dự thi tích hợp liên môn vấn đề gia tăng dân số và một số giải pháp - Pdf 28

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
* *** *
ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP
1, TRƯỜNG:THCS Bế Văn Đàn
2, ĐỊA CHỈ:Ngõ 181, Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
3, ĐIỆN THOẠI:04.38574030
4, EMAIL:c2bevandan-đ@hanoiedu.vn
5, THÔNG TIN VỀ NHÓM HỌC SINH:
- Học sinh: Xà Minh Thu.
Sinh ngày 24/8/2001
- Học sinh: Nguyễn Mai Ngọc
Sinh ngày30/9/2001

I. Tên tình huống
và mục tiêu
giải quyết
II. Tổng quan về
các nghiên cứu
liên quan đến
việc gia tăng
dân số
III. Đâu là giải
pháp???
IV. Tiến trình giải
quyết vấn đề
gia tăng dân
số - trở ngại
của toàn xã

Cũng theo báo cáo do Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Pháp (INED) thực hiện, đến cuối thế
kỷ 21, Trái đất sẽ là ngôi nhà chung cho khoảng 10-11 tỉ người.
Báo cáo này được thực hiện song song với các chương trình của Liên Hợp Quốc, Ngân
hàng Thế giới và các tổ chức khác để dự đoán mức tăng trưởng dân số của thế giới. Một
báo cáo hồi tháng 6 của Liên Hợp Quốc cho rằng dân số thế giới sẽ đạt mức 9,7 tỉ người
vào năm 2050 và số người trên 60 tuổi sẽ tăng từ mức 841 triệu như hiện nay lên tới 2 tỉ
vào năm 2050 và gần 3 tỉ vào năm 2100.
Nghiên cứu của INED cho thấy dân số châu Phi sẽ chiếm 1/4 dân số thế giới vào năm
2050 với khoảng 2,5 tỉ người, cao gấp đôi mức hiện tại.
Nhà nghiên cứu Gilles Pison, tác giả của báo cáo này cho hay tỉ lệ sinh đẻ ở châu Phi
hiện nay là mỗi phụ nữ có 4,8 con, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 2,5 con của
thế giới.
Dân số châu Mỹ sẽ vượt ngưỡng 1 tỉ người vào năm 2050, còn dân số châu Á sẽ tăng từ
4,3 tỉ người hiện nay lên 5,2 tỉ người vào năm 2050.
Hiện quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc với 1,3 tỉ dân, tiếp theo là
Ấn Độ với 1,2 tỉ dân. Tuy nhiên đến năm 2050, dân số Ấn Độ sẽ đạt ngưỡng 1,6 tỉ người
và soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới từ tay Trung Quốc.
Đến giữa thế kỷ 21, quốc gia đông dân nhất châu Phi là Nigeria với 444 triệu dân sẽ vượt
mặt Mỹ về dân số với 400 triệu người.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
=> Số dân trên thế giớiđã bước qua ô thứ 33 của bàn cờ vàđang trên đà phát triển nhanh
đến chóng mặt. Nếu Trái đất “chứa” vượt ngưỡng 11 tỉ người thìđó sẽ chính là kết thúc
của con người và mọi sinh vậtđẹpđẽ trên thế giới này. Đây cũng là mở đầu của hàng loạt
những nguyên nhân “dài dòng” mà chúng em sẽ trình bài kế tiếp đây!
2. Sự gia tăng dân số và câu hỏiđược đặt ra là:“Liệu chúng ta cóđảm bảo được chất
lượng sống sau này?”
Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng dân số cả về tốc độ lẫn quy mô. Dân số
tăng cao, tốc độ gia tăng nhanh, khoảng cách thời gian tăng ngày càng rút ngắn. Vấn đề
đặt ra cho sự gia tăng dân số là những bài toán khó cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong

PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve,
chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ
phận dân số trên thế giới. BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện
trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch,
dịch tả, viêm não Nhật Bản), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm
A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1,
H5N1 nhanh hơn. Phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu
thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên
mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. Nhiệt độ không khí
tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp.
BĐKH tác động đến sự di dân làm mất cân bằng dân số, ảnh hưởng đến an ninh xã hội.
Hàng trăm nghìn người hiện đang sống ở những vùng ven biển trũng có thể sẽ phải từ bỏ
nhà cửa của họ nếu mực nước biển dâng tiếp tục dâng cao và lũ lụt tiếp tục hoành hành
với tần suất càng ngày càng gia tăng như hiện nay. Ngoài ra hạn hán kéo dài và nghiêm
trọng có thể đẩy nhiều nông dân từ các vùng nông thôn ra các đô thị để kiếm kế sinh nhai
mới vì vậy càng gia tăng sự mất cân bằng dân số, dẫn tới ở thành phố đất chật người
đông, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng thể hiện rõ rệt.
Bên cạnh đó BĐKH làm giảm chất lượng nước và trữ lượng nước sạch, nguy cơ gia tăng
các bệnh truyền nhiễm và đây chính là các yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. BĐKH không những gây nguy hiểm tới cuộc
sống và hủy hoại sinh kế của con người mà còn gia tăng sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và
nam giới.
Theo công bố của UNESCO, trên thế giới hiện có khoảng 775 triệu người không biết đọc,
biết viết; 2/3 số người mù chữ là những cô gái và các phụ nữ (phần lớn trong số họ sống
ở vùng Nam Á, Đông Á và châu Phi); khoảng 122 triệu thanh thiếu niên trên toàn thế giới
hoàn toàn thiếu các kỹ năng đọc và viết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây
nên sự bất bình đẳng trong giáo dục giữa các khu vực, quốc gia, vùng miền, bất bình
đẳng về giới. Số người mù chữ ở 5 nước có số người mù chữ cao nhất thế giới gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Bangladesh và Ai Cập lên tới 510 triệu người,

giới đã cản trở những nỗ lực trong kiểm soát sự biến động dân số và chất lượng dân số. Ở
các nước phát triển việc kiểm soát tình trạng dân số và bình đẳng giới được tốt hơn do có
điều kiện kinh tế; do nhận thức của người dân về vấn đề dân số và bình đẳng giới được
nâng cao hơn cùng đó là ít bị ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu về dân số đã thúc
đẩy tiến trình bình đẳng giới và phát triển dân số được cải thiện rõ nét so với các quốc
gia, khu vực chậm và kém phát triển.
Vấn đề thất nghiệp tăng gần như tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số, gây nên sức ép
cho xã hội dẫn đến mất ổn định xã hội, kéo theo các tệ nạn xã hội gia tăng. Số lượng
người thất nghiệp trên thế giới đã tăng thêm 3,2 triệu và đạt mức 203,2 triệu người trong
năm 2014. Đây là thống kê nằm trong báo cáo “Thế giới lao động 2014” của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) ngày 26/5/2014.
Theo kết quả nghiên cứu thường niên, ở cùng thời điểm này năm 2013, số lượng người
thất nghiệp gần đạt mức 200 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số đang ở độ tuổi lao
động trên thế giới. Chỉ số thất nghiệp 6% nhiều khả năng sẽ vẫn giữ nguyên cho đến năm
2017, với đà này, đến năm 2019 trên thế giới sẽ có khoảng 213 triệu người không có việc
làm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
Dân số tăng tạo nên sức ép cho các chương trình an sinh xã hội, bảo trợ xã hội. Báo cáo
"Tình hình Mạng lưới An sinh Xã hội 2014" do Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố
hiện nay có 870 triệu người dân nghèo nhất thế giới chưa được tiếp cập và hưởng lợi từ
những chương trình trên. Mặc dù hơn 1 tỷ người dân tại 146 quốc gia đang tham gia ít
nhất một trong 475 chương trình an sinh xã hội, nhưng hầu hết những người nghèo nhất
(có thu nhập dưới 1,25 USD/ngày) lại là những đối tượng chưa được tiếp cận. Theo báo
cáo mới của ILO cho biết, hơn 70% dân số thế giới không được hưởng chế độ bảo trợ xã
hội. Trên toàn thế giới, chỉ có 12% người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp,
gần một nửa (49%) tổng số người ở độ tuổi được hưởng lương hưu không nhận được
nguồn trợ cấp nào. Báo cáo cũng cho thấy khoảng 47% dân số thế giới không được hỗ trợ
bởi một hệ thống hay chế độ y tế nào. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, tỷ lệ này lên tới
hơn 90%. Việt Nam đang phải đối mặt với sự già hóa dân số, theo Tổng điều tra dân số

