ñã ứng dụng thành công nhiều thành tựu nông nghiệp
tiến bộ của thế giới, trong ñó có việc ứng dụng công nghệ lúa lai vào sản xuất
ñại trà. Lúa lai ñã mang lại năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao
cho các vùng: Trung du, miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, Tây
nguyên và ðồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 ñến nay diện tích trồng lúa
lai của Việt Nam dao ñộng xung quanh 700.000 ha với năng suất trung bình
từ 6,3-6,7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần từ 10-15%, ñã khẳng ñịnh vị trí của lúa lai
trong cơ cấu giống cây trồng, góp phần làm tăng thu nhập và giải quyết an
ninh lương thực cho các tỉnh phía Bắc.
Các giống lúa lai ñang trồng ở Việt Nam phần lớn là nhập hạt lai F1của
Trung Quốc, giá giống cao, chất lượng và chủng loại có khi không ñảm bảo,
dẫn ñến giống bị nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp, chất lượng chưa phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng. ðể khắc phục những nhược ñiểm trên, các cơ
quan nghiên cứu chọn tạo giống trong nước ñã tạo ñược một số dòng bố mẹ
và con lai phù hợp với ñiều kiện ở Việt Nam. Gần ñây một số tổ hợp lúa lai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

hai dòng ñược tạo ra từ các dòng mẹ bất dục ñực di truyền nhân mẫn cảm
nhiệt ñộ (TGMS), ñã mở ra nhiều triển vọng mới trong việc phát triển lúa lai
ở trong nước thay thế dần các giống lúa nhập nội.
ðể giải quyết vấn ñề trên cần ñẩy mạnh sản xuất hạt giống F1 trong
nước, tiến tới tự túc hạt giống. Cần tìm ra nhiều dòng bố mẹ mới, nhiều tổ
hợp mới phù hợp vói ñiều kiện Việt Nam. Khi có tổ hợp mới cần nghiên cứu
ñặc ñiểm nông sinh học của các dòng bố, mẹ ñể thiết lập quy trình sản xuất

ruộng sản xuất hạt lai F1.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của ñề tài sẽ góp phần ñịnh hướng cho các nhà chọn tạo giống
tiến hành nghiên cứu chọn tạo hạt giống lúa lai hai dòng và rút ngắn thời gian
trong việc xác ñịnh những biện pháp kỹ thuật sản xuất hạt F1 phù hợp với
ñiều kiện sinh thái Gia Lâm – Hà Nội ñể ñưa vào sản xuất.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ñề tài sẽ góp phần ña dạng hoá bộ giống lúa lai cho nông
dân sản xuất lúa, ñồng thời cũng xác ñịnh ñược các biện pháp kỹ thuật nhằm
sản xuất hạt lai F1 ñưa vào sản xuất ñại trà, hạ giá thành hạt F1, mở rộng diện
tích gieo cấy lúa lai, tăng sản lượng lương thực và thu nhập cho người dân
1.6. Giới hạn của ñề tài
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số
tổ hợp lai hai dòng mới và bố mẹ của chúng ñược lai tạo tại Viện Nghiên cứu
và Phát triển cây trồng, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Lịch sử nghiên cứu và phát triển lúa ưu thế lai
Ưu thế lai ở lúa ñã ñược Jones W. (nhà di truyền học người Mỹ) thông
báo vào năm 1926 [37], những cây lai F1 có khả năng ñẻ nhánh và năng suất

