Phân lập và xác định khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn vi khuẩn streptocossus spp gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại hải phòng - Pdf 28


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
o0o NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC
KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN VI KHUẨN Streptococcus spp.
GÂY BỆNH TRÊN CÁ RÔ PHI NUÔI TẠI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60620301 LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN ĐÌNH LUÂN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TS. PHẠM QUỐC HÙNG

HOÀNG HÀ GIANG
Khánh Hòa - 2015
i

Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những người
góp ý chân thành và giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ, các anh chị em đã động viên, cổ vũ con trong
lúc khó khăn nhất, tạo điều kiện cho con hoàn thành luận văn trong thời gian qua.
Tác giả Nguyễn Thị Phương

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi 4
1.1.1. Khóa phân loại của cá rô phi 4
1.1.2. Nguồn gốc 4
1.1.3. Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và tập tính dinh dưỡng. 5
1.2. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2. Ở Việt Nam 7
1.3. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh cá rô phi trên thế giới, ở Việt Nam và Hải
Phòng 8

3.2.2 Kết quả phân lập vi khuẩn 34
3.3 Kết quả xác định đặc tính sinh hóa của vi khuẩn S.agalactiae 36
3.3.1 Kết quả xác định một số đặc tính sinh hóa. 36
3.3.2 Kết quả định danh vi khuẩn. 37
3.3.3 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn S.agalactiae 40
3.4 Kết quả cảm nhiễm lại vi khuẩn S.agalactiae trên cá rô phi 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43
1. Kết luận 43
2. Đề xuất ý kiến 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số phiếu điều tra tình hình dịch bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh trên cá rô
phi nuôi tại Hải Phòng 22
Bảng 2.2 Thuốc thử và cách đọc kết quả các phản ứng sinh hó API 20Strep 28
Bảng 2.3 Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn 30
Bảng 2.4 Dải cho phép của độ đục McFland 32
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại Hải Phòng 33
Bảng 3.2 Thành phần loài vi khuẩn phân lập được từ cá mẫu cá bệnh 35
Bảng 3.3 Kết quả giám định và định danh vi khuẩn S. agalactiae bằng kit test API 20
Strep 39
Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của S. agalactiae với kháng sinh 40
Bảng 3.5 Kết quả gây bệnh thực nghiệm của S. agalactiae 41

vi

năm 2015 và chiếm khoảng 37% trong khối nông lâm ngư nghiệp. Vì vậy việc quản lý
dịch bệnh trên các đối tượng chủ lực là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu trên.
Nghề nuôi cá rô phi ngày càng phát triên mạnh mẽ, cá rô phi là loài cá được nuôi
phổ biến thứ 2 trên thế giới sau loái cá chép. Cá rô phi là loài cá dễ nuôi, ít dịch bệnh,
thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp nên các quốc gia đang
phát triển đặc biết chú trọng nghề nuôi cá rô phi. Thêm vào đó thịt cá rô phi ngon,
không có xương răm nên nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó nghề nuôi cá rô phi
được coi là một sinh kế tốt nhất cho người dân nghèo thoát khỏi nạn đói nghèo [17].
Ở Việt Nam có nhiều diện tích đất đai, vùng cửa sông, các sông, hồ chứa có điều
kiện thích hợp để phát triển loài cá này, nhất là nuôi theo hình thức tập trung, thâm
canh năng suất cao phục vụ cho xuất khẩu. Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn
tính đực (loại cho năng suất cao nhất) ở nước ta cũng đã làm được và thành công với
tỷ lệ đực khá cao như: công nghệ sử dụng hormone, lai xa khác loài mà vẫn đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ.
Hải Phòng là tỉnh nuôi cá rô phi nhiều khu vực phía bắc. Mô hình nuôi cá rô phi
đơn tính mà Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Hải Phòng triển khai tại 2 huyện
Tiên Lãng và Vĩnh Bảo đã giúp nông dân thu lãi 108 triệu đồng/ha trong năm 2012
vừa qua. Tại hầu hết các ao trình diễn, tỷ lệ cá sống đạt 90% và năng suất đạt được là
18,5 tấn/ha. Được biết, trung tâm cũng đang tổ chức xây dựng mô hình trình diễn
“Nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP” tại 2 huyện trên với 6 hộ
tham gia, tổng diện tích ao nuôi rộng 2ha [4-13].
Tuy nhiên, nuôi cá rô phi phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi thì
bên cạnh đó dịch bệnh cũng bùng nổ trên diện rộng. Qua nghiên cứu, người ta đã chỉ
2
ra rằng bệnh ở cá rô phi chủ yếu là do vi khuẩn, nấm, virus và kí sinh trùng [14]. Đặc
biệt là vi khuẩn Streptococcus spp. (liên cầu khuẩn) gây ra là nguyên nhân gây nên
thiệt hại lớn cho cá rô phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng đến