xỉ 5%, như vậy, chỉ một phép tính thông thường cũng cho thấy, hiện nay tỷ lệ gia tăng
dân số sinh tự nhiên ở nước ta là 10%. Đây là con số cộng dồn cố định vào mức tăng dân
số của nước ta mỗi năm.
Sáu là, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên (CTV) dân số còn mỏng,
chất lượng chưa đồng đều, nhiều địa phương cán bộ dân số phải đảm nhiệm khối công
việc rất lớn, chế độ phụ cấp thấp. Mặc dù Nghị quyết số 47 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ
phải có chính sách khuyến khích thỏa đáng tinh thần và vật chất cho đội ngũ này, song
thực tế cho thấy, ngân sách của một số địa phương hiện nay huy động để hỗ trợ, khuyến
khích cho lực lượng làm công tác dân số ở cơ sở vẫn còn hạn chế.
Bảy là, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ ở nhiều địa phương còn chưa đúng, chưa
đồng đều, dẫn đến việc đầu tư nguồn nhân lực làm công tác này còn hạn chế. Chưa kể
đến việc không có chế tài thống nhất xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, nên hầu
hết các địa phương khó thực hiện. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự
quan tâm chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, còn phó mặc cho cán bộ chuyên trách cơ sở…
Tám là, sự thay đổi về tổ chức. Năm 2007, tổ chức bộ máy ngành dân số, gia đình và trẻ
em (DSGĐ&TE) có những thay đổi lớn. Việc giải thể Uỷ ban DSGĐ&TE, sáp nhập bộ
phận dân số về Bộ Y tế (nhưng 6 tháng sau mới có quyết định chính thức thành lập Tổng
cục DS-KHHGĐ) đã ít nhiều làm xáo trộn tâm tư của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công
tác dân số ở nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước, đặc biệt là đội ngũ CTV, cán bộ chuyên
trách ở cơ sở không khỏi băn khoăn, lo lắng. Một trong những khó khăn trước mắt, đó là
làm sao duy trì ổn định lực lượng CTV dân số (7.200 người) tại các thôn, bản, xã,
phường, những người đã bao năm lăn lộn với phong trào “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận
động bà con thực hiện KHHGĐ. Nhờ có đội ngũ CTV dân số mà công tác DS – KHHGĐ
của các tỉnh/thành phố đã được đẩy mạnh, tăng cường đến các thôn, bản vùng sâu, vùng
xa, nơi có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 cao.
Chín là, sự phát triển của khoa học và công nghệ. Có thể nói sự mất cân bằng giới còn có
nguyên nhân từ sự phát triển của khoa học và công nghệ. Y học ngày càng phát triển đã
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
giúp việc sinh con theo ý muốn, làm cho tỷ lệ bé trai được sinh ra tăng lên rõ rệt. Thông

khẩu hiệu vô cùng ngắn gọn, giản dị nhưng nhiều ý nghĩa. Mở ra nhiều thông điệp
sống tới mọi người.
V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GỠ “CÁI NÚT THẮT” MUÔN ĐỜI – GIA TĂNG DÂN
SỐ:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
Qua tình huống thực tiễn trên, chúng em đã nhận được những bài học vô cùng bổ ích và
quý giá. Đây chính là sân khấu cho chúng em thỏa sức sáng tạo, tư duy và rèn luyện,
song hành với việc đó, chúng em cũng đã hiểu hơn về vấn đề gia tăng dân số và những
giải pháp để kìm hãm sự gia tăng dân số. Qua đây em cũn muốn mọi người hiểu hơn về
vấn đề này và cũng như em, chúng ta sẽ cùn chung tay bảo vệ hành tinh này trước nguy
cơ bị hủy diệt!Chúng em xin hết!


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status