giống lai F1 bình quân ñạt 2,5 tấn/ha (Yuan Long Ping, 1997) [62]. Những
năm gần ñây càng có nhiều dòng bố mẹ ñược chọn tạo ở nhiều cơ quan
nghiên cứu nông nghiệp như: Mian 2
A
, D702A, D62A, Phục Khôi 838, Thục
khôi 527, Miên khôi 725, …(Trần Ngọc Trang, 2005; Anonymous, 1997)
[20], [26].
Năm 1973, Shiming Song ở trung tâm lúa lai Hồ Bắc phát hiện ñược
dòng bất dục mẫn cảm quang chu kì (HPGMS) từ giống Nông ken 58
s
(Trần
Duy Quý, 1994[17]; Yin Hua Qui, 1993[60] Zhou C.S., 2000) [65]. Sự ra ñời
của lúa lai hai dòng ñã mở ra một hướng ñi mới trong lai tạo ñó là lai xa giữa
các loài phụ ñể tạo ra các giống siêu lúa lai.
Năm 1991, các nhà khoa học Nhật Bản (Marnyagma và cộng sự,
1991)[51] ñã áp dụng phương pháp gây ñột biến nhân tạo ñể tạo ra ñược dòng
bất dục ñực mẫn cảm nhiệt ñộ (TGMS), Norin PL12.
Bằng phương pháp lai chuyển gen các nhà chọn giống lúa lai Trung
Quốc ñã tạo ñược các dòng EGMS mới từ nguồn Nông ken 58S. Những dòng
PTGMS mới này (N504S, 31111S, WD1S, 7001S, Peiai 64S…) có những ñặc
tính nông sinh học mới mà Nong ken 58S không có. Ngoài các dòng EGMS
phát triển từ nguồn Nông ken 58S còn có các dòng 5460S, AnnongS-1 ñược
chọn tạo do lai giữa Indica và Indica; dòng HennongS-1 do lai xa giữa Indica
và lúa dại; dòng Xinguang do lai giữa Indica và Japonica. Các tác giả Zeng
và Zhang khi xử lý dòng Peiai 64S ở các mức nhiệt ñộ khác nhau và chọn lọc
qua 10 thế hệ ñã chọn ñược các dòng ñồng nguồn từ Peiai 64S, nhưng khác
nhau về ngưỡng nhiệt ñộ chuyển ñổi tính dục: P2364S, P2464S, P2664S,
P2864S (Trích theo ðặng Văn Hùng, 2007)[11].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


suất, chất lượng, khả năng thích ứng, chống chịu,… Ưu thế lai biểu hiện ngay
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

từ khi hạt lúa bắt ñầu nảy mầm ñến khi hoàn thành quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây (Nguyễn Hồng Minh, 1999) [25].
2.2.1. Ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học Trung Quốc cho thấy con
lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 21-70% khi gieo cấy trên diện tích rộng và
hơn hẳn các giống lúa lùn cải tiến tốt nhất từ 20-30% (Trần Duy Quý, 1994)
[17]. Ưu thế lai trung bình (Hm) về năng suất là 73%, ưu thế lai thực (Hb) là
57% và ưu thế lai chuẩn (Hs) là 34%. Ở mùa mưa, ưu thế lai chuẩn là 22%,
thấp hơn mùa khô (Virmani S.S. và cộng sự 1982, 1994) [56][57]. Thông báo
của Yuan L.P. (1995) [61] cho biết khảo sát trên 29 tổ hợp lai thấy có 28 tổ
hợp có ưu thế thực với giá trị dương ở tính trạng năng suất (chiếm 96,5%),
trong ñó có 18 tổ hợp có năng suất vượt trội ñáng tin cậy. Yuan L.P. cũng chỉ
ra một số tổ hợp lai giữa các giống trong cùng loài phụ Japonica ñạt 15,7 tấn/
ha/vụ (Yuan L.P., 1995) [61]. Các yếu tố cấu thành năng suất biểu hiện ưu thế
lai cao rõ rệt, trong ñó nhiều tổ hợp có ưu thế lai cao ở chỉ tiêu số bông/khóm.
Ưu thế lai về số hạt trung bình của bông cao hơn các giống lúa thường, có
khối lượng hạt nặng và tỷ lệ chắc cao (Chang và cộng sự, 1971, Virmani S.S.
và cộng sự 1982) [30],[56]. Sự biểu hiện ưu thế lai cao về năng suất là do một
hoặc nhiều yếu tố cấu thành năng suất có giá trị ưu thế lai cao tạo nên (Chang
W.L. và cộng sự 1971, Virmani S.S. và cộng sự 1982) [30][46]. Ở Việt Nam,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng năng suất bình quân của
lúa lai ở các tỉnh Miền Bắc phổ biến ở mức 7-8 tấn/ha/vụ, năng suất cao nhất
ñạt 12-14 tấn/ha ở ðiện Biên, Lai Châu.
2.2.2. Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng
Xu và Wang (1980) [59] cho rằng ưu thế lai về thời gian sinh trưởng

ñổ (Chang T.T., 1967) [29] nên ưu thế lai dương về chiều cao cây không thích
hợp với kỹ thuật thâm canh cao. Trong chọn giống cần tạo ra giống lúa lai dạng
bán lùn chống ñổ tốt, nên phải chọn các dòng bố mẹ bán lùn.
2.2.5. Ưu thế lai về tính chống chịu với ñiều kiện bất thuận
Con lai F1 có ưu thế lai cao về sức chịu lạnh ở thời kỳ mạ (Kaw R.N.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