 Ý nghĩa khoa học: Kết quả phân lập, định danh và xác định sự kháng thuốc của
vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng là cơ sở
khoa học cho các đề tài nghiên cứu về Bệnh thủy sản tiếp theo.
 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả phân lập, định danh và xác định sự kháng thuốc của
vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại Hải Phòng góp
phần vào công tác dịch bệnh thủy sản, giảm thiệt hại về kinh tế cho người nuôi,
đồng thời khuyến cáo được người dân nên sử dụng kháng sinh trong nuôi cá
một cách hợp lí.


phi cỏ (O.mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn. Người
ta tiếp tục cho lai O.masambicus bị đột biến “bạch tạng” với cá rô phi vằn O.niloticus
được thế hệ F1 có 30% màu đỏ, những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể
gần như đối xứng nhau. Thế hệ F1 tiếp tục cho sinh sản và nâng tỷ lệ đỏ lên 80%.
5
Dòng này có thể đạt 500 - 600gr trong 5 tháng nuôi, và đạt 1,200gr trong vòng 18
tháng nuôi [9-17].
1.1.3. Đặc điểm sinh học, sinh trưởng và tập tính dinh dưỡng.
 Đặc điểm sinh học
Cá rô phi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, có một số đặc điểm sinh học như sau:
- Nhiệt độ: cá rô phi có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao tốt hơn nhiệt độ
thấp. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là 25-30
o
C khả năng chịu
đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-42
0
C, cá chết rét ở 5,5
o
C và bắt đầu chết
nóng ở 42
o
C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi
ro nhiễm bệnh.
- Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường
nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-
40%. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày,
thịt thơm ngon.

đạt 659 nghìn tấn (trong vòng 10 năm tăng 269%). Cũng theo FAO (1996), nếu so
sánh sản lượng rô phi nuôi ở châu Á với sản lượng của loài rô phi đó trên thế giới (đơn
vị: tấn) thì của cá rô phi đen là 50.884/51.870; của có rô phi vằn là 384.976/426.773.
Châu Á là nơi nuôi nhiều cá rô phi nhất trên thế giới, trong đó vùng Đông Á và Đông
Nam Á thực sự đã là quê hương thứ hai của cá rô phi [10].
Ba loài cá rô phi nuôi quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là rô phi vằn
O.niloticus, rô phi xanh O.aureus và rô phi đen O.mossambicus. Sản lượng của chúng
chiếm 90% tổng sản lượng có rô phi nuôi – riêng sản lượng cá rô phi vằn đã tăng
430% so với sản lượng loài này cách đây 10 năm.Theo nghiên cứu của Giáo sư Kevin
M. Fitzsimmons, trong vòng 20 năm qua sản lượng cá rô phi trên toàn thế giới đã tăng
từ 500 ngàn tấn/năm lên đến 4 triệu tấn/năm vào năm 2011 trong đó, sản lượng tăng
chủ yếu là từ cá nuôi [17].
Tại nước Mỹ, cá rô phi từ vị trí thứ 10 năm 2001 trên bảng xếp hạng các loại thủy
sản được tiêu thụ nhiều nhất đã giành được vị trí thứ 4 trong năm 2011, trong đó 98%
lượng cá đến từ nhập khẩu. Năm 2011, Mỹ đã chi hơn 1 tỉ USD để mua sản phẩm thô
từ các nông trại, nếu tính tất cả các giá trị gia tăng thì thị trường cá rô phi ở Mỹ đạt là
6,5 tỉ USD/năm. Tương tự như ở Mỹ, nhu cầu tiêu thụ fillet cá rô phi tại châu Âu và
nhiều nước phát triển cũng liên tục tăng, không chỉ từ các hộ gia đình mà còn từ các
bếp ăn tập thể, trường học, trên máy bay, du thuyền, các chuỗi cửa hàng fastfood do
loại thực phẩm này dễ chế biến, giá cả phải chăng.
Tại hội nghị của INFOFISH TILAPHIA 2010 về cá rô phi tổ chức tại Kuala
Lumper, Malaysia cuối tháng 10/2010, thống kê sản lượng cá rô phi toàn cầu năm
2010 là 3,7 triệu tấn. Mặc dù cá rô phi không có nguồn gốc từ châu Á nhưng đây là
khu vự sản xuất cá rô phi quan trọng nhất thế giới. Sản lượng cá rô phi ở châu Á trong
7
thời gian qua được coi là tăng nhanh nhất thế giới. Các nước Châu Á đại diện có nghề
nuôi cá rô phi phát triển mạnh là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan trong

8
nuôi chủ yếu, lần lượt chiến 17,6% và 58,4% tổng sản lượng cá Rô phi của cả nước.
Sản lượng cá Rô phi của cả nước bao gồm: nuôi trong ao và trong đầm 37.931,8 tấn;
nuôi lồng là 10,182 tấn. Mục tiêu đến năm 2015 sản lượng cá cả nước đạt 200.000
tấn/năm; trong đó giành 40% cho xuất khẩu [18].
Ở Việt Nam có nhiều diện tích đất đai, vùng cửa sông, các sông, hồ chứa có điều
kiện thích hợp để phát triển loài cá này, nhất là nuôi theo hình thức tập trung, thâm
canh năng suất cao phục vụ cho xuất khẩu. Công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn
tính đực (loại cho năng suất cao nhất) ở nước ta cũng đã làm được và thành công với
tỷ lệ đực khá cao như: công nghệ sử dụng hormone, lai xa khác loài mà vẫn đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ.
Nuôi nhiều và thành công loài cá này có thể kể đến tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh
đạt năng suất từ 10-12 tấn/ha/vụ, mức lãi ước tính khoảng 70-80 triệu đồng/ha/vụ.
Trong chiến lược phát triển của thủy sản Việt Nam lâu nay, bên cạnh mặt hàng xuất
khẩu chủ lực là tôm và cá tra thì cá rô phi vẫn được coi là một thế mạnh mũi nhọn cần
tập trung phát triển phục vụ xuất khẩu.
Mục tiêu của ngành là năm 2015 sẽ đưa được cá rô phi trở thành sản phẩm xuất
khẩu chủ lực với giá trị đạt từ 200-300 triệu USD. Tuy nhiên, theo ý kiến của Giáo sư
Kevin M. Fitzsimmons và nhiều nhà khoa học Việt Nam, sản lượng và tổng giá trị của
ngành này tại nước ta vẫn còn rất thấp so với tiềm năng. Sản lượng nuôi cá rô phi toàn
quốc chỉ vào khoảng xấp xỉ 100.000 tấn/năm và chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa.
Trong bối cảnh ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay nhiều ao, đầm
nuôi tôm đang bị bỏ hoang do dịch bệnh có thể cải tạo lại để nuôi cá rô phi một thời
gian nhằm dứt mầm bệnh và tạo thêm giá trị mới. Gần đây, nghề nuôi cá rô phi ở nước
ta đã bắt đầu phát triển mạnh ở nhiều địa phương, việc lựa chọn những đối tượng tiềm
năng như cá rô phi để phát triển sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần
ngăn chặn được nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành (theo