và Khush G.S., 1985) [45] Ưu thế lai về sức chịu lạnh của con lai F1 có giá trị
dương ở giai ñoạn mạ nhưng có giá trị âm ở giai ñoạn chín sáp (Ekanayake
I.J. và cộng sự, 1986) [36]. Nếu so với lúa thuần thì con lai F1 mẫn cảm hơn
với ñiều kiện bất thuận ở giai ñoạn trỗ, ñặc biệt là nhiệt ñộ thấp. Một số công
trình nghiên cứu cho biết: lúa lai có xu thế vượt trội về tính chịu mặn, chịu
chua và chịu hạn (Chauhan J.C. và cộng sự, 1983) [31]. Lúa lai có xu thế vượt
trội về khả năng tái sinh chồi và khả năng chịu nước sâu (Singh S.P, 1978)
[55]. Lúa lai có khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh như: rầy nâu, bạc lá
và thích ứng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau (Lin S.C. và Yuan L.P., 1980)
[48]. Ở Việt Nam, một số tác giả ñã công bố các giống lúa lai có ưu thế về
tính chống ñổ, chống rét ở giai ñoạn mạ tốt, kháng ñược bệnh ñạo ôn, khô vằn
ở mức trung bình, khả năng thích ứng rộng (Nguyễn Công Tạn và cộng sự,
2002) [18]. ðồng thời các nhà chọn giống còn tạo ñược giống kháng bạc lá
cao như Việt Lai 24[10], chịu nóng, chịu chua mặn, chịu ñất xấu khá hoặc
một số giống lúa lai hai dòng mới có tính thích ứng rộng như TH3-3, TH3-4
(Nguyễn Thị Trâm, 2005)[22], [23].
2.2.6. Chất lượng gạo lúa lai
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về di truyền ứng dụng thì mùi
thơm của gạo do 1 hoặc nhiều gen lặn kiểm soát mà không có ảnh hưởng của
tế bào chất vì vậy khi lai dòng A thơm với dòng R không thơm thì hạt lai
không thơm nhưng nếu trồng cây lai và thu hạt thương phẩm F2 (ñể ăn) thì

và T1S-96 có hàm lượng amylose trung bình khi lai với các dòng bố có hàm
lượng amylose cao, trung bình, thấp ñều cho con lai có hàm lượng amylose
trung bình biểu hiện hiệu ứng di truyền cộng.
Theo Kumar và Khush (1986) nội nhũ của hạt gạo có 3n trong ñó 2n từ
mẹ và 1n từ bố. Vì có sự khác nhau như vậy, nên xảy ra hiệu ứng tích luỹ về
lượng của amylose. Hàm lượng amylose của con lai F1 gia tăng theo sự gia tăng
số gen của bố (mẹ) có hàm lượng amylose cao hơn, mặc dù sự gia tăng này
không phải lúc nào cũng tuyến tính. Phân tích từng hạt riêng biệt ở F2 người ta
thấy rằng hàm lượng amylose tuỳ thuộc vào sự tích luỹ của gen ñiều khiển hàm
lượng amylose trung bình và cao, các tác giả này kết luận: sự xuất hiện của một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

vài cá thể có hàm lượng amylose cao hơn hoặc thấp hơn bố mẹ có amylose rất
cao hoặc rất thấp, cho thấy vai trò quan trọng của các ña gen phụ bổ sung
(Khush G.S., 1979)[46].
2.3. Các phương pháp chọn giống lúa lai
2.3.1. Hệ thống lúa lai “ba dòng”
Khai thác ưu thế lai hệ “ba dòng” là phương pháp sử dụng ba dòng bố
mẹ ñể tạo ra hạt lai F1, gồm các dòng:
- Dòng bất dục ñực di truyền tế bào chất (Cytoplasmic male sterile:
CMS) gọi tắt là dòng A là dòng mẹ của các tổ hợp lai.
- Dòng duy trì tính bất dục (maitainer) gọi tắt là dòng B cho phấn dòng
A ñể duy trì và nhân dòng A.
- Dòng phục hồi tính hữu dục (restorer) gọi tắt là R cho phấn dòng A ñể
sản xuất hạt lai F1 cung cấp cho sản xuất lúa lai thương phẩm.
Công nghệ sản xuất hạt lúa lai ba dòng gồm ba bước sau:
- Chọn lọc duy trì dòng bố mẹ là A, B và R
- Nhân dòng A thực hiện bằng cách lai A với B và nhân R

- Nhân các dòng A ñược chọn (A/B), nhân dòng B và dòng R tốt nhất.
+ Ruộng nhân cặp lai A/B phải cách ly nghiêm ngặt, ñất tốt chủ ñộng
tưới tiêu. Hạt A (hỗn từ các cặp ñược ñánh giá tốt ở vụ 2, bất dục 100%, có số
lá bằng nhau, thời gian từ gieo ñến trỗ bằng nhau, kiểu hình giống nhau) gieo
trong thời vụ an toàn nhất, chăm sóc mạ tốt. Hạt B lấy từ các dòng B tốt nhất
trộn cân bằng gieo thành 2 ñợt ñể thời gian trỗ khớp với dòng A ñể nhân dòng
ñạt năng suất cao.
+ Ruộng nhân dòng B và R nguyên chủng: Hạt siêu nguyên chủng của
các dòng B và R thu ở vụ trước ñược nhân trong khu cách ly ñể sản xuất hạt
nguyên chủng. Thực hiện phương pháp này, Trung tâm nghiên cứu lúa lai,
Công ty giống cây trồng miền Nam ñã duy trì ñược các dòng A, B, R của các
tổ hợp như: IR58025A, IR58025B, R827 và các tổ hợp hệ Bác ưu (Bo A, Bo
B, Quế 99, R253) và Nhị ưu (II32A, II32B, Phúc Khôi 838, Minh Khôi 63)
(Nguyễn Trí Hoàn, 2002)[8].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

2.3.2. Hệ thống lúa lai hai dòng
a. Bất dục di truyền nhân mẫn cảm nhiệt ñộ (Thermosensitive genic
male sterility - TGMS)
Gen kiểm soát tính bất dục nằm trong nhân tế bào là cặp gen lặn, kí
hiệu là tms. Gen tms hoạt ñộng với hai chức năng là ñiều khiển sự hình thành
hạt phấn hữu dục, tự kết hạt khi gặp nhiệt ñộ thấp dưới ngưỡng chuyển ñổi
tính dục và hình thành hạt phấn bất dục khi gặp nhiệt ñộ cao trên ngưỡng
chuyển ñổi tính dục [4], [35].
Thời kì mẫn cảm diễn ra 18-10 ngày trước khi lúa trỗ tương ứng với
giai ñoạn phân hóa ñòng từ bước 5 ñến cuối bước 6 là thời kì hình thành tế
bào mẹ hạt phấn ñến khi kết thúc phân bào giảm nhiễm (Cheng S.H.,2000)
[32]. Trong thời kì mẫn cảm của các dòng TGMS mà nhiệt ñộ ñang cao lại

nhóm này là dòng T1
S
-96, 103
S
, T25
S
, T29
S
và VN01[9].
Theo Nguyễn Văn Hoan (2003)[10], miền Bắc Việt Nam có 2 mùa lúa
trong ñó có thời vụ có thể bố trí nhân dòng và có thời vụ ñể bố trí hạt lai F1.
Khi bố trí gieo cấy phải tính toán sao cho ở vụ Xuân thời kỳ mẫn cảm xảy ra
từ 10/3-30/3, ở vụ Mùa từ 15/10-20/11. Trong giai ñoạn này, dòng TGMS
phân hóa thì sẽ trỗ bông vào thời kì tương ñối thuận lợi, trong ñó giai ñoạn từ
ngày 10/3 ñến 30/3 là thuận lợi và chắc chắn hơn.
Nguyễn Thị Trâm [23] cho rằng, trong ñiều kiện Miền bắc Việt Nam
chỉ nên sử dụng các dòng TGMS ñể sản xuất hạt lai ở vụ Mùa vì vụ Mùa luôn
có nhiệt cao, ổn ñịnh nên rất dễ bố trí tuy nhiên vụ mùa lại hay gặp mưa bão.
Sản xuất trong vụ Mùa phải bố trí thời vụ sao cho lúa trỗ từ 28/8 ñến 10/9 là
phù hợp. Nếu ñiều khiển trỗ muộn hơn 10/9 có thể gặp một số ngày lạnh sẽ
làm cho dòng mẹ tự thụ, ảnh hưởng ñến chất lượng của lô hạt giống.
b. Bất dục ñực di truyền nhân mẫn cảm quang chu kỳ (PGMS)
Tính bất dục của dòng PGMS ñược kiểm soát bởi cặp gen lặn nằm
trong nhân tế bào (pms). Gen này hoạt ñộng với hai chức năng: gây bất dục
khi pha sáng trong ngày dài và có khả năng hình thành hạt phấn hữu dục khi
pha sáng ngắn. Giai ñoạn mẫn cảm quang chu kỳ chỉ xảy ra khi dòng bất dục
phân chia giảm nhiễm tế bào mẹ hạt phấn tương ứng với bước 4 ñến bước 6
của phân hóa ñòng, còn các giai ñoạn khác thì sự thay ñổi quang chu kỳ
không gây ảnh hưởng ñến gen kiểm soát tính bất dục ñực (Nguyễn Thị Trâm,
2006; Jiang S., 2000)[24], [42].


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status