mô tả dịch bệnh trong hệ thống nuôi thâm canh trên cá rô phi vằn do Saprolegnia spp.
gây ra. Trận dịch năm 1992 đã làm chết rất nhiều cá rô phi nuôi trong ao mà không xác
định được rõ nguyên nhân, bệnh bắt đầu từ những ao nuôi nước ngọt ở miền Đông và
nam Đài Loan sau đó lan tràn sang các đảo khu vực cả ao nước lợ lẫn nước mặn [10].
Các tác nhân gây bệnh phổ biến cho cá Rô phi bao gồm Streptococcus spp.,
Flavobacterium columnare, Aeromonas hydrophyla, Edwarsiela tarda,
Ichthyophitirius multifillis, Trichodina spp., Gyrodactylus niloticus [25]. Điều quan
trọng cần lưu ý rằng nhiễm liên cầu khuẩn đã thành một vấn đề lớn trong nuôi cá rô
phi và gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Streptococcus agalactiae và S.iniae là những vi
khuẩn chình gây bệnh gây ảnh hưởng đến việc sản xuất cá rô phi trên thế giới [21].
Tác nhân gây bệnh Streptococsis là nhóm vi khuẩn thuộc giống Streptococcus
spp.gây bệnh ở cá rô phi lần đầu tiên phân lập được ở cá Rô phi nuôi tại Nhật Bản gồm
10
hai loài S.shiloi và S.difficile. Sau đó các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá rô phi được
phân lập lại trên cá rô phi là Streptococcus shiloi được là S.iniae còn S.difficile được
phân lập là S.agalactiae [30].
Dịch bệnh cá rô phi nuôi ở Thái Lan đã được quan sát thấy trong lồng trên sông
Mê Kong tại thành phố Mukudahan, phía đông bắc Thái Lan vào tháng 5 năm 2001.
Tỷ lệ cá bị chết do dịch bệnh vào khoảng 40-60% sau hai tuần bị nhiễm bệnh, với dấu
hiệu là cá bị chướng bụng, có nhiều dịch trong xoang bụng và hậu môn sưng. Trong 2
năm 2002 và 2003 tại Lubuk Linggau, miền nam Sumatra, Indonesia cá rô phi nuôi
lồng cũng đã xuất hiện hiện tượng cá bị lồi mắt, đục mắt và đổi màu, vi khuẩn được
phân lập thấy là S.agalactiae và S.iniae [24].
Năm 2005 tại Malaysia đã ghi nhậ được hiện tượng cá rô phi nuôi lồng bị chết, kết
quả phân tích cho thấy S.agalactiae và Leuconostoc spp. được phân lập từ mẫu mắt,
não, thận. Trong đó S.agalactiae chiếm 70%. Cá bị bệnh có dấu hiệu điển hình như
bơi lội bất, bỏ ăn, mắt cá bị đục giác mạc hoặc tối màu, mắt bị lồi hoặc xẹp [24].

xuất khẩu thủy sản là 4,2 tỷ USD chỉ đứng sau xuất khẩu dệt may và dầu thô. Theo
báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thủy sản của nước ta đứng
đầu là cá tra, cá basa( trên 1 triệu tấn), tiếp đó là tôm sú ( 413 ngìn tấn) và cá rô phi
đứng thứ 3 về sản lượng [35].
Ở nước ta, hàng năm có đến 5.000 – 7.000 tấn cá rô phi được tiêu thụ nội địa, rô
phi là loài có sức kháng bệnh và sức sống cao hơn so với các loài khác. Tuy nhiên, mật
độ nuôi thâm canh ngày càng cao làm phát sinh dịch bệnh. Bên cạnh các bệnh ở cá rô
phi do: nấm, vi khuẩn, virus, kí sinh trùng thì Streptococcus spp.gây bệnh cho cá rô
phi nói chung và cá nuôi nước ngọt nói riêng đang gây thiệt hại kinh tế cho ngành nuôi
trồng thủy sản. Streptoccus spp.gây bệnh cho rất nhiều loài cá từ nước ngọt như cá rô
phi, cá trắm cỏ, cá tra, cá basa, đến các loài nước lợ như cá bớp và các loài nước mặn
khác như cá song, cá chẽm, cá giò và cá hồng Mỹ [35].
Năm 2009, dịch bệnh cá rô phi gây chết hàng loạt tại một số ao nuôi thương phẩm
ở một số tỉnh miền Bắc nước ta. Đây là một trong những đợt dịch lớn nhất đối với
nghề nuôi cá rô phi từ trước đến nay. Bước đâu nghiên cứu nguyên nhân cho thấy, vi
khuẩn Streptococcus spp. là tác nhân gây bệnh chính [5]. Cá bị bệnh thường có những
triệu chứng như: bơi lội bất thường, mất định hướng, trướng bụng, xuất huyết, lồi mắt,
sưng hậu môn, sưng ruột và các cơ quan khác như gan, thận, lách bị bạc màu hoặc
sưng to. Đặc biệt vi khuẩn tấn công niêm mạc mắt và não cá làm cho cá bơi không
định hướng và có đấu hiệu bị tổn thương thần kinh. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè
đặc biệt là vào mùa nước nóng nhiệt độ cao. Tỷ lệ thiệt hại từ 7 – 10% và cá ở giai
đoạn 1- 4 tháng tuổi. Đối với mùa đông và mùa xuân, mật độ vi khuẩn thấp và không
đủ ngưỡng gây bệnh cho cá. Mặt khác theo nghiên cứu tình hình dịch bệnh tại An
Giang và Vĩnh Long vi khuẩn Streptococus spp. có tần suất hiện từ 95 – 100% vào
tháng 1, tháng 5, tháng 9 và tháng 11 [5- 10].
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009, hiện tượng cá rô phi bị chết đã xuất hiện ở các
tất cả các vùng nuôi tập trung ở miền Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Giang tỷ lệ chết cao là 100% và trung bình là
12


S.agalactiae [5].
Năm 2010, tại Hải Phòng Streptoccocus spp. gây chết hàng loạt tại một số ao nuôi
cá giống đến thương phẩm tại Thủy Nguyên và Kiến Thụy, cá chết bắt đầu từ tháng 8
dương lịch, chỉ riêng Thủy Nguyên thiệt hại trên 175 tấn cá rô phi, tôm và cá các loại
chết trong diện tích 300ha theo số liệu báo cáo của cán bộ [4].
Triệu chứng và bệnh tích của cá rô phi khi nhiễm Streptoccocus spp.
13
- Triệu chứng
Bơi lội bất thường: cá bị bệnh có dấu hiệu đặc trưng cho nhiều loài khác nhau. Do
vi khuẩn có tính hướng thần kinh trung ưng nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê
và mất phương hướng, cá bơi lội lờ đờ hay mất định hướng gần mặt nước, có những
con xoáy hình chân ốc. Những tổn thương về mắt có thể thấy như: lồi mắt, chảy máu
mắt. Tuy nhiên con nào bị bệnh cũng có dấu hiệu về mắt.
Xuất huyết dưới da: Các vết xuất huyết được nhìn thấy dưới da và gốc miệng,
vây. Đôi khi thấy các vết xuất huyết này xuất hiện ở hậu môn và mắt làm cho cá bơi
lội không định hình.
Dịch cổ trướng: Sự có mặt các chất dịch ở bụng cá là dấu hiệu bệnh đang ở thời
kỳ cấp tình. Cá bị bệnh có biểu hiện bụng bị trướng, và dịch này có thể nhìn thấy khi
chúng chảy ra ngoài lỗ hậu môn.
Các ổ áp – xe: Trên thân cá bị nhiễm Streptoccocus spp. xuất hiện các ổ áp xe có
đường kính từ 2 – 3 cm, những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở
loét không lành tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập. Những vết lở loét naỳ
thường gặp ở vây ngực và phần đuôi của cá, bên trong vết lở loét đó có chất như mủ.
- Bệnh tích
Các dậu hiệu bệnh tích do Streptoccocus spp. có dấu hiệu giống như bệnh nhiễm
trùng ở các loài cá khác nhau:
Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ dày của cá

1.4. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Với nỗ lực tăng nhanh sản lượng thuỷ sản và kim ngạch xuất khẩu, các nước đang
phát triển rất chú trọng tới nuôi trồng thuỷ sản. Ðể đạt được sản lượng và lợi nhuận
cao nhất, nhiều ngư dân hiện đang áp dụng các phương thức nuôi thâm canh. Nhưng
các vật nuôi lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi những áp lực và bệnh tật dẫn đến những
vụ dịch bệnh gây chết hàng loạt. Trong số các bệnh của thuỷ sản thì nguyên nhân chủ
yếu là do vi khuẩn gây ra với những vụ dịch bệnh có qui mô lớn. Thông thường, người
ta sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng
không đúng cách và quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi
khuẩn kháng thuốc (antibiotic resistence) và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong
thịt thuỷ sản. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc là việc sử
dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ trong thức ăn của thuỷ sản như một chất
kích thích sinh trưởng [10].
Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh nói riêng và hóa chất nói chung trong NTTS cho
đến nay vẫn phổ biến. Một nghịch lý xảy ra là chưa có thuốc kháng sinh dùng riêng cho
động vật thủy sản mà đa phần số hóa chất đều lấy dùng của người và gia súc [41]. Mặc
dù thuốc kháng sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chống lại nhiều bệnh
tật cho con người và các loài động vật thuỷ sinh, nhưng việc sử dụng bừa bãi trong nuôi
15
trồng thuỷ sản có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây độc, biến đổi hệ vi
khuẩn của người tiêu dùng hoặc làm cho người tiêu dùng cũng bị kháng thuốc.
Trước đây chỉ có một số hóa chất và kháng sinh được sử dụng như vôi bột,
formalin, sulfate đồng, thuốc tím, dipterex, rotanon và một số chất như
chloramphenicol, furazolidon, tetracycline được sử dụng trong NTTS. Ngày nay có
rất nhiều hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng, các loại kháng sinh hay sử
dụng trong NTTS là:
- Nhóm Sulfonamid: bao gồm các tác nhân kháng khuẩn có tác dụng kìm hãm

hợp (không sản xuất bởi các vi sinh vật) cũng có thể giết hoặc ngăn chặn sự phát triển
của vi khuẩn [3].
Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) định nghĩa kháng sinh (probiotics) là sản phẩm
chứa vi sinh vật sống và đòi hỏi liều lượng hiệu quả để chống lại bệnh tật. Mỹ là quốc
gia đầu tiên sử dụng probiotics trong thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và trong thập niên
1990’s probiotics ở Mỹ đã được xuất khẩu sang châu Âu. Ở Loài tôm thẻ chân trắng
có khoảng 10 loài vi khuẩn Vibrio spp. đã được định danh và thêm khoảng 3 loài vi
khuẩn chưa được định danh nhiễm trong các cơ quan gan tụy, máu, đường ruột và dạ
dày. Các giống vi khuẩn Lactic như Bacillus spp. khu trú trong hệ thống tiêu hóa của
tôm có khả năng kiểm soát tốt Vibrio spp. làm giảm tỉ lệ chết tôm nuôi và gia tăng sản
lượng. Bởi vi Bacillus spp. khu trú tự nhiên trong tôm và vì thế nó là probiotics hiệu
quả về chi phí để sử dụng cho các trại giống tôm [1].
Sử dụng probiotics ở Trung Quốc bắt đầu từ khi nhập khẩu hàng từ Anh, Mỹ và
Nhật vào những năm 1990. Ở Thượng Hải đã có trên 100 nhà sản xuất sản phẩm vi
sinh dung cho nuôi trồng thủy sản đã ký thỏa thuận vào năm 2006 về an toàn thực
phẩm trong sử dụng probiotics. Hơn 50% trại nuôi ở Trung Quốc ngưng sử dụng
probiotics sau 1 năm bởi vì chúng quá đắt, chi phí vào khoảng 2.590,05 đô la cho 1 ha.
Các trại nuôi tôm ở Ấn Độ sử dụng thành công probiotics kể từ 1995. Thái Lan tự sản
xuất 9 loại probiotics và nhập khẩu 2 đến 3 loại từ Trung Quốc và 1 loại từ Mỹ. Hàm
lượng của vi khuẩn dị dưỡng xác định mức hiệu quả của probiotics. Liều lượng cao
nhất của vi khuẩn là 1,3 x 10 mũ 9 CFU/g đối với các probiotics của Mỹ. Ở Thái Lan
có 4 trong 9 sản phẩm sản xuất không có thong tin về hàm lượng probiotics và 3 trong
số 4 sản phẩm này không ghi rõ tên loài vi khuẩn trong hỗn hợp của probiotics. Mặc
dù probiotics đã được sử dụng ở Thái Lan nhưng hàm lượng và các thông tin cần thiết
đã không được chỉ rõ hoặc không chính xác [28].
Sử dụng quá mức thuốc kháng sinh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trong kiểm
soát bệnh bởi vì sự gia tăng kháng thuốc (lờn thuốc). Ở Thái Lan, hầu hết trong thức
ăn tôm đều có thuốc kháng sinh và có đến 74% trại nuôi sử dụng thuốc kháng để ngăn
ngừa bệnh. Các loại thuốc kháng sinh như Trimethoprim, Sulfamethoxazole,
17

tetracycline thường được sử dụng để phòng và trị bệnh cho cá trong suốt quá trình
nuôi, ngoài ra còn có một số loại thuốc không rõ nhãn mác và hướng dẫn sử dụng ghi
trên bao bì do nhập lậu từ Trung Quốc, hoặc nhãn mác được viết bằng tiếng Trung
Quốc [11].
1.5. Sự kháng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Trích đoạn Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Streptoccocus spp trên cá Kết quả phân lập vi khuẩn
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status